BTL1 nhóm-1 Chủ-thể-của-plds PDF

Title BTL1 nhóm-1 Chủ-thể-của-plds
Author Dang Quang
Course Corporate Law
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 15
File Size 286.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 364
Total Views 810

Summary

MÔN HỌC: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ,TÀI SẢN VÀ THỪA KẾBUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤTCHỦ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰGIẢNG VIÊN: ĐẶNG THÁI BÌNHDANH SÁCH NHÓM 1STTHỌ TÊN MSSV1 Nguyễn Trung Hiếu 215380101309 2 2 Võ Hoàng Hải 215380101406 6 3 Nguyễn Đại Nghĩa 215380101416 1 4 Võ Bá Đăng Quang 215380101420...


Description

MÔN HỌC: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ, TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT CHỦ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ GIẢNG VIÊN: ĐẶNG THÁI BÌNH DANH SÁCH NHÓM 1 ST

HỌ TÊN

MSSV

T 1

Nguyễn Trung Hiếu

2

Võ Hoàng Hải

3

Nguyễn Đại Nghĩa

4

Võ Bá Đăng Quang

5

Hồ Thị Thảo Vy

215380101309 2 215380101406 6 215380101416 1 215380101420 5 215380101429

Nguyễn Thanh Vũ

7 215380101528

6

0

3

BÀI TẬP THẢO LUẬN



Năng lực hành vi dân sự cá nhân

1.1. Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi dân sự và mất năng lực hành vi dân sự. - Giống nhau: + Đều do toà án ra quyết định tuyên bố hoặc huỷ bỏ quyết định tuyên bố. + Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố khi không có căn cứ tuyên bố theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tỗ chức hữu quan. - Khác nhau: Hạn chế năng lực hành vi dân sự

Mất năng lực hành vi dân sự

Người nghiện ma tuý, nghiện các chất Người bị tâm thần hoặc do mắc các kích thích dẫn đến phá tán tài sản của bệnh không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình gia đình Giao dịch dân sự của người hạn chế Giao dịch dân sự của người mất năng năng lực hành vi dân sự về tài sản phải lực hành vi dân sự phải do người đại có sự đồng ý của người đại diện, trừ diện theo pháp luật xác lập, thực hiện giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác 1.2. Những điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Hạn chế năng lực hành vi dân sự

Khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

- Người nghiện ma tuý, nghiện các chất

- Người thành niên do tình trạng thể chất

kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình. - Toà án quyết định người đại diện theo

hoặc tinh thần mà khôngg đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự. - Toà án chỉ định người giám hộ, giác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

pháp luật và phạm vi đại diện.

1

Tóm tắt Quyết định số 52/2020/DS-GĐT ngày 11/9/2020 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Ông Lê Văn Tiếu (nguyên đơn) khởi kiện đòi chia thừa kế nhà, đất của nhà dòng trưởng là bị đơn ông Lê Văn Chỉnh (trai trưởng) và ông Lê Văn Chảng (em ruột ông Chỉnh). Tài sản có từ thời các cụ để lại nhưng không có di chúc. Theo đó ông Lê Văn Chảng và vợ là bà Nguyễn Thị Chung (vợ hợp pháp của ông Chảng) là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tòa án cấp sơ thẩm đã kết luận bà Chung không phải là vợ chính thức của ông Chảng mà thừa nhận việc ông Lê Văn Chảng kết hôn với bà Nguyễn Thị Bích ngày 15/10/2001 và đưa bà Bích trở thành người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, bác bỏ quyền và nghĩa vụ chính đáng theo pháp luật của bà Chung. Toà phúc thẩm quyết định bà Chung có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án thẩm quyền giải quyết đối với công sức của bà cùng với ông Chảng trong việc trông nom, quản lý nhà đất. Tạm giao toàn bộ tài sản, di sản thừa kế mà ông Chảng được hưởng cho bà Bích trông nom. Toà án tối cao quyết định chấp nhận Quyết định kháng nghị tái thẩm, huỷ bỏ bản án phúc thẩm và sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm. 1.3. Trong quyết định trên, Toà án nhân dân tối cao đã xác định năng lực hành vi dân sự của ông Chảng như thế nào? Hội đồng giám định y khoa Trung ương - Bộ Y tế xác định ông Chảng “…Không tự đi lại được. Tiếp xúc khó, thất vận ngôn nặng, liệt hoàn toàn ½ người phải. Rối loạn cơ tròn kiểu trung ương, tai biến mạch máu não lần 2. Tâm thần: Sa sút trí tuệ. Hiện tại không đủ năng lực hành vi lập di chúc. Được xác định tỷ lệ mất khả năng lao động do bệnh tật là: 91%...”. 1.4. Hướng của Toà án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên có thuyết phục không? Vì sao? Hướng giải quyết của Toà thuyết phục vì tại biên bản “giám định khả năng lao động” đã xác định ông Chảng không đủ năng lực lập di chúc và Căn cứ theo Khoản 1 Điều 22 BLDS 2015 thì tuyên bố của toà án là hợp lý. 1.5. Theo Toà án nhân dân tối cao, ai không thể là người giám hộ và ai mới có thể là người giám hộ của ông Chảng? Hướng của Toà án nhân dân tối cao như vậy có thuyết phục không, vì sao? 2

