2111010052118 nhom27 tiet56 PDF

Title 2111010052118 nhom27 tiet56
Course Social Psychology
Institution Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 44
File Size 815 KB
File Type PDF
Total Downloads 119
Total Views 648

Summary

Download 2111010052118 nhom27 tiet56 PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH KHOA NGOẠI NGỮ

NHÓM 27

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022

VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH DỊCH COVID 19 Ở VIỆT NAM

MÔN THI: ĐẠI CƯƠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM Giảng viên: Bùi Kim Hi ếu

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

LỜI CAM ĐOAN Chúng em xin cam đoan toàn bộ nội dung của đề tài bài tiểu luận chúng em đều do chính các thành viên nhóm tự thực hiện cùng với sự hỗ trợ, tham gia từ các tài tài liệu và giáo trình liên quan đến đề tài nghiên cứu. Các kết quả, s ố liệu trong đề tài là trung thực, hoàn toàn khách quan và đã được trích dẫn nguồn gốc một cách cụ thể. Cuối cùng, chúng em xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 01 năm 2022 Nhóm sinh viên Trần Nguyễn Ái Vy – 21DH716106 Huỳnh Ngọc Như Ý – 21DH716257 Trần Lan Vy – 21DH716095

2

CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

1. Trần Nguyễn Ái Vy – 21DH716106 – Lớp A42106 2. Huỳnh Ngọc Như Ý – 21DH716257 – Lớp A42106 3. Trần Lan Vy – 21DH716095 – Lớp 42106

3

MỤC LỤC CÂU HỎI ................................................................................................................. 5 CÂU 1: VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH ĐẠI DỊCH COVID 19 Ở VIỆT NAM ................................................................................................................. 6 CÂU 2: XÂY DỰNG 1 TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT ........................................................................................ 43 MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI:............................................................................................ 6 CHÚ THÍCH: ............................................................................................................... 6 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC TRONG ĐẠI DỊCH COVID 19 .............................................................................. 7 1.1 CÁC KHÁI NIỆM ................................................................................................... 7 1.2 TÌNH HÌNH ........................................................................................................... 8 CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG ĐẠI DỊCH COVID 19 .... 10 2.1 TRONG KIỂM SOÁT DỊCH: ................................................................................... 10 2.2 VỀ CÔNG TÁC Y TẾ:............................................................................................ 12 2.3 VỀ BỐ TRÍ NGUỒN LỰC: ...................................................................................... 14 2.4 VỀ AN SINH XÃ HỘI: ........................................................................................... 17 2.5 VỀ AN NINH TRẬT TỰ VÀ TỆ NẠN XÃ HỘI: ........................................................... 22 2.6 VỀ GIÁO DỤC: .................................................................................................... 24 2.7 TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ:................................................................................. 27 CHƯƠNG III: HIỆU QUẢ CỦA SỰ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG ĐẠI DỊCH COVID 19 ............................................................................ 31 3.1 TRONG KIỂM SOÁT DỊCH: ................................................................................... 31 3.2 VỀ CÔNG TÁC Y TẾ:............................................................................................ 31 3.3 VỀ BỐ TRÍ NGUỒN LỰC:...................................................................................... 32 3.4 VỀ AN SINH XÃ HỘI: ........................................................................................... 32 3.5 VỀ AN NINH TRẬT TỰ VÀ TỆ NẠN XÃ HỘI: ........................................................... 33 3.6 VỀ GIÁO DỤC: .................................................................................................... 33 3.7 TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ:................................................................................. 34 4. KẾT LUẬN:........................................................................................................... 34 CHƯƠNG IV: TÀI LIỆU, NGUỒN TRÍCH DẪN ............................................... 37 LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ 44

4

CÂU HỎI Câu 1: Vai trò c ủa Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành đại dịch covid 19 ở Việt Nam Câu 2: Xây dựng 1 tình huống pháp lu ật và phân tích các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật

