[011920 ] [1410212 ] [ Cthuu] [19DH120724 ] PDF

Title [011920 ] [1410212 ] [ Cthuu] [19DH120724 ]
Author Lan Hương
Course quản trị kinh doanh
Institution Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 16
File Size 645 KB
File Type PDF
Total Downloads 26
Total Views 73

Summary

TRƯ ỜNG Đ ẠI H ỌC NGOẠI NG Ữ - TIN H ỌCTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA QUẢN TR Ị KINH DOANH QUỐC T Ế-- -------**---------BÁO CÁO CUỐI KHÓAKỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH TRONG MARKETINGHọ và tên SV 1: Lê Vân B ảo PhươngMSSV: 19DHHọ và tên SV 2: Vũ Thị Lan HươngMSSV: 19DHHọ và tên SV 3: Nguyễn Thị Y LinhMSSV: 19DHLớp...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ---------**---------

BÁO CÁO CUỐI KHÓA KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH TRONG MARKETING Họ và tên SV 1: Lê Vân Bảo Phương MSSV: 19DH120724 Họ và tên SV 2: Vũ Thị Lan Hương MSSV: 19DH120776 Họ và tên SV 3: Nguyễn Thị Y Linh MSSV: 19DH120585 Lớp: KQ1905 Ngành: Kinh doanh quốc tế Giảng viên hướng dẫn: Châu Thế Hữu Tp.HCM, 12/2019

STT

Họ và tên

Mã số SV

Mức độ đóng góp

1

Lê Vân Bảo Phương

19DH120724

100%

2

Vũ Thị Lan Hương

19DH120776

100%

3

Nguyễn Thị Y Linh

19DH120585

100%

Chữ Ký

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................ 2 1.2. Các lỗi thường gặp trong thuyết trình. ................................................................ 2 1.2.1. Đọc bài .............................................................................................................. 2 1.2.2. Không diễn tập trước......................................................................................... 3 1.2.3. Các slide lộn xộn và nhiều chữ ......................................................................... 4 1.2.4. Không thể kêu gọi được sự chú ý của các thính giả.......................................... 4 1.2.5. Không có các bước ghi nhớ, bố cục .................................................................. 4 2. Tầm quan trọng của thuyết trình trong kinh doanh .................................................... 5 CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................ 6 (1) Kết quả khảo sát tâm lí của sinh viên khi phải đối mặt với thuyết trình ở giảng đường đại học ................................................................................................................. 6 (2) Kết quả khảo sát về những khó khăn nhất định của sinh viên ở kĩ năng thuyết trình ................................................................................................................................ 6 CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................ 7 3.1. Mục đích của việc thuyết trình ............................................................................. 7 3.2. Yêu cầu và một số nguyên tắc của thuyết trình trong marketing ..................... 7 3.2.1. Yêu cầu.............................................................................................................. 7 3.2.2. Nguyên tắc ........................................................................................................ 8 3.3. Nội dung của bài thuyết trình trong marketing .................................................. 8 3.4. Một số cách Marketing hiệu quả đối với khách hàng......................................... 9 4. Những kĩ năng thuyết trình cơ bản trong việc tiếp thị bán hàng .............................. 10 4.1. Thuyết phục khách hàng bằng những lời lẽ hợp lí ........................................... 10 4.2. Nắm bắt tâm lí khách hàng ................................................................................. 10 4.3. Tạo được mối quan hệ giữa nguời bán và người mua ...................................... 11 4.4. Tạo thái độ làm viêc chuyên nghiệp với người mua ......................................... 12 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 12

