08 LT1 bài đk thứ 2 của vĩ mô PDF

Title 08 LT1 bài đk thứ 2 của vĩ mô
Author Nguyễn Trà
Course Kinh tế vĩ mô
Institution Học viện Tài chính
Pages 21
File Size 755.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 33
Total Views 807

Summary

BỘ TÀI CHÍNHTRƯỜNG HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN:Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm pháttại Việt Nam giai đoạn 2010 – hiện nayBài kiểm tra môn : Kinh tế Vĩ MôHình thức kiểm tra : Tiểu luậnHọ và tên : Nguyễn Trà GiangLớp : CQ58/21STT : 08Tháng 12/2021Lời mở đầu1 , Tính cấp thiết của đề ...


Description

08_CQ58/21.09LT1_Nguyễn Trà Giang

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ************

BÀI TIỂU LUẬN:

Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2010 – hiện nay

Bài kiểm tra môn: Hình thức kiểm tra: Họ và tên: Lớp: STT:

Kinh tế Vĩ Mô

Tiểu luận Nguyễn Trà Giang CQ58/21.09LT1 08

_Tháng 12/2021_

08_CQ58/21.09LT1_Nguyễn Trà Giang

Lời mở đầu 1, Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới, hầu như tất cả các quốc gia đều theo đuổi các mục tiêu chung: tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư. Trong các mục tiêu này, tăng trưởng kinh tế và lạm phát là 2 đã và sẽ luôn là những chỉ tiêu vô cùng quan trọng trong các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, dành được sự quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý, nhà hoạch định cũng như công chúng. Nói đến tăng trưởng là nói đến việc tăng năng lực sản xuất lành mạnh nhằm nâng cao mức sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Tăng trưởng là một khái niệm mang tính chất dài hạn có liên quan đến việc tăng sản lượng tiềm năng tới mức cao nhất mà một nền kinh tế có thể có thể đạt được trong điều kiện toàn dụng nhân công và sử dụng hợp lý các nguồn kinh tế khác. Còn lạm phát là sự tăng lên liên tục mặt bằng chung hoặc chi phí, kết quả của những mất cân đối vĩ mô cơ bản như: cân đối giữa sản xuất và chi tiêu, giữa tiền và hàng, giữa thu và chi... Đây là khái niệm mang tính ngắn hạn biểu hiện của một trạng thái thiếu ổn định khi nền kinh tế nằm chệch khỏi trạng thái tiềm năng. Do vậy, vấn đề lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát tới tăng trưởng kinh tế là một đè tài rất hấp dẫn mà đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay vấn đề này càng trở nên cần thiết. Vậy giữa tăng trưởng và lạm phát có những mối quan hệ nào? Được biểu hiện ra sao? Liệu tăng trưởng có luôn kèm theo (hay gây ra) lạm phát không?... Nhận thức được tầm quan trọng của tăng trưởng và lạm phát trong sử phát triển nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, em xin chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2010 – hiện nay”nhằm đánh giá thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp giúp cho nền kinh tế nước ta ngày càng vững vàng và ngày một đi lên.

1

08_CQ58/21.09LT1_Nguyễn Trà Giang

2, Đối tượng và mục đích nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát. - Mục đích nghiên cứu: nhằm hoàn thiện, hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát, đồng thời trên cơ sở số liệu thực tế phản ánh thực trạng về các vấn đề xoay quanh lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong thời gian gần đây.

3, Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập các tài liệu về văn bản quy định pháp luật về môi trường, vấn đề kinh tế xã hội và định hướng phát triển, thực trạng công tác thu phí ở Việt Nam. - Phương pháp tổng hợp tài liệu: Các tài liệu sau khi được thu thập sẽ được tổng hợp và phân tích, chọn lọc để sử dụng nghiên cứu.

4, Kết cấu bài tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bài tiểu luận được trình bày theo 3 chương:

CHƯƠNG 1: Lý luận chung về lạm phát và tăng trưởng kinh tế. CHƯƠNG 2: Thực trạng và mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 2010 – hiện nay.

CHƯƠNG 3: Giải pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam hiện nay.

2

08_CQ58/21.09LT1_Nguyễn Trà Giang

CHƯƠNG 1: Lý luận chung về lạm phát và tăng trưởng kinh tế. 1.1: Lạm phát 1.1.1: Khái niệm Lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian.

