BCCD final - Grade: 8.0 PDF

Title BCCD final - Grade: 8.0
Author tín trần bá
Course Báo cáo chuyên đề kinh tế
Institution Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 27
File Size 456.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 274
Total Views 335

Summary

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÔNG- - -    - - -TIỂU LUẬNGIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNGNGHIỆP CHẾ BIẾN GẠO ĐỒ CỦA TỈNH ANGIANGGiáo viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN VĂN SƠNNhóm : 3Năm học 2021 - 2022DANH SÁCH THÀNH VIÊN Trần Quốc Thuần – Nguyễn Kiều Trang – Trần Bá Tín – Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Võ Thị Thu Tr...


Description

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÔNG - - -   - - -

TIỂU LUẬN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GẠO ĐỒ CỦA TỈNH AN GIANG

Giáo viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN VĂN SƠN Nhóm :3

Năm học 2021 - 2022

1

DANH SÁCH THÀNH VIÊN 1. Trần Quốc Thuần – 1854020168 2. Nguyễn Kiều Trang – 1854020188 3. Trần Bá Tín – 1854020186 4. Nguyễn Thị Ánh Tuyết – 1854020209 5. Võ Thị Thu Trang – 1854020193 6. Lưu Ngọc Thảo – 1854020152 7. Nguyễn Đình Hoàng – 1854020054 8. Nguyễn Thị Tuyết Nhã – 1854020109 (Nhóm trưởng)

2

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài:..............................................................................................5 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:........................................................................5 3. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài:.................................................................................6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.....................................................................6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GẠO ĐỒ CỦA TỈNH AN GIANG............................................................................6 1.1. Khái quát chung về nhành công nghiệp chế biến gạo đồ:...............................6 1.1.1 Khái niệm gạo đồ:.....................................................................................6 1.1.2. Công dụng của gạo đồ:.............................................................................6 1.1.3 Đặc điểm của hạt gạo đồ:..........................................................................8 1.1.4. Giá trị thương phẩm:................................................................................9 1.2. Tiêu chí hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp chế biến gạo đồ của tỉnh An Giang:............................................................................................................10 1.3. Phân tích qui trình công nghệ sản xuất gạo đồ:.............................................11 1.3.1. Quá trình ngâm:......................................................................................11 1.3.2. Quá trình hấp:.........................................................................................11 1.3.3. Quá trình ủ nóng:....................................................................................12 1.3.4. Quá trình sấy:.........................................................................................12 1.3.5. Làm nguội sau sấy:.................................................................................13 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GẠO ĐỒ CỦA TỈNH AN GIANG................................................................14 2.1. Tình hình sản xuất của ngành công nghiệp chế biến gạo đồ của tỉnh An Giang:.................................................................................................................. 14 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chế biến gạo đồ của tỉnh An Giang:.................................................................................................................. 15 2.2.1. Điều kiện tự nhiên:.................................................................................15 2.2.2. Sự phát triển của thị trường gạo đồ:.......................................................15 2.2.3. Nguyên liệu đầu vào:.............................................................................16 2.2.4. Công nghệ chế biến:...............................................................................16 3

2.2.5. Lao động:...............................................................................................18 2.2.6. Các chính sách kinh tế của Nhà nước:....................................................18 2.2.7. Nhà cung ứng:........................................................................................19 2.2.8. Đối thủ cạnh tranh:.................................................................................19 2.2.9. Sản phẩm thay thế:.................................................................................20 2.3. Đánh giá chung về sự phát triển ngành công nghiệp chế biến gạo đồ của tỉnh An Giang:............................................................................................................20 2.4. Những thuận lợi và khó khăn đối với ngành công nghiệp chế biến gạo đồ của tỉnh An giang:......................................................................................................21 2.4.1. Thuận lợi:............................................................................................... 21 2.4.2. Khó khăn:............................................................................................... 22 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GẠO ĐỒ TỈNH AN GIANG.........................................................................23 3.1. Đầu tư, đổi mới cơ sở hạ tầng để thuận tiện áp dụng công nghệ hiện đại trong việc chế biến gạo đồ:...........................................................................................23 3.2. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài:....................................................................23 3.3. Triển khai các giải pháp đồng bộ kịp thời: chủ động nghiên cứu và khai thác các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh chế biến gạo đồ:..........................................25 3.4. Xây dựng chiến lược Marketing vào ngành công nghiệp chế biến gạo đồ:...25 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................26 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................26