Theo Toà án nhân dân tối cao bà Bích không thể là người giám hộ hợp pháp, bà Chung mới là người giám hộ hợp pháp. Hướng giải quyết của toà thuyết phục vì căn cứ vào “Giấy đăng kí kết hôn - Đăng kí lại” giữa bà Bích và ông Chảng không đúng thực tế nên bà Bích không phải là vợ hợp pháp của ông Chảng. Bà Chung sống với ông Chảng từ năm 1975, có tổ chức đám cưới và kết hôn và được ông Chỉnh thừa nhận hoàn thành tốt bổn phận nên bà Chung đủ điều kiện làm người giám hộ của ông Chảng. (Điều 49 BLDS 2015, Khoản 1 Điều 53 BLDS 2015) 1.6. Cho biết các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ (nêu rõ cơ sở pháp lý). Quyền của người giám hộ đối với hộ đối với tài sản của người được giám hộ: Theo Điều 58 BLDS năm 2015: - Khoản 1: Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây: + Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chỉ dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ; + Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ; + Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. - Khoản 2: Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại Khoản 1 Điều này. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ: Theo Điều 59 BLDS năm 2015 - Khoản 1: Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm: + Quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. + Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. + Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên 3

quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. - Khoản 2: Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này.

1.7. Theo quy định và Toà án nhân dân tối cao trong vụ án trên, người giám hộ của ông Chảng có được tham gia vào việc chia di sản thừa kế (mà ông Chảng được hưởng) không? Vì sao? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Toà án nhân dân tối cao về vấn đề vừa nêu. Người giám hộ ông Chảng được tham gia vào việc chia di sản thừa kế (mà ông Chảng được hưởng) vì: - Theo Khoản 1 Điều 59 BLDS 2015 quy định: “Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.” Bà Chung là vợ hợp pháp của ông Chảng (căn cứ theo Khoản 1, Điều 651 BLDS 2015). Nhưng bà Chung đã chết, tài sản của ông Chảng sẽ được thừa kế bởi con đẻ là bà Lê Thị Bích Thủy theo Điều 652 bộ luật này. Hướng xử lý của Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề nêu trên: - Bảo vệ được lợi ích của người giám hộ và người được giám hộ. - Tổng quát, có công nhận sự đóng góp của bà Chung. - Phát hiện ra những tình tiết gây khó khăn cho vụ án, phát hiện sai phạm của bà Bích.

4



Tư cách pháp nhân và hệ quả pháp lý

2.1. Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân - Dựa theo khoản 1 Điều 74 BLDS 2015, tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân khi: + Pháp nhân được thành lập theo quy định của BLDS. + Phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: Theo đó, một tổ chức muốn trở thành pháp nhân phải có điều lệ hoặc quy định thành lập pháp nhân. Trong điều lệ và quyết định thành lập phải có quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành pháp nhân. + Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. + Tổ chức muốn tham gia vào quan hệ tài sản với tư cách là chủ thể độc lập thì phải có tài sản riêng, tài sản của pháp nhân là tài sản thuộc sở hữu của pháp nhân hoặc được nhà nước giao quản lý. + Tính độc lập của tài sản pháp nhân thể hiện ở sự độc lập với tài sản của cá nhân, tổ chức mẹ và các tổ chức khác là thành viên của pháp nhân. Trên cơ sở tính độc lập của tài sản pháp nhân, pháp nhân mới có thể tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. + Pháp nhân nhân danh tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập: Với tư cách là một chủ thể độc lập, pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách riêng, có khả năng hưởng các quyền do pháp luật quy định và thực hiện các nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật. Một pháp nhân không được “núp bóng” dưới danh nghĩa các tổ chức khác, cũng như không cho phép người khác “núp bóng” kinh doanh dưới danh nghĩa của chính tổ chức đó. Nếu pháp nhân không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc gây thiệt hại cho cá nhân, pháp nhân khác thì có thể trở thành bị đơn trước tòa. Ngược lại, nếu cá nhân, pháp nhân khác không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc gây thiệt hại cho pháp nhân thì pháp nhân có quyền khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình. Tóm tắt bản án số 1117/2012/LĐ-PT ngày 11/9/2012 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh: Nguyên đơn là ông Nguyễn Ngọc Hùng yêu cầu bị đơn là cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường tại TP.HCM huỷ Quyết định số 192/QĐ-CQDDPN ngày 15/9/2011 về việc chấm dứt hợp đồng lao động với ông Nguyễn Ngọc Hùng. Ông Hùng không yêu cầu cơ quan nhận ông trở lại làm việc và chấm dứt hợp đồng lao 5