1.1.2: Phân loại lạm phát Lạm phát được phân chia thành ba loại chính với các mức độ khác nhau: + Lạm phát vừa phải: là loại lạm phát xảy ra với tốc độ gia tăng giá cả chậm, chỉ ở mức một con số hay dưới 10%/năm. Đây là loại lạm phát phổ biến. + Lạm phát phi mã: xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng với tỷ lệ từ 2 đến 3 con số (20%, 100%, 200%...) một năm. + Siêu lạm phát: hiện tượng cực hiếm chỉ xảy ra vào thời kỳ chiến tranh hay chuyển đổi cơ chế kinh tế, tốc độ gia tăng giá vượt xa mức lạm phát phi mã và cũng không ổn định. Đã từng có những siêu lạm phát mà tốc độ mất giá của tiền cũng như tăng giá hàng năm ở 8 – 10 chữ số không trong một năm.

1.1.3: Các nguyên nhân gây ra lạm phát Khi xét đến các nguyên nhân gây ra lạm phát, các nhà kinh tế sẽ xét điều kiện cụ thể của từng quốc gia tại từng thời điểm khác nhau, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu như sau:

a, Lạm phát do cầu kéo Lạm phát do cầu kéo: Là loại lạm phát xảy ra do tổng cầu tăng lên, đặc biệt khi sản lượng đã đạt đến mức sản lượng tiềm năng điều này được thể hiện bởi sự dịch chuyển sang phải của tổng cầu (trong mô hình AD- AS). Để khắc phục, chính phủ phải thực hiện các biện pháp thắt chặt chi tiêu, tăng thuế hoặc giảm cung tiền.

3

08_CQ58/21.09LT1_Nguyễn Trà Giang

Chúng ta bắt đầu với trạng thái cân bằng ban đầu trong dài hạn, tại đó đường LAS cắt đường SAS và AD 0 ở mức giá P0. Sự gia tăng tổng cầu từ AD 0 đến AD1 làm mức giá tăng từ P0 lên P1 và GDP thực tăng từ Yp đến Y1. Ở Việt Nam ta, giá xăng tăng lên kéo theo giá cước taxi tăng lên, giá thịt lợn tăng, giá nông sản tăng.... là một ví dụ tiêu biểu.

b, Lạm phát do chi phí đẩy Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.

4

08_CQ58/21.09LT1_Nguyễn Trà Giang

c, Lạm phát dự kiến Lạm phát dự kiến hay còn gọi là lạm phát: Là loại lạm phát xảy ra do mọi người đã dự tính trước. Khi đó, giá cả trong nền kinh tế tăng theo quán tính. Trong trường hợp này cả đường AS và AD đều dịch chuyển dần lên phía trên với cùng một tốc độ, giá cả sẽ tăng nhưng sản lượng và việc làm không đổi.

5

08_CQ58/21.09LT1_Nguyễn Trà Giang

1.1.4: Các chỉ số giá đo lường lạm phát - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index) là chỉ số tổng hợp phản ánh sự biến động giá cả do người tiêu dùng chi trả theo thời gian trong giỏ hàng hóa và dịch vụ mà họ tiêu dùng. - Chỉ số giá sản xuất (PPI – Producer Price Index) là chỉ số giá bán buôn, phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá bán của các nhà sản xuất và các nhà nhập khẩu trên thị trường sơ cấp giữa thời kỳ này và thời kỳ khác. Nó được xây dựng để tính giá cả trong lần bán đầu tiên và chỉ số này có ích vì nó được tính rất chi tiết, ở Mỹ nó được tính dựa trên 3400 sản phẩm. Chỉ số này phản ánh biến động giá của ba nhóm hàng hóa: (1) lương thực thực phẩm; (2) các sản phẩm hàng hóa thuộc nganhf chế tạo; (3) sản phẩm của ngành khai khoáng. - Chỉ số giảm phát (D) là chỉ tiêu phản ánh biến động của giá cả tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Chỉ số này tính theo giá thị trường hay giá hiện hành được sử dụng trong tính GDP. Chỉ số này dùng để điều chỉnh GDP danh nghĩa về GDP thực tế vì thế nhiều khi nó còn được gọi là chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator).

1.2: Tăng trưởng kinh tế 1.2.1: Khái niệm Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng, sự gia tăng quy mô sản lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về tổng giá trị của cải của xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân hoặc tổng sản phẩm quốc nội.

