Huỳnh Nguyễn Phương Uyên PDF

Title Huỳnh Nguyễn Phương Uyên
Author Uyên Phương
Course Quản trị chiến lược
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 10
File Size 317.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 385
Total Views 604

Summary

Download Huỳnh Nguyễn Phương Uyên PDF


Description

ĐẠI HỌC UEH – TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT K Ế KHOA QUẢN TRỊ ----- -----

TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Giảng viên :

Ths. Nguyễn Hữu Nhuận

Thành viên nhóm: Huỳnh Nguyễn Phương Uyên Mã lớp học phần: 22D1MAN50201104 : TK002

Lớp:

Mã số sinh viên: 31191024211 Khóa/ Hệ:

K45, Đại học chính quy

TP. Hồ Chí Minh, năm 2022

CÂU HỎI: Câu 1. Các em hãy cho biết SỨ MỆNH – TẦM NHÌN – CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI của môn QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC và của các chương sau:    

Chương 2: Sứ mệnh của công ty Chương 4: Môi trường bên ngoài Chương 6: Phân tích nội tại Chương 7: Mục tiêu dài hạn và các chiến lược

Câu 2. Mối quan hệ giữa các chương nêu trên trong thực tiễn quản trị chiến lược như thế nào?

2|Pa ge

Câu 1: Các em hãy cho biết SỨ MỆNH – TẦM NHÌN – CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI của môn QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC và của các chương sau:    

Chương 2: Sứ mệnh của công ty Chương 4: Môi trường bên ngoài Chương 6: Phân tích nội tại Chương 7: Mục tiêu dài hạn và các chiến lược

Để có thể tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp cần phải đề ra, xây dựng mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp muốn hướng tới cũng như để đạt được mục tiêu đó thì hướng đi như tế nào. Từ đó, có thể xây dựng được chiến lược kinh doanh cho công ty. - Tầm nhìn: Là hình ảnh, tiêu chuẩn, hình tượng độc đáo và lý tưởng trong tương lai, là những điều doanh nghiệp muốn đạt tới hoặc trở thành. - Sứ mệnh: Là lý do để tổ chức tồn tại. Các tổ chức thường thể hiện sứ mệnh của mình bằng một câu ngắn ngọn, xúc tích, giải thích t ổ chức đó tồn tại để làm gì và sẽ làm gì để tồn tại. - Các giá trị cốt lõi: Là các nguyên tắc, nguyên lý nền tảng và bền vững của tổ chức. Môn quản trị chiến lược cũng cung cấp các kiến thức cơ bản như phân tích môi trường, phân tích nội tại, xác định sứ mệnh, thiết lập mục tiêu, xác định chiến lược các cấp thực hiện và kiểm soát chiến lược. Ngoài ra, môn học còn đề cập đến những vấn đề đang được quan tâm hiện nay là trách nhiệm xã hội của công ty và đạo đức kinh doanh, phân tích môi trường toàn cầu, chiến lược kinh doanh đa ngành. Quản trị chiến lược là một quy trình đòi hỏi sự tham gia của các nhà hoạch định ở ba cấp (công ty, đơn vị kinh doanh, chức năng) và những người ở vai trò hỗ trợ. Qua môn Quản trị chiến lược hiểu được mô hình quản tr ị chiến lược và tất cả các giai đoạn trong thiết kế và triển khai chiến lược. Quy trình quản trị chiến lược được dựa trên niềm tin sứ mệnh của công ty ch ỉ có thể hoàn thành thông qua hoạt động đánh giá hai yếu tố năng lực nội t ại và môi trường bên ngoài một cách có hệ thống và toàn diện. Việc đánh giá cơ hội của công ty giúp cho việc lựa chọn các mục tiêu dài hạn và chiến lược cạnh tranh được dễ dàng hơn. Từ đó, hình thành nên các mục tiêu hàng năm cũng như chiến lược hành động. Để giúp công ty phát triển và vượt qua các đối thủ cạnh tranh cần xây dựng chiến lược với việc cần làm là xác định sứ mệnh của công ty, phân tích môi trường bên ngoài, phân tích nội tại. Từ đó mới có thể giúp công ty đề ra mục tiêu dài hạn cũng như các chiến lược kinh doanh. Quản trị chiến lược bao hàm quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát.