động từ ngày Toà án xét xử sơ thẩm. Đồng thời, ông Hùng còn yêu cầu cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường tại TP.HCM phải giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc và giao số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đóng cho đến ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Bời thường cho ông khoản tiền tương đương với tiền lương trong những ngày không được làm việc cộng với 2 tháng lương. Toà án sơ thẩm đồng ý đơn kiện của ông Nguyễn Ngọc Hùng. Toà án phúc thẩm quyết định huỷ bản án sơ thẩm vì toà sơ thẩm không xác định đúng người tham gia tố tụng với tư cách bị đơn trong vụ án, giao hồ sơ về Toà án nhân dân TP.HCM xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm. 2.2. Trong Bản án số 1117, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân không? Đoạn nào của Bản án có câu trả lời - Đoạn cho thấy Cơ quan đại diện có tư cách pháp nhân: “Như vậy Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đại diện hạch toán báo sổ khi thực hiện dự toàn, quyết toàn theo phân cấp của Bộ, phụ thuộc theo sự phân bố ngân sách của Nhà nước và phân cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường chứ không phải là một cơ quan hạch toàn độc lập. Mặc dù trong Quyết định 1367 nói trên có nội dung “Cơ quan đại diện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng” nhưng là Cơ quan đại diện Bộ phải hạch toán báo sổ nên cơ quan này có tư cách pháp nhân nhưng là tư cách pháp nhân không đầy đủ”. 2.3. Trong bản án số 1117, vì sao Tòa án xác định Cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường không có tư cách pháp nhân? - Lần lượt theo khoản 1,3,5 Điều 84 BLDS 2015: + “Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân”. + “Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân”. + “Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền”. - Do đó trong trường hợp này, Cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường không có tư cách pháp nhân thì không thể xác lập giao dịch với tư cách pháp nhân, mà chỉ có thể nhân danh pháp nhân để xử lý vấn đề trong phạm vi và thời hạn được giao. 2.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án. 6

- Hướng giải quyết của Tòa án Quận 1 tại phiên phúc thẩm là hợp lý vì: + Người tham gia tố tụng với tư cách bị đơn trong vụ án được nêu là Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan này không đủ điều kiện để được xem là một pháp nhân tham gia giao dịch dân sự. + Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường không có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và không thể tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình + Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường không được xem là người tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn trong vụ án trên.

2.5. Pháp nhân và cá nhân có gì khác nhau về năng lực pháp luật dân sự ? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời (nhất là trên cơ sở quy định của BLDS 2005 và BLDS 2015). Năng lực pháp luật dân sự cá nhân và pháp nhân đều có hai đặc trưng là quyền và nghĩa vụ dân sự được quy định trong Khoản 1 Điều 16 BLDS 2015: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự” và Khoản 1 Điều 86 BLDS 2015: “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự…”. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là năng lực mà mọi cá nhân đều có như nhau và được hưởng từ lúc khi sinh ra và chấm dứt khi người đó chết đi trong Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 BLDS 2015: “Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau” & “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết”, nhưng năng lực pháp luật của pháp nhân cần phải có cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép lập hoặc thành lập và cộng thêm với quy định về không hạn chế về năng lực pháp luật dân sự trừ những trường hợp khác quy định tức là năng lực pháp luật pháp nhân không thể sinh ra khách quan từ chủ thể là những cá nhân hay tổ chức mong muốn mà cần phải có sự đăng ký kèm sự cho phép từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có hiệu lực phát sinh năng lực từ khi được ghi vào sổ đăng ký là một pháp nhân và kết thúc đến khi chấm dứt pháp nhân tức là bị tuyên bố không còn là một pháp nhân trong điều 86 BLDS 2015: - “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”; - “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký”; 7

