BÁO CÁO MÁY TÁCH HẠT NGÔ - This is also good for engineer PDF

Title BÁO CÁO MÁY TÁCH HẠT NGÔ - This is also good for engineer
Author Cường Nguyễn
Course tổ chức hoạt động trải nghiệm ở TH
Institution Đại học Sư phạm Hà Nội
Pages 39
File Size 1.5 MB
File Type PDF
Total Downloads 34
Total Views 192

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾKhoa Vật LýBÁO CÁO HỌC PHẦNVẼ KỸ THUẬT CAO 2TÊN ĐỀ TÀI: MÁY TÁCH HẠT NGÔSinh viên thực hiện: Nguyễn Quốc Cường & Trần Văn Hoàng Lớp: K12 INSA Centre Val de Loire campus Huế Giáo viên hướng dẫn: ThS. Hồ Nhật Phong Bộ môn: Vẽ kĩ thuật CAO 2HUẾ, NĂM 2021TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ P...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ

Khoa Vật Lý

BÁO CÁO HỌC PHẦN

VẼ KỸ THUẬT CAO 2 TÊN ĐỀ TÀI: MÁY TÁCH HẠT NGÔ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quốc Cường & Trần Văn Hoàng Lớp: K12 INSA Centre Val de Loire campus Huế Giáo viên hướng dẫn: ThS. Hồ Nhật Phong Bộ môn: Vẽ kĩ thuật CAO 2

HUẾ, NĂM 2021

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ

Khoa Vật Lý

BÁO CÁO HỌC PHẦN

VẼ KỸ THUẬT CAO 2 TÊN ĐỀ TÀI: MÁY TÁCH HẠT NGÔ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quốc Cường & Trần Văn Hoàng Lớp: K12 INSA Centre Val de Loire campus Huế Thời gian thực hiện: 10/2021 Địa điểm thực hiện: Thừa Thiên Huế Giáo viên hướng dẫn: ThS. Hồ Nhật Phong Bộ môn: Vẽ kĩ thuật CAO 2

HUẾ, NĂM 2021

2

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN............................................ PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NHU CẦU XÃ HỘI ĐỐI VỚI MÁY TÁCH HẠT BẮP...................................................................................................... PHẦN 2: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN................................... PHẦN 3: THIẾT KẾ NGUYÊN LÝ MÁY.................................................. PHẦN 4: TÍNH TOÁN KỸ THUẬT............................................................ PHẦN 5: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG TÀI LIỆU THAM KHẢO

3

4

LỜI NÓI ĐẦU  Nước ta là nước nông nghiệp là chủ yếu, do vậy các sản phẩm từ nông nghiệp rất dòi dào. Trong thời kỳ xây dựng và phát triển nông thôn hiện nay, vấn đề thời sự nổi bậc là chương trình khuyến nông về chăn nuôi và trồng trọt. Đặc biệt là chương trình khuyến nông nhằm tăng sản lượng cây lương thực nói chung và cây bắp nói riêng được nhà nước hết sức chú trọng. Bắp là cây lương thực ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ cây bắp tăng lên rất nhanh, hiện nay bắp là cây nông nghiệp cho sản lượng hàng năm lớn hơn bất kỳ cây lương thực nào khác. Hạt bắp được sử dụng nhiều trong nghành chế biến lương thực và thực phẩm, một phần không nhỏ hạt bắp được xay, nghiền làm thức ăn chăn nuôi.Ngoài ra hạt bắp còn được sử dụng để hóa thành chất dẽo hay vải sợi, một lượng bắp nhất định được thủy phân hay được xử lí bằng emzim để sản xuất xirô một tác nhân làm ngọt và đôi khi bắp còn được chưng cất thành rượu. Bên cạnh đó Etanol từ ngô với hàm lượng < 10% như là phụ gia của xăng làm nhiên liệu cho một số động cơ với mục đích gia tăng chỉ số octan nhằm giảm ô nhiễm môi trường và giảm mức tiêu thụ xăng (được gọi là nhiên liệu sinh học). Với tầm quan trọng của việc sản xuất bắp như vậy nên diện tích trồng bắp ngày càng tăng nên lao động thủ công không thể đáp ứng cho quá trình thu hoạch, tách hạt và phân loại. Trong công tác thu hoạch các loại máy móc tiên tiến đã được đưa vào sử dụng, nhờ đó sản phẩm làm ra có chất lượng tốt hơn, lượng nhân công lao động giảm, dẫn tới giá thành giảm, tăng tính cạnh tranh của hàng hoá nước ta trong quá trình hội nhập. Do những yêu cầu cần thiết của xã hội hiện nay là giảm lao động về sức người, tăng năng suất lao động, do vậy công việc thiết kế các trang thiết bị máy móc, cộng nghệ giúp cho quá trình sản xuất, thu hoạch cũng như chế biến đạt hiệu quả cao là

