Hàn-the - Penisss PDF

Title Hàn-the - Penisss
Course computer vision
Institution Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 12
File Size 192 KB
File Type PDF
Total Downloads 59
Total Views 134

Summary

Penisss...


Description

Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong Nhóm nghiên cứu khoa học 10 Chuyên Hoá 2020-2023

HOÁ HỌC TRONG ĐỜI SỐNG Nhận biết hàn the trong thực phẩm bằng bộ kit test nhanh từ củ nghệ vàng

TỔNG QUÁT I. Hàn the 1. Một số loại thực phẩm hay sử dụng hàn the: Trong thực tế sử dụng, hàn the hay được dùng để làm phụ gia trong chế biến và bảo quản các sản phẩm từ tinh bột và các sản phẩm từ thịt. Một số sản phẩm làm từ tinh bột như bún, bánh giò, bánh đúc, bánh cuốn, bánh tẻ, bánh đa, bánh hỏi, bánh canh, hủ tiếu, mì sợi,…Bột bánh tráng nếu chứa hàn the khi nhúng nước sẽ dẻo và dai làm người ăn thấy ngon miệng hơn. Hàn the còn được dùng để bảo quản thịt và các chế phẩm từ thịt như giò lụa, chả chiên, giò thủ,…Ngoài ra chúng còn được biết đến là dùng để ướp cá giúp cá tươi ngon lâu hơn. Hàn the cũng được tìm thấy trong các sản phẩm lên men như dưa chua, hành muối, tỏi chua, tôm chua, củ kiệu,…giúp tăng độ giòn và ngon miệng. Ngoài ra một số món ăn vặt cũng có thể bị sử dụng hàn the trong chế biến như há cảo, gỏi đu đủ, sương sa, sương sáo, rau câu,… 2. Khái quát về hàn the: Hàn the tên thương mại được gọi là Borax. Trong Đông y còn được biết đến với tên gọi như Bồng sa, Bàng sa, Bồn sa, Nguyệt Thạch. Công thức hóa học là Na2B4O7.10H2O. Tên hoá học của hàn the là natri tetraborate decahydrate, disodium tetraborate decahydrate, hoặc đơn giản là natri borat. Hàn the (Borax) được chia ra thành các loại khoáng chất Borax khan hay natri tetraborat (Na2B4O7), Borax pentahidrat (Na2B4O7.5H2O) và Borax decahidrat (Na2B4O7.10H2O), trong đó tên Borax thường dùng để chỉ Borax decahidrat. Borax là một loại natri borat và hợp chất hóa học quan trọng của boron. Borat (borates) là tên gọi dùng để chỉ các khoáng chất chứa boron như Borax, axit boric và các quặng tincal, kernite, colemanite (Ca2B6O11.5H2O), ulexite (CaB4O7.NaBO2.8H2O),… Trong tự nhiên Borax tồn tại chủ yếu ở hai dạng khoáng là Borax (tincal) và một dạng khác là kernite (Na2B4O7.4H2O) việc chuyển đổi từ tincal thành kernite là kết quả của sự biến chất nhẹ do chôn vùi quá sâu. Quặng ulexite là một quặng canxi natri borat, quặng colemanite là quặng canxi borat, các quặng này đều có thể dùng để sản xuất ra Borax. Vì vậy quá trình nghiên cứu lịch sử tìm kiếm và sử dụng hàn the (Borax) cũng nằm trong lịch sử tìm kiếm và sử dụng borat. 3. Lịch sử sử dụng hàn the:

