53-Phan Công Huy-2014 110116 PDF

Title 53-Phan Công Huy-2014 110116
Course Sở hữu trí tuệ
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 13
File Size 409.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 57
Total Views 99

Summary

Hà Nội, tháng 11 năm 2021TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ------- *** -------BÀI TẬP LỚNMÔN: SỞ HỮU TRÍ TUỆHọ và tên : Phan Công Huy MSSV : 2014110116 ST T : 53 Lớp tín chỉ : Giảng viên hướng dẫn : TS. Vũ Thành ToànTMA408(GĐ2-HK2-2021).Câu 1: Tìm hiểu và trình bày nội dun...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-------***-------

BÀI TẬP LỚN

MÔN: SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Họ và tên

: Phan Công Huy

MSSV

: 2014110116

STT

: 53

Lớp tín chỉ

: TMA408(GĐ2-HK2-2021).4

Giảng viên hướng dẫn : TS. Vũ Thành Toàn

Hà Nội, tháng 11 năm 2021

Câu 1: Tìm hiểu và trình bày nội dung trong 1 hoặc 2 thỏa thuận quốc tế hay công ước quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và cho biết ý nghĩa của việc nghiên cứu đó.

CÔNG ƯỚC ROME I. Nội dung 1. Công ước Rome Công ước Rome trong tiếng Anh là Rome Convention. Công ước Quốc tế về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng (International Convention for the Protection of Perfomers, Producers of Phonograms and Broadcasting Organizations) được kí kết tại Rome ngày 26/10/1961. Việt Nam gia nhập Công ước từ ngày 01/3/2007. 2. Qui định của Công ước Rome Công ước Rome đề ra các qui định cơ bản: - Nguyên tắc đối xử quốc gia: + Đối với người biểu diễn, nếu buổi biểu diễn diễn ra tại một quốc gia thành viên khác (bất kể người biểu diễn là công dân nước nào) hoặc nếu buổi biểu diễn được gắn kết trong một bản ghi âm được Công ước bảo hộ (bất kể người biểu diễn là công dân nước nào hoặc buổi biểu diễn thực sự diễn ra tại đâu), hoặc nếu buổi biểu diễn được truyền "trực tiếp" (không phải được truyền từ một bản ghi âm) trong một buổi phát sóng được Công ước bảo hộ (bất kể người biểu diễn là công dân nước nào). + Đối với nhà xuất bản ghi âm nếu nhà sản xuất là công dân của một quốc gia thành viên khác (tiêu chuẩn quốc tịch) hoặc bản thu ghi, lưu định đầu tiên được thực hiện tại một quốc gia thành viên khác (tiêu chuẩn nơi thu ghi, lưu định) hoặc

bản ghi âm lần đầu tiên hoặc đồng thời được công bố tại một quốc gia thành viên khác (tiêu chuẩn về nơi công bố). + Đối với các tổ chức phát sóng nếu trụ sở của họ đặt tại một nước thành viên khác (nguyên tắc quốc tịch), hoặc nếu buổi phát sóng được truyền từ một trạm phát sóng đặt tại một quốc gia thành viên khác, bất kể tổ chức phát sóng lúc mới đầu được đặt tại một quốc gia thành viên (nguyên tắc lãnh thổ). Các quốc gia thành viên có thể tuyên bố rằng họ chỉ bảo hộ cho những buổi phát sóng nếu cả hai điều kiện trên được đáp ứng cho cùng một quốc gia thành viên. 3. Nội dung bảo hộ - Sự bảo hộ tối thiểu mà Công ước đảm bảo cho người biểu diễn được qui định rằng "khả năng ngăn cấm những hành vi nhất định" được thực hiện mà không có sự đồng ý của người biểu diễn. - Nhà sản xuất bản ghi âm có quyền cho phép hoặc ngăn cấm việc tái tạo, nhân bản trực tiếp hoặc gián tiếp các bản ghi âm của họ. - Các tổ chức phát sóng có quyền cho phép hoặc ngăn cấm phát sóng đồng thời, phát sóng lại các buổi phát sóng của họ; thu ghi, lưu định các buổi phát sóng của họ; tái tạo, nhân bản những bản ghi các buổi phát sóng mà chưa được cho phép hoặc tái tạo, nhân bản những bản thu ghi, lưu định hợp pháp cho những mục đích bất hợp pháp, truyền tới công chúng các buổi phát sóng truyền hình thông qua những trạm thu mà công chúng không phải trả tiền khi tiếp nhận. - Lưu ý rằng Công ước Rome không bảo hộ chống lại việc phân phối các buổi phát sóng bằng cấp. II. Ý nghĩa nghiên cứu Hiện nay, để thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật trên sóng truyền hình không còn là một điều xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên những giá trị tinh hoa ấy

