BÀI-TẬP-DÂN-SỰ-5-NHÓM-5-HC46B2 PDF

Title BÀI-TẬP-DÂN-SỰ-5-NHÓM-5-HC46B2
Author Anonymous User
Course Luât Dân sự 1
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 13
File Size 288.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 61
Total Views 349

Summary

Download BÀI-TẬP-DÂN-SỰ-5-NHÓM-5-HC46B2 PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH KHOA: LUẬT HÀNH CHÍNH 

BÀI TẬP DÂN SỰ LẦN 5 ĐỀ TÀI: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ GVHD: ThS. Ngô Thị Anh Vân LỚP: 130-HC46B2 Thành viên: STT 1 2 3 4 5 6 7 8

TÊN Thuận Thị Nữ Vàng Cao Thị Thu Mai Thị Yến Thi Vũ Ngọc Uyên Đậu Hoàng Anh Thư Phan Thị Thanh Thùy Trần Minh Thuận Phạm Lê Béc Ty

MSSV 2153801014292 2153801014253 2153801014251 2153801014291 2153801014259 2153801014256 2153801014254 2153801014236

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 3 NĂM 2022

1

MỤC LỤC: CHƯƠNG 1

Di sản thừa kế...................................................................................................3

1.1 Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời................................................................................................................................3 1.2 Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?..........................................................3 1.3 Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.......................................................................................................................................4 1.4 Trong Bản án số 08, Toà án có coi diện tích đất tăng 85,5m 2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bán án có câu trả lời?..........4 1.5 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Toà án trong Bản án số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất..................................................4 1.6 Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, phần di sản của Phùng Văn N là bao nhiêu? Vì sao?..................................................................................................................5 1.7 Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K có được coi là di sản để chia không? Vì sao?..............................................................................5 1.8 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K.......................................................................5 1.9 Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản để chia không? Vì sao?.........................................................................................................................................5 1.10 Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất trên là bao nhiêu? Vì sao?..............................................................................................................5 1.11 Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m 2 có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao?................5 1.12 Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao?................6 CHƯƠNG 2

Quản lý di sản...................................................................................................6

2.1 Trong Bản án số 11, Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý di sản của ông Đ và bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục không, vì sao?..............................................6 2.2 Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người quản lý di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời......................................................................................6 2.3 Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời..................................................................7 2.4 Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu sửa lại di sản như trong Bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời...............................................7

2

2.5 Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại cho người khác quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiện giao lại cho con trai) không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời...............................................................................................................7 2.6 Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý không có quyền tự thỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời……....................................................................................................................................7 CHƯƠNG 3

Thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế......................................................................8

3.1

Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam...................................8

3.2

Pháp luật nước ngoài có áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia di sản không?............8

3.3 Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời?...............................................................9 3.4 Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?......................................9 3.5 Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được công bố có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?.............................................................9 3.6

Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên..............................................9

CHƯƠNG 4

Tìm kiếm tài liệu..............................................................................................9

4.1 Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật về tài sản và pháp luật về thừa kế được công bố trên các Tạp chí chuyên ngành Luật từ đầu năm 2018 đến nay.Khi liệt kê, yêu cầu viết theo trật tự theo tên tác giả và việc liệt kê phải thỏa mãn những thông tin theo trật tự sau: 1) Họ và tên tác giả, 2) Tên bài viết để trong dấu ngoặc kép, 3) Tên Tạp chí in nghiêng 4) Số và năm của Tạp chí, 5) Số trang của bài viết (ví dụ: từ tr.41 đến 51). Các bài viết được liệt kê theo alphabet tên các tác giả (không nêu chức danh)..................................9 4.2

Cho biết làm thế nào để tìm được những bài viết trên................................................9

CHƯƠNG 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO:...............................................................................9