Các hợp chất borat có thể đã được biết đến trong khoảng 6000 năm, bắt đầu với người Babylon. Người ta cho rằng người Babylon đã mang Borax từ Viễn Đông hơn bốn ngàn năm trước để các thợ kim hoàn sử dụng. Borat được người Ai Cập sử dụng để ướp xác và bởi người La Mã cổ đại trong nghề làm thuỷ tinh. Người Ai Cập, Trung Quốc, Tây Tạng cũng được báo cáo đã sử dụng Borax từ xa xưa. Borat đã được sử dụng trong men gốm ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ mười một. Trong số các đơn thuốc y tế được ghi trong giấy cói Coplic (có niên đại khoảng thế kỷ thứ mười và chứa thông tin từ các nguồn gốc Hy Lạp và Ả Rập) có một số đơn thuốc liên quan đến việc điều trị các bệnh về mắt, có chứa Borax trong số các thành phần của chúng. Borax được sử dụng bởi các thợ kim hoàn Châu Âu từ khoảng thế kỉ XII. Năm 1777, borat được công nhận ở các suối nước nóng hoặc Soffioni gần Florence, Ý với công dụng chủ yếu là y tế. Người Etruscans và người La Mã đã sử dụng muối boric cho mục đích dược phẩm và để điều chế men và chúng bắt đầu được dùng trong thực phẩm. Trong gần một ngàn năm trước thế kỷ XIX, Borax có rất ít và chủ yếu dùng trong ngành kim loại. Nó rất đắt nên chỉ được sử dụng bởi các thợ rèn vàng, bạc và đồ trang sức. Năm 1961, Ủy ban chuyên gia FAO/WHO về phụ gia thực phẩm đã kết luận rằng axit boric và Borax không phù hợp để sử dụng làm phụ gia thực phẩm. Tuy nhiên, chúng vẫn được phép sử dụng trong trứng cá muối trong Liên minh châu Âu. Năm 1990 giáo sư Oscar Liebreich của Berlin cho thấy Borax có thể được sử dụng để bảo quản thực phẩm tươi sống nhưng không thể được sử dụng để khôi phục thực phẩm bị phân huỷ thành tươi nhưng sẽ giúp các thực phẩm đó che giấu được bản chất không tươi ngon vẫn giữ cho thực phẩm chế biến dai và giòn. Năm 1901 thịt và thịt xông khói xuất khẩu từ Mỹ vào Anh và bơ thực vật gửi từ Úc, Mỹ và Pháp chứa hàn the. Borax và axit boric từ lâu đã được sử dụng làm phụ gia trong các loại thực phẩm khác nhau. Vì Borax và axit boric có hiệu quả chống lại nấm men, nấm mốc và vi khuẩn, chúng có thể được sử dụng để bảo quản các thực phẩm. Ngoài ra, cả hai phụ gia này đều có thể được sử dụng để tăng độ đàn hồi và độ giòn của thực phẩm cũng như ngăn tôm bị thâm. Vào đầu những năm 1900, một số nhà khoa học bắt đầu đặt câu hỏi về sự an toàn của việc sử dụng một lượng lớn axit boric và Borax trong thực phẩm. Vào giữa những năm 1920, nhiều quốc gia bắt đầu lập điều luật cấm sử dụng các chất phụ gia này trong thực phẩm do độc tính của chúng. Tuy nhiên, trong Chiến tranh