- “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân”. Trong điều 86 BLDS 2005 quy định về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân: - “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình”; - “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân”; - “Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự”. Vậy tại BLDS 2005 đã quy định về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân có sự khác biệt với pháp nhân trong BLDS 2015. Ở BLDS 2005, pháp nhân có quyền tự do thành lập mà không cần có sự cho phép từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có thể tự chấm dứt pháp nhân tùy ý chí người thành lập. Thứ hai, quy định về người đại diện nhân danh pháp nhân ở trong điều luật này khác với BLDS 2015 điều chỉnh, thay đổi rõ hơn ở một điều luật riêng trong chương IX Đại diện Điều 137,138 BLDS 2015. 2.6. Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân có ràng buộc pháp nhân không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời Giao dịch do người đại diện pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân có ràng buộc với pháp nhân và pháp nhân phải chịu trách nhiệm về trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ dân sự do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân theo Khoản 1 Điều 87 BLDS 2015: “Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân”. 2.7. Trong tình huống trên, hợp đồng ký kết với Công ty Nam Hà có ràng buộc Công ty Bắc Sơn không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời Bởi vì không có một xác nhận nào cho thấy rằng công ty Bắc Sơn thành lập chi nhánh Bắc Sơn mà chỉ thông qua quy chế hoạt động của công ty chứ không phải từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt công ty Bắc Sơn đã đăng ký thành lập chi nhánh nên chi nhánh Bắc Sơn không phải là một chi nhánh và không có quyền thực hiện chức năng pháp nhân công ty Bắc Sơn căn cứ Khoản 2,3 Điều 84 BLDS 2015: “Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của

8

pháp nhân” & “Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân”. Chi nhánh Công ty Bắc Sơn không có tư cách pháp nhân quy định tại Khoản 1 Điều 84 BLDS 2015: “Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân”. Như vậy kể cả khi có thừa nhận chi nhánh Bắc Sơn là một chi nhánh hợp pháp thì chi nhánh Bắc Sơn sẽ phụ thuộc vào công ty Bắc Sơn nên khi công ty Nam Hà ký kết hợp đồng thì công ty Bắc Sơn bị rang buộc vào thỏa thuận dân sự.



Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

3.1. Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của các thành viên và trách nhiệm của các thành viên đối với nghĩa vụ của pháp nhân Pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân (tức là các thành viên thuộc pháp nhân) đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân và người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác. Bản án số 10/2016/KDTM-PT ngày 17/03/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang: Công ty Ngọc Bích cáo buộc Công ty Xuyên Á không hoàn thành nghĩa vụ khi mua bán hàng hoá và yêu cầu rằng ông Phong và bà Hiền là thành viên của công ty nên phải có trách nhiệm bồi thường, thanh toán với tồng tiền vốn và lãi là 107.030.752 đồng. Toà án sơ thẩm quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Ngọc Bích và buộc ông Phong, bà Hiền bồi thường tiền. Tuy nhiên, ở phiên tòa phúc thẩm, bà Hiền cho rằng mình là thành viên của công ty và không chịu trách nhiệm thay công ty, và chỉ ra thiếu xót khi cấp sơ thẩm không thu thập chứng cứ là Công ty Xuyên Á đã giải thể. Toà án phúc thẩm quyết định huỷ bản án sơ thẩm và giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân huyện Tri Tôn xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm.

3.2. Trong Bản án được bình luận, bà Hiền có là thành viên của Công ty Xuyên Á không ? Vì sao ? 9

Với việc sở hữu 26,05% vốn điều lệ của công ty Xuyên Á được nêu trong Bản án, bà Hiền là thành viên của Công Ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Xuyên Á. 3.3. Nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty Xuyên Á hay của bà Hiền ? Vì sao ? Theo Khoản 1 Điều 87: “Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ quân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân”. Song, trong trường hợp này, ông Trần Ngọc Phong là giám đốc công ty Xuyên Á, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty, còn phía bà Hiền chỉ là cổ đông và là thành viên của pháp nhân. Ngoài ra, hợp đồng mua bán (gạch men) được xác lập giữa hai công ty Ngọc Bích và Xuyên Á với tư cách là hai pháp nhân, do đại diện theo pháp luật của hai công ty này kí kết. Dựa theo những phân tích nêu trên cũng những quy định tại khoản 1 điều 87: “…Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sán...


Similar Free PDFs