vấn đề thật sự cần thiết và cấp bách. Vì vậy công tác nghiên cứu, thiết kế đặt ra cho mỗi sinh viên cơ khí ngày càng thiết thực. Trên cơ sở nhu cầu máy móc và trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tăng năng suất của cây bắp nên chúng em xin nghiên cứu và làm đề tài: ”Thiết kế máy tách hạt bắp cả vỏ’’ để giúp ích cho xã hội.

5

PHẦN 1:TỔNG QUAN VỀ NHU CẦU XÃ HỘI ĐỐI VỚI MÁY TÁCH HẠT BẮP. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ QUÁ TRÌNH THU HOẠCH VÀ TÁCH HẠT 1 ) Quá trình thu hoạch: Sau khi thu hoạch về ngô còn tươi dễ bị hỏng hạt ta cần tiến hành sạc bắp ngay. Sau đó đem ra phơi hoặc sấy khô cho đến khi đạt độ ẩm theo yêu cầu thì tiên hành đóng bao đem vào kho lưu giữ. Bắp sau khi đã già đạt đủ độ cứng của hạt thì sẽ được bẻ về, công việc này ở nước ta chủ yếu thực hiện thủ công. Hiện nay đã có loại máy thu hoạch ngô (TBN – 2 ) do Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch nghiên cứu sản xuất. Máy này thu hoạch bắp đạt năng suất bằng 40-50 lao động phổ thông, năng suất thu hoạch 0,2 ha/giờ, tỉ lệ hao hụt dưới 3%, tuy có nhiều ưu điểm song loại máy này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi do giá thành còn cao. Thông thường người ta tiến hành bẻ bắp vào những ngày trời nắng để tránh bắp bẻ về bị hỏng. 2) Quá trình tách hạt: 2.1. Quá trình tách hạt thủ công: Quả bắp sau khi được hái về sẽ được tiến hành bóc vỏ rồi tách hạt. Sau đó hạt bắp sẽ được đem phơi khô, người ta cũng có thể phơi khô rồi mới bóc vỏ, tách hạt. - Có hai cách tách hạt thủ công: -Dùng dùi ủi tách một số hàng không kề nhau trên quả bắp sau đó dùng tay xoay, chà quanh trái bắp để tách hết các hạt ra. - Dùng chày, cây đập lên đống bắp đã được phơi khô cho cứng hạt. Các hạt bắp sẽ tự động được tách ra khỏi cùi. Phương pháp này tuy nhanh hơn phương pháp trên song hạt không được tách hết, phải tốn công tách lại bằng tay. -Cả hai phương pháp này cho năng suất rất thấp, chỉ phù hợp với hộ sản xuất nhỏ và có lao động nhàn rỗi.

6

2. 2. Quá trình tách hạt bằng máy: Ở nước ta chủ yếu dùng các loại máy sau: -Máy tách hạt từ quả bắp đã được bóc vỏ. loại máy này cho năng suất cao song phải tốn nhiều thời gian và nhân công bóc vỏ. -Máy tách hạt từ quả bắp còn nguyên vỏ. loại máy này cho năng suất rất cao. Giảm được thời gian và lượng nhân công nhiều. Ngoài ra còn có loại máy thu hoạch bắp có thể tiến hành đồng thời thu hoạch, bóc vỏ và tách hạt. Loại máy này có rất nhiều ưu điểm song ở nước ta chưa chế tạo được phải nhập từ nước ngoài về nên giá thành rất đắt, chưa có nhiều ở nước ta. Hạt bắp sau khi tách sẽ được phơi khô và vận chuyển đến nơi chế biến thành thành phẩm.

