BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY PDF

Title BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
Author Nguyễn Thị Hải
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 15
File Size 388.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 80
Total Views 250

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA: LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ......... 0 o..........TIỂU LUẬN TRIẾT HỌCPHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH VÀ VẬN DỤNGPHÂN TÍCH VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂNSÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNGTRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAYSinh viên thực hiện : Nguyễn Thị HảiMã sinh viên : 2114740019 Số...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA: LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ ..........o0o..........

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Hải

Mã sinh viên

: 2114740019

Số thứ tự

: 21

Lớp tín chỉ

: TRI 114.K60.hocghep2

Giảng viên hướng dẫn : TS. Đào Thị Trang

Hà Nội, tháng 11, năm 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA: LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ ..........o0o..........

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Hải

Mã sinh viên

: 2114740019

Số thứ tự

: 21

Lớp tín chỉ

: TRI 114.K60.hocghep2

Giảng viên hướng dẫn : TS. Đào Thị Trang

Hà Nội, tháng 11, năm 2021

MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................... 1 LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 2 NỘI DUNG ................................................................................................................... 3 I. Phủ định biện chứng ................................................................................................ 3 1. Phép biện chứng duy vật..................................................................................... 3 2. Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng ................................................... 3 2.1. Khái niệm phủ định ........................................................................................ 3 2.2. Khái niện phủ định biện chứng ..................................................................... 3 3. Các tính chất của phủ định biện chứng ............................................................ 4 4. Quy định phủ định của phủ định, hình thức “xoáy ốc” của sự phát triển .... 4 5. Ý nghĩa phương pháp luận ................................................................................. 5 II. Vận dụng phép biện chứng về phủ định trong việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. ....................... 5 1.

Giá trị truyền thống ........................................................................................ 5 1.1.

Khái niệm ................................................................................................... 5

1.2.

Các giá trị truyền thống của Việt Nam ....................................................... 6

2. Vai trò của phủ định biện chứng trong việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay .................... 6 2.1. Kế thừa và phát triển sáng tạo những giá trị truyền thống trong thời buổi hiện đại hóa chính là sự chắt lọc và đào thải......................................................... 7 2.2. Kế thừa, phát triển truyền thống văn hóa của dân tộc ta trong bối cảnh hiện nay chính là quá trình bổ sung, phát triển hơn nữa những thứ đã được chắt lọc trong truyền thống, từ đó làm mới để phù hợp với yêu cầu của thời đại mới (thời kì hiện đại hóa) ...................................................................................................... 8 2.3. Kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong thời kì hiện đại hóa chính là quá trình giao lưu, học hỏi quốc tế và tiếp nhận những giá trị văn hóa từ nhiều dân tộc trên thế giới................................................................................. 9 2.4. Kế thừa, phát triển và sáng tạo các giá trị văn hóa trong thời kì hiện đại hóa cần loại bỏ, hạn chế khuynh hướng chủ quan, bảo thủ và khẳng định vấn đề “hòa nhập chứ không hòa tan” ..................................................................................... 10 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 13

