Đề-tài-nghiên-cứu-nhóm-7-chiều-thứ-6 PDF

Title Đề-tài-nghiên-cứu-nhóm-7-chiều-thứ-6
Author Hung Dang
Course Luật doanh nghiệp K46
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 53
File Size 1.1 MB
File Type PDF
Total Downloads 636
Total Views 735

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHBÀI NGHIÊN CỨU MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUTRONG KHOA HỌC QUẢN TRỊNGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞINGHIỆP KINH DOANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHGIÁO VIÊN HƯỚNNG DẪN: NGUYỄN PHƯƠNG NAMHÀ M...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI NGHIÊN CỨU MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KHOA HỌC QUẢN TRỊ

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP KINH DOANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GIÁO VIÊN HƯỚNNG DẪN: NGUYỄN PHƯƠNG NAM

HÀ MINH NHỰT TRIỆU BỬU PHÁT NGUYỄN THỊ HUYỀN OANH

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1.

Giới thiệu tổng quan Với mỗi quốc gia, sự phát triển kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống doanh

nghiệp hiện tại và sự xuất hiện của doanh nghiệp mới trong tương lai. Tại Việt Nam, sau cuộc cải cách kinh tế trong những năm 80 và 90 của thế kỷ trước, Đảng và Nhà nước ngày càng công nhận vai trò quan trọng của thành phần kinh tế tư nhân mà khởi nguồn chính xác nhà doanh nghiệp khởi nghiệp (Nghị quyết Đại hội XII Đảng, 2016). Theo thống kê của Cục phát triển Doanh Nghiệp, Bộ kế hoạch và đầu tư vào thời điểm cuối năm 2018 cho thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ đóng góp tới 45% vào GDP, 31% vào tổng thu ngân sách nhà nước và tạo ra hơn 5 triệu việc làm cho người lao động. Từ đó, ta thấy được khởi nghiệp có vài trò rất quan trọng đối với hoạt động sáng tạo, phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người lạo động, nó trở thành khẩu hiệu phát triển của mỗi quốc gia trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nơi mà tri thức, sự sáng tạo mới là sức mạnh cạnh tranh quyết định. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp mới đem lại “luồng gió mới” trong thị trường cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay.

1.2.

Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam hiện nay nói chung và TPHCM nói riêng hệ thống các trường đại học

đều có hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, liên kết với các tổ chức nhằm khuyến khích sinh viên khởi nghiệp. Nắm bắt được xu hướng đó Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trường đào tạo kinh tế hàng đầu của cả nước, hiện nay trường đã và đang đào tạo một số chuyên ngành khởi nghiệp dành cho sinh viên, bên cạnh đó trường còn liên kết với các tổ chức doanh nghiệp để tạo điều kiện cho sinh viên khởi nghiệp. Ngoài ra, trường còn có một số câu lập bộ khởi nghiệp cho sinh viên tham gia và trao đổi các kiến thức liên quan đến các lĩnh vực mà sinh viên quan tâm. Mỗi năm trường thường tổ chức các cuộc thi liên quan đến khởi nghiệp như: “Học sinh, sinh viên

với ý tưởng khởi nghiệp”; các cuộc thi khởi nghiệp do các câu lập bộ tổ chức thu hút rất nhiều bạn sinh viên tham gia. Vấn đề chính là một tỷ lệ lớn sinh viên khi ra trường có xu hướng tìm một việc làm ổn định hơn là khám phá những cơ hội khởi nghiệp, hoặc có thì rất ít và chưa đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Phần lớn người dân, bao gồm giới trẻ, có xu hướng thích cuộc sống ổn định, không thích phiêu lưu. Ý định khởi nghiệp là giai đoạn đầu của hoạt động khởi nghiệp và chịu ảnh hưởng của các nhân tố ngoại sinh. Việc hiểu rõ các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp được xem là biện pháp hiệu quả để nâng cao số lượng và chất lượng cho các hoạt động khởi nghiệp. Chính vì thế, tác giả đã chọn đề tại “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên UEH” nhằm khám phá ra những hạn chế và tìm ra giải pháp để giúp việc khởi nghiệp của sinh viên UEH thuận lợi hơn.

