Bài-thuyết-trình-của-nhóm-1 -Các-phương-thức-thanh-toán-quốc-tế-1 PDF

Title Bài-thuyết-trình-của-nhóm-1 -Các-phương-thức-thanh-toán-quốc-tế-1
Author Như Quyên Nguyễn
Course Principles of Accounting
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 21
File Size 515.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 170
Total Views 560

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPỒ CHÍ MINHTiểu luận trình bày mônThanh toán quốc tếĐề tài 1:Phương thức thanh toán: CAD, ghi sổ, chuyển tiềnGIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : NGUYỄN TRUNG THÔNGNHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 1-NĂM THỰC HIỆN 2021-Danh sách nhóm 1:Số thứ tự Tên Lớp Nhiệm vụ Mức độ h...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

Tiểu luận trình bày môn Thanh toán quốc tế Đề tài 1:

Phương thức thanh toán: CAD, ghi sổ, chuyển tiền

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : NGUYỄN TRUNG THÔNG NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 1 -NĂM THỰC HIỆN 2021-

Danh sách nhóm 1: Số thứ tự

Tên

Lớp

Nhiệm vụ

Mức độ hoàn thành 100%

1

Nguyễn Thanh Hiền

KS001

Tổng hợp tiểu luận, hoàn thiện nội dung phần C.II

2

Nguyễn Như Quyên

KS001

Thuyết trình, hoàn thiện nội dung phần B.III

100%

3

Nguyễn Thị Ngọc Huyên

KS001

Hoàn thiện nội dung phần A.I

100%

4

Hồ Phương Thùy

SK001

Hoàn thiện nội dung phần B.I

100%

5

Nguyễn Hà Giang

SK002

Hoàn thiện nội dung phẩn C.I

100%

6

Nguyễn Vương Việt Trung

SK001

Thuyết trình, hoàn thiện nội dung phần C.III

100%

7

Đỗ Gia Linh

KS001

Hoàn thiện nội dung phần A.III

100%

8

Vũ Thị Minh Anh

KS002

Thuyết trình, hoàn thiện nội dung phần A.II

100%

9

Dương Ngọc quỳnh Thi

SK001

Hoàn thiện nội dung phần B.II

100%

10

Lê Nguyên Tú

SK001

Soạn PowerPoint

100%

Mục Lục A.Phương thức CAD : I/ Khái niệm, đặc điểm, đối tượng tham gia, quy trình ............................. II/ Ưu, nhược điểm rủi ro, trường hợp áp dụng ................................................ III/các quy định về điều kiện thanh toán, quy trình thanh toán,.. các chứng từ liên quan tại 1 ngân hàng thương mại tại VN. ..................................................

B. Phương thức ghi sổ: I/ Khái niệm, đặc điểm, đối tượng tham gia, quy trình ............................. II/ Ưu, nhược điểm rủi ro, trường hợp áp dụng ................................................ III/các quy định về điều kiện thanh toán, quy trình thanh toán,.. các chứng từ liên quan tại 1 ngân hàng thương mại tại VN. ..................................................

C.Phương thức chuyển tiền : I/ Khái niệm, đặc điểm, đối tượng tham gia, quy trình ............................. II/ Ưu, nhược điểm rủi ro, trường hợp áp dụng ................................................ III/các quy định về điều kiện thanh toán, quy trình thanh toán,.. các chứng từ liên quan tại 1 ngân hàng thương mại tại VN. .................................................. D. Tài liệu tham khảo