1

LỜI MỞ ĐẦU Toàn cầu hóa hiện nay và trong tương lai có thể vẫn là xu thế tạo nên sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và kinh tế tại mỗi quốc gia, trong đó có cả Việt Nam. Bởi trên thực tế toàn cầu hóa là bệ đỡ cho sự thành công của nhiều nền kinh tế và góp phần mang lại sự phát triển thần kỳ của các quốc gia như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan hay Trung Quốc... Ở thời điểm hiện tại, đất nước ta là một trong các nước đang phát triển, xong trong thời buổi nền kinh tế thị trường thì sự hội nhập rất quan trọng, Việt Nam đã chủ động hội nhập sâu hơn vào tiến trình toàn cầu hóa: trở thành thành viên của các tổ chức thế giới như APEC, WTO hay ASEAN. Việc hội nhập quốc tế giúp đất nước có nhiều cơ hội phát triển ở nhiều mặt như kinh tế, xã hội, văn hóa... nhưng song song với nó cũng chứa đựng nhiều thách thức. Trong tất cả phải kể đến đầu tiên là sẽ có khả năng rất lớn bị đánh mất đi những giá trị truyền thống của dân tộc. Lúc này một câu hỏi cấp thiết, quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào để giữ gìn, bảo vệ, kế thừa và phát huy được giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay? Một dân tộc muốn giữ được độc lập, tự do và chủ quyền không phải chỉ dựa trên yếu tố về lãnh thổ mà còn là bản sắc dân tộc, giá trị truyền thống của dân tộc đó. Nếu một dân tộc bị mất đi, không còn những giá trị truyền thống cốt lõi thì chẳng phải cũng là mất đi đất nước. Vì vậy việc giữ gìn, bảo vệ, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống từ thời dựng nước đến nay vẫn luôn được quan tâm và coi là vấn đề quan trọng, cấp thiết mang tính thời sự. Tuy nhiên, việc phát triển nền kinh tế, xã hội là điều rất quan trọng đối với mỗi quốc gia. Tăng trưởng kinh tế càng mạnh thì xã hội, đời sống con người càng được nâng cao. Chính vì vậy, không thể vì thách thức trên mà khiến đất nước trở nên lạc hậu, thay vì đóng cửa nền kinh tế, không hội nhập thì ta hãy chọn lọc những yếu tố cần thiết để vừa phát triển mà không làm phai mờ, mất đi mà còn phát huy được những giá trị truyền thống. Đứng trước vấn đề thách thức này, một trong những hướng giải quyết là dựa vào phương pháp luận phủ định biện chứng. Vì thế tôi chọn đề tài:“Phép biện chứng về phủ định và vận dụng phân tích việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị tuyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay”. Khi nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn được tìm hiểu rõ hơn về phép phủ định biện chứng và ứng dụng thực tiễn của nó trong vấn đề giữ gìn, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống dân tộc. Qua đó góp một phần sức lực nhó bé của mình vào việc xử lý thách thức phát triển kinh tế đi đôi với giá trị truyền thống.

2

NỘI DUNG I. Phủ định biện chứng 1. Phép biện chứng duy vật Phép biện chứng trong triết học Mác – Lênin là khái niệm dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa, và vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy. Phép biện chứng duy vật đã kế thừa những thành tựu trước đó. Vào giữa thế kỉ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật, về sau được V.I.Lênin phát triển vào đầu thế kỉ XX. Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật. Do đó, nó đã khắc phục được những hạn chế của phép biện chứng chất phác thời cổ đại và những thiếu sót của phép biện chứng duy tâm khách quan thời cận đại. Nó đã khái quát, giải thích đúng đắn những quy luật cơ bản chung nhất của sự vận động và phát triển của thế giới. Phép biện chứng duy vật trở thành một công cụ khoa học vĩ đại để giai cấp cách mạng nhận thức và cải tạo thế giới. 2. Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng

2.1. Khái niệm phủ định Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin, cuộc sống không ngừng vận động và thay đổi. Ngay cả các sự vật sự việc và hiện tượng cũng vậy, chúng luôn vận động, tồn tại phát triển rồi thay đổi, cái mới thay thế cái cũ, thế hệ này đến thế hệ khác luôn phiên nhau, hình thái tồn tại này thay thế bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật... Việc thay thế sự vật, hiện tượng này bằng sự vật hiện tượng khác trong quá trình vận động, phát triển được gọi là phủ định. 2.2. Khái niện phủ định biện chứng Theo quan điểm về duy vật biện chứng, sự chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, sự đấu tranh thường xuyên giữa các mặt đối lập khiến cho mâu thuẫn được giải quyết, lúc này sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời và thay thế. Sự thay thế diễn ra liên tục, không ngừng nghỉ đã tạo nên sự vận động và phát triển mạnh mẽ của sự vật. Thực chất có thể hiểu rằng sự vật mới ra đời là kết quả của sự phủ định sự vật cũ. Từ đó có thể thấy xã hội, tự nhiên vận động thông qua những sự phủ định. Khi thì phủ định chấm dứt sự phát triển, khi chính phủ định lại tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển sự vật sự việc một cách liên tục. Những điều nêu trên được gọi là phủ định biện chứng. Phủ định biện chứng nói một cách ngắn gọn, dễ hiểu chính là sự tự thân phủ định, tạo cơ sở, tiền đề cho sự vận động , phát triển tiếp theo.Ví dụ: Một quả trứng gà sẽ là sự khẳng định ban đầu cho đến khi được gà mái ấp thì sẽ trải qua quá trình phủ định lần một, sau đó sẽ nở ra chú gà con tiếp đó sẽ trải qua quá trình phủ định lần hai. 3