1.3.

Phạm vi nghiên cứu Tại Trường Đại học kinh tế TPHCM trong thời gian từ 1/10/2020-10/10/2020.

1.4.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu Đề tài nghiên cứu góp phần cung cấp thêm cơ sở cho các nhà quản trị, các bạn

sinh viên tại UEH có thể xây dựng, điều chỉnh chính sách nhằm thúc đẩy hoặc có các biện pháp hỗ trợ, can thiệp nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên.

1.5.

Mục tiêu nghiên cứu 1.5.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc khởi nghiệp của sinh viên UEH 1.5.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trên.

1.6.

Bố cục đề tài Chương 1: Giới thiệu tổng quan đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.

Các nghiên cứu nước ngoài

 Nghiên cứu động lực và ý định khởi nghiệp: Điều tra vai trò của ngành đạo tạo của tác giả Marina Z. Soloesvik (2012) được khảo sát trên 321 sinh viên năm thứ ba, thứ tư, thứ năm về kỹ thuật và quản trị kinh doanh tại ba trường đại học ở Ukraine. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá nhân tham gia vào các chương trình doanh nghiệp có khuynh hướng có động lực khởi nghiệp cao hơn và có nhiều khả năng trở thành doanh nhân. Bằng chứng thực nghiệp cho thấy thái độ, tiêu chuẩn, chủ quan và kiểm soát hành vi được nhân thức là trung gian cho mối quan hệ giữa động lực và ý định khởi nghiệp.

Ngành đào tạo

Thái độ

Tuổi Việc làm của cha mẹ

Động lực kinh doanh được cảm nhận

Tiêu chuẩn chủ quan

Ý định khởi nghiệp

Giới tính

Sự kiểm soát hành vi nhận thức

Mô hình nghiên cứu động lực và ý định khởi nghiệp – Điều tra vai trò của ngành đào tạo Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Marina Z. Solevik (2012)

 Nghiên cứu ảnh hưởng của thái độ khởi nghiệp, những tiêu chuẩn cchu3 quan và sự mong muốn nhận thức đối với ý định khởi nghiệp của Usman Yousaf và cộng sự (2015). Nghiên cứu được khảo sát trên sinh viên kinh tế của Trường Khoa học Quản lý Quaid-i-Azam, Đại học Quaid-i-Azam, Islamabad, Pakitan. Tổng cộng có 200 bảng câu hỏi được khảo sát, trong đó 185 câu hỏi được trả về, chiếm 92,5% tỷ lệ trả lời. Sau khi loại bỏ bảng câu hỏi không đầy đủ và thiên vị, 170 câu trả lời còn lại để phân tích thêm. SPSS 20.0 được sử dụng để thực hiện phân tích thông kê và kết quả cho thấy: Thái độ khởi nghiệp của sinh viên, sự mong muốn được cảm nhận và các tiêu chuẩn chủ quan dẫn đến sự phát triển ý định khởi nghiệp của sinh viên.

Khả năng và kỹ năng kinh doanh

Thái độ kinh doanh Ý định khởi nghiệp Mong muốn được cảm nhận

Tiêu chuẩn chủ quan

Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của thái độ khởi nghiệp, những tiêu chuẩn chủ quan và sự mong muốn được nhận thức với ý định khởi nghiệp Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Usman Yousaf và cộng sự (2015)  Nghiên cứu vai trò của việc đào tạo kinh doanh như là một yếu tố dự báo về ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học của các tác giả Ying Zhang & Geert Duysters & Myriam Cloodt (2014) sử dụng lý thuyết hành vi được lập kế hoạch của Ajzen và mô hình sự kiện kinh doanh của Shapero cũng nư lý thuyết nhận thức kinh doanh, nghiên cứu xác định mối quan hệ giữa việc đào tạo về kinh doanh, sự tiếp xúc sớm với việc kinh doanh, sự mong muốn và tính khả thi được nhận thức đới với ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học. Các dữ liệu được thu thập từ một cuộc khảo sát của mười trường đại học; và