1

LỜI MỞ ĐẦU Thuyết trình là một cách thức để diễn đạt, trình bày một nhận định, quan điểm về vấn đề nào đó bằng hình ảnh, hành động và lời nói nhằm mục đích thuyết phục thính giả có thể hiểu được và đồng ý với nội dung mà ta muốn truyền tải. Thực chất, thuyết trình diễn ra ở xung quanh bạn, ví dụ như trong lớp học, cô giáo giảng bài cho học sinh hoặc đơn giản hơn là trong cuộc trò chuyện với bạn bè, bạn nêu lên ý kiến, suy nghĩ của mình đó cũng chính là thuyết trình. Bản thân người viết đã từng thấy rất nhiều bạn trẻ chưa tự tin khi đứng trước đám đông để nêu lên ý kiến của mình, họ cảm thấy lúng túng, lo sợ người khác phản bác đi quan điểm đó và việc thuyết trình đối với họ như một thử thách đầy khó khăn nên từ đó đánh mất cơ hội thể hiện mình trước đám đông. Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu rằng kỹ năng thuyết trình là một trong những yếu tố quan trọng quyết định bạn thành công hay thất bại trong công việc cũng như cuộc sống. Vì vậy hãy rèn luyện kỹ năng này để nó trở thành điềm mạnh của bản thân bạn vì nó luôn xuất hiện xung quanh ta và đó sẽ là bước đệm giúp bạn chinh phục đỉnh cao. Đặc biệt, giáo dục ở Việt Nam đang còn rất hạn chế, có thể thấy học sinh Việt Nam rất giỏi, phải nói là kiến thức của đa số học sinh, sinh viên rất rộng nhưng còn rất yếu ở kĩ năng mềm, chưa được rèn luyện nhiều vì đa số chỉ tiếp xúc về lí thuyết, đây là một hạn chế mà các trường công lập ở Việt Nam chưa giải quyết được, ngược lại thì các trường tư lập cho học sinh của mình học và tiếp xúc nhiều với thực hành và có thể thấy kỹ năng thuyết trình đối với họ không hề khó vì họ đã có khoảng thời gian dài để học và rèn luyện, giỏi kỹ năng thuyết trình là giải quyết được bài toán sau này có thể dễ dàng thành công trên con đường của mình. Việc thuyết trình trước đám đông là rất áp lực, vậy còn những nhân viên tiếp thị sản phẩm, không phải đứng trước một đám đông vậy có khó không, có áp lực không? Đúng vậy, việc tiếp thị sản phẩm không cần chuẩn bị quá nhiều về mặt tâm lí nhưng nó đòi hỏi phải là người tỉ mỉ, phải biết lắng nghe, quan sát và chu đáo vì từng lời nói của người bán một phần nào đó quyết định khách hàng có muốn mua sản phầm đó hay không. Đây là một nhóm người đại diện về mặt quảng bá sản phẩm đến người dùng, mang đến hiệu quả sự dụng rộng rãi. Vậy bài tiểu luận của nhóm sẽ tìm hiểu xem kĩ năng thuyết trình trong bán hàng cần những sự chuẩn bị như thế nào?

2

CHƯƠNG 1 1. Tổng quan về kỹ năng thuyết trình 1.1. Khái niệm về kỹ năng thuyết trình Thuyết trình là một cách thức diễn đạt bằng hành động và lời nói nhằm mục đích thu hút mọi người chú ý và hiểu được nội dung của những vấn đề nào đó mà ta muốn truyền tải. Nếu nói thuyết trình là nghệ thuật thì người nói sẽ là người nghệ sĩ đang đứng trước công chúng. Kỹ năng thuyết trình rất có ích cho cuộc sống của chúng ta. Chẳng hạn như so sánh giữa người có kỹ năng thuyết trình và người chưa có kỹ năng thuyết trình, thì chúng ta sẽ thấy rõ người có kỹ năng thuyết trình sẽ rất tự nhiên trước đám đông, cách biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt cùng với ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ hình thể cũng rất tự nhiên. Còn đối với người chưa có kỹ năng thuyết trình thì ngược lại, khi đứng trước đám đông họ sẽ rụt rè và e ngại, chân tay sẽ toát mồ hôi, luôn trong tình trạng lúng túng.