Tiểu luận

A.Phương thức CAD : I. Khái niệm, đặc điểm, đối tượng tham gia, quy trình 1. Khái niệm : - CAD - Phương thức giao chứng từ trả tiền ngay là phương thức thanh toán, trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở tài khoản tín thác để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, với điều kiện nhà xuất khẩu trình những chứng từ theo yêu cầu đã được thỏa thuận cho ngân hàng để được thanh toán tiền. - Tài khoản tín thác là tài khoản ký quỹ do ngân hàng mở cho người nhập khẩu, dựa trên mối quan hệ ủy thác của người nhập khẩu cho ngân hàng. - Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu nhưng lại giao toàn bộ chứng từ cho ngân hàng của người xuất khẩu để ngân hàng này khống chế giúp chứng từ 2. Đặc điểm : chỉ áp dụng trong các điều kiện sau: - Quan hệ bạn hàng tốt và thân tín giữa hai bên xuát và nhập khấu. Đặc biệt người NK phải rất tin tưởng ở người XK. - Khi bán những mặt hàng khan hiếm trên thị trường và người XK muốn có đảm bảo chắc chắn trong thanh toán. - Áp dụng phương thức trả tiền ngay - Áp dụng trong trường hợp người mua có đại diện ở nước xuất khẩu để giám sát quá trình giao hàng Lưu ý: Phương thức thanh toán CAD chl thực sự có lợi cho người XK, khi họ chọn được ngân hàng uy tín và bộ chứng từ có khả năng lấy được. Trong các phương thức thanh toán quốc tế, thì tín dụng chứng từ được người ta sử dụng nhiều hơn cả 3. Đối tượng tham gia : Bên tham Khái niệm Quyền gia Người Là người có nhu cầu Yêu cầu ngân hàng mở

Nghĩa vụ Phải hoàn thành nghĩa vụ thanh toán

mua (nhà nhập khẩu)

hàng hóa nên họ sẽ liên hệ với bên bán để đặt đơn mua những hàng hóa theo yêu cầu cuả họ

Người bán (nhà xuất khẩu)

Là người có hàng hóa sẽ liên lạc với bên người mua để thỏa thuận các điều khoản về hợp đồng mua bán và chuyển hàng hóa ra nước ngoài

Ngân hàng bên nhà xuất khẩu

Là ngân hàng phục vụ cho nhà xuất khẩu

Ngân hàng bên nhà nhập khẩu

Là ngân hàng phục vụ cho nhà nhập khẩu

đầy đủ cho bên bán (nhà xuất khẩu) Bên mua sẽ trả tiền trước cho bên bán một số tiền từ 10-30%giá trị hợp đồng Sau khi ngân hàng thông báo là đã nhận bộ chứng từ từ bên bán thì bên mua có nghĩa vụ trả hết số tiền còn lại cho ngân hàng để nhận được bộ chứng từ giao hàng - Được nhận tiền hàng -Bên bán (nhà xuất khẩu) sau khi - Trong trường hợp bên được ngân hàng thông báo là giữa họ mua không hoàn thành và bên nhà nhập khẩu đã thỏa thuận nghĩa vụ thanh toán thì ký kết một hợp đồng thì bên bán có bên bán có quyền yêu cầu nghĩa vụ là giao hàng cho người mua ngân hàng của bên mua trả theo đúng thỏa thuận trong hợp lại bộ chứng từ giao hàng đồng,lập chứng từ xuất trình cho để tìm cách bán lô hàng ngân hàng cho đơn vị khác hoặc yêu cầu tái xuất lô hàng đi nước khác hoặc đưa trả lại bên nước xuất khẩu Nhận phí khi làm trung -Tài trợ cho nhà xuất khẩu thực hiện gian thanh toán thương mại quốc tế. -Tiến hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu theo yêu cầu trong bản ghi nhớ -Ngân hàng sẽ chuyển chứng từ cho nhà nhập khẩu thông qua ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu để nhà nhập khẩu đi nhận hàng Nhận phí khi làm trung -Tài trợ cho nhà nhập khẩu thực hiện gian thanh toán thương mại quốc tế -Kiểm tra bộ chứng từ thanh toán hàng nhập -Thực hiện chuyển tiền vào tài khoản ký thác đồng thời thông báo cho nhà xuất khẩu biết về tài khoản ký thác đã bắt đầu hoạt động thông qua ngân hàng nhà phục vụ xuất khẩu.

cho mình một tài khoản tín thác ,số dư tài khoản bằng 100% giá trị hợp đồng để thanh toán cho nhà xuất khẩu