7

CHƯƠNG ΙΙ: GIỚI THIỆU BẮP TRƯỚC VÀ SAU KHI TÁCH, CÁC YÊU CẦU CỦA MÁY TÁCH HẠT BẮP 1) Các tính chất của trái bắp: 1.1. Độ ẩm của bắp: Độ ẩm của bắp có liên quan mật thiết với độ bền giữa hạt và cùi bắp. Độ ẩm càng cao thì độ bền giữa hạt và cùi càng lớn. Vì vậy độ ẩm ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tách hạt. Để tạo thuận lợi cho quá trình sạc bắp bằng thực nghiệm ta thu được kết quả độ ẩm mà máy có thể sạc đạt yêu cầu < 35% . 1.2. Cơ tính của trái bắp: -Liên kết giữa cùi và hạt :

(5 8) N

-Liên kết giữa cùi và hạt lép : 7 N -Độ bền của vỏ bắp :

(90 120) N

-Độ bền của hạt bắp :

(900 1200) N

-Độ bền của cùi bắp :

(30 40) N

1.3. Thành phần của cây bắp : -Lá chiếm :25% -Thân cây

:35%

-Bắp ngô

:30%

-Rễ

:10%

1.4. Thành phần cấu tạo của bắp ngô : Cấu tạo của bắp ngô giống hình chóp - Chiều dài của bắp ngô khoảng (160-200) mm - Đường kính trung bình ( 40-60) mm Tuy nhiên độ lớn nhỏ của trái bắp phụ thuộc vào sự phát triển của cây bắp Thành phần cấu tạo : - Lá bọc ngoài

8

- Hạt

9

- Cùi bắp - Râu bắp 1.5. Tỷ lệ các thành phần của bắp ngô: - Hạt chiếm khoảng 40-50% - Lá chiếm 10% - Cùi và râu bắp chiếm khoảng 40-50% 1.6. Tính chất cơ lý hạt ngô: Những tính chất cơ lý quan trọng nhất được khảo sát lúc làm sạch và phân loại hạt là : Hệ thống thổi bay, kích thước hạt, dạng hạt, đặc tính (trạng thái ) bề mặt, trọng lượng riêng và tính đàn hồi. 1.7. Thành phần hoá học trong từng phần của ngô(% chất ngô): Thành phần (%) Prôtit

Nội nhủ 8,41

Phôi 16,34

Tinh bột

72,61

8,2

7,4

Đường

0,64

10,80

0,34

Chất béo

1,35

25,03

11,41

Xenluloza

0,65

2,75

16,85

Tro

0,68

7,55

1,27

1.8. Hàm lượng dinh dưỡng của ngô : Giá trị dinh dưỡng trong 100g : -Đường : 3,2 g -Xơ tiêu hoá : 2,7 g -Chất béo : 1,2 g -Protein : 3,2 g

Vỏ và alơron 8,27

-Vitamin A : 10 g

10

-Vitamin B1 : 0,2 mg -Vitamin B3 : 1,7 mg -Vitamin B9 : 46 g -Vitamin C : 7 mg -Sắt : 0,5 mg -Magiê : 37 mg -Kali : 270 mg 1.9. Hàm lượng nguyên tố vi lượng của ngô theo chất khô ( mg/kg) : -Cacbon

0,05 0,07

-Đồng

1 4

-Mangan

10 20

-Kẽm

10 30

-Molipden 0,50,8 -Sắt

100 150

1.10. Một số thông số khác: - Trái bắp có dạng hình chóp trụ. - Chiều dài trung bình :

(160 200) mm

- Đường kính trung bình : (4060) mm - Bề dài hạt :

( 5,512,5) mm

- Bề rộng hạt :

(5,0 10) mm

- Trọng lượng 1000 hạt :

28,6g

- Một trái bắp chứa :

(200 400) hạt

- Khối lượng riêng trái bắp: ( 200250) kg/m3 - Khối lượng riêng hạt bắp: ( 600 700) kg/m3 - Góc ma sát tính trên thép đạt độ bóng cấp 10: 230 2) Quy trình sản xuất bắp thành phẩm:

Qui trình công nghệ sản xuất hạt ngô khi được hái khỏi cây đến khi thành phẩm, là qui trình tương đối phức tạp, phải trải qua nhiều công đoạn chế biến và gia công. Trong mỗi công đoạn chế biến thành phần của bắp ngô thì bị phá huỷ, mất mát các chất có ảnh hưởng tốt đến chất lượng sản phẩm, đồng thời loại bỏ các chất có ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên quá trình sản xuất tuỳ thuộc vào trình độ kỹ thuật, công nghệ, hệ thống thiết bị .... của từng nhà máy. Qui trình công nghệ của bắp được tóm tắt như sau:

Thu hoạch

Chuyển về

Tách hạt

Nghiền thô

Phơi khô

Phân loại

Cân đo

Đóng bao thành phẩm

Chuyển vào kho

2.1. Tách hạt Mục đích tách hạt : Lấy hạt ra khỏi cùi bắp Qui định và tiêu chuẩn hạt sau khi tách : - Hạt không còn dính gốc liên kết cùi. -

Khi sạc không được làm vỡ hạt.