đã nhận được 494 câu trả lời hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy rằng sự mong muốn được nhận thức có ảnh hưởng đáng kể đến ý định khởi nghiệp Shapero.  Trong khi không có tác động đáng kể đến từ tính khả thi nhân thức. Có một tác động tiêu cực đáng kể từ sự tiếp xúc sớm với việc kinh doanh và một tác động tích cực đáng kể từ sự đào tạo kinh doanh. Nam giới và người từ các trường đại học thuộc khối ngành kỹ thuật và hoặc có nền tảng kỹ thuật có ý định khởi nghiệp cao hơn nữ và người từ các trường đại học thuộc khối ngành khác và nền tảng khác. Cũng có những tác động tích cực đáng kể theo giới tính, loại trường đại học và chuyên ngành đào tạo lên mối quan hệ giữa sự đào tạo về kinh doanh và ý định khởi nghiệp. Nhận thức tính khả thi Ý định khởi nghiệp Nhận thức sự mong muốn Sự tiếp xúc với việc kinh doanh từ trước

Loại trường đại học

Ngành học

Giới tính

Sự đào tạo về kinh doanh Mô hình nghiên cứu vai trò của việc đào tạo về kinh doanh như là một yếu tố dự báo về ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học Nguồn: Nghiên cứu của Ying Zhang & Geert Duysters & Myriam Cloodt (2014) 2.2.

Các nghiên cứu trong khu vực

 Nghiên cứu sự phát triển và văn hóa chéo – Áp dụng một số công cụ cụ thể để đo lường ý định khởi nghiệp kinh doanh cua Francisco Linan và Yi-Wen Chen (2009). Nghiên cứu sử dụng lý thuyết hành vi được lên kế hoạch của Ajzen để xây dụng bảng câu hỏi ý định khởi nghiệp kinh doanh và phân tích các đặc tính tâm lý. Mô hình ý định khởi nghiệp kinh doanh sau đó được thử nghiệm trên một mẫu gồm 519 cá nhân từ

hai quốc gia khác nhau: Tây Ban Nha và Đài Loan. Bảng câu hỏi ý định khởi nghiệp kinh doanh và kỹ thuật phương trình cấu trúc đã được sử dụng để cố gắng vượt qua những hạn chế nghiên cứu trước đây. Vai trò của văn hóa trong việc giải thích các nhận thức động lực đã được xem xét cụ thể. Kết quả cho thấy các giá trị văn hóa thay đổi cách thức các cá nhân trong mỗi xã hội cảm nhận về tinh thần kinh doanh. Các dặc điểm văn hóa và xã hội sẽ được phản ánh bởi tác động của các biến bên ngoài trên tiền đề của ý định (Tiêu chuẩn chủ quan, thái độ, sự kiểm soát hành vi được nhận thức) và sức mạnh tương đối của các liên kết giữa các cấu trúc này. Đặc biệt, chủ nghĩa cá nhân – tập thể dường như giải thích tầm quan trọng tương đối của tiêu chuẩn chủ quan trong mô hình. Tương tự như vậy, niềm tin gắn liền với tinh thần kinh doanh trong mỗi nền văn hoá dường như thay đổi, dẫn đến sức mạnh tương đối của mỗi yếu tố động lực trở nên khác nhau (đặc biệt là thái độ và sự kiểm soát hành vi được nhận thức). Vốn nhân lực và các nhân khẩu học khác Thái độ Tiêu chuẩn chủ quan

Ý định khởi nghiệp

Sự kiểm soát hành vi được nhận thức

Mô hình sự phát triển và văn hóa chéo – Áp dụng một công cụ cụ thể để đo lường ý định khởi nghiệp kinh doanh Nguồn: Nghiên cứu của Francisco Linan và Yi-Wen Chen (2009)

2.3.