không thể được phát sóng nghiệp dư, không giờ giấc và đặc biệt nhất là có thể bị sao chép một cách vi phạm phát luật. Vì vậy cả những người nghệ sĩ, người biểu diễn tiết mục và đứa con tinh thần của họ cần được bảo vệ một cách tối đa để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ nói chung và lưu giữ nét cá nhân làm nên tên tuổi của nghệ sĩ và tác phẩm ấy. Công ước Rome chính là những quy định sự bảo hộ đối với các chương trình biểu diễn và nghệ sĩ biểu diễn các tác phẩm nghệ thuật đó. Kể từ 1/3/2007, công ước Rome chính thức có hiệu lực tại Việt Nam, các cơ quan, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, Đài phát thanh, Đài truyền hình có nhu cầu sử dụng các chương trình biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng của các nước thành viên Công ước Rome phải liên hệ với các đối tác để xin phép, thỏa thuận việc sử dụng, tránh những tranh chấp không đáng có. Bảo hộ chất xám của nghệ sĩ khuyến khích họ tạo động lực cho sự sáng tạo, thúc đẩy những nỗ lực, cống hiến của nhiều cá nhân vào hoạt động gìn giữ giá trị tinh thần cho con người. Bởi nếu không quyền bảo hộ về những buổi ghi hình, phát sóng và biểu diễn trên sân khấu, những tác phẩm nghệ thuật ấy sẽ bị ghi hình và thu âm lại một cách trái phép và tràn lan trên mạng xã hội. Điều này sẽ gây tổn thất đến mặt tài chính cho cả người nghệ sĩ và công ty bảo hộ, tuy nhiên nặng nề nhất chính là sự ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của người nghệ sĩ bởi đó là thứ giá trị nhất tạo nên chất riêng biệt trong con người họ và tạo dựng nên những tác phẩm nghệ thuật đầy giá trị. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, một số các nghệ sĩ trẻ và mới nổi không quan tâm đến Công ước Rome và liên tục vướng những nghi án đạo nhái các sản phẩm âm nhạc của những nghệ sĩ khác, đặc biệt là những nghệ sĩ nước ngoài. Vì vậy ta cần đồng lòng tẩy chay những tác phẩm đạo nhái, mang tính sao chép, không thể hiện chất xám và làm tổn hại đến những tác phẩm gốc chân chính.

Câu 2: Phân tích nội dung chính về bảo hộ bí mật thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Cho ví dụ minh họa và cho biết ý nghĩa của việc nghiên cứu A. Bảo hộ bí mật thương mại I. Nội dung 1. Bí mật thương mại Mọi doanh nghiệp đều có bí mật thương mại. Một số doanh nghiệp nhận thức rõ được tầm quan trọng của bí mật thương mại và đã xây dựng các chính sách chặt chẽ để bảo đảm sự bảo hộ bí mật thương mại của mình chống lại việc bộc lộ có thể gây tổn hại cho công ty. Một số doanh nghiệp đang nhận ra tầm quan trọng của bí mật thương mại khi mà các đối thủ cạnh tranh cố gắng có được các danh sách khách hàng, kết quả nghiên cứu hoặc kế hoạch tiếp thị hoặc thuê nhân công nhằm tận dụng bí quyết kỹ thuật của họ. Và các công ty đang nhận ra rằng họ có một số thứ có giá trị cần được bảo hộ. Nói một cách chung nhất, thông tin kinh doanh bí mật bất kỳ tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh có thể được coi là bí mật kinh doanh. Việc sử dụng trái phép những thông tin đó bởi người khác ngoài chủ sở hữu được coi là hành vi không lành mạnh và xâm phạm bí mật thương mại. Phụ thuộc vào hệ thống pháp luật, việc bảo hộ bí mật thương mại cấu thành một bộ phận trong khái niệm chung về bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh hoặc được dựa trên các quy định cụ thể hoặc án lệ về bảo hộ thông tin bí mật. Trong khi quyết định cuối cùng về cái gì tạo nên bí mật thương mại cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng trường hợp cụ thể, thì rõ ràng là hoạt động cạnh tranh không lành mạnh đối với bí mật thương mại bao gồm cả các tin tức công nghiệp và thương mại, vi phạm hợp đồng và xâm phạm bảo mật. Nhìn chung, bí mật thương mại có một số chi phí liên quan đến phát triển chúng và không phải là kiến thức thông thường trong công nghiệp. Thậm chí các thông tin như các phương pháp nghiên cứu đã được tìm ra và không có giá trị gì cũng