5

Câu 1: Vai trò của Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành đại dịch covid 19 ở Việt Nam Mục đích chọn đề tài: Trong tình hình đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Nhiều biến thể vi-rút đã ra đời, với tốc độ lây lan nhanh chóng và mức độ của bệnh tật nghiêm trọng đã gây ra những tổn thương nặng nề lên sức khỏe của người dân và tác động mạnh mẽ tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thị trường và khiến nền kinh tế toàn cầu cũng như trong nước suy thoái. Việc xác định rõ trách nhiệm và vai trò của Nhà Nước là vô cùng quan trọng trong việc ngăn chặn và phòng chống dịch. Chính phủ đã tham gia việc tuyên truyền vận động và bằng những hành động hữu hình vào trong việc kiểm soát dịch, về công tác y tế, về bố trí nguồn lực, về an sinh xã hội về vấn đề an ninh và tệ nạn xã hội, về giáo dục, về khôi phục kinh tế. Ngoài ra, Chính phủ đã tạo động lực mạnh mẽ cho người dân tiếp tục phòng chống dịch, nâng cao sức khỏe và phát triển kinh tế. Vì vậy vai trò của chính phủ vô cùng quan trọng cần nên được nhấn mạnh và đề cao. Xuất phát từ những việc làm trên,“Vai trò của Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành đại dịch Covid 19 ở Việt Nam” đã được chọn làm đề tài để chúng em có thể nghiên cứu sâu hơn. Chú thích: NQ-CP: Nghị quyết - Chính phủ VPCP-KGVX: Văn phòng chính phủ - Khoa giáo văn xã RLS: một số là các thuật ngữ giáo dục, các thuật ngữ khác là y tế, và thậm chí cả các điều khoản máy tính QH15: Quốc Hội 15

6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC TRONG ĐẠI DỊCH COVID 19 1.1 Các khái niệm Chính phủ Việt Nam là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Là cơ quan chấp hành của Quốc Hội. Có chức năng, nhiệm vụ là quyết định các chính sách quản lý nhà nước, tổ chức và quản lý bộ máy hành chính nhà nước đảm bảo thi hành Hiến pháp và pháp luật. Thành viên của Chính phủ bao gồm Thủ tướng, Phó thủ tướng, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Các cơ quan của Chính phủ bao gồm mười tám bộ, bốn cơ quan ngang bộ và tám cơ quan thuộc Chính phủ. (được trích của Thầy Bùi Kim Hiếu, bài giảng “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”). Covid-19 hay còn gọi là bệnh vi-rút corona 2019 là một bệnh do vi-rút có tên SARS-CoV-2 gây ra. Đây là một chủng vi-rút mới chưa từng xuất hiện ở người, nó có đường lây truyền giống như những loại vi-rút gây cảm lạnh khác, là nguyên nhân căn bản dẫn đến sự phát sinh của hàng loạt căn bệnh đường hô hấp với các triệu chứng nguy hiểm bao gồm sốt cao, đau đầu, ho, khó thở và thường tiến triển thành viêm phổi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Thời gian ủ bệnh là từ 2 đến 10 ngày. Covid-19 đã được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc. Căn bệnh này rất dễ lây lan và đã nhanh chóng lan ra khắp thế giới. (Trung Tâm Quốc Gia về Chủng Ngừa và Bệnh Hô Hấp (NCIRD), Phân Ban Bệnh Do Vi-rút -, Cập nhật ngày 4 tháng 11 năm 2021, “Thông Tin Cơ Bản Về COVID-19”,được đăng trên Centers for Disease Control and Prevention và của bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC, “VIRUS CORONA 2019 (COVID 19, SARS COV 2): NGUYÊN NHÂN & TRIỆU CHỨNG”

7

1.2 Tình hình Dịch bệnh Covid-19 như kẻ thù vô hình của cả toàn thế giới, chưa có tiền lệ mà cả thế giới chưa có nhiều kinh nghiệm đối phó. Những tổn thất do đại dịch này gây ra rất lớn do ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và gây ra tổn thất nặng nề về mặt kinh tế do đình trệ sản xuất, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, chi phí xét nghiệm và chi phí vaccine… Sau hai năm đại dịch bùng phát, vi-rút Corona đã lây lan qua 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính đến nay số ca mắc Covid- 19 trên toàn thế giới là khoảng 300 triệu và số ca tử vong vì nó đã vượt mốc 5 triệu, số người qua đã khỏi hơn 250 triệu người. Tuy vậy đến nay có một số người vẫn còn đang chịu ảnh hưởng của di chứng sau hậu mắc Covid. (Số liệu được lấy từ CỔNG THÔNG TIN CỦA BỘ Y TẾ VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19 và Anh Vũ, ngày 30/10/2021 I 21:37, “Số ca tử vong do Covid-19 trên thế giới vượt mốc 5 triệu”, được đăng trên Báo Quân đội nhân dân) . Tình hình dịch bệnh đang có xu hướng hạ nhiệt và mọi thứ bắt đầu quay về quỹ đạo bình thường. Hiện tại đã có nhiều quốc gia đã mở cửa trở lại. Tuy nhiên, số ca nhiễm bệnh và ca tử vong đang có xu hướng tăng nên nguy cơ dịch sắp sửa tái bùng phát là rất cao. Châu Á và Châu Âu hiện đang là hai nơi có số ca nhiễm cao. Châu Âu hiện nay được cho là trung tâm dịch chính của thế giới vì dịch bệnh đang tái bùng phát mạnh. Sau biến chủng Delta, Omicron được cho là nỗi đáng lo ngại khi có tốc độ lây lan quá nhanh. Vào tháng 1 năm 2021 nền kinh tế thế giới được dự đoán rằng, đại dịch Covid-19 có thể gây thiệt hại 22.000 tỷ đô la cho GDP thế giới từ 2020 đến 2025. Đây là “một tổn thất đáng kể“, theo đánh giá của nữ kinh tế gia Gita Gopinath thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (FMI) - Nhà nữ kinh tế trưởng đầu tiên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (rời nhiệm sở vào tháng 1 năm 2022). Ngày 27 tháng 9 năm 2021, đại dịch Covid -19 là thách thức kinh tế nghiêm trọng nhất, thậm chí còn sâu rộng hơn cả cuộc Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu năm