thế giới thứ hai, tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng và việc sử dụng chất bảo quản thực phẩm được chú trọng bao gồm việc áp dụng axit boric và Borax trong thực phẩm đã được nới lỏng. Sau chiến tranh, những quy định hạn chế sử dụng các chất phụ gia này trong thực phẩm đã dần được áp dụng lại. Ngày nay, việc sử dụng chúng trong thực phẩm không được phép sử dụng ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Hồng Kông, Úc, New Zealand, Canada, Indonesia, Thái Lan,... Bên cạnh thực phẩm thì trước kia hàn the được dùng rất nhiều trong y học cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ ngộ độc axit boric do khi vào cơ thể hàn the chuyển thành axit boric và gây độc cho cơ thể. Lịch sử sử dụng axit boric đầu tiên như một chất khử trùng vào năm 1875 và nó phổ biến trong y học nhiều năm sau đó. Chúng được sử dụng như một loại bột hoặc kem dưỡng da trong dung dịch, thuốc mỡ. Nó được sử dụng bởi bác sĩ trong trường hợp rửa dạ dày khi trướng dạ dày, cho trực tràng khi kiết lỵ và thương hàn. Trong nửa sau thế kỉ XIX, nó được sử dụng để chữa động kinh. Dung dịch axit boric 5% thường được sử dụng để rửa bàng quang và tuyến tiền liệt, khoang màng phổi trong trường hợp viêm mủ màng phổi, vết thương phẫu thuật, áp xe, viêm khớp, loét da, viêm mũi, họng và mắt thậm chí được dùng để chữa bệnh tưa miệng. Chúng được lựa chọn do nó không gây kích ứng cũng không làm ố. Trong dung dịch bão hoà ở nhiệt độ phòng chúng đẳng trương với dịch lọc cơ thể. Chúng hoạt động như một chất đệm chống lại kiềm. Ngoài ra còn do đặc tính sát trùng nhẹ và kháng nấm. Nhưng không lâu sau khi axit boric được làm thuốc báo cáo ngộ độc đã liên tục xuất hiện và làm nhiều nhà khoa học phải nghiên cứu và các nước thận trọng khi sử dụng chúng. 4. Tính chất hoá lý của hàn the: Hàn the có dạng tinh thể, màu trắng, tám mặt, mỗi tinh thể bao gồm các vảy nhỏ, mềm, đắng. Hàn the khi đưa vào ngọn lửa sẽ cho màu xanh lá khi bị đốt. Hàn the tan ít trong nước lạnh và tan nhiều trong nước nóng và dễ bị kết tinh lại từ dung dịch. Hàn the không tan nhiều trong cồn 90 độ nhưng tan nhiều trong glixerin. Khi đun nóng hàn the sẽ mất nước, kết tinh và nóng chảy. Dung dịch nước của hàn the có phản ứng kiềm mạnh nên có thể chuẩn độ bằng axit clohidric với chất chỉ thị metyl da cam. Vì vậy hàn the tinh khiết được dùng chuẩn độ axit và pha dung dịch đệm. Dung dịch Borax có tính kiềm mạnh với độ pH từ 9 đến 10 có nhiệt dung riêng 1.611 kJ/(kg K) và nhiệt hình thành 6,2643 MJ/mol. Bor oxit tan trong nước tạo ra axit orthoboric, hay chính là axit boric: B2O3(r) + 3H2O → 2H3BO3(r)

Borax (natri tetraborat) tác dụng với axit để tạo thành axit boric: Na2B4O7 + 2HCl + 5H2O → 4H3BO3(r) + 2NaCl B4O7 2-(aq) + 2H+ + 5 H2O → 4H3BO3(r) Ngược lại nếu thêm kiềm dư vào dung dịch axit thu được thì các poliborat sẽ được tạo thành: 4H3BO3 + 2NaOH → Na2B4O7 + 7H2O 3H3BO3 + 3NaOH → (NaBO2)3 + 6H2O Ở nhiệt độ cao, Borax thành muối khan (muối của axit metaboric HBO2), rồi nóng chảy dạng thuỷ tinh trong suốt và hoà tan nhiều oxit kim loại cho màu đặc trưng của ion kim loại ví dụ: Na2B4O7 + CoO → 2NaBO2.Co(BO2)2 Màu xanh chàm, trong suốt (ngọc borat) Do tính chất này nên nó có ứng dụng trong hoá phân tích nhận biết một số ion kim loại như Co, Cr, Ni,... dựa vào màu đặc trưng của ngọc borat của kim loại. 5. Tác hại của hàn the: Hàn the được hấp thụ dễ dàng bài tiết chủ yếu qua thận. Khi ăn vào, nó phản ứng với axit hydrochloric trong dạ dày để tạo thành axit boric và natri clorua. Hàm lượng boron của Borax là 11,3%. Khi vào cơ thể, hàn the được đào thải qua nước tiểu 81%, qua mồ hôi 3%, qua phân 1%, tích lũy trong cơ thể 15%. Lượng Borax hầu như trong nước tiểu và khoảng 50% bài tiết trong vòng 12 giờ và nửa còn lại trong khoảng 70 giờ. Khi hấp thu vào cơ thể axit boric tập trung vào não, gan nhiều nhất rồi đến dạ dày, thận, ruột, tim. Với người lớn liều lượng 4-5 g axit boric/ngày thấy kém ăn và khó chịu toàn thân; liều lượng 3 g/ngày, cũng thấy các hiện tượng trên nhưng chậm hơn; liều lượng 0,5 g/ngày trong 50 ngày cũng gây các triệu chứng tương tự. Khi cơ thể hấp thụ một lượng lớn Borax chúng sẽ không kịp đào thải và sẽ tích lũy trong cơ thể dẫn đến các tác dụng có hại cho cơ thể. Borax gây kích ứng da, đường hô hấp, đường tiêu hóa, hệ thống mạch máu và hệ thống thần kinh trung ương là các hệ thống và cơ quan chính bị ảnh hưởng. Borax thường gây ra độc cấp tính bằng đường uống, qua da và đường hô hấp. Các triệu chứng ngộ độc Borax bao gồm nhức đầu, khó chịu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mắt hồng ban thậm chí là bất tỉnh hay tử vong. Các triệu chứng xuất hiện 2 đến 4 giờ sau khi ăn Borax. Borax chậm bài tiết qua thận nên độc tính trên thận là nhiễm độc nội tạng phổ biến