Figure 1.1 Kỹ năng thuyết trình là một trong những hình thức của kỹ năng giao tiếp cơ bản. Kỹ năng TT là sự tích luỹ kinh nghiệm sau những lần TT, tạo nên sự nhạy bén, nắm bắt tình hình cũng như diễn biến tâm lí bên trong. Đồng thời sử dụng thuần thục phương tiện ngôn ngữ nói và ngôn ngữ hình thể để điều hướng sự việc biến chuyển theo mục đích đã định. 1.2. Các lỗi thường gặp trong thuyết trình. 1.2.1. Đọc bài Hầu như rất nhiều người luôn mắc phải lỗi này khi mới tập làm quen với thuyết trình. Thuyết trình là một trong những loại hình giao tiếp và bạn không thể nào cứ cầm giấy để đọc một lèo hay nhìn lên máy chiếu để đọc hết những chữ có trên đó. Điều này làm cho

3

các thính giả sẽ cảm thấy rất dài dòng, buồn tẻ và không mấy để tâm đến nội dung của bài thuyết trình. Mục tiêu của thuyết trình là bạn phải tự tạo ra sự kết nối chặt chẽ của phía người nói và bên người nghe. Cho họ có cảm giác chân thật như là đang trực tiếp nói chuyện với bạn để có thể hiểu được thông điệp mà bạn muốn nói đến. Nếu bạn muốn có một bài thuyết trình đầy tính thuyết phục tới người nghe thì có lẽ bạn nên cân nhắc ở lỗi đọc bài này, đương nhiên là bạn không thể ghi nhớ hết mọi thứ nên bạn nên tóm tắt và nhấn mạnh những nội dung chính mà mọi người cần lưu ý. Nếu sự tẻ nhạt từ chuyện bạn cứ dán mắt vào giấy, vào slide mà đọc sẽ gây ra sự mất tập chung cho thính giả. Một vài giây họ xao nhãng thì họ sẽ mất đi một lượng lớn thông tin. 1.2.2. Không diễn tập trước Có thể nói rằng bất cứ khi nào cần xuất hiện trước thính giả thì luôn luôn phải thật trịnh trọng. Bạn có thể đã chuẩn bị chu đáo cho phần nói và phần thuyết phục người nghe nhưng bạn cần phải luyện tập khá nhiều lần cho việc đó. Có một số người khi thuyết trình đã để lộ sự lúng túng khi quên mất ”lời thoại” của mình. Hãy bỏ ra nhiều thời gian một chút để tập dượ t trước những gì mà bạn sẽ thuyết trình cho người nghe. Điều này có thể giúp bạn rất nhiều và có thể bạn sẽ nảy ra thêm kha khá ý tưởng cho bài thuyết trình của mình. Còn có thể giúp bạn ghi nhớ sâu những nội dung chính và tập cho bạn quen với sự điều hành ngôn ngữ hình thể để có thể thuyết phục người nghe chú ý đến mình. Ví dụ phần nhấn mạnh ở nội dung chính hay hành động giơ hai tay trước bụng, hai bàn tay úp vào nhau tạo một khe hở như đang giữ trái bóng để bộc lộ cho thính giả thấy người nói có sự kiểm soát tốt. Figure 1.2

4

1.2.3. Các slide lộn xộn và nhiều chữ

Figure 1.3 Một trong những nhân tố làm cho bài thuyết trình của bạn thành công mỹ mãn là slide của bạn ngắn gọn, đơn giản nhất. Có nghĩa là không có quá những phần màu mè và không đúng trọng tâm thay vào đó chỉ tập trung ở những phần chính nhất, dễ hiểu nhất cho người nghe. 1.2.4. Không thể kêu gọi được sự chú ý của các thính giả Sự truyền tải của bạn của là một trong những yếu tố chính trong việc gây nên sự chú ý từ người nghe. Quãng cao, quãng thấp, đoạn trầm, đoạn cao của ngôn ngữ nói mà bạn phát ra có thể gây cho người nghe sự chú tâm hoặc xao nhãng. Ví dụ những đoạn bạn khẳng định điều gì đó là đúng thì bạn nên nâng cao giọng rồi từ từ hạ giọng, điều này có thể làm cho người nghe tập trung cao độ vào những ngôn từ bạn nói. Ngoài ra, việc diễn đạt cảm xúc và biểu hiện hành động của bạn cũng có thể giúp ích cho việc truyền nằng lượng của bạn đến người nghe. 1.2.5. Không có các bước ghi nhớ, bố cục Trước khi bạn có một dự định rằng sẽ thuyết trình thì sau bước chuẩn bị slide và những công cụ cần thiết trong thuyết trình là hãy làm ra một bảng kế hoạch nêu tóm gọn bố cục rằng bạn sẽ bắt đầu nói cho mọi người từ đâu, phần chuyển biến sẽ như thế nào, những điều này bạn hãy ghi chú vào một tờ giấy nhỏ và giữ bên người khi bạn thuyết trình. Không hẳn là toàn bộ kiến thức hay thông tin gì có trong bài thuyết trình mà là một số điều mà bạn cần lưu ý kĩ tránh bị sơ xuất khi đứng trước thính giả.

