BTL-CNXH - ... PDF

Title BTL-CNXH - ...
Author Quang Anh Pham
Course Introduction to Computer Science
Institution HCMC University of Technology
Pages 44
File Size 1.4 MB
File Type PDF
Total Downloads 551
Total Views 697

Summary

Download BTL-CNXH - ... PDF


Description

ĐẠI HỌC QUỐC GIA ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH

BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ĐỀ TÀI: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN. LIÊN HỆ ĐẾN VIỆC NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHO GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI LỚP P01 --- NHÓM 1 --- HK 212 NGÀY NỘP 10/4/2022 Giảng viên hướng dẫn: An Thị Ngọc Trinh

Sinh viên thực hiện

Mã số sinh viên

Phạm Quang Anh

1910025

Phan Trung Anh

1912608

Huỳnh Ngọc Minh Anh

2010845

Mai Thành An

1912525

Hoàng Công Tuấn Anh

1912564 Thành phố Hồ Chí Minh – 2022

Ghi chú

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL Môn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC (MSMH: SP1035) Nhóm/Lớp: P01 Tên nhóm: 1 HK 212 Năm học 2021 - 2022 Đề tài: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN. LIÊN HỆ ĐẾN VIỆC NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHO GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI

STT

Mã số SV

Tên

Họ

Nhiệm vụ được phân công

% Điểm

Điểm

BTL

BTL

1

1910025

Phạm Quang

Anh

Phần mở bài, Chương 2 phần 2.3, Phần kết luận

100%

2

1912608

Phan Trung

Anh

Chương 2 phần 2.2, 2.3

100%

3

2010845

Huỳnh Ngọc Minh

Anh

Chương 1 phần 1.1, Thuật ngữ viết tắt

100%

4

1912525

Mai Thành

An

Chương 1 phần 1.1, 1.2

100%

5

1912564

Hoàng Công Tuấn

Anh

Chương 2 phần 2.1, 2.2, Tài liệu tham khảo

100%

Ký tên

Họ và tên nhóm trưởng: Phạm Quang Anh Số ĐT: 0352240956 Email: [email protected] Nhận xét của GV: .................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................. NHÓM TRƯỞNG GIẢNG VIÊN (Ký và ghi rõ họ, tên) Phạm Quang Anh

QUY ĐỊNH VIẾT TẮT -

CNXH: Chủ nghĩa xã hội

-

CNH: Công nghiệp hóa

-

CNH, HĐH: Công nghiệp hóa , hiện đại hóa

-

CMKT: Chuyên môn kỹ thuật

-

GCCN: Giai cấp công nhân

-

HĐND: Hội đồng nhân dân

-

LLLĐ: Lực lượng lao động

-

OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

-

TBCN: Tư bản chủ nghĩa

-

THCS: Trung học cơ sở

-

THPT: Trung học phổ thông

-

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

MỤC LỤC 1. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn và tính cấp thiết đề tài .............................................................. 1 1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2 1.3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 2 1.4. Kết cấu đề tài .............................................................................................. 2 2. PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 3 Chương 1. GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN .............................................................................................. 3 1.1. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân ................................................... 3 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân ................................. 3 1.1.2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ............................. 4 1.1.3. Những điều kiện quy định và thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ...................................................................................................... 6 1.2. Giai cấp công nhân và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay..................................................................................................... 9 1.2.1. Giai cấp công nhân hiện nay .............................................................. 9 1.2.2. Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trên thế giới hiện nay ............................................................................................................... 12 Chương 2. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN. LIÊN HỆ ĐẾN VIỆC NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHO GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC.................................................................................................................. 17 2.1. Khái niệm, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam ............... 17 2.1.1. Khái niệm giai cấp công nhân Việt Nam .......................................... 17 2.1.2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam .......................... 19 2.2. Khái quát về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam ........................ 22 2.2.1. Quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ................................... 22 2.2.2. Tính tất yếu khách quan của thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta...................................................................................................... 22