8

2008-2009 theo đánh giá của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP). (Số liệu được lấy từ Đinh Trường,Thư Tư, 22-09-2021 | 14:53, “Kinh tế thế giới dưới tác động của đại dịch”, được đăng trên Báo Thời nay - Ấn phẩm của báo Nhân Dân. Tất Đạt, ngày 20/10/2021 |14:50, “Nhà nữ kinh tế trưởng đầu tiên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế rời nhiệm sở”, được đăng trên VietnamPlus. Thu Hằng, ngày: 27/01/2021 | 11:05, “Covid-19 : Hơn 100 triệu ca nhiễm, 22.000 tỉ đô la thiệt hại cho kinh tế thế giới”, được đăng trên Đài phát thanh quốc tế Pháp - RFI). Covid-19 đã gây ra khoảng 1,6 triệu ca mắc, lây lan qua 63 tỉnh thành và cướp đi gần 30 ngàn sinh mạng ở Việt Nam, có hơn 1 triệu trường hợp mắc Covid đã khỏi bệnh và gần 80 triệu đối tượng đã tiêm vaccine. Tính đến ngày 5 tháng 11 thì thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số ca mắc Covid-19 cao nhất Việt Nam. Đặc biệt, dịch Covid-19 lây lan tại miền Đông, Tây Nam bộ và thành phố Hồ Chí Minh đã khiến Việt Nam ảnh hưởng nặng nề từ mùa hè 2021. (Số liệu được lấy từ CỔNG THÔNG TIN CỦA BỘ Y TẾ VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19 và Lan Anh, 19/12/2021 I 18:13, “Tin COVID-19 chiều 19-12: Cả nước 16.110 ca mới, Việt Nam vượt 1,5 triệu ca từ đầu dịch”, được đăng trên Báo điện tử - Tuổi trẻ Online ). Ông Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM nhận xét rằng thiệt hại kinh tế của Việt Nam do Covid-19 gây ra trong 2 năm qua là rất lớn. Trong 2 năm qua, ước tính cả nước thiệt hại khoảng 7% GDP, tương đương thiệt hại 24 tỷ USD về tăng trưởng. Ông Nguyễn Thành Phong, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết thiệt hại trong 2 năm qua, ước tính 847.000 tỷ đồng ( tương đương 37 tỷ USD). (Số liệu được lấy từ RFA, 07/12/2021, Kinh tế Việt Nam thiệt hại khoảng 37 tỷ USD do COVID-19, được đăng trên RFA - Đài Á Châu Tự do và Ngọc Thành, Chủ Nhật, 15:31 I 05/12/2021 “Thiệt hại kinh tế do Covid-19 trong 2 năm lên tới trên 500 nghìn tỷ đồng”, được đăng trên VOV.VN).