4

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Gạo đồ Việt Nam nghe lạ mà quen, từ những năm 2000 thì ngành công nghiệp chế biến gạo đồ đã xuất hiện do doanh nghiệp nước ngoài xây dựng nhà máy chế biến gạo đồ tại tỉnh Long An, nhưng số lượng xuất khẩu khá khiêm tốn, khoảng 3 – 4 nghìn tấn/năm và gần như chỉ dừng ở mức thăm dò thị trường. Mãi đến những năm 2010, ngành công nghiệp chế biến gạo đồ mới có những bước tiến nhờ vào Công ty cổ phần Đầu tư Vinh Phát đã tham gia thị trường xuất khẩu gạo đồ và đây cũng là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam khai phá thị trường này. Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (VinaFood 2) cũng bắt đầu tham gia thị trường XK gạo đồ và đầu tư xây dựng 3 nhà máy sản xuất gạo đồ, gồm: Long An, Tiền Giang và An Giang. Nhưng tại sao đến nay ngành công nghiệp chế biến gạo đồ lại không quá nổi trội? Sở dĩ lâu nay các doanh nghiệp Việt Nam chưa mạnh dạn tham gia vào thị trường gạo đồ là vì xây dựng nhà máy gạo đồ cần vốn đầu tư lớn hơn các nhà máy thường. Cùng với việc là làm sao chen chân thị trường gạo đồ thế giới, vì đây là lối đi hẹp nên muốn có vị trí ở thị trường này doanh nghiệp phải rất cố gắng mới mong chiếm được thị phần. Nhìn nhận được vấn đề nan giải của ngành công nghiệp chế biến gạo đồ ở Việt Nam đặc trưng là ở tỉnh An Giang nên nhóm đã quyết định lựa chọn đề tài này nhằm tìm hiểu về thực trạng và tìm ra giải pháp để phát triển ngành công nghiệp chế biến gạo đồ của tỉnh An Giang.

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: - Mục tiêu nghiên cứu: + Tìm hiểu về thực trạng của ngành công nghiệp chế biến gạo đồ của tỉnh An Giang. + Đưa ra các giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp chế biến gạo đồ của tỉnh An Giang. 5

- Câu hỏi nghiên cứu: + Tình hình của ngành công nghiệp chế biến gạo đồ hiện nay như thế nào? + Làm cách nào để có thể giúp ngành công nghiệp chế biến gạo đồ phát triển hơn hiện tại?

3. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài: Kết quả nghiên cứu mang lại những ý nghĩa thực tiễn: - Giúp các doanh nghiệp có thể nhìn rõ được thực trạng hiện nay của ngành để có thể định hướng cùng với việc dễ dàng đề ra các kế hoạch để phát triển ngành công nghiệp chế biến gạo đồ. - Đưa ra các giải pháp thiết yếu cho các doanh nghiệp có thể tham khảo nhằm khắc phục và phát triển ngành công nghiệp chế biến gạo đồ.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Ngành công nghiệp chế biến gạo đồ ở tỉnh An Giang. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu là khu vực các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, nhưng tập trung nhất là tỉnh An Giang.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GẠO ĐỒ CỦA TỈNH AN GIANG 1.1. Khái quát chung về nhành công nghiệp chế biến gạo đồ: 1.1.1 Khái niệm gạo đồ: Gạo đồ là loại gạo thu được từ thóc được ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô sau đó mới được gia công chế biến qua các công đoạn chế biến khác như xay, xát, đánh bóng. Trong quá trình đồ lúa có thể được xử lý dưới áp lực hoặc chân không hoàn toàn hoặc một phần. 1.1.2. Công dụng của gạo đồ:

