Assignment-pháp-luật PDF

Title Assignment-pháp-luật
Course Luật hình sự
Institution Trường Cao đẳng Thực hành FPT
Pages 7
File Size 243.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 265
Total Views 574

Summary

TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC BỘ MÔN: Pháp luật NGÀNH: Kinh tế CHUYÊN NGÀNH: Digital MarketingASSIGNMENTMÔN HỌC: PHÁP LUẬTMÃ MÔN HỌC: VIEGiảng viên hướng dẫn : Nguyễn Đăng Đáng Lớp : EC Sinh viên thực hiện : Lê Thị ThiĐà Nẵng, ngày 14 tháng 01 năm 2022MỤC LỤC I Đặt vấn đề.............................


Description

___

TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC BỘ MÔN: Pháp luật NGÀNH: Kinh tế CHUYÊN NGÀNH: Digital Marketing

ASSIGNMENT MÔN HỌC: PHÁP LUẬT MÃ MÔN HỌC: VIE1026

Giảng viên hướng dẫn

: Nguyễn Đăng Đáng

Lớp Sinh viên thực hiện

: EC16301 : Lê Thị Thi

Đà Nẵng, ngày 14 tháng 01 năm 2022

MỤC LỤC 1

I Đặt vấn đề…………………………………………………………………….3 1 Vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội………………………………........3 2 Khái niệm quy phạm pháp luật…………………………………………….....5 II Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật………………………………6 1 Giả định…………………………………………………………………….…6 2 Quy định………………………………………………………………….…...6 3 Tài chế………………………………………………………………………...7 III Ý nghĩa của quy phạm pháp luật đối với quản lý và phát triển xã hội…7

2

I. Đặt vấn đề 1. Vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội: - Pháp luật có vị trí và tầm quan trọng hết sức lớn. Pháp luật là quy tắc ứng xử đặc biệt quan trọng trong đời sống chung, yếu tố thiết yếu trong đời sống hàng ngày.

 Vai trò của pháp luật đối với xã hội cụ thể như sau:  Thứ nhất: Pháp luật là công cụ điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội Pháp luật không sinh ra các quan hệ xã hội nhưng pháp luật như là phương thức hữu hiệu để điều tiết và định hướng các quan hệ xã hội. Pháp luật giúp con người xác định và làm theo những quy tắc ứng xử trong khuân khổ nhất định. Pháp luật còn giúp quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể cho chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội cũng như các biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền đó. Pháp luật tạo ra hành lang pháp lý, khuôn khổ cho các quan hệ xã hội vận hành. Nhờ có pháp luật, các thành viên trong xã hội nắm bắt được những hành vi nào là hợp pháp, được khuyến khích, hành vi nào là bắt buộc, hành vi nào bị ngăn cấm để từ đó có cách ứng xử phù hợp. Pháp luật tăng cường các xu hướng phát triển tốt của các quan hệ xã hội, khuyến khích xu hướng tốt và loại bỏ, ngăn cản những quan hệ xấu trong xã hội. Những quan hệ xã hội phù hợp với mục đích, định hướng của nhà nước được pháp luật phát triển và bảo vệ sự tồn tại của những quan hệ xã hội đó.  Thứ hai: Pháp luật là cơ sở để đảm bảo an toàn xã hội Đất nước có yên bình thì đời sống nhân dân mới có ấm no và có điều kiện xây dựng và phát triển. An toàn xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng, đất nước nào có đời sống nhân dân an toàn luôn là điểm hướng tới trên toàn thế giới. An toàn xã hội được hiểu là trạng thái của đời sống xã hội. Đất nước có một nền chính trị ổn định, không bạo động, không chống phá nhà nước và biểu tình, vũ trang nhân dân... Người dân được sống và học tập làm việc ở môi trường an toàn, không bị xâm phạm. Pháp luật đưa ra những quy tắc xử sự chung và thiết chế cho mọi người. Pháp luật cấm những hành vi gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và quy định cụ thể các biện pháp trừng phạt đối với những chủ thể có hành vi xâm hại đến an toàn xã hội, thiết lập cơ chế bảo đảm được trật tự, an ninh, an toàn xã hội.  Thứ ba: Pháp luật là cơ sở để giải quyết tranh chấp trong xã hội 3