3

CHƯƠNG 1

Di s ả n th ừ a kếế

1.1 Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.  Theo quy định tại Điều 634 BLDS 2005 và Điều 612 BLDS 2015 thì: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”  Di sản thừa kế không bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố. Căn cứ vào Điều 612 BLDS 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.” “Và các Điều từ 659 đến 662 BLDS 2015 thì hiểu rằng trước khi chia di sản những người thừa kế phải thanh toán các nghĩa vụ của người chết để lại xong còn lại mới phân chia. Việc thực hiện nghĩa vụ không phải với tư cách là chủ thể của nghĩa vụ không phải với tư cách là chủ thể của nghĩa vụ do họ xác lập mà thực hiện các nghĩa vụ người chết để lại bằng chính tài sản của người chết.” (1) 1.2 Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?  Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới không là di sản.  Căn cứ theo Khoản 1 Điều 611, Điều 624 BLDS 2015  “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là người này được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.”  “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”  Vì vậy khi thời điểm mở thừa kế đã diễn ra trong thời điểm người có tài sản chết thì nó nằm trong ý chí của người chết được thể hiện thông qua di chúc hoặc giao tài sản cho người quản lý tài sản. Còn nếu trong thời điểm mở thừa kế thay thế bởi tài sản mới thì nó đã nằm ngoài ý chí của cá nhân sau khi chết, phát sinh một loại tài sản mới nằm ngoài khả năng, ý chí mà người chết muốn chuyển giao. Nếu thực hiện thì sẽ coi như là vi phạm điều cấm được quy định trong Điều 624 BLDS 2015 1.3 Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. Trong trường hợp, để được coi là tài sản thì theo quy định của pháp luật thì quyền sử dụng đất của người quá cố không cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:  Nghị quyết số 02/2004 của Hội đồng thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao quy định tại mục 1.4 phần II VỀ THỪA KẾ, TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT: “Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có

4

một trong các loại giấy tờ quy định tại tiểu mục 1.1, tiểu mục 1.2 mục 1 này và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 này”  Do đó đất của người chết để lại nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu có các loại giấy tờ khác chứng minh được nguồn gốc đất hoặc UBND cấp có thẩm quyền có văn bản xác nhận việc sử dụng đất là hợp pháp, đất được sử dụng lâu dài, không có tranh chấp thì Tòa án vẫn xác định được đây là di sản thừa kế và tiến hành chia thừa kế theo đúng trình tự, quy định của pháp luật. 1.4 Trong Bản án số 08, Toà án có coi diện tích đất tăng 85,5m 2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bán án có câu trả lời?  Trong Bản án số 08, Toà án coi diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản.  Tại phần Nhận định của Tòa án Đoạn: “- Đối với diện tích tăng 85,5m 2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: … Do đó, đây vẫn là tài sản của ông Hòa, bà Mai, nếu không xác định là di sản thừa kế và phân chia thì sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.” (Tr. 201) 1.5 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Toà án trong Bản án số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.  Hướng giải quyết của Tòa án trong Bản án số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hợp lý. Vì “Gia đình ông Hòa đã xây dựng ngôi nhà 3 tầng, sân và lán bán hàng trên một phần diện tích chưa được cấp giấy chứng nhận; diện tích này hộ ông Hòa đã quản lý, sử dụng ổn định nhiều năm nay, các hộ liền kề đã xây dựng mốc giới rõ ràng, không có tranh chấp… Do đó đây vẫn là tài sản của ông Hòa và bà Mai, chỉ có điều là đương sự phải thực hiện thuế đối với nhà nước, nếu không xác định là di sản thừa kế và phân chia thì sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự”. 1.6 Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m 2 đất, phần di sản của Phùng Văn N là bao nhiêu? Vì sao?  Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, phần di sản của Phùng Văn N là 133,5m2.  Vì theo Án lệ số 16/2017/AL “bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K diện tích 131m2 trong tổng diện tích 398m2 của thửa đất trên; phần diện tích đất còn lại của thửa đất là 267,4m2”, “Việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K các con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng không ai có ý kiến phản đối gì, các con của bà Phùng Thị G có lời khai bà Phùng Thị G bán đất để lo cuộc sống của bà và các con. Nay ông Phùng Văn K cũng đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, có cơ sở để xác định các con bà Phùng Thị G đã đồng ý để bà Phùng Thị G chuyển nhượng diện tích 131m2 nêu trên cho ông Phùng Văn K. Tòa án cấp phúc thẩm không đưa diện tích đất bà Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng Văn K vào khối tài sản để chia là có căn cứ”, “Tuy nhiên, diện tích 267m 2 đất đứng tên bà Phùng Thị G, nhưng được hình thành trong thời gian hôn nhân nên phải