có thể là bí mật thương mại. Dưới đây là danh mục về các đối tượng có thể được coi là bí mật thương mại: - Quy trình, kỹ thuật và bí quyết kỹ thuật trong sản xuất; - Bộ sưu tập dữ liệu, ví dụ, danh sách khách hàng; - Kiểu dáng, hình vẽ, kế hoạch và bản đồ; - Các thuật toán, quy trình được thực hiện trong chương trình máy tính và bản thân chương trình máy tính; - Công thức để sản xuất sản phẩm; - Chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch xuất khẩu, kế hoạch tiếp thị; - Thông tin tài chính; - Hồ sơ cá nhân; - Tài liệu hướng dẫn; - Nguyên liệu; - Thông tin về các hoạt động nghiên cứu và triển khai. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Sử dụng bí mật kinh doanh là việc thực hiện các hành vi sau đây: a) Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá; b) Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây: a) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;

b) Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ; c) Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ không nhằm mục đích thương mại; d) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập; đ) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thoả thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng. 2. Bảo hộ bí mật thương mại Không giống với sáng chế, bí mật thương mại được bảo hộ mà không cần phải đăng ký - nghĩa là không cần thực hiện thủ tục bất kỳ. Theo đó, bí mật thương mại có thể được bảo hộ vô thời hạn hoặc cho đến khi thông tin vẫn còn tính bí mật. Vì một số lý do, việc bảo hộ thương mại có thể là đặc biệt hấp dẫn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, có một số điều kiện đối với thông tin được coi là bí mật thương mại. Việc tuân thủ các điều kiện đó có thể làm cho việc bảo hộ bí mật thương mại khó khăn và tốn kém hơn so với ban đầu. Trong khi các điều kiện đó có thể là khác nhau giữa các nước thì vẫn có một số tiêu chuẩn chung được quy định tại Điều 39 Hiệp định TRIPS của Tổ chức Thương mại thế giới là : - Thông tin phải là bí mật (nghĩa là không được biết đến một cách rộng rãi giữa hoặc được tiếp cận một cách dễ dàng bởi những người xử lý thông tin đó một cách thông thường) ; - Phải có giá trị thương mại vì nó là bí mật ; - Phải được chủ sở hữu áp dụng những biện pháp thích hợp để giữ bí mật cho thông tin đó (ví dụ, thông qua các điều khoản bảo mật trong hợp đồng sử dụng lao động, các hợp đồng không bộc lộ, v.v.). Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh: a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó; b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh; d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền; đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này; e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ. II. Ví dụ Một cựu nhân viên Apple khác tiết lộ rằng Philip Chiller, Phó chủ tịch cấp cao về tiếp thị của Apple, thường chủ trì những cuộc gặp nội bộ về sản phẩm mới và cung cấp thông tin không chính xác về giá và tính năng của một sản phẩm nào đó. Sau đó, Apple tìm cách truy ra nguồn cung cấp thông tin có chứa những chi tiết sai nói trên cho giới truyền thông. Apple cũng vài lần nhờ đến pháp luật để bảo vệ sự bí mật của mình. Năm năm trước, Apple khởi kiện một số blogger viết về công ty với cáo buộc họ đã vi phạm luật bí mật thương mại. Tuy nhiên, nỗ lực này không thành khi một tòa án ở bang California (Mỹ) đã ra phán quyết có lợi cho những blogger nói trên và Apple phải trả 700.000 đô-la Mỹ chi phí pháp lý. Ngoài ra, Apple cũng kiện một blog gọi là Think Secret. Vụ kiện này được dàn xếp sau đó, và blog Think Secret phải đóng cửa như là một phần của sự thỏa thuận. Regis McKenna, một chuyên gia tiếp thị nổi tiếng tại Thung lũng Silicon và từng là cố vấn về chiến lược truyền thông cho Apple trong những ngày đầu, nói rằng thứ “văn hóa bí mật” nói trên xuất phát từ sự kiện Apple tung ra chiếc máy tính Macintosh đầu tiên. Khi đó, các đối thủ cạnh tranh như Microsoft và Sony biết về thiết bị này trước khi nó được công bố. Ngoài ra, theo ông McKenna, có một điều mà ít người biết là ông Steve Jobs là người không thích nói về cuộc sống riêng của mình.