2.3. Đánh giá thực trạng việc nâng cao trình độ cho giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. ...................... 25 2.3.1. Những mặt đạt được nâng cao trình độ cho giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước .................. 25 2.3.2. Những hạn chế nhất định nâng cao trình độ cho giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước .......... 29 2.3.3. Đề xuất giải pháp tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta thời gian tới ..... 32 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 38

1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn và tính cấp thiết đề tài Cùng với chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết về giá trị thặng dư, việc phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một trong những cống hiến vĩ đại của C.Mác. Để khẳng định vai trò to lớn của giai cấp công nhân trong cuộc cách mạng vĩ đại này,các nhà kinh điển đã đề cập đến trong nhiều tác phẩm của mình.Trong tác phẩm “Tuyên Ngôn của Đảng Cộng Sản”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Giai cấp tư sản không những đã rèn lên những vũ khí giết mình; nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy - những công nhân hiện đại, những người vô sản”. Điều đó có nghĩa, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại là tất yếu và khách quan. Ngày nay, cuộc đấu tranh tư tưởng hết sức phức tạp, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng và sụp đổ của mô hình CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu vào cuối thế kỉ XX, nhiều người đã bộc lộ sự dao động và hoài nghi về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Các thế lực thù địch, chống cộng, cùng với phần tử cơ hội, xét lại và chủ nghĩa thực chứng mới dưới mọi hình thức đã và đang mưu toan xuyên tạc, phủ nhận nhiều quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó có quan điểm về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Trong bối cảnh đó, việc làm sáng tỏ nhận thức một cách đúng đắn hơn về giai cấp công nhân, về vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không chỉ có ý nghĩa lý luận sâu sắc mà còn có ý nghĩa thực tiễn hết sức to lớn. Ngoài ra, Việt Nam là một đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hướng đến nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó giai cấp công nhân là nòng cốt trong quá trình phát triển của đất nước. Do đó, việc xác định đúng vai trò của người công nhân và đưa ra các định hướng phù hợp cho sự phát triển của giai cấp phù hợp là chìa khóa quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đưa đất nước trở thành một đất nước công nghiệp hiện đại trong thế kỷ XXI Xuất phát từ những lí do trên, nhóm chọn đề tài “Phân tích vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Liên hệ đến việc nâng cao trình độ cho giai cấp công nhân Việt

1

Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” để hoàn thành bài tiểu luận của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu Làm rõ nguồn gốc ra đời, bản chất, logic vận động và phát triển của khái niệm giai cấp công nhân, làm rõ vai trò của giai cấp công nhân thông qua nội dung về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng trong thời đại ngày nay. Tìm ra, những mặt đạt được và những hạn chế của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra các hướng đi phù hợp cho việc nâng cao trình độ của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kì phát triển hiện đại ngày nay. 1.3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng những phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học vào việc phân tích nội dung khái niệm giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đặc biệt là đối với giai cấp công nhân Việt Nam trong tiến trình cách mạng Việt Nam, trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế ngày nay. Phạm vi nghiên cứu bao gồm khái niệm giai cấp công nhân theo quan điểm tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân theo chủ nghĩa Mác-Lênin, qua đó liên hệ đến giai cấp công nhân Việt Nam, việc nâng cao trình độ cho giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.4. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 chương, 5 tiểu tiết.

2

2. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ S Ứ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN 1.1. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân 1.1.1.1. Khái niệm giai cấp công nhân C.Mác và Ăngghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để nói về giai cấp công nhân như: giai cấp vô sản, giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ dựa vào việc bán sức lao động của mình, lao động làm thuê ở thế kỷ XIX, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nhân đại công nghiệp như những cụm từ đồng nghĩa để biểu thị một khái niệm: giai cấp công nhân – con đẻ của nền công nghiệp TBCN, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại. Cũng theo C.Mác và Ăngghen, giai cấp công nhân luôn mang hai thuộc tính cơ bản sau: Về phương thức lao động, phương thức sản xuất: đó là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao. Về vị trí trong quan hệ sản xuất TBCN: đó là người lao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhả tư bản bóc lột về giá trị thặng dư. Thuộc tính thứ hai này nói lên một trong những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân dưới chế độ TBCN nên C.Mác và Ăngghen còn gọi là giai cấp vô sản. Những quan điểm đó cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là cơ sở phương pháp luận để chúng ta nghiên cứu giai cấp công nhân hiện đại, đặc biệt là để làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại hiện nay. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin: “Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại; họ lao