5

được xác định là tài sản chung của vợ chồng ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G chưa chia”, “Đối với 1/2 diện tích đất trong tổng diện tích 267m2 đất chung của vợ chồng là phần di sản của ông Phùng Văn N để lại nay đã hết thời hiệu chia thừa kế”.  Như vậy Tòa án đã xác định trong 389m2 thì bà G đã chuyển nhượng 131m 2 để lo cuộc sống gia đình và Tòa án có căn cứ các đồng thừa kế còn lại cũng đồng ý nên không tính vào phần di sản còn lại. Nên di sản của ông Phùng Văn N là ½ diện tích đất 267m2 là 133,5m2. 1.7 Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K có được coi là di sản để chia không? Vì sao?  Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K không được coi là di sản để chia.  Vì theo Án lệ số 16/2017/AL “Việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K các con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng không ai có ý kiến phản đối gì, các con của bà Phùng Thị G có lời khai bà Phùng Thị G bán đất để lo cuộc sống của bà và các con. Nay ông Phùng Văn K cũng đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, có cơ sở để xác định các con bà Phùng Thị G đã đồng ý để bà Phùng Thị G chuyển nhượng diện tích 131m2 nêu trên cho ông Phùng Văn K. Tòa án cấp phúc thẩm không đưa diện tích đất bà Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng Văn K vào khối tài sản để chia là có căn cứ”. Như vậy theo Án lệ trên thì việc bà G chuyển nhượng phần diện tích đất cho ông Phùng Văn K các đồng thừa kế đều biết và đồng ý để chăm lo cuộc sống gia đình nên không tính vào phần di sản đã chia. 1.8 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K.  Việc xác định phần diện tích chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K không phải là di sản là việc hoàn toàn hợp lý. Vì:  Các đồng thừa kế đã đồng ý việc chuyển nhượng đất của bà Phùng Thị G cho ông Phùng Văn K. Dù các đồng thừa kế của ông Phùng Văn N không thể hiện sự đồng ý qua các văn bản nhưng việc các thừa kế không phản đối cũng có thể được coi là sự đồng ý của các thừa kế đó. Vì các đồng thừa kế đều đồng ý việc bà G định đoạt phần tài sản trên nên phần đất chuyển nhượng không còn nằm trong khối di sản của ông N.  Khoản tiền thu được sau khi bán đất được bà G sử dụng để trang trải cuộc sống và nuôi nấng các con (theo như lời khai của các bên), nên các thừa kế đều được lợi từ việc làm của bà G. Như vậy, việc bán đất của bà G không xâm phạm lợi ích của bất cứ thừa kế nào. 1.9 Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản để chia không? Vì sao?  - Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó không được coi là di sản để chia. Vì:

6

+ Tài sản chung của vợ chồng bà G và ông N là 398m2 đất, sau khi ông N mất mà không để lại di chúc hay thỏa thuận khác thì Tài sản chung của hai vợ chồng được chia đôi là 196m2 đất theo quy định Điều 33 và Điều 66 Luật HônNhân và Gia đình năm 2014. Theo quy định hàng thừa kế thứ nhất tại điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 được chia thừa kế như nhau, có quyền ngang nhau đối với tài sản mà ông N để lại.  Bà G tự ý bán 131m 2 đất cho ông K mà không có sự đồng ý của con bà và sử dụng tiền không đúng vì mục đích riêng cho bà thì có thể xem bà G đã bán phần đất thuộc phần khối tài sản của hai vợ chồng (196m2). Việc mua bán này sẽ không ảnh hưởng đến phần tài sản mà đồng thừa kế khác được hưởng di sản của ông N sẽ được chia đều cho các con bà là 196m2.  Điều này là hoàn toàn không hợp lý vì bà G quyết định đoạt phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của hai vợ chồng được chia đôi. Phần tiền thu được từ giao dịch không được sử dụng vì lợi ích của các đồng thừa kế khác nên không thể xem như đã chia thừa kế ứng với phần di sản này. 1.10 Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diệ n tích đất trên là bao nhiêu? Vì sao? 

 Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất trên là 133,5m2. Vì trong phần nhận định của tòa án đoạn: “Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K diện tích 131m 2 trong tổng diện tích 398m2 của thửa đất trên; phần diện tích đất còn lại của thửa đất là 267,4m 2. Vì vậy, có cơ sở để xác định các con bà Phùng Thị G đã đồng ý để bà Phùng Thị G chuyển nhượng diện tích 131m2 nêu trên cho ông Phùng Văn K. Tòa án cấp phúc thẩm không đưa diện tích đất bà Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng Văn K vào khối tài sản để chia là có căn cứ.” và trong phần nhận định của tòa án đoạn: “Bà Phùng Thị G chỉ có quyền định đoạt 1/2 diện tích đất trong tổng diện tích 267m2 đất chung của vợ chồng bà. Do đó, phần di sản của bà Phùng Thị G để lại là 1/2 khối tài sản (133,5m2).” 1.11 Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m 2 có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao?  Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m 2 là thuyết phục. Vì:  Trước khi chết bà G có lập di chúc (ngày 05/03/2009) để lại cho chị Phùng Thị H1 (con gái bà Phùng Thị G) diện tích 90m 2 đất trong tổng diện tích của bà 133,5m 2 đất trên, di chúc có chứng thực và bà Phùng Thị G lập di chúc khi còn minh mẫn và nội dung di chúc theo ý nguyện của bà Phùng Thị G nên căn cứ theo Điều 630 BLDS 2015 thì di chúc hợp pháp.  Bà G có diện tích đất là 133,5m2 nhưng đã lập di chúc cho chị H1 90m 2 và di chúc hợp pháp thì phần diện tích đất còn lại là 43,5m2.  Đây không phải là nội dung của Án lệ số 16. Vì án lệ số 16 có nội dung về việc công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng.

7

1.12 Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao?  Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m 2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” là thuyết phục. Vì:  Bà G có diện tích đất là 133,5m2 nhưng đã lập di chúc cho chị H1 90m 2, không đề cập đến 5 người con còn lại và di chúc hợp pháp thì phần diện tích đất còn lại là 43,5m2 và căn cứ theo điểm a Khoản 1 Điều 650 BLDS 2015 phần di sản (diện tích đất còn lại là 43,5m2) không được định đoạt trong di chúc thì sẽ thừa kế theo pháp luật.  5 người con còn lại điều thuộc hàng thừa kế theo quy định tai điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 nên được hưởng quyền di sản bằng nhau ứng với 5 kỷ phần.  Đây không phải là nội dung của Án lệ số 16. Vì án lệ số 16 có nội dung về việc công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng. CHƯƠNG 2 Quản lý di sản 2.1 Trong Bản án số 11, Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý di sản của ông Đ và bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục không, vì sao?  Tòa án xác định Phạm Tiến H là người có quyền quản lý di sản của ông Đ và bà T; việc xác định như trên cho Phạm Tiến H là người có quyền quản lý di sản của ông Đ và bà T rất thuyết phục, vì “ ngoài ông Thiện; những người còn lại ở hàng thừa kế thứ nhất đều nhất trí giao cho anh Phạm Tiến H quản lý khối di sản của ông Đ, bà T. Xét thấy, các ông bà Hiệu, Liền, Nhi, Nhường, Hoài, Hài đều có đủ năng lực hành vi dân sự; quyết định dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện; không bị lừa dối, ép buộc; không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội. Do đó, việc Tòa án cấp sơ thẩm giao quyền quản lý di sản cho anh Phạm Tiến H là phù hợp.” 2.2 Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người quản lý di...


Similar Free PDFs