Quyết định hạn chế giao tiếp với các phương tiện truyền thông, cổ đông và công chúng của Apple đi ngược lại với nhiều công ty khác, vốn đang đón nhận những công cụ trực tuyến như blog, Twitter và thường tìm cách cởi mở với cổ đông và khách hàng. Gene Munster, một nhà phân tích tại Piper Jaffray, nhận định: “Họ không giao tiếp. Đó hoàn toàn là một chiếc hộp đen.” Một số chuyên gia cho rằng sự kín đáo của Apple có thể làm tăng thêm tính ngạc nhiên và hào hứng cho những lần công bố sản phẩm mới, nhưng lại không giúp gì cho công ty trong những lĩnh vực khác. Ông Charles Elson, Giám đốc Trung tâm quản lý doanh nghiệp John L. Weinberg thuộc Đại học Delaware, nhận định: “Trong một môi trường mà sự minh bạch đóng vai trò quan trọng, bạn cung cấp thông tin cho thị trường càng nhiều thì càng tốt hơn. Đối với một công ty xem mình là phát minh sáng tạo như Apple, hơi lạ khi họ lại nổi tiếng vì sự thiếu cởi mở của mình”. III. Ý nghĩa nghiên cứu Bí mật trong thương mại là một điều vô cùng quan trọng trong thế giới phằng hiện nay, mọi bước đi đều cần phải được các công ty tính toán kỹ lưỡng và thấu đạt. Sự cạnh tranh khốc liệt trong thương mại hiện nay chính là nguyên nhân chủ yếu khiến việc bảo hộ bí mật trong thương mại trở nên cần thiết và vô cùng quan trọng. Chỉ một bước sơ hở trong công việc làm ăn, mọi tính toán và kế hoạch từ trước sẽ đổ sông đổ bể. Việc giữ bí mật cho riêng mình khiến cho các công ty bảo vệ được chất xám của mình trước khi ra mắt với công chúng và quan trọng hơn cả là làm cho các doanh nghiệp được cạnh tranh một cách lành mạnh hơn. B. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh I. Nội dung Cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ được định nghĩa theo Luật SHTT là các hành vi sau đây: (i) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ.

(ii) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ; (iii) Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng; (iv) Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng Ngoài Luật SHTT, Luật cạnh tranh cũng quy định các hành vi sau đây được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh: (i)

Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;

(ii) Xâm phạm bí mật kinh doanh; (iii) Ép buộc kinh doanh; (iv) Gièm pha doanh nghiệp khác; (v) Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác (vi) Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; (vii) Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; (viii) Phân biệt đối xử của hiệp hội; (ix) Bán hàng đa cấp bất chính; (x) Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác do Chính phủ quy định. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh đối với các chủ thể vi phạm.