3

động bằng phương thức công nghiệp ngày càng hiện đại và gắn liền với quá trình sản xuất vật chất hiện đại, là đại biểu cho phương thức sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao. Họ là người làm thuê do không có tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động để sống và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; vì vậy lợi ích cơ bản của họ đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sẵn. Đó là giai cấp có sứ mệnh phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.” 1.1.1.2. Đặc điểm của giai cấp công nhân Đặc điểm của giai cấp công nhân được thể hiện qua một số vấn đề sau: Thứ nhất: Giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất là chủ yếu (với trình độ trí tuệ ngày càng cao, đồng thời cũng ngày càng có những sáng chế, phát minh lý thuyết được ứng dụng ngay trong sản xuất). Vì thế, giai cấp công nhân có vai trò quyết định nhất sự tồn tại và phát triển xã hội. Thứ hai: Giai cấp công nhân là giai cấp đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản. Giai cấp công nhân góp phần xóa bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ áp bức bóc lột, giành chính quyền và làm chủ xã hội. Trong khi giai cấp tư sản là giai cấp bóc lột và không bao giờ tự rời bỏ những vấn đề cơ bản đó. Do vậy, giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để. Đây là “giai cấp dân tộc” – vừa có quan hệ quốc tế, vừa có bản sắc dân tộc và chịu trách nhiệm trước hết với dân tộc mình. Ngoài ra đây cũng là giai cấp có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình. Hệ tư tưởng đó là chủ nghĩa Mác – Lênin phản ánh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đồng thời hệ tư tưởng đó dẫn dắt quá trình giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con người. Giai cấp công nhân ở Đảng tiên phong của mình là Đảng Cộng Sản. 1.1.2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất, giai cấp công nhân – con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; có lợi ích trực tiếp đối kháng với lợi ích của giai cấp tư sản và thống nhất với lợi ích lâu dài của các tầng lớp nhân dân lao động khác; có hệ tư tưởng là chủ nghĩa Mác – Lênin, có Đảng

4

tiên phong của mình là Đảng Cộng Sản; có tinh thần cách mạng triệt để; có tính tổ chức kỷ luật cao – điều kiện sản xuất tập trung và trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, cơ cấu tổ chức sản xuất chặt chẽ đã tôi luyện cho giai cấp công nhân hiện đại tính tổ chức và kỷ luật cao; là giai cấp có bản chất quốc tế. *Nội dung sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân: Trong sự chuyển biến từ hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa lên hình thái xã hội cộng sản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là giai cấp trung tâm có nhiệm vụ phải thỏa mãn các điều kiện: là giai cấp đại diện cho một phương thức sản xuất tiên tiến; là giai cấp có hệ tư tưởng độc lập; giai cấp này phải tiến hành thuyết phục tập hợp và tổ chức quần chúng làm cách mạng. Và hai nhiệm vụ quan trọng nhất đó là: tiến hành xóa bỏ chế độ cũ, xây dựng hình thái kinh tế xã hội mới tiến bộ hơn. 1.1.2.1. Nội dung kinh tế Là nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất xã hội hóa, giai cấp công nhân dù ở chế độ chính trị nào cũng là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất bằng phương thức sản xuất xã hội hóa cao để sản xuất ra ngày càng nhiều của cải cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người; thông qua đó, tạo tiền đề vật chất, kỹ thuật cho sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Mặt khác, tính chất xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất đòi hỏi một quan hệ sản xuất mời, phù hợp với chế độ công hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội là nền tảng tiêu biểu cho lợi ích toàn xã hội. Giai cấp công nhân đại biểu cho lợi ích chung của xã hội. Ở những nước quá độ ‘bỏ qua’ chủ nghĩa tư bản thì giai cấp công nhân đóng vai trò nòng cốt giải phóng và thúc đẩy lực lượng sản xuất. Ví dụ: Ở Việt Nam, nhiệm vụ của giai cấp công nhân là phải đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH và nông nghiệp nông thôn. 1.1.2.2. Nội dung chính trị - xã hội Giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản tiến hành cách mạng chính trị lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước của giai cấp công nhân. Nhà nước pháp quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động được xác lập và trở thành công cụ có hiệu lực để lãnh đạo