6

a. Sự hình thành của prebiotic: Khi gạo được hấp như là một phần của quá trình đồ gạo, tinh bột chuyển hóa thành gel. Khi nguội, các phân tử tinh bột thay đổi cấu trúc và cứng lại. Quá trình này tạo ra tinh bột kháng, chống lại sự tiêu hóa thay vì bị phá vỡ và hấp thụ trong ruột non. Khi tinh bột kháng đến ruột kết, chúng được lên men bởi các vi khuẩn có lợi trong ruô ‘t và kích thích sự phát triển của men vi sinh. Do đó, tinh bột kháng được gọi là prebiotic. Prebiotic thúc đẩy sức khỏe đường ruột. Khi tinh bô t‘ kháng được lên men, chúng tạo ra các axit béo chuỗi ngắn, bao gồm butyrate, giúp nuôi dưỡng các tế bào của ruột kết.Tốt cho sức khỏe hê ‘ tiêu hóa. b. Giữ lại mô ‘t số hợp chất thực vật: Khi gạo lức nguyên hạt được xay nhuyễn để tạo ra gạo trắng, lớp cám và mầm bị loại bỏ. Do đó, mô ‘t số các hợp chất thực vật bị mất đi trong quá trình này. Tuy nhiên, trong quá trình đồ gạo, mô t‘ số hợp chất thực vâ ‘t (bao gồm axit phenolic có đặc tính chống oxy hóa) được chuyển vào nội nhũ. Điều này làm giảm sự mất chất dinh dưỡng trong quá trình tinh chế. Gạo đồ đã được chứng minh là có chứa hàm lượng hợp chất phenolic nhiều hơn 127% so với gạo trắng. Trong một nghiên cứu kéo dài 1 tháng ở chuột mắc bệnh tiểu đường, ăn gạo đồ đã bảo vệ thận của chuột chống lại tổn thương tế bào do các gốc tự do không ổn định gây ra, trong khi gạo trắng thì không có tác dụng này. c. Cải thiện chất lượng và lưu trữ: Đồ gạo làm giảm độ dính của gạo, mang lại hạt mịn và tách hạt sau khi nấu chín. Điều này đặc biệt hữu ích trong viê ‘c hâm nóng hoặc đông lạnh cơm thừa, tránh vón cục. Ngoài ra, gạo đồ đã được bất hoạt các enzyme phân hủy chất béo trong gạo. Điều này giúp ngăn ngừa mùi ôi thiêu và tăng thời hạn sử dụng. d. Ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu hơn: Ăn gạo đồ chín có thể không làm tăng lượng đường trong máu nhiều như các loại gạo khác. Điều này có thể là do tinh bột kháng và hàm lượng protein của chúng cao hơn. Khi những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 ăn khoảng 1/8 chén (185 gram) cơm gạo đồ sau khi nhịn ăn qua mô t‘ đêm, lượng đường trong máu tăng ít hơn 35% so với khi họ ăn cùng một lượng gạo trắng thông thường. 7