- Hạt chắc không lẫn lên các hạt lép. - Làm sạch các phần tử nhỏ. 2.2. Phân loại: Mục đích làm việc phân loại nhằm để nâng cao chất lượng sản phẩm. 2.3. Phơi khô:

11

Phơi khô bắp ngô là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất nguyên liệu. Trong quá trình phơi khô cần phải biết xác định bắp ngô khi nào là đạt yêu cầu do phòng kỹ thuật đề ra. 2.4. Nghiền thô : Là khâu chế biến thực phẩm chủ yếu dùng cho chăn nuôi. 2.5.Đóng bao thành phẩm Hạt ngô sau khi nghiền (thô) xong được chuyển qua khâu đóng gói bằng máy tự động hoặc thủ công để đảm bảo tiêu thụ dưới hình thức đóng bao theo tiêu chuẩn của ngành và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Tiêu chuẩn : mỗi bao trọng lượng 50kg sau khi đóng bao xong được chuyển vào kho chờ xuất hàng để tiêu thụ. 3. Bắp trước và sau khi tách hạt: 3.1. Trước khi tách hạt: Bắp sau khi già và được thu hoạch sẽ đạt độ ẩm, cơ tính như đã trình bày ở trên. Bắp có thể sạc được ngay sau khi hái về, trái bắp vẫn còn nguyên vỏ. 3.2. Sau khi tách hạt: -

Hạt không bị vỡ.

-

Hạt lép không bị lẫn vào hạt chắc.

-

Hạt không còn dính gốc liên kết với cùi.

-

Không bị lẫn các phần tử nhỏ do cùi bắp bị vỡ, vỏ bắp bị xé nhỏ,…gây ra.

-

Hạt được tách hết ra khỏi cùi.

3.3. Yêu cầu của máy tách hạt: -

Khi sạc không được làm vỡ hạt.

-

Không được để sót hạt trên cùi.

-

An toàn trong sử dụng.

-

Dễ vận hành và sữa chữa thay thế.

-

Năng suất cao.

12

Đặc biệt máy có thể dùng để tuốt lúa khi thay thế bộ phận lô trống tách và máng trống. 4. Một số hình ảnh về quả và hạt bắp:

13

14

15

16

PHẦN 2: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN - Bên cạnh phương pháp tách thủ công đã được trình bày ở trên, thì hiện nay ở nước ta chủ yếu dùng 2 loại máy tách bắp chính là: Máy tách sử dụng nguyên lý trục vít ống vít và máy tách dùng nguyên lý phân ly dọc trục.

+ Đối với máy tách dùng nguyên lý phân ly dọc trục: Bắp nguyên vỏ được đưa từ bàn cấp liệu vào cửa vào. Trong quá trình làm việc, bắp sẽ nằm giữa các khoãng của vít xoắn và răng trống tách. Dưới tác động của trống tách, bắp sẽ chuyển động dọc theo trục trống đồng thời xoay quanh trục của nó tạo ra lực trượt trên hạt. Quá trình tách hạt xãy ra giống như tách bằng tay.

+ Đối với máy tách dùng nguyên trục vít ống vít, loại máy này dùng trục vít để vừa phá vỡ liên kết giữa hạt và cùi vừa vận chuyển hạt đi ra ngoài ống bao, cùi thì được

phóng ra miệng thoát. Dù nó có nhược điểm là bắp phải được bóc vỏ trước khi sạc nên tốn nhiều công lao động, nhưng loại máy này cũng cho năng suất khá cao, kết cấu đơn giản dễ chế tạo dễ vận hành, và giá thành rẻ nên nhóm chúng em chọn mày loại này.