6

08_CQ58/21.09LT1_Nguyễn Trà Giang

Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận và phát triển kinh tế, là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ mỗi giai đoạn của một quốc gia. Sự tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua các đặc điểm sau: + Tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong một thời gian dài. + Phát triển có hiệu quả thể hiện qua năng suất lao động,năng suất tài sản cao và ổn định. Hiệu quả sử dụng vốn (ICOR) phù hợp, đóng góp của nhân tố tổng hợp (TFP) cao. + Cơ cấu chuyển dịch kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả, phù hợp với thực tiễn nền kinh tế trong mỗi kỳ. + Nền kinh tế có tính cạnh tranh cao. + Tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo hài hòa đời sống kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.

1.2.2: Các công cụ phản ánh tăng trưởng kinh tế Để phản ánh tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế sử dụng số liệu về GDP – một chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập của mọi người dân trong nền kinh tế. Để phản ánh rõ hơn về tăng trưởng kinh tế, người ta thiết lập mô hình tăng trưởng kinh tế có tên là “mô hình solow”. Mô hình solow chỉ ra ảnh hưởng của tiết kiệm, tỷ lệ tăng dân số và tiến bộ công nghệ với sự tăng trưởng theo thời gian của sản lượng. Mô hình còn xác định một vài nguyên nhân gây ra sự khác biệt lớn về mức sống giữa các nước. Sự tăng trưởng kinh tế của các nước không phải lúc nào cũng dương mà trong thời kỳ khủng hoảng, nền kinh tế suy thoái thì mức tăng trưởng kinh tế sẽ đạt giá trị âm.

1.2.3: Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế 7

08_CQ58/21.09LT1_Nguyễn Trà Giang

Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của Nhà nước đối với xã hội. Đối với các nước đang phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để vươn lên tới gần hơn các nước phát triển về mặt kinh tế.

1.3: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát Lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hai mặt của xã hội, là hai vấn đề kinh tế quan trọng trong nên kinh tế. Lạm phát có thể coi là kẻ thù của tăng trưởng kinh tế nhưng nó lại là hai vấn đề luôn tồn tại song song với nhau. Trong thực tế, không một quốc gia nào, dù phát triển đến đâu cũng không tránh khỏi lạm phát. Bất cứ một nền kinh tế của một quốc gia nào đó đều cũng đã trải qua các cuộc khủng hoảng kinh tế và tỷ lệ lạm phát tăng với những quy mô kháv nhau. Tỷ lệ lạm phát tăng cao sẽ đẩy giá cả hàng hóa chung tăng lên mà tiền lương danh nghĩa của các công nhân không tăng do đso tiền lương thực tế của họ sẽ giảm đi. Để tồn tại, các công nhân sẽ tổ chức đấu tranh, bãi công đòi tăng lương và cho sản xuất trì trệ, đình đốn khiến cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm. Khi nền kinh tế gặp khó khăn, suy thoái sẽ làm thâm hụt ngân sách và đó là điều kiện, nguyên nhân gây ra lạm phát. Khi lạm phát tăng cao gây ra siêu lạm phát làm giá trị của đồng nội tệ giảm rất nhanh, lúc này người dân sẽ ồ ạt bán nội tệ để mua ngoại tệ. Tệ nạn tham nhũng tăng cao, nạn buôn lậu phát triển mạnh, tình trạng đầu cơ trái phép tăng nnhan, trốn thuế và thuế không thu được đã gây ra tình trạng nguồn thu của nhà nước bị tổn hại nặng nề càng làm cho ngân sach Nhà nước thâm hụt nghiêm trọng dẫn đến tỷ lệ lạm phát cao. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng là sự tác động qua lại với nhau. Trong ngắn hạn, khi lạm phát còn ở mức thấp, lạm phát và tăng trưởng thường có mối quan hệ cùng chiều. Nghĩa là nếu muốn tăng trưởng đạt tốc độ cao hơn thì phải chấp nhận tăng lạm phát. Tuy nhiên, mối quan hệ này không tồn tại mãi mãi mà đến một thời 8

08_CQ58/21.09LT1_Nguyễn Trà Giang

điểm nào đó, nếu lạm phát tiếp tục tăng cao sẽ ảnh hưởng làm giảm tăng trưởng. Trong dài hạn, khi tăng trưởng đã đạt tới mức tối ưu thì lạm phát không tác động đến tăng trưởng nữa mà lúc này, lạm phát là hậu quả của việc cung tiền quá mức vào nên kinh tế.