Tương tự, trong một nghiên cứu khác ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, ăn khoảng 1/4 chén (195 gram) gạo đồ nấu chín, sau một đêm lượng đường trong máu ít hơn 30% so với khi ăn cùng một lượng gạo trắng thông thường. Ngoài ra, viê ‘c làm lạnh và hâm nóng cơm thừa cũng làm giảm sự ảnh hưởng của gạo đồ đến lượng đường trong máu. 1.1.3 Đặc điểm của hạt gạo đồ: *Sự hình thành của prebiotic. Khi gạo được hấp như là một phần của quá trình đồ gạo, tinh bột chuyển hóa thành gel. Khi nguội, các phân tử tinh bột thay đổi cấu trúc và cứng lại. Quá trình này tạo ra tinh bột kháng, chống lại sự tiêu hóa thay vì bị phá vỡ và hấp thụ trong ruột non. Khi tinh bột kháng đến ruột kết, chúng được lên men bởi các vi khuẩn có lợi trong ruô ‘t và kích thích sự phát triển của men vi sinh. Do đó, tinh bột kháng được gọi là prebiotic. Prebiotic thúc đẩy sức khỏe đường ruột. Khi tinh bô t‘ kháng được lên men, chúng tạo ra các axit béo chuỗi ngắn, bao gồm butyrate, giúp nuôi dưỡng các tế bào của ruột kết. *Giá trị dinh dưỡng. Trong quá trình đồ gạo, một số chất dinh dưỡng hòa tan trong nước di chuyển từ cám của hạt gạo vào nội nhũ. Điều này giảm thiểu sự mất chất dinh dưỡng thường xảy ra trong quá trình tinh chế khi làm gạo trắng. Bảng dưới đây so sánh giá trị dinh dưỡng có trong 5,5 ounce (155 gram) gạo đồ với cùng lượng gạo trắng và gạo lứt. Gạo đồ

Gạo trắng

Gạo lức

Calo

194

205

194

Tổng số chất béo

0,5 gram

0,5 gram

1,5 gram

Tổng lượng carbs

41 gram

45 gram

40 gram

8

Chất xơ

1 gram

0,5 gram

2,5 gram

Chất đạm

5 gram

4 gram

4 gram

Thiamine (vitamin B1)

10% RDI

3% RDI

23% RDI

Niacin (vitamin B3)

23% RDI

4% RDI

25% RDI

Vitamin B6

14% RDI

9% RDI

11% RDI

Folate (vitamin B9)

1% RDI

1% RDI

3,5% RDI

Vitamin E

0% RDI

0% RDI

1,8% RDI

Sắt

2% RDI

2% RDI

5% RDI

Magnesium

3% RDI

5% RDI

14% RDI

Kẽm

5% RDI

7% RDI

10% RDI

1.1.4. Giá trị thương phẩm: Đồ gạo làm giảm độ dính của gạo, mang lại hạt mịn và tách hạt sau khi nấu chín. Điều này đặc biệt hữu ích trong viê ‘c hâm nóng hoặc đông lạnh cơm thừa, tránh vón cục. Ngoài ra, gạo đồ đã được bất hoạt các enzyme phân hủy chất béo trong gạo. Điều này giúp ngăn ngừa mùi ôi thiêu và tăng thời hạn sử dụng. Trong quá trình hấp, một số chất dinh dưỡng hoà tan trong nước di chuyển từ cám của hạt gạo vào nội nhụ tinh bột. Điều này giảm thiểu việc mất chất dinh dưỡng trong qua trình tinh chế khi làm gạo trắng. Gạo đồ có nhiều thiamine, niacin, chất xơ, protein so với gạo trắng thông thường. Vì vậy, xét một cách khách quan nhất thì giá trị thương phẩm của gạo đồ cao hơn so với các loại gạo trắng thông thường.