Các nghiên cứu trong nước

 Theo nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp, trường hợp sinh viên khoa kinh tế và quản trị kinh doanh trường đại học Cần Thơ của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) được khảo sát trên 233 sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai thuộc khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh Đại học Cần Thơ đã chỉ ra các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp kinh doanh mức độ từ thấp đến cao bao gồm: (1) “Thái độ và tự hiệu quả” có ảnh hưởng nhiều nhất, (2) là “Giáo dục và thời cơ khởi nghiệp”, (3) là “ Nguồn vốn”, (4) là “Quy chuẩn chủ quan” và (5) sau cùng là “Mức độ kiểm soát hành vi được nhận thức”. Bên cạnh đó, kết quản nghiên cứu còn chỉ ra bằng chứng cho thấy ảnh hưởng điều tiết của biến giới tính trong mối quan hệ giữa nguồn vón và ý định khởi sự doanh nghiệp mà cụ thể là ảnh hưởng của nguồn vốn đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên nữ là cao hơn so với sinh viên nam. Thái độ Quy chuẩn chủ quan Nhận thức kiểm soát hành vi Giáo dục

Giới tính

Ý định khởi nghiệp kinh doanh

Nguồn vốn Nhu cầu thành đạt Mô hình của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) Nguồn: Nghiên cứu của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015)  Theo nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên quản trị kinh doanh tại trường đại học Lao động xã hội của tác giả Đỗ

Thi Hoa Liên (2016) được khảo sát trên 315 sinh viên. Nghiên cứu này kế thừa và bổ sung từ các kết quả nghiên cứu khác nhau trước đây. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên, đó là (1) Giáo dục và đào tạo tại trường dại học, (2) là Kinh nghiệm và trải nghiệm của bản thân, (3) Gia đình và bạn bè, (4) Tính cách cá nhân, (5) Nguồn vốn.

Nhân tố nhân khẩu học, phẩm chất cá nhân Tình trạng việc làm, chính sách của Chính phủ

Tính cách cá nhân Giáo dục, đào tạo Kinh nghiệm và trải nghiệm cá

Hành động khởi nghiệp kinh d h

Ý định khởi nghiệp kinh doanh

Gia đình, bạn bè Nguồn vốn

Xu hướng hành động

Mô hình của Đỗ Thị Hoa Liên (2016) Nguồn: Nghiên cứu của Đỗ Thị Hoa Liên (2016)

 Nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường đại học kỹ thuật công nghệ Cần Thơ của Phan Anh Tú và Tần Quốc Huy (2017) nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của 166 sinh viên trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Cần Thơ. Mở rộng lý

thuyết hành vi kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) kết hợp với các đặc điểm nhân khẩu học, tính cách, và giáo dục khởi nghiệp kinh doanh, kết quả nghiên cứu nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy bằng phương pháp bé nhất (OLS) cho thấy có 7 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên bao gồm: đặc điểm tính cách, thái độ cá nhân, nhận thức và thái độ, giáo dục khởi nghiệp, nhận thức điều kiểu hành vi, quy chuẩn và thái độ, quy chuẩn chủ quan.

NHÂN KHẨU HỌC

THÁI ĐỘ CÁ NHÂN

QUY CHUẨN CHỦ QUAN

Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP

NHẬN THỨC KIỂM SOÁT HÀNH VI

ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH

GIÁO DỤC

Mô hình của Phan Anh Tú và Trần Quốc Huy (2017) Nguồn: Nghiên cứu của Phan Anh Tú và Trần Quốc Huy (2017)

2.4.