nhất, theo sau là thoái hoá gan nhiễm mỡ, phù não và viêm dạ dày ruột. Lượng ít hàn the không gây độc trực tiếp nhưng nó có thể tích lũy trong cơ thể như trong mô mỡ và mô thần kinh gây ảnh hưởng đến hấp thu, chuyển hoá và gây độc lên hệ tiêu hoá. Borax có độc tính với con người bao gồm cả sinh sản và phát triển như ảnh hưởng đến thai nhi, giảm trọng lượng tinh hoàn và giảm sự sinh tinh trùng, ảnh hưởng đến buồng trứng và ống dẫn trứng, rối loạn kinh nguyệt. Các triệu chứng chính của độc tính quan sát thấy ở tất cả các loài được thử nghiệm là trầm cảm hệ thần kinh trung ương, mất điều hoà và co giật. LD50 ở chó là được xác định là >6,15 g Borax/kg. Độc tính hít phải cấp tính thấp đã được quan sát đối với những người được thử nghiệm với LC50 4 giờ >2 mg/L. Các nghiên cứu chỉ ra rằng với liều lượng LD50 ở chuột là 4 đến 6 g/kg trọng lượng cơ thể ảnh hưởng phát triển đến thai nhi, bao gồm giảm cân của thai nhi và các biến thể như khung xương nhỏ. Gây ra nhiễm độc thai, phá thai, bất thường về cơ xương và ảnh hưởng đến chuột mẹ (trên buồng trứng, ống dẫn trứng). Có thể ảnh hưởng đến vật liệu di truyền (gây đột biến). Có thể ảnh hưởng hành vi (co thắt cơ bắp/co thắt, buồn ngủ), cơ quan cảm giác, trao đổi chất và hệ tim mạch. Tiếp xúc liên tục có thể tạo ra mất nước,tắc nghẽn nội tạng và hôn mê. Liều gây chết tối thiểu của axit boric cho con người được ước tính là khoảng 2 đến 3 g ở trẻ sơ sinh, 5 đến 6 g ở trẻ em và 15 đến 20 g ở người lớn Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao nhất từ việc ăn nhiều Borax. Người ta ước tính rằng 5 đến 10 g có thể gây nôn mửa nghiêm trọng, tiêu chảy, sốc và thậm chí tử vong. Tổn thương đường tiêu hoá, tim mạch, gan, thận và tác dụng hệ thần kinh trung ương, viêm da, ban đỏ và tử vong đôi khi đã được quan sát thấy ở một số trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn tiếp xúc với hơn 84 mg boron/kg (tương ứng với hơn 40 g Borax/60 kg trọng lượng cơ thể). Trong một nghiên cứu làm giảm trọng lượng của thai nhi trên chuột: hàm lượng boron làm giảm trọng lượng thai nhi được tìm thấy ở mức 13,7 mg/kg/ngày (tương ứng với khoảng 7 g Borax/60 kg). Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu xác định mức chấp nhận được của boron là 0,16 mg/kg/ngày tức là khoảng 9,6 mg cho người nặng 60 kg. Như vậy, hàn the với lượng đáng kể rất độc với con người đặc biệt là trẻ em. Chúng cũng gây hại cho cả động vật và các loài khác ở liều lượng khác nhau. II. Củ nghệ vàng Thành phần hoạt động của nó là chất curcumin với hương vị hơi cay nóng, hơi đắng, có mùi mù tạc và “mang hương vị của đất” một cách khác biệt. Các thành phần hoá học quan trọng nhất của nghệ là một nhóm các hợp chất được gọi là curcuminoid, trong đó bao gồm curcumin (diferuloylmethane),