3. Các tính chất của phủ định biện chứng

Phủ định biện chứng có 2 đặc điểm cơ bản: Tính khách quan (điều kiện của sự phát triển) và tính kế thừa (cái chung gian để liên hệ giữa cái cũ và cái mới). Đầu tiên, phủ định biện chứng có tính khách quan bởi nguyên nhân sự phủ định lại nằm trong chính bản thân của sự vật hiện tượng. Đó cũng chính là kết quả của quá trình đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn của chính bản thân sự vật, hiện tượng. Từ đây mọi thứ được phát triển, cái mới thay thế cái cũ, sự vật hiện tượng nhờ đó tìm được xu hướng phát triển của bản thân nó. Chính vì thế việc phủ định biện chứng không hề phụ thuộc vào ý chí hay ý muốn của bất cứ cái gì (kể cả con người) mà chỉ dựa trên đặc tính , bản chất vốn có của bản thân. Yếu tố con người chỉ khiến quá trình diễn ra nhanh hoặc chậm hơn. Vì thế phủ định biện chứng cũng chính là sự tự thân phủ định (hay nói cách khác là tự thân phát triển). Ví dụ: Trẻ con rụng răng sữa để mọc răng vĩnh viễn. Tiếp theo, phủ định biện chứng có tính kế thừa bởi nó không phủ định hoàn toàn bản thân, không phủ định sạch trơn cái cũ mà thay vào đó là sự phủ định bao hàm sự khẳng định. Ở đây tức là bản thân nó chỉ kế thừa những nhân tố hợp quy luật và sẽ loại bỏ những nhân tố trái quy luật giống, không như chiếc máy copy, giống như các loài vật đều có tính di truyền từ các thế hệ trước. Chính vì thế cái mới ra đời là sự phát triển của cái cũ tích cực và bổ sung những cái mới phù hợp với hiện thực. Từ đây, tính kế thừa đã tạo ra sự liên tục trong việc phát triển và như sợi dây liên kết giữa cái cũ và cái mới. Như vậy có thể nói phủ định biện chứng là vòng khâu, là khuynh hướng tất yếu của mọi sự liên hệ và phát triển. Ví dụ như: mầm ra đời từ hạt; quả ra đời từ hoa... 4. Quy định phủ định của phủ định, hình thức “xoáy ốc” của sự phát triển

Trong thế giới vật chất thì sự vận động, thay đổi là vĩnh viễn, không ngừng nghỉ. Vì sự thay đổi, vận động dựa trên phủ định biện chứng mà phủ định biện chứng lại là quá trình vô tận, cái mới phủ định cái cũ, sau đó tiếp tục cái mới lại bị một cái mới khác phủ định và trở thành cái cũ, dựa trên việc chắt lọc, kế thừa những yếu tốc tích cực. Từ đó tạo tiền đề, khuynh hướng cho mọi sự phát triển của sự vật, từ trình độ thấp đến cao, theo chiều hướng tăng lên, diễn ra với tính chất chu kỳ theo hình “xoáy ốc” chứ không phải đường thẳng. Khuynh hướng phát triển dựa theo đường “xoay ốc” là tính kế thừa, tính lặp lại và tính tiến lên. Quá trình phủ định biện chứng cứ thế tiếp tục, trải quả nhiều lần như thế thì được gọi là “phủ định của phủ định”. Đó là cơ sở phương pháp luận của nguyên tắc phủ định biện chứng. Tóm lại, nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định phản ánh mối quan hệ giữa cái khẳng định và phủ định trong quá trình phát triển của mọi sự vật, hiện tượng. Mọi quá trình phủ định biện chứng sẽ là điều kiện phát triển, cái mới dựa trên, thừa kế những mặt tích cực của cái cũ để phát huy trong chính sự vât hiện tượng mới. Vai trò của quy luật phủ định của phủ định được Ăngghen khẳng định đại khai như sau: Đó là một quy luật phổ biến nên có tầm quan trọng và tác dụng vô cùng to lớn đối với sự phát triển của tự nhiên, lịch sử và cả về tư duy. 4