5

2. Tầm quan trọng của thuyết trình trong kinh doanh Thuyết trình là một hình thức của giao tiếp tuy nhiên cần phải phân biệt rõ vì giao tiếp thường diễn ra trong cuộc sống hằng ngày là cuộc hội thoại giữa những cá nhân tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau, trao đổi thông tin trong cuộc sống, giao tiếp có thể bộc lộ nhiều trạng thái cảm xúc của người nói chuyện trong cuộc hội thoại. Thuyết trình thì phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ hình thức đến nội dung vì cần có sự thuyết phục từ chính người diễn thuyết, phải có lời nói mang tính xác thực khoa học và đưa ra những dẫn chứng có tính xác thực đến người nghe. Thuyết trình không hề đơn giản vì đó là kỹ năng mà một nhân viên đang làm việc hay CEO điều hành công ty phải luôn luôn học hỏi trau dồi kiến thức cho bản thân vì nó đóng vai trò chủ chốt trong việc bạn có thành công trong công việc của chính mình không. Vậy trong kinh doanh thuyết trình có vai trò như thế nào? Có thể ở những môi trường cấp 2 cấp 3 học sinh ở Việt Nam chưa được rèn luyện nhiều ở phần thực hành như chưa được tiếp xúc với thuyết trình trước đám đông nhiều mà chỉ dừng lại ở việc học lí thuyết. Tuy nhiên khi lên môi trường đại học, nhà trường luôn đẩy mạnh các lớp học về giao tiếp nâng cao kỹ năng thuyết trình của sinh viên, đó là kỹ năng quan trọng bắt buộc sinh viên phải giỏi khi ra trường. Vì sao mỗi công ty khi mở những đợt tuyển chọn nhân viên đều phải trải qua quá trình phỏng vấn và có thể nói đó là vòng thi quyết định xem người xin việc có phù hợp với công việc và đáp ứng được những tiêu chí do công ty đưa ra hay không? Tại sao nhiều bạn sinh viên ra trường thậm chí là những trường top có trình độ chuyên môn nhưng khi đi phỏng vấn lại rớt? Bạn có trình độ nhưng bạn phải thể hiện được bản thân phải có một phong thái chuyên nghiệp và thuyết trình một cách tự tin trước mặt người khác và quan trọng phải tạo được sự tương tác của cả hai bên, việc phỏng vấn sẽ không thể nào thành công khi mà bạn để những nhà tuyển dụng lại là người nói còn bạn chỉ là người ngồi nghe. Một công ty có những nhân viên ưu tú với trình độ chuyên môn kỹ năng thuyết trình tốt trong kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo sự thành công của một doanh nghiệp. Bởi trong môi trường kinh doanh, bạn phải làm việc tiếp xúc với nhiều người, cùng nhau trao đổi về công việc về kinh nghiệm của bản thân có được và đương nhiên bạn phải thuyết trình với cấp trên về việc lên kế hoạch triển khai phát triển doanh nghiệp cho họ cũng như đưa ra những ý tưởng kinh doanh độc đáo, thuyết phục các đối tác làm ăn về những giá trị mà doanh nghiệp của bạn đem lại cho họ. Trong công việc, sự sáng tạo, tư duy logic cùng với việc lên ý tưởng cho chiến lược kinh doanh là rất quan trọng tuy nhiên việc đó có được triển khai một cách đầy đủ và thành