II. Ví dụ Khi khiếu nại đến Cục Quản lý cạnh tranh, Acecook cho rằng quảng cáo mì gói “Tiến Vua bò cải chua” của Masan vi phạm quy định về cạnh tranh. Cụ thể, đoạn quảng cáo đã đưa hình ảnh hai vắt mì, một vắt màu vàng nhạt là mì Tiến Vua bò cải chua của Masan, một vắt màu vàng sậm của doanh nghiệp (DN) khác. Sau đó cho nước vào tô mì để so sánh và đưa ra thông điệp nếu cho nước vào vắt mì mà “nước chuyển sang vàng đục chứng tỏ sợi mì có nhuộm màu”. Phần đầu đoạn quảng cáo có nhắc đến cụm từ “phẩm màu độc hại” nên càng gây ấn tượng xấu cho người tiêu dùng về mì màu vàng sậm. Luật sư Nguyễn Thanh Long, Văn phòng luật sư Phạm và Liên danh – đại diện cho Acecook trong vụ việc này, cho rằng quảng cáo trên của Masan mang tính so sánh và đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng. Điều 45 Luật Cạnh tranh cấm DN thực hiện các hoạt động quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Trong đó, khoản 1 Điều 45 cấm “so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của DN khác”. Khoản 3 Điều 45 thì cấm “đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng”. Nghị định 120/2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh có quy định phạt tiền từ 15 đến 25 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo trên. Tuy nhiên, quảng cáo này thực hiện trên nhiều tỉnh, thành và sản phẩm lại là thực phẩm nên mức phạt sẽ nằm ở mức 30 đến 50 triệu đồng. Ngoài ra, DN vi phạm có thể bị buộc cải chính công khai và bị tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Thế nhưng, vừa qua Cục Quản lý cạnh tranh đã ra thông báo trả lại hồ sơ khiếu nại. III. Ý nghĩa nghiên cứu Cạnh tranh không lạnh mạnh là hành vi kinh doanh thiếu đạo đức bởi nó làm tổn hại các đối thủ khác một cách trực tiếp và gây tiếng xấu cho họ thông qua những việc làm quảng cáo sai sự thật và mang tính phóng đại, làm quá. Bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh sẽ giúp bảo vệ sản phẩm của doanh nghiệp tốt hơn đồng thời làm giảm sự sao chép, bắt chước của đối thủ một cách bất hợp pháp,

từ đó sẽ kích thích doanh nghiệp tìm hiểu, sáng tạo ra những sản phẩm của riêng mình, tạo nên thương hiệu. Cuối cùng, bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh sẽ tạo ra những mối quan hệ tích cực hơn giữa các công ty, tránh giảm thất thoát lợi nhuận cũng như giữ được uy tín và lòng tin yêu của khách hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vietnambiz, 2019. Công ước Rome (Rome convention) là gì? Nội dung bảo hộ [Trực tuyến] Available at: https://vietnambiz.vn/cong-uoc-rome-rome(Truy

convention-la-gi-noi-dung-bao-ho-20190920101429812.htm

cập

16/11/2021) 2. WIPO. Summary of the Rome Convention for the Protection of Performers, Producers of Phonograms and Broadcasting Organisations (1961) [Trực tuyến]

Available

at: (Truy

https://www.wipo.int/treaties/en/ip/rome/summary_rome.html

cập

16/11/2021) 3. Global Vietnam Lawyers. Vai trò và ý nghĩa của việc phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ [Trực tuyến] Available at: https://gvlawyers.com.vn/vai-tro-va-ynghia-cua-viec-phai-bao-ho-quyen-so-huu-tri-tue/?lang=vi

(Truy

cập

16/11/2021) 4. HTC VIETNAM. Bí mật thương mại và bảo hộ bí mật thương mại [Trực tuyến] Available at: https://www.htc-law.com/dich-vu-tu-van-phap-luat-ve-so-huutri-tue/bi-mat-thuong-mai-va-bao-ho-bi-mat-thuong-mai,429.html (Truy cập 16/11/2021) 5. ICOLOR BRANDING. Apple nổi tiếng nhờ giữ bí mật [Trực tuyến] Available at: https://icolor.vn/apple-noi-tieng-nho-giu-bi-mat/ (Truy cập 16/11/2021) 6. Thế giới Luật. Thực tiễn áp dụng pháp luật cạh tranh: Quảng cáo “chê” sản phẩm

đối

phương,

xử

sao?

[Trực

tuyến]

Available

at:

https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/thuc-tien-ap-dung-phap-luat-canhtranh-quang-cao-che-san-pham-doi-phuong-xu-sao-7149/ 16/11/2021) 7. http://vision-associates.com/v...


Similar Free PDFs