5. Ý nghĩa phương pháp luận

Quy luật phủ định của phủ định là cơ sở để chúng ta nhận thức một cách đúng đắn về xu hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Quá trình sẽ không bao giờ được diễn ra theo đường thằng, mà là đường dạng “xoáy ốc”, phức tạp, gồm nhiều giai đoạn và cả nhiều quá trình, chu kỳ khác nhau. Nhưng chính từ tính đa dạng và sự phức tạp của quá trình phát triển đã tạo nên khuynh hướng tiến lên theo quy luật. Tức là chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước. Ta cần phải hiểu rõ được các đặc điểm, bản chất, các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng để có cách tác động phù hợp đến sự phát triển, với yêu cầu hoạt động, nhận thức biểu hiện của thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng trong mọi hoạt động của chúng ta và cả trong thực tiễn. Từ đó nhằm khẳng định niềm tin vào một điều tất yếu là sự phát triển tiến lên của mọi sự vật, đó cũng chính là biểu hiện của thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng. Trong hoạt động lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn, điều ta luôn luôn cần lưu ý chính là cái mới tất yếu sẽ thay thế cái cũ, cái tiến bộ tất yếu sẽ thay thế cái lạc hậu, cái mới ra đời từ cái cũ, nó kế thừa tất cả những mặt tích cực của cái cũ. Và phủ định của phủ định là sự tự phủ định, là sự phủ định tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo, cho cái mới ra đời thay thế cái cũ. Trong tự nhiên, cái mới sinh ra rồi phát triển chỉ có thể dựa trên quy luật khách quan (mọt cách tự phát). Nhưng trong đời sống xã hội thì cái mới sinh ra và phát triển lại gắn liền với hoạt động, ý thức của con người. Chính vì thế, chúng ta cần phải biết phát hiện ra và trân trong cái mới, phải tin tưởng, có niềm tin vào sự tất thắng, vào một tương lai phát triển của cái mới, của xã hội, mặc dù khi mới bắt đầu nó còn rất yếu ớt, ít ỏi và không được đề cao vì vậy mà ta phải ra đấu tranh, ra sức bồi dưỡng, phát huy cái mới, tạo điều kiện cho nó chiến thắng cái cũ. Và trong quá trình đấu tranh với cái cũ, chúng ta phải biết sang lọc, biết giữ lấy những cái gì là tích cực, là có giá trị của cái cũ cho phù hợp với điều kiện mới, phải chống thái độ “hư vô chủ nghĩa” trong khi nhìn nhận lịch sử, đánh giá quá khứ. Quá trình biện chứng tuân thủ theo nguyên tắc kế thừa có phê phán; kế thừa những nhân tố thích hợp và loại bỏ cái tiêu cực, trái quy luật nhằm thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển theo hướng tiến bộ.

II. Vận dụng phép biện chứng về phủ định trong việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. 1. Giá trị truyền thống 1.1. Khái niệm Trong tiếng Latinh thì “truyền thống” là “traditio” có nghĩa là nối truyền; còn trong từ điển Tiếng Việt thì lại được định nghĩa là những thói quen đã được hình thành ở nhiều mặt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nói tóm lại “Truyền thống” có thể được 5

hiểu theo nghĩa là sự trao lại, truyền lại của thế hệ trước cho thế hệ sau bằng nhiều hình thức như truyền miệng, ghi chép và về mọi mặt, ví dụ như lối sống, cách suy nghĩ, tư tưởng, thói quen, tập quán, cách cư xử, nghề nghiệp... Và tất cả những thứ đó đó đồng hành, trở thành thói quen của cả một cộng đồng trong lịch sử, có tính ổn định, bền vững. “Giá trị” có thể hiều nôm na là những cái hay, cái đẹp, sự tích cực, tiến bộ, ưu việt về một mặt nào đó của một sự vật, hiện tượng. Nếu dựa trên quan điểm biện chứng, thì truyền thống bao giờ cũng sẽ hai mặt là mặt tích cực và mặt tiêu cực. Trong đó, mặt tích cực bao gồm những yếu tố tích cực, tiến bộ, ưu việt, phù hợp với sự phát triển của xã hội, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Còn với mặt tiêu cực đó chính là sự trì trệ, ỳ lại của sự bảo thủ, lạc hậu, làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xã hội. Hai mặt đối lập nhưng luôn tồn tại song song và đồng thời với nhau. Từ đó có thể khái quát “giá trị truyền thống” là những cái đúng, cái tốt, cái đẹp, mặt ưu việt, tích cực, đặc trưng nhất cho cả dân tộc. Dựa theo phép phủ định biện chứng thì cái sau sẽ lấy những mặt tích cực của cái trước để làm tiền đề từ đó phát triển để tránh cái lỗi thời, lạc hậu. Chính vì thế, “giá trị truyền thống” đó còn cần phải có tính phổ biến, cơ bản và ảnh hưởng tích cực trong đời sống của một dân tộc, xã hội hay đất nước. 1.2.