Trong xã hội con người sống với nhau không tránh khỏi những mâu thuẫn, tranh chấp. Xã hội càng phát triển thì những tranh chấp phát sinh ngày càng nhiều lên. Pháp luật là căn cứ để các bên có căn cứ để phân định ai đúng ai sai, là chuẩn mực chung để các bên giải quyết tranh chấp với nhau. Pháp luật quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục để giải quyết các tranh chấp đó nhằm bảo đảm cho tranh chấp được giải quyết một cách công bằng, vừa thấu tình, vừa đạt lý, bảo đảm tính công minh của pháp luật.  Thứ tư: Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” (Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ). Quyền con người đã trở thành một giá trị chung được toàn thế giới công nhận. Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người. pháp luật quy định cụ thể về quyền con người trong các lĩnh vực khác nhau, vừa quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền con người. Pháp luật còn cấm những hành vi xâm hại tới quyền con người và quy định các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với các chủ thể có hành vi đó, qua đó bảo vệ quyền con người tốt nhất.  Thứ năm: Pháp luật là phương tiện bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội. Bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội là những giá trị của nhân loại. Dân chủ tức là dân là chủ và dân làm chủ. Người dân có quyền tự quyết các vấn đề của bản thân, của nhà nước và toàn xã hội. Pháp luật quy định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đảm bảo cho nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nước, quy định trách nhiệm của nhà nước trước nhân dân. Bình đẳng, công bằng là ai cũng như ai và không có sự phân biệt đối xử hay đặc cách nào. Người có chức có quyền hay người dân lao động bình thường dù mắc lỗi đều xử phạt và xử phạt như nhau. Pháp luật là bình đẳng ai cũng như ai giữa mọi người, không có phân biệt về nguồn gốc xuất thân, chủng tộc, màu da, giới tính, dân tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, tài sản. Pháp luật thừa nhận quyền bình đẳng trước pháp luật của tất cả mọi người. Người có công thì được thưởng, kẻ có tội phải bị trừng phạt, công càng lớn, thưởng càng lớn, tội càng lớn, phạt càng nặng.

4

Pháp luật là công cụ quan trọng để ghi nhận và bảo vệ cái mới, tích cực, tiến bộ, thúc đẩy xã hội phát triển, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng được nâng cao, có điều kiện phát huy tài năng, phát triển toàn diện, các giá trị con người ngày càng được tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ.  Thứ sáu: Pháp luật bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội Phát triển bền vững là mục tiêu mà mọi quốc gia hướng đến. Chỉ có phát triển bền vững mới tạo được sự ổn định và nền tảng tốt nhất cho mỗi đất nước. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội theo chiều hướng vừa bảo đảm tăng trưởng kinh tế, vừa bảo đảm phát triển xã hội, vừa bảo vệ môi trường  Thứ bảy: Vai trò giáo dục của pháp luật Pháp luật tác động lên ý thức của con người và điều chỉnh hành vi của họ qua việc giáo dục pháp luật. Pháp luật đưa ra nhận thức, tư tưởng để người dân có thể học và noi theo, đồng thời việc giáo dục giúp nâng cao nhận thức, định hướng tư tưởng và làm thay đổi hành vi của các chủ thể trong xã hội. Pháp luật là cơ sở hình thành ý thức tuân thủ pháp luật, thái độ tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật, tạo nên những thói quen suy nghĩ và hành động tốt, hợp pháp. Pháp luật giáo dục ý thức công dân, làm hình thành ở mỗi người ý thức về trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với cộng đồng, công dân đối với đất nước. 2. Khái niệm quy phạm pháp luật: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và lợi ích của giai cấp cầm quyền trong xã hội, được cơ cấu chặt chẽ để mọi người có thể đối chiếu với hành vi của mình mà có sự xử sự phù hợp trong đời sống. II. Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật: - Về nguyên tắc, mỗi quy phạm pháp luật có ba bộ phận là giả định, quy định và chế tài. 1. Giả định: Giả định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức nào ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó. Trong giả định của quy phạm pháp luật cũng nêu lên chủ thể nào ở vào những điều kiện, hoàn cảnh đó. * Ví dụ về giả định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện 5

hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Bộ phận giả định của quy phạm là: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”. 2. Quy định: Quy định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép hoặc buộc phải thực hiện. Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào? * Ví dụ về quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). Bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì). Hoặc “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này” (Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015), bộ phận quy định của quy phạm là: “thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”. Mệnh lệnh được nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật có thể dứt khoát (chỉ nêu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà không có sự lựa chọn. * Ví dụ: Khoản 1, Điều 12 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.”). Hoặc không dứt khoát (nêu ra 2 hoặc nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức hoặc cá nhân có thể lựa chọn cho mình cách xử sự thích hợp từ những cách xử sự đã nêu, ví dụ: Luật hôn nhân và Gia đình quy định: “Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn.; Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài”). 1. Chế tài:

6

Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh. Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật có thể sẽ được áp dụng với tổ chức hay cá nhân nào vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật. * Ví dụ về chế tài: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Bộ phận chế tài của quy phạm là “phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” III. Ý nghĩa của quy phạm pháp luật đối với quản lý và phát triển xã hội: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và lợi ích của giai cấp cầm quyền trong xã hội, được cơ cấu chặt chẽ để mọi người có thể đối chiếu với hành vi của mình mà có sự xử sự phù hợp trong đời sống.

7...


Similar Free PDFs