6

công như mong đợi hay không phụ thuộc vào việc người đó thuyết trình về vấn đề đó bằng việc đưa ra số liệu thông tin chính xác để có được sự tin tưởng của đối tác, một người làm kinh doanh phải chuyên nghiệp về mặt phong thái cũng như ngôn ngữ hình thể và dùng thật chính xác những thuật ngữ trong kinh doanh. Nếu bạn là một người dày dặn kinh nghiệm trong việc thuyết trình thì bạn sẽ cảm thấy rất dễ dàng, ngược lại nếu bạn là người mới bắt đầu thì e là bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn nhưng đừng vội từ bỏ vì sau một khoảng thời gian dài học hỏi và trau dồi bạn sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm từ những thất bại của chính bản thân mình. CHƯƠNG 2 (1) Kết quả khảo sát tâm lí của sinh viên khi phải đối mặt với thuyết trình ở giảng đường đại học CÂU HỎI



Bạn có bao giờ sợ hãi hay lo lắng trước khi thuyết trình không?

54,5%

KHÔNG

CÓ MỘT

BAO GIỜ

CHÚT

9,1%

36,4%

Table 2.1 (2) Kết quả khảo sát về những khó khăn nhất định của sinh viên ở kĩ năng thuyết trình Câu hỏi: Bạn cảm thấy lo lắng khi thuyết trình vì điều gì?

%

Lo sợ người khác soi xét, đánh giá

18,2%

Cảm thấy áp lực nơi đông người

27,3%

Chưa có sự chuẩn bị đầy đủ

9,1%

Thiếu ngủ dẫn đến căng thẳng

9,1%

Tất cả các đáp án trên

27,3%

Không lo lắng

9% Table 2.2

7

Dựa theo bảng khảo sát ta có thể thấy được đa số hầu hết mọi người đều sợ hãi và lo lắng trong việc thuyết trình trước đám đông, số người cảm thấy tự tin khi thuyết trình chiếm phần trăm rất ít, từ những số liệu được khảo sát cho thấy các bạn sinh viên chưa được trang bị đầy đủ và áp dụng thực tiễn kỹ năng thuyết trình, ngay cả những người làm việc lâu năm cũng chưa chắc đã hoàn thành tốt khả năng diễn thuyết. Vậy thì đâu là nguyên nhân? Nhìn vào số liệu ở bảng 2.2, nguyên nhân chính yếu do cảm thấy áp lực nơi đông người chiếm 27,3%. Đây là tình trạng rất khó để kiểm soát và làm ảnh hưởng thuyết trình nói riêng và công việc nói chung, việc này dẫn đến những bước chuẩn bị của bạn khi thể hiện sẽ không thực sự tốt như dự định ban đầu, khiến bạn lúng túng và chúng như phá vỡ tất cả mọi sự cố gắng của bạn. Chiếm phần trăm lớn thứ 2 là việc lo sợ người khác soi xét, đánh giá, điều này xuất phát từ việc bạn cảm thấy thiếu tự tin về bản thân, bạn e dè những cái nhìn từ thính giả, bạn lo sợ người khác soi xét những khuyết điểm của mình và chê bai nó. Thiếu ngủ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thuyết trình không thành công bởi ngủ không đủ giấc sẽ làm bạn căng thẳng thần kinh, luôn trong tình trạng thiếu tỉnh táo. Không chỉ những điều này mà còn rất nhiều lý do khác dẫn đến việc thuyết trình không tốt. Nhưng bạn không thể mãi đổ lỗi cho những lý do này, bạn phải tự thân thay đổi những điều ấy, đừng để những điều đó ngăn cản sự thành công của bạn, không có con đường nào trải đầy hoa hồng mà không phải trải qua những gian khó, khó khăn cả. Đừng nhụt chí hãy kiên trì khắc phục những nhược điểm của mình. CHƯƠNG 3 3. Hình thức thuyết trình trong marketing 3.1. Mục đích của việc thuyết trình Thuyết trình giúp quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng và thuyết phục được khách hàng tin dùng cũng như yên tâm sử dụng sản phẩm mà ta muốn bán. Không những quảng bá sản phẩm rộng rãi đến tai người tiêu dùng mà còn khuếch trương những tính năng, công dụng trong sản phẩm của mỗi doanh nghiệp đã đề ra. 3.2. Yêu cầu và một số nguyên tắc của thuyết trình trong marketing 3.2.1. Yêu cầu Cần nhấn mạnh thông điệp của sản phẩm mà ta muốn truyền tải, nội dung thông điệp cần phải đặc biệt, mới lạ để có thể thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. Hãy thử đặt mình vào vị trí của khách hàng, có lẽ bạn sẽ chẳng có dấu ấn gì đọng lại nếu thông điệp quá nhàm chán, hay phức tạp, khó nhớ. Thông điệp hay sẽ là thông điệp có thể đánh vào