Các giá trị truyền thống của Việt Nam

Trong suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của ông cha ta, dân tộc ta luôn tự hào là một đất nước với bề dày lịch sử, truyền thống lâu đời. Những truyền thống đáng quý từ xa xưa đã ăn sâu vào tiềm thức, vào cả quá trình hình thành và phát triển, làm nên nét đặt trưng, bản sắc của cả một dân tộc. Để nhắc đến giá trị truyền thống của dân tộc ta thì rất nhiều, nhưng điển hình là tinh thần tự tôn dân tộc, lòng yêu nước, lòng nhân ái, trọng nghĩa tình, yêu độc lập tự do, sự đoàn kết, tinh thần hiếu học... và có cả những đạo lý sâu sắc về cách sống như “uống nước nhớ nguồn”, “thương người như thể thương thân”... Những truyền thống quý báu được truyền lại từ đời này sang đời khác, không chỉ để dạy cho con cháu đời sau biết cách sống, cách ứng xử mà còn để kế thừa, phát triển nhằm tạo nên cốt cách của người Việt Nam. Có thể thấy, các giá trị văn hoá truyền thống không chỉ có ý nghĩa lịch sử, mà còn có tầm quan trọng trong hiện tại và tương lai với công cuộc xây dựng đất nước hiện đại, phát triển, con người văn minh, tiến bộ. Tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện tại, các giá trị truyền thống có phần không được nguyên vẹn, thậm chí là bị mai một, ít được các thế hệ sau biết đến.Vì thế ngay từ bây giờ, việc kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống được đặt ra như một điều tất yếu mang tính khách quan và cấp thiết, đặc biệt là trong thời kỳ hiện nay, nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá 2. Vai trò của phủ định biện chứng trong việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay Bước ngoặt lớn nhất trong việc xây dựng đất nước, giúp đất nước đổi mới, đi lên và hơn hết là giành được độc lập tự do đó chính là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay từ khi được thành lập và ra đời, Đảng và nhà nước trong quá trình lãnh đạo 6

đất nước đã và đang kế thừa, tiếp thu một cách có chọn lọc những di sản quý báu của dân tộc và cả nhân loại. Quan trọng nhất cần phải kể đến đó chính là truyền thống văn hóa của dân tộc. Các giá trị quý báu này đã được Đảng ta kế thừa và phát huy triệt để, góp phần trực tiếp nâng truyền thống văn hóa của dân tộc và các giá trị của nó lên một vị thế mới, với một cách nhìn nhận mới từ phía người dân cũng như bè bạn quốc tế. Điều này đã được chứng tỏ thông qua những thành tựu đạt được trong suốt 25 năm đổi mới của Đảng và chính phủ trong quan điểm khai thác, kế thừa, phát huy truyền thống để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong thời đại mới. Tình hình chung của thế giới và trong khu vực vốn luôn phức tạp và có nhiều sự biến động, thêm vào đó là sự tác động mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa và cả cuộc cách mạng 4.0 và nổi cồn nhất hiện nay là vấn đề dịch bệnh nguy hiểm. Chính vì lẽ đó mà nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã, đang và sẽ đặt ra cho chúng ta những khó khăn, thách thức lớn đối với việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc. Lúc này nhiệm vụ giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN thời kỳ mới càng trở nên cấp thiết và nặng nề hơn bao giờ hết. Để làm được những điều đó thì ...


Similar Free PDFs