17

18

PHẦN 3: PHÂN TÍCH VÀ CHỌN SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY: 1. Phân tích máy: Từ các yêu cầu của máy sạc: -Khi sạc không được làm vỡ hạt. -Không được để sót hạt trên cùi. -An toàn trong sử dụng. -Dễ vận hành và sữa chữa thay thế. -Năng suất cao. 2. Chọn sơ đồ động cho máy:

19

3. Thống kê chi tiết: STT

TÊN CHI TIẾT

SỐ LƯỢNG

VẬT LIỆU

1

KHUNG ĐỨNG

1

THÉP

20 2

CỬA NẠP-NẮP TRÊN

1

NHÔM

3

THANH ĐẬP

1

THÉP+CAO SU

4

SÀNG PHÂN LOẠI

1

THÉP

5

MÁNG

1

THÉP

6

CỬA SAU

1

THÉP

7

MOTOR ĐỘNG CƠ

1

THÉP+SẮT+ĐỒNG...

8

Ổ ĐỠ BI

2

THÉP

9

PULI CHỦ ĐỘNG

1

THÉP

10

PULI BỊ ĐỘNG

1

THÉP

11

BÁNH XE

2

THÉP+CAO SU

12

DÂY CHUYỀN ĐỘNG

1

CAO SU

13

Ổ BI

2

14

BU-LÔNG VÀ ĐAI ỐC M24

4

15

BU-LÔNG VÀ ĐAI ỐC M20

6

16

BU LÔNG VÀ ĐAI ỐC M16

4

4.Nguyên lý hoạt động: *Khi máy hoạt động, với sự quay của motor, kéo theo sự quay của thanh đập, được điều chỉnh với tốc độ quay hợp lí nhằm tách hạt bắp ra khỏi lõi bắp mà không bị vỡ hạt. Sau khi quay xong, phần hạt bắp sẽ được đưa xuống sàng phân loại và bộ phận máng, sau đó được đưa ra ngoài để sử dụng. Trong khi đó, phần lõi bắp sẽ đi

ra cửa sau và thoát ra ngoài. Có thể nói với nguyên lí làm việc vô cùng đơn giản này đã tạo nên tính hiệu quả rất cao khi máy làm việc, chi phí không quá lớn để đầu tư và phù hợp cho tất cả mọi đối tượng bởi cách sự dụng vô cùng đơn giản.

PHẦN 4: YÊU CẦU VÀ TÍNH TOÁN KỸ THUẬT 1. Yêu cầu kỹ thuật: • ĐỘNG CƠ: 3 kW • NGUỒN ĐIỆN: 220 V • NĂNG SUẤT: 500-700 kg/h • TRỌNG LƯỢNG: 80 kg 2. Tính toán kỹ thuật:

21

2.1 Cửa nạp- nắp trên:

2.2 Thiết kế thanh đập và trục thanh đập:

22

23

24

25

26

2.3 Thiết kế sàng phân loại với nắp hai bên:

27

2.3 Xác định đường kính trục thanh đập:

3. Lựa chọn vật liệu:

28

29

Tổng kết lại phần tính toán:

30

31

PHẦN 5: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG 1. Vấn đề an toàn : Máy có nhiều cơ cấu chuyển động nên trong quá trình làm việc rất dễ xảy ra tai nạn lao động. Máy làm theo thời vụ và phải di chuyển nhiều nên chủ yếu dùng động cơ nổ Diezen, tuy tính cơ động cao song lại gây tiếng ồn nhiều.Cường độ tối thiệu của tiếng ồn có thể gây ra tác dụng mệt mỏi đối với cơ quan thính giác. Tiếng ồn gây mệt mỏi thính lực, đau tai, mất trạng thái cân bằng, ngủ chập chờn giật mình, mất ngủ, loét dạ dày, tăng huyết áp, hay cáu gắt, giảm sức lao động sáng tạo, giảm sự nhạy cảm, đầu óc mất tập trung, rối loại cơ bắp... Tiếng ồn gây điếc nghề nghiệp với đặc điểm là điếc không phục hồi được, điếc không đối xứng và không tự tiến triển khi công nhân thôi tiếp xúc với tiếng ồn. Tiếng