Một số khái niệm liên quan đến khởi nghiệp

2.4.1. Người khởi nghiệp (Doanh nhân)

Doanh nhân được xem là một nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác, tạo cơ hội việc làm và tạo ra sự giàu có về kinh tế và xã hội trong nền kinh tế của một quốc gia (Wong và cộng sự, 2005). Doanh nhân đóng một vài trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế bằng cách ấp ủ các đổi mới công nghệ, tăng hiệu quả kinh tế và tạo việc làm mới (Shane và Venkataraman 200). Mintton (1989) mô tả các doanh nhân là những người có một số đặc điểm tâm lý nhất định như cam kết vối công việc, nhu cầu kiểm soát toàn bộ và thích sự không chắc chắn và thách thức. Các doanh nhân là những người tiếp nhận rủi ro vừa phải và các rủi ro được tính toán để tránh những tình huống không chắc chắn (Koh, 1996; Thomas và Mueller, 2000). Theo (Krueger và cộng sự, 2000), doanh nhân là những người sáng tạo, đột phá, có tầm nhìn, người nhận ra một cơ hợi mới, có khuynh hướng hành động và bắt đầu một việc gì đó. Doanh nhân là những người xác định các cơ hội, vì họ có nhiều khả năng hơn trong việc nhận ra các mẫu và quan sát các mối liên hệ giữa các thay đổi, xu hướng và tần suất xuất hiện không liên quan ở cái nhìn đầu tiên (Baron, 2006). Theo nghĩa thông thường, doanh nhân được coi là chủ sỡ hữu của doanh nghiệp thương mại hoặc công nghiệp. Những người này bắt đầu tạo ra tổ chức công nghiệp hoặc thương mại trên cơ sở lợi nhuận hoặc thua lỗ. Các học giả khác nhau bao gồm McClelland và Schumpeter đã giải thích nhiều hơn cho định nghĩa doanh nhân chung này. Nói chung, các doanh nhân phát triển và thịnh vượng dần dần bằng cách bắt đầu kinh doanh nhỏ. Nhiều nhà nghiên cứu phân biệt doanh nhân với thương nhân, trong khi nhiều người khác định rằng các hoạt động của các doanh nhân và thương nhân đều giống nhau. Trong nghiên cứu này, doanh nhân đề cập đến một người chịu trách nhiệm về việc thành lập, quản lý và phát triển doanh nghiệp. 2.4.2. Khởi nghiệp

Khởi nghiệp đã dược xác định rõ ràng là hành vi quản lí, khai thác đáng tin cậy các cơ hội để tạo ra các kết quả vượt ra ngoài khả năng của chính mình (Kristiansen và Indarti, 2004). Khởi nghiệp không phải là một sự kiện, mà là một quá trình có thể mất nhiều năm để phát triển và thành hiện thực. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có tiềm năng để mở một doanh nghiệp riêng (Learned, 1992). Một người khởi nghiệp tiềm năng là người đón lấy cơ hội để thành lập công ty riêng mình ngay khi cơ hội xuất hiện (Shapero, 1982). Theo tổ chức Global Entrepreneurship Monitor là một doanh nghiệp khi thành vừa thành lập sẽ trải qua 3 giai đoạn: Hình thành, phát triển ý tưởng đến thành lập doanh nghiệp và cuối cùng là duy trì và phát triển doanh nghiệp.

2.4.3. Ý định khởi nghiệp Ý dịnh khởi nghiệp có thể được định nghĩa là cam kết để bắt đầu một doanh nghiệp mới (Krueger 1993) và trong hầu hết cá mô hình lựa chọn nghề nghiệp, nó dược coi là tiền để của hành vi khởi nghiệp. Theo Thompson (2009) và Bird 91988) ý định khởi nghiệp có thể được gọi là việc thực hiện có chủ ý và niềm tin của một cá nhân đới với ý định của mình để bắt đầu một doanh nghiệp kinh doanh mới trong tương lai. Theo Molaei và cộng sự (2014), ý định khởi nghiệp là một trong những dự đoán lớn nhất về hành vi khởi nghiệp. Ý định khởi nghiệp là quá trình tổ chức các dự án trở nên ấn tượng hoặc nói cách khác là tự làm chủ (Tkachev và Kolvereid, 1999). Ý định khởi nghiệp sẽ là bước đầu tiên trong sự nghiệp phát triển kinh doanh và đôi khi là quá trình lâu dài của sự sáng tạo liều lĩnh trong lực vực mạo hiểm (Lee & Wrong, 2004).