4. Quy trình thanh toán :

(1). Sau khi ký hợp đồng với nhà xuất khẩu (trong đó phương thức thanh toán được quy định sử dụng là CAD), người nhập khẩu cần đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu thực hiện dịch vụ CAD. Để làm được điều đó, người nhập khẩu và ngân hàng sẽ thỏa thuận và ký một bản ghi nhớ (Memorandum), gồm những nội dung sau:  Phương thức thanh toán (Means of payment): CAD.  Số tiền ký quỹ (pledged Amount) trị gíá 100% thương vụ.  Những chứng từ yêu cầu (Required Documents).  Phí dịch vụ (Commission). (2). Sau khi nhà nhập khẩu chuyển đẩy đủ số tiền ký quỹ, một tài khoản tín thác (Trust Account) sẽ được mở để ghi số tiền ký qụỹ, đồng thời Ngân hàng cũng thông báo cho người xuất khẩu về việc tài khoản tín thác đã hoạt động. (3). Sau khi kiểm tra các điều kiện của tài khoàn tín thác, nếu chấp nhận nhà XK giao hàng cho người vận tải để chuyển đến nơi nhà NK yêu cầu. (4). Nhà XK sau khi tiến hành giao hàng thi xuất trình những chứng từ mà Memorandum yêu cầu tại Ngân hàng. (5). Ngân hàng tiến hành kiểm tra chứng từ theo yêu cầu của Memorandum, nếu thấy phù hợp thì tiến hành ghi Có cho người XK và ghi Nợ tài khoản ký quỹ của người NK, sau khi đã thu phí dịch vụ Ngân hàng theo chỉ thị trong Memorandum. (6). Ngân hàng giao chứng từ lại cho nhà NK. *Quy trình chi tiết:

1.Trường hợp chỉ có 01 ngân hàng là ngân hàng của người XK tham gia: Thường được áp dụng nhất :  Người NK ký quỹ 100% tiền hàng tại ngân hàng của người XK bằng cách mở một tài khoản tín thác (Trust Account)-Kya quỹ có nghĩa là tiền người NK bị giam lại nhưng người XK cũng không được dùng đến tiền này.  Ngân hàng thông báo cho người XK biết người NK đã ký quỹ.  Người XK giao hàng dưới sự giám sát của đại diện người NK  Nếu hàng hóa ổn thỏa, đại diện người NK sẽ cấp Thư xác nhận cho người XK.

2.Trường hợp có 02 ngân hàng tham gia: ngân hàng của người XK và ngân hàng cuả người NK:  Người XK giao hàng dưới sự giám sát của đại diện người NK  Người XK lập bộ chứng từ gửi cho đại diện người NK.  Đại diện người NK báo cho người NK biết đã nhận được bộ chứng từ.  Người NK yêu cầu ngân hàng của NK chuyển tiền cho người XK thông qua ngân hàng của người XK. II. / Ưu, nhược điểm rủi ro, trường hợp áp dụng : 1. Ưu điểm: a. Đối với chuyển tiền CAD nhập khẩu: Phương thức thanh toán này rất được ưu chuộng và khá phổ biến trên thế giới vì thủ tục ít phức tạp và ít rủi ro cho nhà nhập khẩu. Các doanh nghiệp nhập khẩu thanh toán theo CAD sẽ giúp họ có cơ hội nhận được chứng từ nhanh chóng và tăng cường mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác xuất khẩu do việc thanh toán diễn ra tức thì. Thủ tục thanh toán đơn giản (chỉ cần chuyển đủ tiền vào tài khoản ký thác).