demethoxycurcumin, và bisdemethoxycurcumin. Hợp chất được nghiên cứu nhiều nhất là curcumin, tạo thành 3.14% (theo lượng trung bình) bột nghệ.Ngoài ra còn có các loại tinh dầu quan trọng khác như turmerone, atlantone, và zingiberene. Một số thành phần khác là các loại đường, protein và nhựa. Củ nghệ chứa khoảng 5% tinh dầu và đến 5% curcumin, một dạng polyphenol. III. Phương pháp định tính hàn the bằng thuốc thử Cucumin trong củ nghệ vàng Curcumin là thành phần chính của curcuminoit một chất trong củ nghệ. Curcumin có thể sử dụng để định lượng boron gọi là phương pháp curcumin. Nó phản ứng với axit boric tạo ra hợp chất màu đỏ, gọi là rosocyanin. Curcumin: [1,7đi-(3-metoxy-4hydroxy phenyl)-1,6-heptandien]-3,5-đion]. Công thức phân tử: C21H20O6 (M = 368,39). Curcumin là chất màu thiên nhiên ở dạng tinh thể màu vàng. Không tan trong nước, rất ít tan trong ete. Khi đun nóng thì hoà tan trong rượu etylic. Độ hoà tan trong 100g benzen là 0,5g. Tan rất tốt trong axit axetic băng, cũng tan tốt trong các dung dịch kiềm cho màu nâu đỏ chói sau khi thêm axit vào các dung dịch kiềm thì chuyển màu vàng sáng và curcumin chuyển vào kết tủa. Hoà tan trong axit sunfuric đậm đặc cho màu vàng đỏ. Ứng dụng: làm chất chỉ thị pH đổi màu từ vàng đỏ sang nâu xám trong pH từ 7,2 đến 9,2. Dưới dạng giấy nghệ (giấy curcumin) dùng để định tính H3BO3 và Na2B4O7. Là thuốc thử đối với các phản ứng màu đối với: Be, Mg, Zr, H3BO3,… IV. Cơ chế hoạt động của bộ kit Vì bộ thử hàn the này được làm từ giấy lọc tẩm dung dịch bão hòa Curcumin. Khi gặp chất hàn the,chất Curcumin (C 21H20O6) sẽ phản ứng với hàn the (Na2B4O7.10H2O), chuyển sang màu đỏ cam. Tùy theo nồng độ của hàn the trong thực phẩm mà màu của giấy sẽ đậm nhạt khác nhau. Kit thử sẽ phát hiện được thực phẩm có chứa hàn the với mức độ tối thiểu là 60mg hàn the/kg thực phẩm. Cách thử: Làm ẩm một đầu kít bằng nước, sau đó chấm vào bề mặt của thực phẩm. Nếu kit hoá đỏ, thực phẩm có hàn the thì không nên mua. Trái lại, kit không đổi màu chứng tỏ thực phẩm này sạch,an toàn khi sử dụng.