8

tâm lý khách hảng, biết được nhu cầu của khách hàng và đáp ứng nhu cầu đó. Buổi thuyết trình cần diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, vừa đủ, tránh nói quá nhiều sẽ khiến người nghe cảm thấy buồn ngủ, mấy tập trung và lúc đó sẽ khó truyền tải được nội dung mà mình mong muốn. Điều quan trọng của nội dung thuyết trình đó là phải thật dễ hiểu, để khách hàng có thể hấp thu thông tin một cách hiệu quả. Sự liên kết giữa phần mở đầu và phần kết phải phù hợp, có hệ thống chặt chẽ để tránh bị lan man, khó hiểu. Ngoài ra cần phải dành thời gian cho các câu hỏi của khách hàng tiềm năng để giải đáp thắc mắc cho khách hàng nắm rõ về sản phẩm hơn. 3.2.2. Nguyên tắc Những nguyên tắc sau đây sẽ tùy vào từng tình huống và hoàn cảnh mà bạn ứng dụng các yếu tố sau đây. Nguyên tắc đầu tiên đó là tránh nói nhiều. Khi bạn càng cố nói nhiều thì càng dễ mắc sai lầm. Một trong những thói quen của con người hay mắc phải đó là khi đứng trước sân khấu họ sẽ nói như chưa từng được nói, họ cố nói những suy nghĩ đang chất chứa trong đầu mà không quan tâm người nghe đang nghĩ gì về mình. Điều các bạn cần làm đó là hãy cố diễn đạt điều các bạn muốn nói trong cùng một thời điểm, đừng để các vấn đề nhảy loạn xạ không có trình tự. Thứ hai đó là nguyên tắc của sự tín nhiệm, bạn không được nói quá lên những công dụng, tính năng của sản phẩm mà thực tế là không có, hãy có gì nói đó để khách hàng không phải thất vọng. Có câu “Một lần bất tín vạn lần bất tin“ nên bạn phải nói dựa trên những cơ sở có thật để truyền tải tới khách hàng, nếu khách hàng nhận thấy bạn không thành thật với họ từ lúc đầu thì từ đó sẽ dẫn đến việc mất lòng tin. Tiếp theo đó là sự cam kết và kiên định trong sản phẩm, điều đó cũng giống như tạo phiếu "bảo hành" để khiến cho khách hàng có thêm lòng tin vào sản phẩm cũng như đánh bóng danh dự cho doanh nghiệp của mình. 3.3. Nội dung của bài thuyết trình trong marketing Khi bắt đầu cần giới thiệu vắn tắt sơ lược về người thuyết trình, họ sẽ làm gì và dẫn chứng cho điều gì. Tiếp đó, cũng nên cho người tiêu dùng tham gia vào buổi diễn thuyết để tránh buồn ngủ và tập trung cao độ nhưng cần có hướng dẫn chi tiết để tránh việc khách hàng chen ngang khi đang diễn ra thuyết trình. Trong buổi thuyết trình bạn không thể chỉ nói luyên thuyên suốt với những ngôn từ thâm sâu một cách không ngừng nghỉ. Khi người thuyết trình càng làm như vậy thì chỉ khiến người nghe đánh mất đi cơ hội để nghe. Chính vì thế, hãy làm cho phần thuyết trình trở nên hấp dẫn, thu hút bằng những câu chuyện hài, hay những câu từ dí dỏm liên quan đến bài thuyết trình...


Similar Free PDFs