Rút ngắn thời gian thanh toán do việc xử lý chứng từ đơn giản và trực tiếp. b. Đối với chuyển tiền CAD xuất khẩu: Rất được ưu chuộng vì người bán nhập được tiền nhanh (vì chỉ khi nhà nhập khẩu chuyển đủ tiền ký quỹ thì ngân hàng mới thông báo cho nhà xuất khẩu để giao hàng) và thủ tục ít phức tạp. Các doanh nghiệp sử dụng phương thức này sẽ giúp rút ngắn thời gian nhận tiền do việc xử lý chứng từ đơn giản và trực tiếp bởi môt ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu. Thủ tục thanh toán đơn giản (vì ngân hàng thanh toán cho nhà xuất khẩu chủ yếu căn cứ vào loại chứng từ phải xuất trình chứu không phải kiểm tra nội dung của từng chứng từ như phương thức LC) Chi phí thấp do thủ tục thanh toán nhanh Rút ngắn thời gian thanh toán do việc xử lý chứng từ trực tiếp 2. Nhược điểm: Chỉ có lợi cho nhà xuất khẩu, còn nhà nhập khẩu thì hầu như không có lợi. Nhà nhập khẩu phải có đại diện hay chi nhánh ở nước nhà xuất khẩu vì phải xác nhận hàng hóa trước khi gửi nhằm tránh những trường hợp người bán xuất trình chứng từ không phù hợp với hàng hóa thực giao (điều này rất khó khăn cho nhà nhập khẩu vì mỗi lần nhập khẩu một loại hàng hóa nào đó phải cử đại diện, làm tăng chi phí) Nhà nhập khẩu phải ký quỹ để thực hiện phương thức này nên sẽ dẫn đến việc ứ đọng vốn ở ngân hàng. Nếu nhà xuất khẩu không giao hàng thì tiền ký quỹ sẽ không được hưởng lãi suất. Chỉ áp dụng khi hai bên tin tưởng lẫn nhau và hàng hóa thuộc loại khan hiếm (đối với thanh toán quốc tế việc hai bên phải tin tưởng lẫn nhau là rất khó, bởi không có một cam kết nào chứng minh được điều này) Một số đối tượng xấu giả danh làm bên nhập khẩu đã tìm cách vô hiệu hóa phương thức CAD bằng cách khi bên nhập khẩu không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán, bên xuất khẩu không thể bán lô hàng cho đơn vị nhập khẩu khác và

cũng không thể tái xuất lô hàng ra khỏi nước nhập khẩu. Kết cục thường là bên xuất khẩu mất trắng lô hàng. 3. Điều kiện áp dụng: - Người mua và người bán có quan hệ mua bán tốt, tin tưởng lẫn nhau. - Áp dụng trong mua bán những mặt hàng khan hiếm - Áp dụng phương thức trả tiền ngay - Áp dụng trong trường hợp người mua có đại diện ở nước xuất khẩu để giám sát quá trình giao hàng Lưu ý: Phương thức CAD chỉ thực sự có lợi cho nhà xuất khẩu, khi họ chọn được ngân hàng uy tín và bộ chứng từ có khả năng lấy được. III/ các quy định về điều kiện thanh toán, quy trình thanh toán,.. các chứng từ liên quan tại 1 ngân hàng thương mại tại VN 1.Bộ chứng từ sử dụng trong phương thức thanh toán CAD, khi hàng hóa được giao trực tiếp cho người nhập khẩu: - Thư xác nhận đã giao hàng cho người mua có đại diện ở nước xuất khẩu cấp. - Bản sao vận đơn và hóa đơn thương mại có xác nhận của đại diện người mua tại nước xuất khẩu. - 03 bản vận đơn gốc. - Hóa đơn thương mại. - Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa. 2. Bộ chứng từ sử dụng trong phương thức trả ngay sau khi giao hàng cho ngoại quan: Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ đối với hàng hóa từ nước ngoài, hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng. Kho ngoại quan được phép thành lập ở các khu vực sau:

+ Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đầu mối giao lưu hàng hóa giữa Việt Nam với nước ngoài, có điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. + Các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, các khu kinh tế đặc biệt khác. + Kho ngoại quan, hàng hóa, phương tiện vận tải ra, vào hoặc lưu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. - Thư xác nhận đã giao hàng cho người mua có đại diện tại nước xuất khẩu cấp. - Bản sao của hóa đơn giao nhận hàng hóa có xác nhận của người đại diện nhà nhập khẩu. - Hóa đơn thương mại gồm 3 bản sao được xác nhận bởi đại diện của nhà nhập khẩu. - Biên bản nhận hàng của kho ngoại quan trên đó có xác nhận và chữ kí của người đại diện bên nhà nhập khẩu. - Thư yêu cầu chuyển tiền của nhà nhập khẩu từ tài khoản tín khác.