V. Quy trình tiến hành thực nghiệm 1. Chuẩn bị nguyên liệu, hoá chất: · Dung dịch HCl (36,5%). · Dung dịch amoniac. · Dung dịch Ca(OH)2 (0,2M). · Cồn 90 độ. · Bột nghệ. · Nước cất. · Mẫu thử. · Dung dịch Acid boric. 2. Chuẩn bị giấy nghệ: · Chuẩn bị cồn 80 độ: Bước 1: Đong 89 ml cồn 90 độ. Bước 2: Đổ vào bình nón và thêm nước cất cho đến vừa đủ 100 ml. · Chuẩn bị giấy nghệ: Bước 1: Cân 3g bột nghệ. Bước 2: Cho vào bình nón có dung tích 250 ml. Bước 3: Đổ 100 ml cồn 80 độ đã chuẩn bị vào và khuấy đều đến khi tan hết Bột nghệ. Bước 4: Lọc hỗn hợp qua giấy lọc và đựng bằng đĩa Peptri. Bước 5: Cắt giấy lọc có chiều rộng 1 cm có chiều dài 7 cm và nhúng vào hỗn hợp đựng trên đĩa Petri cho đến khi thấm đều màu. Bước 6: Bảo quản trong một lọ kín tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời và nơi có độ ẩm cao. · Chuẩn bị dung dịch đệm: Bước 1: Đong 10 ml dũng dịch HCl 36,5%. Bước 2: Đổ vào ống nghiệm thủy tinh và lắc đều.

3. Cơ sở thực hiện thí nghiệm - Phương pháp Curcumin Sơ lược về Hàn the thì trong Hàn the có chứa thành phần chủ yếu là Na2B4O7.10H2O khi mà ta nhỏ dung dịch đệm là dũng dịch HCl hay một lượng H+ thì Na2B4O7.10H2O sẽ tham gia phản ứng tạo thành H3BO3: Na2B4O7 + 2HCl + 5H2O → 4H3BO3(r) + 2NaCl Sau khi tạo thành hỗn hợp dung dịch này thì ta sẽ cho giấy nghệ mà ta đã làm vào dung dịch thì sẽ có xảy ra hiện tượng là giấy nghệ sẽ hoá đỏ. Để giải thích cho việc đó thì trong củ nghệ có một chất tên là Curcuminoit và bên trong nó chứa thành phần chính là Curcumin: [1,7-đi-(3-metoxy-4hydroxy phenyl)-1,6-heptandien]-3,5-đion]. Công thức phân tử: C21H20O6 (M = 368,39). Chính chất này sẽ phản ứng với axit boric tạo thành Rosocyanin màu nâu đỏ nên khi ta cho giấy nghệ vào hỗn hợp dung dịch trên sẽ thành màu nâu đỏ. Ngoài ra Curcumin có thể tan tốt trong các dung dịch kiềm để tạo thành màu nâu đỏ chói. Khi thêm axit vào các dung dịch kiềm thì chuyển màu vàng sáng và curcumin chuyển vào kết tủa. Hoà tan trong axit sunfuric đậm đặc cho màu vàng đỏ. Tuy nhiên để xác định được nồng độ và tỉ lệ phần trăm của Hàn the có trong mẫu thử thì ta phải sử dụng phương pháp bán định lượng bằng cách so sánh màu của giấy nghệ được nhúng vào dung dịch thử với giấy được nhúng vào dung dịch chuẩn. 4. Thực hiện thí nghiệm  Phương pháp định tính: Ø Axit hoá mẫu thử: Bước 1: Nghiền nhỏ 30g mẫu thử trong cối sứ. Bước 2: Đổ vào trong cốc có mỏ chịu được nhiệt. Bước 3: Đổ thêm nước vào cốc đó và đun nhẹ trên nồi cách thủy để mẫu chuyển từ dạng rắn sang hoàn toàn dạng lỏng. Bước 4: Đổ dung dịch đệm đã pha là 10 ml dung dịch HCl 36,5% cho 100 ml mẫu thử. Bước 5: Để phần dung dịch được lắng lại tầm 5-10p rồi lấy ra để phân tích.