9

CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG ĐẠI DỊCH COVID 19 Vai trò chỉ đạo của Chính phủ được thể hiện một cách triệt để thông qua những nghị quyết, chỉ đạo để chống dịch, đảm bảo an toàn về tính mạng và sức khỏe cho người dân, và cứu lấy nền kinh tế đang chao đảo vì đại dịch. Thông qua các biện pháp kịp thời trong các lĩnh vực kiểm soát dịch, về công tác y tế, về bố trí nguồn lực, về an sinh xã hội về vấn đề an ninh và tệ nạn xã hội, về giáo dục, về khôi phục kinh tế. 2.1 Trong kiểm soát dịch: Để có thể kiểm soát tương đối việc giảm tỷ lệ thương vong, giảm lây lan ca nhiễm cộng đồng trong làn sóng dịch thứ 4 năm nay. Việt Nam đã ban lệnh cấm các chuyến bay quốc tế đáp xuống Sân bay Quốc tế Nội Bài, Hà Nội và sân bay Quốc Tế Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh cho đến tận ngày 1 tháng 1 năm 2022 (theo Thái Phương, đăng vào ngày 28-12-2021 - 09:58, Triển khai bay quốc tế thường lệ, tại báo Người Lao Động) Gần đây, nước ta đã chuyển hướng phòng chống dịch từ tập trung sang kết hợp hài hòa giữa tập trung và phân cấp. Như vậy, sự lãnh đạo, điều hành là tập trung, tổng hợp và chuyên sâu, việc thực hiện là tập trung và phân cấp, trong đó chú trọng phân cấp cho xã, huyện, thị trấn. Là cấp gần dân nhất, dễ hiểu nhất, tiếp xúc trực tiếp với mọi người nhiều nhất. Vì vậy, Thủ Tướng coi xã và giáo xứ là pháo đài, nhân dân là chiến sĩ, lấy nhân dân là trung tâm, đối tượng của công tác phòng, chống các bệnh truyền nhiễm. Con người phải là trung tâm và mọi chính sách cũng như việc thực thi chính sách phải vì con người và vì con người. Nhân dân phải tích cực tham gia là chính, tức là phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, thắng dịch là thắng lợi của nhân dân. Lãnh đạo Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Trợ lý Tổng Bí thư Đinh Văn đang huy động nhân viên y tế, quân đội, công an và các tổ chức cơ sở khác tập trung cho công 10

tác phòng chống dịch. Các khu định cư, đặc biệt là các xã, huyện, thị trấn duy trì và làm gia tăng khoảng cách xã hội, phải thực hiện năm nhiệm vụ. Nó cung cấp an sinh xã hội và bảo vệ mọi người khỏi tình trạng thiếu lương thực và quần áo. Để đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của người dân, Chính phủ đảm bảo rằng mọi người đều có thể tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở các xã, giáo xứ và khu định cư ở vùng sâu vùng xa ở giai đoạn đầu. Đảm bảo an toàn, trật tự, an toàn xã hội và an toàn cho dân làng. Bằng việc tuyên truyền, vận động người dân biết, hiểu, tin, làm theo và cả hệ thống chính trị tham gia tích cực, hiệu quả vào công tác phòng, chống dịch. Trong 4 tháng qua, đợt bùng phát Covid -19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người dân, gây thiệt hại về người, ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của người dân. Tâm lý xã hội ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và hoạt động, đặc biệt là các ngành công nghiệp và dịch vụ lớn trong nước. Trong giai đoạn thử thách này, Chính phủ và nhân dân không chỉ linh hoạt thực hiện đa dạng các chủ trương, biện pháp đề ra, mà còn đưa nước ta trở lại “bình thường mới” bằng cách duy trì phát kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống người dân. Nghị quyết số 30/2021 / QH15 của Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho thấy chính phủ đã ban hành một biện pháp ngăn chặn và kiểm soát dịch Covid-19 bằng cách trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội một cách kịp thời và tiếp tục thực hiện các biện pháp chủ động và linh hoạt. Ngoài ra, Chính phủ đã đứng lên, khẩn trương kêu gọi kịp thời và ban hành rất nhiều văn bản đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống và bảo đảm an toàn sức khỏe mọi người. Bên cạnh đó, Nghị quyết 128 / NQ -CP vừa được chính phủ thông qua vào ngày 11 tháng 10 năm 2021 quy định tạm thời về “thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát 11