B .Phương thức ghi sổ: I.Khái niệm, đặc điểm, đối tượng tham gia, quy trình 1. Khái niệm. Open Account hay còn được hiểu là phương thức ghi sổ, đây là một trong những phương thức mà các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều trong kinh doanh thương mại quốc tế. Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán quốc tế, trong đó nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành giao hàng thì ghi Nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ theo dõi và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường theo định kỳ như đã thỏa thuận. 2. Đặc điểm.:

- Không có sự tham gia của ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực hiện thanh toán. - Chỉ có hai bên tham gia thanh toán là nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. - Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. Nếu người nhập khẩu mở tài khoản để ghi thì tài khoản này chỉ là tài khoản theo dõi, không có hiệu lực thanh toán. - Hai bên mua bán phải thực sự tin tưởng lẫn nhau. - Dùng chủ yếu trong mua bán hàng đổi hàng hay cho một loạt các chuyến hàng thường xuyên, định kì trong một thời gian nhất định. - Giá hàng trong phương thức ghi sổ thường cao hơn giá hàng bán trả tiền ngay. Hiện nay, có khoảng 60% kim ngạch buôn bán giữa nước Anh và các nước EU sử dụng phương thức thanh toán ghi sổ; bởi vì, giữa các nước này có sự tương đồng về văn hóa, tập quán kinh doanh, luật lệ, các khách hàng có mối quan hệ kinh doanh truyền thống, thường xuyên, lâu dài và tin tưởng lẫn nhau. 3.Đối tượng tham gia. -Nhà nhập khẩu(người mua) -Nhà xuất khẩu(người bán) 4.Quy trình của phương pháp ghi sổ.

(1) Người bán giao hàng hoặc dịch vụ cùng với gửi chứng từ hàng hóa cho người mua. (2) Báo nợ trực tiếp giữa người bán và người mua.

(3) Người mua dùng phương thức chuyển tiền để trả tiền khi đến định kỳ thanh toán. (4) Ngân hàng nhập khẩu chuyển trả tiền cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng dịch vụ người xuất khẩu. (5) Ngân hàng báo có cho người xuất khẩu.

II. / Ưu, nhược điểm rủi ro, trường hợp áp dụng 1.Ưu điểm : - Ngân hàng không tham gia xử lý các chứng từ và can thiệp vào quá trình thanh toán nên các thủ tục được giảm nhẹ, tiết kiệm được chi phí thanh toán - Đối với người xuất khẩu, đây là phương thức bán hàng đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp, thường được thực hiện giữa các đối tác không có sự hoài nghi về độ tín nhiệm và các rủi ro trong thanh toán không phát sinh. Do chi phí bán hàng thấp nên nhà xuất khẩu có thể giảm giá bán nhằm tăng khả năng cạnh tranh, thu hút thêm đơn đặt mạng mới với số lượng, tăng được doanh thu và lợi nhuận - Đối với người mua, đây là phương thức thanh toán rất có lợi thường bán xong hàng mới trả tiền. Quyết định đoạt về hàng hóa và thanh toán do người mua quyết định 2.Nhược điểm: -Đây là phương thức thanh toán không có lợi đối với người xuất khẩu vì rủi ro thanh toán cao và bị ứ đọng vốn. Sau khi nhận hàng, nhà nhập khẩu có thể không thanh toán hoặc không thể thanh toán, hoặc chủ tâm trì hoãn kéo dài thời gian thanh toán. - Về lý thuyết, cho dù quyền sở hữu hàng hóa có thể được bảo lưu, nhưng thực tế nhà xuất khẩu khó lòng kiểm soát một khi đã chuyển hàng hóa cho nhà nhập khẩu. - Ngoài ra, nhà nhập khẩu có thể dàn dựng tranh chấp về chất lượng hoặc khiếu nại về sự khiếm khuyết hay thiếu hụt hàng hóa như là nguyên cớ để yêu cầu giảm giá. Đứng trước tình hình này, nhà xuất khẩu chỉ có ba cách lựa chọn: (i) quyết định