CHƯƠNG 2: Thực trạng và mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 2010 – hiện nay. A, Giai đoạn 2010 – 2015 A2.1: Thành tựu tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, từ năm 2013 dần phục hồi với tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 đạt 6,24%, năm 2012 giảm xuống còn 5,25%, nhưng năm 2013 đã tăng lên đạt 5,42%; năm 2014 đạt 5,98% và sơ bộ năm 2015 đạt 6,68%. Bình quân 5 năm 20112015, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 5,91%/năm, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3,12%/năm; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 7,22%/năm; khu vực dịch vụ đạt 6,68%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2011-2015 tuy thấp hơn tốc độ tăng bình quân 6,32%/năm của giai đoạn 2006-2010, nhưng vẫn đứng vào hàng các quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao của khu vực và thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng dân số nên GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đã tăng từ 1273 USD/người năm 2010 lên 1517 USD/người năm 2011; 1748 USD/người năm 2012; 1907 USD/người năm 2013; 2052 USD/người năm 2014 và đạt 2109 USD/người năm 2015. Tính theo sức mua tương đương năm 2011, GDP bình quân đầu người năm 2014 của Việt Nam đạt 5629 USD/người, tăng 28,1% so với năm 2010. 9

08_CQ58/21.09LT1_Nguyễn Trà Giang

Quy mô nền kinh tế thể hiện qua chỉ tiêu GDP ngày càng được mở rộng. Năm 2015 GDP theo giá hiện hành đạt 4192,9 nghìn tỷ đồng (tương đương 193,4 tỷ USD), gấp 1,9 lần quy mô GDP năm 2010. Nếu tính theo giá so sánh 2010, GDP năm 2015 gấp 1,3 lần GDP của năm 2010. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP đã giảm từ 18,38% năm 2010 xuống 17,00% năm 2015; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 32,13% lên 33,25%; khu vực dịch vụ tăng từ 36,94% lên 39,73%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm từ 12,55% xuống 10,02%. Sau 5 năm, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 1,38 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,12 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 2,79 điểm phần trăm.

A2.2: Thực trạng lạm phát Bảng dưới đây thống kê chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015: Bảng 1: Chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát cơ bản bình quân năm. (Năm trước = 100, Đơn vị tính: %) Năm

Chỉ số CPI

Lạm phát cơ bản

2010

109.19

7.78

2011

118.58

13.62

2012

109.21

8.19

2013

106.6

4.77

2014

104.09

3.31

10

08_CQ58/21.09LT1_Nguyễn Trà Giang

2015

100.63

2.05 Nguồn số liệu: Tổng Cục Thống Kê

Các Chỉ số giá tiêu dùng được liệt kê trong bảng trên là chỉ số giá tiêu dùng bình quân của năm sau so với năm trước, chỉ số giá tiêu dùng của năm trước =100. Mà tỷ lệ lạm phát (năm) là sự thay đổi của chỉ số CPI bình quân năm (áp dụng công thức tính tỷ lệ lạm phát) nên suy ra tỷ lệ lạm phát của các năm giai đoạn 2010 – 2015 bằng chỉ số giá tiêu dùng năm sau trừ đi 100. Ví dụ như năm 2015 có chỉ số giá tiêu dùng là 100.63 thì tỷ lệ lạm phát sẽ là 0.63%. Tương tự cho các năm còn lại, chúng ta có tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 như sau: Bảng 2: Tỷ Lệ Lạm Phát Của Việt Nam Giai Đoạn 2010 – 2015 (Đơn vị: %) Năm

Tỷ lệ lạm phát (%)

2010

9.19

2011

18.58

2012

9.21

2013

6.6

2014

4.09

2015

0.63 Nguồn số liệu: Tổng Cục Thống Kê

Năm 2011 có tỷ lệ lạm phát là 18,58%, cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2015. Trong giai đoạn 2010 – 2015 này, nhờ việc áp dụng đồng bộ các chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt, đồng thời thúc đẩy việc sản suất, gia tăng hàng xuất khẩu và kiểm soát 11

08_CQ58/21.09LT1_Nguyễn Trà Giang

nhập siêu,... lạm phát có xu hướng giảm và đạt mức thấp kỷ lục 0,63% vào năm 2015, đưa kinh tế vĩ mô của Việt nam đi dẫn vào thế ổn định.