hiệu quả dịch Covid-19” để bảo vệ sức khỏe, cuộc sống của con người và phục hồi và sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Từ đó bảo đảm trật tự công cộng, an ninh, an toàn xã hội để đất nước sớm đi vào bình thường mới, phấn đấu đến năm 2022. Công tác phòng, chống các bệnh truyền nhiễm đang đi đúng hướng và phải được tổ chức tốt, nhất là ở các xã, xứ đạo, khu dân cư. Cho đến nay, Chính phủ và toàn bộ nhân dân tham gia phòng chống dịch Covid -19 đã hoàn toàn làm chủ, kiểm soát được tình hình dịch bệnh, giải quyết và gia tăng khoảng cách. 2.2 Về công tác y tế: Khi vi-rút Delta lây lan sang Việt Nam, khiến số lượng bệnh nhân tăng đột biến, hệ thống y tế gặp rất nhiều khó khăn trong công tác kiểm soát dịch bệnh, khám chữa bệnh cho người dân phải bệnh. Để rồi cuối cùng là sự quá tải của toàn bộ bệnh viện hệ thống y tế… Chính phủ thông báo tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để công tác phòng, chống Covid -19 đáp ứng yêu cầu cấp bách mới. Lãnh đạo thống nhất, đi đôi với phân cấp, phân quyền, trong đó quần chúng, xã, xứ, làng là cơ sở để phòng, chống dịch. Phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong tổ chức điều hành. Kết hợp hài hòa giữa thực hiện “bốn tại chỗ” với huy động lực lượng chi viện (quân y, quân y, công an); Chính phủ đang theo dõi sát thực tế, nắm chắc tình hình dịch bệnh, phối hợp chặt chẽ với các nước và các tổ chức quốc tế. Xây dựng các kế hoạch chủ động phòng, chống dịch cho từng giai đoạn của dịch: Kiểm tra tiến độ tiêm chủng, tạo mọi điều kiện thuận lợi và đẩy nhanh quá trình sản xuất Vaccine ở nước bạn. Xây dựng khả năng giám sát dịch tễ, tiếp tục mở rộng thử nghiệm theo vị trí, nhóm nguy cơ và nhóm đang hoành hành dịch. Tăng cường đầu tư và

12

củng cố hệ thống y tế. Tăng cường đầu tư vào trang thiết bị và dụng cụ y tế, đồng thời phối hợp chi trả khuyến khích cho các bác sĩ y tế dự phòng và y tế đa khoa. Đảm bảo sản xuất ít nhất 01 loại thuốc đặc trị vào năm 2022 -2023 và tạo mọi điều kiện để sản xuất thuốc điều trị Covid-19 nhanh nhất trong cả nước. nguồn hoạt động của thuốc điều trị Xây dựng khả năng quân sự tham gia vào công tác phòng chống dịch, ưu tiên các vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã triển khai các giải pháp đã đề ra nhằm giảm thiểu các ca bệnh nghiêm trọng và giảm thiểu tử vong, nhằm đẩy mạnh các chiến dịch tiêm chủng nghiêm túc nhất. Bất kỳ ai không đạt được mục tiêu tiêm chủng đều phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật. Trong trường hợp không có đủ vắc xin, Bộ Y tế phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhà nước và công chúng. Ông cho rằng nếu đủ vắc xin nhưng không đạt mục tiêu tiêm chủng thì Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các bang, thành phố liên bang sẽ phải chịu trách nhiệm. Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, đoàn công tác đã tập trung đánh giá tình hình và công tác phòng chống, xử lý triệt để bệnh dịch, nhất là về tiến độ tiêm chủng, khả năng sẵn có của thuốc chữa Covid, tăng cường công tác y tế dự phòng, ngăn chặn khả năng mà dịch lây lan từ thị trấn nhỏ đến thành phố. Đương nhiên, khu vực thực hiện công tác tiêm chủng được trình bày những nguyện vọng cũng như những khó khăn về vật chất, tinh thần. Song, cũng đề xuất hỗ trợ về vắc xin, biện pháp khắc phục, chăm sóc y tế và nhân lực bác sĩ, phụ tá.

13

2.3 Về bố trí nguồn lực: Tại kỳ họp, Chính phủ đã điểm lại tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm; Nghị định của Chính phủ số 01; Tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 Thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2021, dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2022; Tại cuộc họp Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Chính phủ cũng đã thảo luận về các thể chế và chính sách để giải quyết các rào cản đối với đầu tư kinh doanh trong đại dịch Covid-19. Từ đó đến nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tổ chức nhiều sự kiện quan trọng để hỗ trợ, giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc triển khai và điều phối các dịch vụ khẩn cấp. Cung cấp các nguồn lực cho đúng đối tượng, đúng thời điểm để đảm bảo đáp ứng các tiêu chí sau: công bằng, công khai, minh bạch và hợp lý. Theo lời kêu gọi của Tổng Thư ký Nguyễn Phú Trọng, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhiều người dân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở ... và người nước ngoài đã tích cực cung cấp các nguồn lực để phòng, chống Covid -19. Theo thống kê, từ ngày 1/5 đến 27/8/2021, số tiền tiếp nhận và đăng ký ủng hộ qua hệ thống dây từ Trung ương đến tỉnh là hơn 7,762 nghìn tỷ đồng. Trong đó, 80 tỷ đồng được nhận thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến tái khẳng định, mọi nguồn lực nhận được sẽ được phân bổ cho mặt trận một cách hợp lý, công khai, minh bạch và bảo...


Similar Free PDFs