1.2. Tiêu chí hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp chế biến gạo đồ của tỉnh An Giang: 9

- Diện tích: Diện tích gieo trồng lúa hàng năm của tỉnh có chiều hướng tăng từ 223.600 ha (năm 2013) tập trung các giống chủ lực trong sản xuất phù hợp phát triển cho xuất khẩu là: IR50404 ,Jasmine ,OM4900, OM6976, OM5451,... Đến năm 2017 diện tích sản xuất lúa là khoảng 650 nghìn ha và đến năm 2019 diện tích khoảng 620 nghìn ha. - Năng suất và Sản lượng: An Giang có 2 doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh gạo đồ (parboiling) là Công ty TNHH Khiêm Thanh và Công ty Cổ phần Toàn Cầu, có tổng công suất thiết kế 1.200 tấn/ngày. Là doanh nghiệp tiên phong của tỉnh đầu tư dây chuyền sản xuất gạo đồ hiệu quả, Giám đốc Công ty Cổ phần Toàn Cầu ông Trần Ngọc Khanh (ấp Phú Hòa, xã Phú Lâm, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) cho biết: Từ năm 2010, công ty đã tham gia thị trường xuất khẩu gạo đồ, sản lượng của nhà máy sản xuất gạo đồ ở Phú Tân, An Giang thì khối lượng gạo đồ của Việt Nam đến năm 2011 chắc chắn đã hơn 30.000 tấn, đến năm 2014, bình quân mỗi năm sản lượng từ 60.000-70.000 tấn để xuất sang thị trường Trung Đông với giá cao hơn giá xuất gạo trắng vài chục USD/tấn. Trong ba nhà máy của Vinh Phát chỉ có một nhà máy làm gạo đồ vì đầu tư một nhà máy làm gạo đồ gấp năm lần nhà máy làm gạo trắng. Công suất thiết kế nhà máy gạo đồ ở Phú Tân là 15.000 tấn/tháng, mỗi năm công ty đã xuất khẩu khoảng 20 30 nghìn tấn gạo đồ. Riêng năm 2011, thị trường gạo đồ khá thuận lợi nên công ty đã tăng sản lượng xuất khẩu lên khoảng 42.000 tấn/năm. Giá xuất bình quân 570 USD/tấn, thị trường của công ty là Nigeria, Nga và các nước Trung Đông, châu Phi. Giá gạo đồ hiện nay đang ở mức tương đối cao so với gạo trắng, do vậy năm 2012, công ty có kế hoạch tăng sản lượng XK lên 60 nghìn tấn, nếu thị trường thuận lợi sẽ nâng lên 90.000 tấn. Theo VFA (Hiệp hội Lương thưc Việt Nam),năm 2011 nhu cầu gạo đồ của các quốc gia theo Hồi giáo khoảng 3,5 – 4 triệu tấn/năm. Sản lượng gạo đồ của Việt Nam có thể đạt 300.000 – 400.000 tấn trong đó sản lượng gạo đồ của tỉnh An Giang chiếm khoảng hơn 50%.

1.3. Phân tích qui trình công nghệ sản xuất gạo đồ: 10

1.3.1. Quá trình ngâm: Mục đích chính của quá trình ngâm thóc nhằm mang một lượng ẩm từ môi trường vào trong nội nhũ hạt. Trong quá trình truyền khối này, nước sẽ hoà tan một phần các vitamin và khoáng từ lớp vỏ và aleurone di chuyển vào trong nội nhũ. Nhờ quá trình ngâm mà thóc hấp thu nước nhanh và đồng đều. Nhiệt độ nước càng thấp, thời gian ngâm càng lâu. Tuy nhiên nhiệt độ ngâm không nên vượt quá nhiệt độ hồ hóa của hạt (hồ hóa là quá trình mà các hạt tinh bột chuyển sang dạng sệt, các sợi tinh bột lắp đầy và gắn các lỗ trống lại với nhau trong hạt). Thời gian ngâm có thể được rút ngắn bằng cách ngâm nó trong nước nóng. Thóc được ngâm trong nước ở nhiệt độ (20 – 300C) trong thời gian 36 – 48 giờ để đạt được ẩm 30%, trong nước nóng (40 – 600C) thì từ 5 – 8 giờ. Nếu ngâm trong thời gian dài, các chất hòa tan trong thóc sẽ hòa tan vào nước, hạt bắt đầu nảy mầm, tinh bột xuất hiện sự lên men. Nhiệt độ nước và thời gian ngâm ảnh hưởng lên độ hòa tan các chất trong gạo như là màu, mùi và vị. Hàm lượng khoáng, sunfit và pH của nước ngâm cũng ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình ngâm. Suốt quá trình ngâm bằng nước nóng (60 – 650C), hạt hấp thụ nước nhanh và đạt độ ẩm 30 – 35% trong 5 đến 8 giờ phụ thuộc vào các quá trình khác nhau. Quá trình hô hấp và sự lên men bị hạn chế. Sau khi ngâm, hạt được làm ráo nước và hàm ẩm đạt khoảng 30% cho quá trình ngâm lạnh hoặc ngâm nóng. Lượng nước yêu cầu ngâm thóc gấp khoảng 1,3 lần lượng thóc. Như vậy, ngâm 1 tấn thóc cần 1.300 kg nước. 1.3.2. Quá trình hấp: Quá trình hấp có mục đích: + Giúp hồ hóa tinh bột 1 phần, giảm khe nứt ở hạt, tránh thất thoát chất dinh dưỡng đi ngược ra bên ngoài. + Giảm đáng kể mối liên kết vỏ và nhân, giữa vỏ quả, vỏ hạt và nội nhũ. + Tăng sự phân bố vitamin và chất khoáng đi vào bên trong nội nhũ, tiếp tục quá trình ngâm. 11