ồn tác dụng vào các cơ quan chức phận của cơ thể, lâu ngày làm cho cơ quan này mất trạng thái cân bằng. Kết quả là cơ thể bị suy nhược, máu lưu thông bị hạn chế, tai bị ù, đầu óc bị căng thẳng, khả năng lao động sẽ bị giảm, sự chú ý của con người cũng bị giảm sút và từ đó có thể gây ra tai nạn. Đi cùng với tiếng ồn là sự rung động. khi chịu tác dụng của rung động, thần kinh sẽ bị suy mòn, rối loạn dinh dưỡng, con người nhanh chóng cảm thấy uể oải và thờ ơ, lãnh đạm, tính thăng bằng ổn định bị tổn thương. Chấn động cũng gây ra bệnh khớp xương, làm rối loạn hệ thần kinh ngoại biên và trung ương. Trong quá trình sạc máy sẽ thổi ra rất nhiều bụi, bụi lơ lững trong không khí, khi bị hít vào phổi chúng sẽ gây thương tổ đường hô hấp. Khi chúng ta thở nhờ có lông mũi và màng niêm dịch của đường hô hấp mà những hạt bụi có kích thước lớn hơn 5 mm bị giữ lại ở hốc mũi tới 90%. Các hạt bụi kích thước(2-5)m dễ dàng theo không khí vào tới phế quản, phế nang, ở đây bụi được các lớp thực bào bao vây và tiêu diệt khoảng 90% nữa, số còn lại đọng ở phổi gây nên bệnh bụi phổi và các bệnh khác (bệnh silicose, asbestose, derose,...). Bệnh đường hô hấp: viêm mũi, viêm họng, phế quản,… Bệnh ngoài da: bụi có thể dính bám vào da làm viêm da, làm bịt kín các lỗ chân lông và ảnh hưởng đến bài tiết; bụi có thể bịt các lỗ của tuyến nhờn gây ra mụn; lở loét ở da;. Bụi còn gây ra chấn thương mắt, viêm mắt, mộng thịt làm đỏ mắt, trầy xước giác mạc, làm giảm thị lực. 2. Các biện pháp an toàn : + Che chắn các cơ cấu chuyển động như: che chắn bộ truyền đai, các cơ cấu lắc của sàn. Làm giảm hay triệt tiêu tiếng ồn ngay từ nơi phát sinh :

32

Đây là biện pháp chống ồn chủ yếu bao gồm việc lắp ráp có chất lượng các máy móc và động cơ, sửa chửa các máy móc đã cũ hay bị rơ. Giảm tiếng ồn tại nơi phát sinh có thể thực hiện theo các biện pháp sau: + Thay đổi tính đàn hồi và khối lượng của các bộ phận máy móc để thay đổi tần số dao động riêng của chúng tránh hiện tượng cộng hưởng. thay thép bằng

chất dẻo, tecxtolit, fibrôlit, v.v...mạ crôm hoặc quét mặt các chi tiết bằng sơn hoăc dùng các hợp kim ít vang hơn khi va chạm. + Bọc các mặt thiết bị chịu rung động bằng các vật liệu hút hoặc giảm rung động có nội ma sát lớn như bitum, cao su, tôn, vòng phớt, amiăng, chất dẻo, matit đặc biệt. + Sử dụng bộ giảm rung bằng lò xo hoặc cao su để cách rung động. Dùng phương pháp hút rung động bằng cách dùng các vật liệu đàn hồi dẻo như cao su, chất dẻo, sợi tẩm bitum, matit v.v...có môđun đàn hồi 104 - 105 N/cm2 (Lớp phủ cứng) bằng 103 N/cm 2 (lớp phủ mềm) có tổn thất trong lớn để phủ các mặt cấu kiện dao động của máy móc. -Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền : + Sự phản xạ và hút âm phụ thuộc vào tần số và góc tới của sóng âm, nó xảy ra do sự biến đổi cơ năng mà các phần tử không khí mang theo thành nhiệt năng do ma sát nhớt. Của không khí trong các ống nhỏ của vật liệu xốp, hoặc do ma sát trong của vật liệu chế tạo các tấm mỏng chịu dao động dưới tác dụng của sóng âm. Vật liệu hút âm có các loại: vật liệu có nhiều lỗ nhỏ; vật liệu có nhiều lỗ nhỏ đặt sau tấm đục lỗ; kết cấu cộng hưởng; những tấm hút âm đơn. Để cách âm thông thường là làm vỏ bọc động cơ, máy nén và các thiết bị công nghiệp khác. + Vỏ bọc làm bằng kim loại, gỗ, chất dẻo, kính và các vật liệu khác. Để giảm dao động truyền từ máy vào vỏ bọc, liên kết giữa chúng không làm cứng. Vỏ bọc nên đặt trên đệm cách chấn động làm bằng vật liệu đàn hồi.

33

+ Để chống tiến...


Similar Free PDFs