5

chính trị, quản lý kinh tế xã hội và tổ chức đời sống xã hội phục vụ quyền và lợi ích của nhân dân lao động, thực hiện dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội, theo tư tưởng và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. 1.1.2.3. Nội dung văn hóa tư tưởng Giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản tiến hành cuộc cách mạng văn hóa xác lập hệ giá trị, lối sống mới trên lập trường của giai cấp công nhân nhằm thay cho hệ giá trị, lối sống của giai cấp tư sản và “của những hệ tư tưởng cổ truyền”, từ đó tạo điều kiện cho con người phát triển tự do và toàn diện trong xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ví dụ: Ở Việt Nam, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần và xã hội; định hướng trong các hình thái ý thức xã hội khác. 1.1.3. Những điều kiện quy định và thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 1.1.3.1. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ▪ Về địa vị kinh tế – xã hội của giai cấp công nhân: − Giai cấp công nhân là giai cấp gắn với lực lượng sản xuất tiên tiến nhất dưới chủ nghĩa tư bản. Giai cấp công nhân là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sau khi giành chính quyền, giai cấp công nhân, đại biểu cho sự tiến bộ của lịch sử, là người duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. − Giai cấp công nhân hiện đại có xu hướng ngày càng được tri thức hóa do yêu cầu khách quan của sự phát triển công nghiệp trong thời đại mà khoa học và công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. − Giai cấp công nhân do không có tư liệu sản xuất nên giai cấp công nhân phải bán sức lao động của mình cho nhà tư bản và bị nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư, họ bị lệ thuộc hoàn toàn trong quá trình phân phối các kết quả lao động của chính mình. Về mặt lợi ích giai cấp công nhân là giai cấp đối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản. Xét về bản chất, họ là giai cấp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa.

6

− Giai cấp công nhân có lợi ích căn bản thống nhất với lợi ích của toàn thể nhân dân lao động nên họ có thể tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo đông đảo quần chúng đi theo làm cách mạng chống lại giai cấp tư sản. Có thể thấy địa vị kinh tế – xã hội của giai cấp công nhân là yếu tố quan trọng nhất quy định nên sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân bởi nếu không có địa vị về kinh tế là người đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ, không có địa vị về xã hội là bị giai cấp tư sản bóc lột thì sẽ không có động lực về chính trị để thực hiện cuộc cách mạng xóa bỏ chủ nghĩa tư bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội. ▪ Về địa vị chính trị – xã hội của giai cấp công nhân: − Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất. Giai cấp công nhân là con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, được rèn luyện trong nền sản xuất công nghiệp tiến bộ, đoàn kết và tổ chức lại thành một lực lượng xã hội hùng mạnh. − Giai cấp công nhân đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến thể hiện ở nhiệm vụ xóa bỏ quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thiết lập quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn. − Giai cấp công nhân được trang bị lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin lý luận cách mạng khoa học và tiến bộ. Để có thể tiếp thu và vận dụng lí luận này đòi hỏi giai cấp công nhân cần có trình độ lý luận nhất định. − Giai cấp công nhân có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Môi trường làm việc của giai cấp công nhân là sản xuất tập trung cao và có trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, có cơ cấu tổ chức ngày càng chặt chẽ, làm việc theo dây chuyền buộc giai cấp công nhân phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao độn...


Similar Free PDFs