giảm giá; (ii) tìm đối tác mua khác; (iii) chở hàng quay về nước. Để phòng ngừa rủi ro này, nhà xuất khẩu phải mua bảo hiểm tín dụng hoặc yêu cầu nhà nhập khẩu cấp một thư tín dụng dự phòng 3.Trường hợp áp dụng: Với đặc điểm của phương thức ghi sổ, nó sẽ phù hợp trong trường hợp nhà nhập khẩu khan hiếm ngoại tệ, khi đó họ chấp nhận trả giá cao hơn, đổi lại họ sẽ mua được hàng hoá. Nó cũng phù hợp trong các mối quan hệ mua bán hàng đổi hàng hoặc hàng bán giao làm nhiều lần. Phương thức này chỉ áp dụng giữa các bên có quan hệ mua bán thường xuyên và tin cậy lẫn nhau, giữa nội bộ các công ty với nhau. Nó cũng có thể được áp dụng trong các thanh toán phi mậu dịch, trong phương thức giao dịch hàng đổi hàng, gửi bán, đại lí kinh tiêu, dùng với các hợp đồng giao hàng nhiều lần, thường xuyên trong một thời kì nhất định, dùng trong giao dịch mua bán trong nội địa phổ biến hơn trong TTQT.

III/ Các quy định về điều kiện thanh toán, quy trình thanh toán,.. các chứng từ liên quan tại 1 ngân hàng thương mại tại VN 1.

Điều kiện áp dụng phương thức ghi sổ:

- Là nhà nhập khẩu. - Áp dụng thanh toán giữa công ty mẹ, công ty con đóng trụ sở ở các nước khác nhau. - Người bán và người mua có mối quan hệ làm ăn lâu dài, thực sự tin cậy lẫn nhau, người bán khống chế được quá trình thanh toán của người mua. Lưu ý: + Để đảm bảo an toàn cho nhà xuất khẩu, các bên có thể áp dụng biện pháp bảo đảm như thư bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng dự phòng, đặt cọc,...

+ Trong phương pháp ghi sổ nhà xuất khẩu mở tài khoản (mở sổ) còn nhà nhập khẩu không mở sổ song song. Trường hợp có mở sổ thì chỉ có giá trị theo dõi chứ không có giá trị thanh toán. - Hiện nay, không có một bộ luật quốc tế hay tập quán quốc tế thống nhất nào điều chỉnh PTTT ghi sổ nên các bên thường thoả thuận áp dụng luật quốc gia của nước mở sổ cái. - Khi kí hợp đồng phải thoả thuận rõ: • Đồng tiền sử dụng ghi nợ trên sổ cái của Người ghi sổ • Căn cứ ghi nợ trên sổ cái (HP hay HĐTM…) • Căn cứ nhận nợ của Người được ghi sổ là HĐ thực hiện hoặc dựa vào kết quả tiếp nhận hàng hoá • Định kỳ giao hàng và định kỳ thanh toán tiền hàng • Phương thức chuyển tiền • Điều khoản phạt nếu thanh toán chậm (mức phạt và thời gian phạt…) 2.

Các chứng từ liên quan tại 1 ngân hàng thương mại tại Việt Nam:

Không có sự tham gia của ngân hàng trong khâu xử lý chứng từ, nên giảm được công việc giấy tờ, từ đó giảm được chi phí giao dịch.

C .Phương thức chuyển tiền I.Khái niệm, đặc điểm, đối tượng tham gia, quy trình 1.Khái niệm, đặc điểm: Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó một khách hàng (người chuyển tiền: người trả tiền, người mua, người nhập khẩu…)

yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người khác (người thụ hưởng: người bán, đơn vị xuất khẩu, người nhận tiền…) ở một số địa điểm xác định trong một khoảng thời gian nhất định bằng phương tiện chuyển tiền khách hàng yêu cầu.

2.Đối tượng tham gia: Thông thường tham gia vào nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế gồm có 4 bên: - Người nhập khẩu – người chuyển tiền: Remitter. - Người xuất khẩu – người thụ hưởng: Beneficiary. - Ngân hàng của người nhập khẩu – ngân hàng chuyển: Remitting Bank. - Ngân hàng của người xuất khẩu – ngân hàng đại lý: Corresponding Bank.

3.

Hình thức chuyển tiền: - Chuyển tiền bằng thư chuyển tiền (M/T Mail Transfer): Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền bằng cách gởi thư ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người thụ hưởng. - Chuyển tiền bằng điện báo (T/T Telegraphic Transfer): Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền bằng cách điện ra lệnh cho ngâ...


Similar Free PDFs