Bước 6: Nhúng giấy nghệ đã chuẩn bị và mẫu thử đã axit hoá cho đến khi thấm đều rồi lấy ra, để khô tự nhiên. Bước 7: Nếu màu của giấy nghệ chuyển từ vàng sáng đỏ cam thì tiếp tự cho heo trên miệng lọ dung dịch amoniac sau đó hơ trên miệng lọ dũng dịch axit clohydric.  Kiềm hoá mẫu thử: Bước 1: Nghiền nhỏ 30g mẫu thử trong cối sứ. Bước 2: Đổ vào trong cốc có mỏ chịu được nhiệt. Bước 3: Đổ dung dịch 10 ml dung dịch Ca(OH)2 0,2M. Bước 4: Đun nhẹ trên nồi cách thủy cho đến khi bay hơi, khô. Bước 5: Nung mẫu thử đã khô trong lò nung có nhiệt độ từ 500-550 độ đến khi mẫu thử hoá tro. Bước 6: Để nguội rồi thêm 15 ml nước và khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Bước 7: Thêm từng giọt axit clohydric cho đến khi pH < 6. Bước 8: Nhúng giấy nghệ đã chuẩn bị đến khi thấm đều và lấy ra để khô tự nhiên. Bước 9: Nếu giấy nghệ chuyển từ vàng sang đo cầm thì mẫu thử có chứa axit boric hoặc natri borat. Bước 10: Tiếp tự hơ giấy nghệ trên amoniac thì màu đỏ cam chuyển thành màu xanh đậm. Bước 11: Hơ tiếp trên axit clohydric thì giấy lại chuyển thành màu Hồng. Lưu ý: · Nếu mẫu chứa chất béo thì làm lạnh bằng nước đá hoặc để trong tủ lạnh rồi gạn bỏ lớp chất béo đã đông lại. · Nếu mẫu có màu thì dùng sợi len lông cừu vào dung dịch để khử màu. · Mẫu thử phải không màu không bị lẫn các tạp chất và hoá chất khác trong phòng thí nghiệm. · Đối với phương pháp này thì ta có thể phát hiện được lượng Hàn the khi lượng Hàn the trên 0,0001%.  Phương pháp định lượng:

 Chuẩn bị mẫu thử: Bước 1: Nghiền nhỏ 30g mẫu thử. Bước 2: Cho vào bình nón 100 ml và đổ thêm 50 ml nước. Bước 3: Khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Bước 4: Đậy kín bình nón và đun sôi cách thủy. Bước 5: Làm nguội và cho cốc vào tủ lạnh để chất béo và tạp chất đông lại. Bước 6: Loại bỏ chất béo và lọc mẩu thử qua giấy lọc rồi đựng bằng bình nón khác. Ø Chuẩn bị dũng dịch chuẩn: Bước 1: Cân chính xác 1,12 g axit boric rồi đỏ vào cốc thủy tinh 250 ml. Bước 2: Thêm 100 ml nước và khuấy đều đến khi axit tan hết. Bước 3: Dùng pipet lấy lần lượt 0,00; 0,05; 0,10; 0,20; 0,25; 0,50; 1,00; 2,00; 2,50; 5,00 ml dũng dịch axit boric chuẩn đã đong vào trong ống nghiệm 15 ml rồi đánh số từ 1 đến 10. Bước 4: Thêm nước vô từng ống nghiệm đến vạch 10 ml rồi thêm 1 ml đun dịch HCl 36,5%. Bước 5: Khuấy đều rồi đậy ống nghiệm và bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.  Tiến hành thí nghiệm: Bước 1: Dùng pipet lấy 10 ml dung dịch mẫu thử đã chuẩn bị rồi đưa vào ống nghiệm 15 ml. Bước 2: Thêm 1 ml dung dịch HCl 36,5% vào ống nghiệm. Bước 3: Đậy kín lại rồi lắc đều. Bước 4: Đánh dấu giấy nghệ nhúng vào dũng dịch mẫu thử đánh dấu chữ MT để phân biệt với giấy nghệ nhúng vào dũng dịch chuẩn. Bước 5: Nhúng 1/2 giấy nghệ MT vào dũng dịch thử rồi để khô ngoài không khí. Bước 6: Đánh dấu giấy nghệ nhúng vào dung dịch chuẩn từ 1 đến 10. Bước 7: Nhúng giấy nghệ được đánh dấu từ 1 đến 10 vào từng ống nghiệm đã đánh số từ 1 đến 10 rồi để khô ngoài không khí.

Bước 8: Đọc kết quả sau 1 giờ. Bước 9: Đặt 10 tờ giấy nghệ được đánh từ 1 đến 10 thành hàng ngang rồi lấy tờ giấy nghệ được đánh MT so sánh với màu của từng tờ giấy từ 1 đến 10 rồi ghi kết quả đo....


Similar Free PDFs