Ý định khởi nghiệp để khởi động, sau đó sẽ là tiền đề cần thiết để thực hiện các hành vi kinh doanh (Fayolle và cộng sự, 2006; Kolverseid, 1996b). Ý định khởi nghiệp được coi là yếu tố dự đoán hành vi khởi nghiệp tốt nhất (Ajzen, 1991, 2001 ; Fishbein & Ajzen, 1975). Souitaris và cộng sự 92007) cho rằng ý định khởi nghiệp có nghĩa là một cá nhân muốn bắt đầu một số hoạt động kinh doanh. Ý định khởi nghiệp đóng vai trò phát triển các hoạt khởi nghiệp kinh doanh và khả năng trở thành một doanh nhân thực sự (Mohd Rosli và cộng sự, 2013). Theo Bird (188), ý định khởi nghiệp hướng tới tư duy chiến lược và các quyết định, và hoạt động trao đổi như một màn hình cảm ứng để xem xét các mối quan hệ, tài nguyên và sự trao đổi. 2.4.4. Tinh thần khởi nghiệp Tinh thần khởi nghiệp được định nghịa là việc sỡ hữu doanh nghiệp nhỏ độc lập hoặc phát triển những nhà quản lý tìm kiếm cơ hội trong doanh nghiệp (Colton, 1990). Tinh thần khởi nghiệp có vài trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia (Stel và cộng sự, 2005). Tinh thần khởi nghiệp được định nghĩa bởi Low và MacMillan (1988, trang 141) là “tạo ra doanh nghiệp mới”. Định nghĩa này phản ánh nhận thức ngày càng tăng rằng Tinh thần khởi nghiệp là một “quy trình hoàn thiện dần dần hơn là trạng thái hiện hữu” (Bygrave, 1989, trang 21).

2.5.

Mô hình nghiên cứu Dựa vào lý thuyết và các nghiên cứu liên quan kết hợp cùng với các đặc điểm của

sinh viên Đại học Kinh tế TPHCM, tác giả đề xuất 5 yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi

nghiệp của sinh viên bao gồm: thái độ cá nhân, nhận thức xã hội, nhận thức kiểm soát hành vi, yếu tố tài chính và giáo dục. 2.5.1. Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp đề cập đến mức độ mà cá nhân có các đánh giá thuận lợi hoặc không thuận lợi về hành vi được đề cập (Ajzen, 1991). Theo TPB, thái độ đối với hành vi được xác định bởi tổng số niềm tin hành vi có thể tiếp cận liên kết hành vi với các kết quả khác nhau và các thuộc tính khác nhau. Nó bao gồm không chỉ tình cảm mà còn cân nhắc nó (Linda và Chen, 2009). Thái độ là ý định hành vi tốt nhất (Fishbein và Ajzen, 1975). Hành vi kinh doanh là tập hợp các hoạt động được thực hiện bởi một doanh nhân (Meyer, 2002), nói cách khác, một hành động được thực hiện bởi một doanh nhân (Bateman và Crant, 1993; Hébert và Link, 2006). Theo kết quả nghiên cứu của Joao J. Ferreira và cộng sự (2012) thì thái độ có tác dụng quan trọng nhất đối với ý định khởi nghiệp. nghiên cứu của Usman Yousaf và cộng sự (2015) cho thấy rằng các sinh viên với thái độ khởi nghiệp kinh doanh sẽ có ý định khởi nghiệp cao hơn. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết TPB cũng như những phát hiện của Morrison (2000) nói rằng ý định khởi nghiệp được kích hoạt tích cực bởi thái độ. Vì vậy, chúng ta có giả thuyết H1 như sau. H1: Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp. 2.5.2. Tiêu chuẩn chủ quan Các tiêu chuẩn chủ quan đề cập đến áp lực xạ hội được cảm nhận để thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nào đó. Tiêu chuẩn chủ quan đại diện cho “niềm tin tiêu chuẩn về tinh thần kinh doanh như một sự lựa chọn nghề nghiệp có khả năng là động lực để tuân theo những niềm tin tiêu chuẩn này” (Leroy và cộng sự, 2009).

Mô hình TPB của Ajzen (1991) chỉ ra rằng tiêu chuẩn chủ quan có ảnh hưởng đến trực tiếp và tích cực đến ý định khởi nghiệp. Nghiên cứu của Marina Z. Solesvik 92012) cũng đã kết lu...


Similar Free PDFs