B, Giai đoạn 2016 – hiện nay B2.1: Thành tựu tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức khá trong giai đoạn 2016 - 2019. Mặc dù tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 tăng 6,21%, thấp hơn tốc độ tăng của năm 2015 (tăng 6,68%) nhưng trong ba năm tiếp theo, nền kinh tế đã có sự bứt phá, tốc độ tăng GDP năm sau cao hơn năm trước và vượt mục tiêu Quốc hội đề ra trong Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, trong đó tốc độ tăng GDP năm 2017 đạt 6,81%; năm 2018 tăng 7,08% và là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008; năm 2019 tăng 7,02%. Bình quân giai đoạn 2016 - 2019, tốc độ tăng GDP đạt 6,78%, cao hơn 0,87 điểm phần trăm so với mức tăng bình quân 5,91%/năm của giai đoạn 2011 2015. Riêng năm 2020, tăng trưởng kinh tế đạt 2,91%, tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011 - 2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới. Bình quân giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng GDP đạt 5,99%/năm, không đạt mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch đề ra (6,5 - 7%/năm). Tuy vậy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được xếp vào hàng cao nhất so với các nước trong khu vực ASEAN. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng dân số nên GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành tăng từ 2.097 USD/người năm 2015 lên 2.202 USD/người năm 2016 (tăng 105 USD so với năm trước); 2.373 USD/người năm 2017 (tăng 171 USD); 2.570 USD/người năm 2018 (tăng 197 USD); 2.714 USD/người năm 2019 (tăng 144 USD); sơ bộ năm 2020 đạt 2.779 USD/người, gấp 1,33 lần mức GDP bình quân đầu người năm 2015. Tính theo sức mua tương đương năm 2017, GDP bình quân đầu người năm 2019 đạt 8.041 USD/người, gấp 1,4 lần năm 2015.

12

08_CQ58/21.09LT1_Nguyễn Trà Giang

Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra với kết quả tích cực được dư luận trong nước và các tổ chức quốc tế uy tín đánh giá cao, đưa Việt Nam lên top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, năng suất lao động cải thiện rõ nét và vượt mục tiêu đề ra, tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ hơn nhân tố khoa học công nghệ.

B.2.2: Thực trạng lạm phát Bảng dưới đây thống kê chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020: Bảng 1: Chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát cơ bản bình quân năm. (Năm trước = 100, Đơn vị tính: %) Năm

Chỉ số CPI

Lạm phát cơ bản

2016

102.66

1.83

2017

103.53

1.41

2018

103.54

1.48

2019

102.79

2.01

2020

103.23

2.31 Nguồn số liệu: Tổng Cục Thống Kê

Các Chỉ số giá tiêu dùng được liệt kê trong bảng trên là chỉ số giá tiêu dùng bình quân của năm sau so với năm trước, chỉ số giá tiêu dùng của năm trước =100. Mà tỷ lệ lạm phát (năm) là sự thay đổi của chỉ số CPI bình quân năm (áp dụng công thức tính tỷ lệ lạm phát) nên suy ra tỷ lệ lạm phát của các năm giai đoạn 2010 – 2020 bằng chỉ số giá tiêu dùng năm sau trừ đi 100.

13

08_CQ58/21.09LT1_Nguyễn Trà Giang

Ví dụ như năm 2020 có chỉ số giá tiêu dùng là 103.23 thì tỷ lệ lạm phát sẽ là 3.23%. Tương tự cho các năm còn lại, chúng ta có tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 như sau: Bảng 2: Tỷ Lệ Lạm Phát Của Việt Nam Giai Đoạn 2016 – 2020 (Đơn vị: %) Năm

Tỷ lệ lạm phát (%)

2016

2.66

2017

3.53

2018

3.54

2019

2.79

2020

3.23 Nguồn số liệu: Tổng Cục Thống Kê

Trong giai đoạn từ năm 2016 – 2020 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn được giữ ổn định ở mức 4%. Tuy nhiên trong 9 tháng đầu năm 2021, theo Tổng cục Thống kê, giá thuê nhà giảm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội; học phí năm học 2021-2022 được miễn, giảm tại một số đ...


Similar Free PDFs