+ Kìm hãm và tiêu diệt phần lớn các hoạt động sinh học ở dạng hoạt động hay dạng nghỉ, như sự phát triển của nấm, bào tử nấm, côn trùng, trứng và ấu trùng của chúng. Quá trình hấp bằng cách dùng hơi nước để hồ hóa tinh bột cung cấp một lượng nước vào hạt, do sự chênh lệch áp suất hơi sẽ làm nước hấp thụ vào bên trong hạt. Trong quá trình hấp, hàm ẩm của hạt thóc sẽ tăng lên khoảng 31%. Quá trình hấp thường kéo dài từ 9 – 12 phút, ở 1 – 2 at. 1.3.3. Quá trình ủ nóng: Quá trình ủ nóng tạo điều kiện để nước và nhiệt đi sâu vào bên trong nội nhũ, giúp củng cố và tăng thêm các biến đổi trong quá trình hấp. Quá trình ủ nóng thường kéo dài khoảng 3 – 4 h. Một phần tinh bột chuyển hóa sâu sắc tạo thành dextrin làm tăng độ tiêu hóa, độ dính và vị ngọt của cơm. Do nhiệt độ cao tinh bột bị hồ hóa có tác dụng hàn gắn các vết nứt, do đó tỷ lệ rạn nứt giảm. Vi sinh vật và côn trùng bị tiêu diệt hoàn toàn và các hoạt động sinh lý của bản thân hạt bị đình chỉ Trong hạt cũng xảy ra những phản ứng hoá học (phản ứng Maillard) làm sẫm màu gạo. 1.3.4. Quá trình sấy: Quá trình sấy nhằm đưa thóc có độ ẩm 25 – 28% hoặc cao hơn nữa trở về độ ẩm 14% thích hợp cho quá trình xay và chế biến tiếp theo (độ ẩm không quá 15,5%). Đồng thời quá trình sấy không được làm rạn nứt hạt. Sấy quá nhanh sẽ sinh ra ứng lực bên trong dẫn đến làm gãy hạt gạo trong khi xay. Sau khi sấy, hạt nên được để khoảng vài giờ, tốt nhất là 1 đến 2 ngày để sự khác biệt hàm ẩm bên trong và áp suất bên ngoài được cân bằng. Nhiệt độ không khí sấy thường vào khoảng 600C. Trong giai đoạn đầu quá trình sấy, nước đi ra nhanh, độ ẩm giảm từ 36% xuống 18% và sau đó giảm chậm từ 18% xuống 14%. Giữa hai giai đoạn này nên có

12

khoảng thời gian nghỉ ở giữa cho hạt, khoảng vài giờ trước khi tiếp tục sấy xuống 14%. 1.3.5. Làm nguội sau sấy: Quá trình làm nguội sau sấy nhằm mục đích đưa nhiệt độ khối hạt về nhiệt độ môi trường, thuận lợi cho các quá trình chế biến sau này. Thường dùng không khí có nhiệt độ khoảng 40 – 200C trong thời gian 15 – 20 phút đưa nhiệt độ khối hạt về...


Similar Free PDFs