3|Pa ge

Chương 2: Sứ mệnh công ty  Sứ mệnh Sứ mệnh công ty là tuyên bố về mục đích công ty, về những lý do công ty đó ra đời, sự định vị làm cho công ty trở nên khác biệt với những công ty khác trong cùng lĩnh vực và về phạm vi hoạt động. Đây là bước quan trọng đầu tiên trong quy trình quản tr ị chiến lược.  Tầm nhìn Xác định các mục tiêu cơ bản và các triết lý định hình vị thế chiến lược, phạm vi hoạt động về phương diện sản phẩm và thị trường, biểu hiện triết lý kinh doanh của những người ra quyết định chiến lược. Sứ mệnh mô tả sản ph ẩm, thị trường, và công ngh ệ cần nhấn mạnh của công ty, và nó thực hiện những điều như vậy theo cách phản ánh những giá trị và thứ tự ưu tiên của những người quyết định chiến lược.  Giá trị cốt lõi Xác định sứ mệnh công ty là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng trong quy trình quản trị chiến lược. Vai trò cốt lõi của tuyên bố sứ mệnh cũng rất quan trọng vì những công ty thất bại trọng hoạt động kinh doanh thường xuất phát từ sự không tương thích giữa các hành động ngắn hạn với các mục tiêu dài hạn. Tuyên b ố sứ mệnh giúp tạo nên cơ hội cho các nhà quản trị thống nhất định hướng vượt qua những lợi ích cá nhân, sự thiển cận và các nhu cầu tức thì. Một số ví đụ về sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của các công ty: -

-

Vinamilk:  Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nghiệm cao của mình v ới cuộc sống con người và xã hội”.  Tầm nhìn: “ Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”.  Giá trị cốt lõi: “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”. Chính trực – Công bằng – Đạo đức – Tuân thủ. VNG:  Sứ mệnh: “Kiến tạo công nghệ và Phát triển con người. Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn”.  Tầm nhìn: “Trở thành công ty Internet hàng đầu Việt Nam, xây dựng môi trường làm việc lý tưởng giúp mọi người phát triển sự nghiệp”.

4|Pa ge

-

 Giá trị cốt lõi: “Đón nhận thách thức – Phát triển đối tác – Giữ gìn chính trực”. VinGroup:  Sứ mệnh: “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người”.  Tầm nhìn: “ VinGroup định hướng phát triển thành tập đoàn Công nghệ Công nghiệp – Thương mại dịch vụ hàng đầu khu vực”.  Giá trị cốt lõi: “ Tín - Tâm – Trí – Tốc – Tinh – Nhân”

Chương 4: Môi trường bên ngoài  Sứ mệnh: Cho thấy các yếu tố bên ngoài tác động như thế nào đến việc hoạt động của doanh nghiệp  Tầm nhìn: Giải thích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp có 3 môi trường: Môi trường vĩ mô, mô trường ngành và môi trường hoạt động. Về môi trường vĩ mô thì môi trường này g ồm có 5 nhóm yếu tố: ₋ Các yếu tố kinh tế như là xu hướng GDP, lãi suất ngân hàng, mức độ lạm phát, tỷ giá hối đoái,….. Ví dụ: Lạm phát tiền tệ làm cho giá cả hàng hóa tăng cao, phát sinh chi phí sản xuất. ₋ Các yếu tố xã hội: Là bao gồm niềm tin, giá trị, thái độ, quan điểm và phong cách sống của con người  Ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng. Và những yếu tố này được hình thành và phát triển từ bối cảnh nhân khẩu học, tôn giáo, giáo dục và đạo đức. Ví dụ: Đa số các quán của Highlands đều mang hơi hướng hiện đại nhưng khi đến Huế thì Highlands ở Đại nội kinh thành Huế lại được mang cấu trúc khá độc đáo khi được cải tạo từ nôi nhà cổ ở trong khuôn viên di tích l ịch sử này. Phong cách của quán đem lại nét hòa hợp với với sự cổ kính nơi đây. ₋ Các yếu tố pháp luật - chính trị: Là những quy định, ràng buộc, đòi hỏi doanh nghiệp cần tuân theo. Những điều này có thể tạo ra cơ hội cũng như thách thức đối với doanh nghiệp. Ví dụ: Xưng đột giữa Nga và Ukraine khiến kinh tế Ukraine thiệt hại gần 120 tỷ USD và với Nga thì đồng Rube mất tới 30% giá trị so với USD. (Theo Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam - dangcongsan.vn) ₋ Các yếu tố thuộc về công nghệ: Là xem xét những tiến bộ về kỹ thuật công nghệ trong ngành hay toàn xã hội. Để tránh sự lạc hậu thì các doanh nghiệp cần thúc đẩu sự đổi mới công nghệ. Ví dụ: Apple và Samsung cạnh tranh nhau về chất lượng, tính năng, mẫu mã,.. của chiếc điện thoại. Hàng năm, 2 hãng đều cho ra mắt sản phẩm mới với nhiều tính năng, chất lượng được cải tiến. ₋ Các yếu tố thuộc về sinh thái: Bao gồm các yếu t ố: động vật, thực vật, đất đai và các yếu tố thiên nhiên (không khí, nước, thời tiết khí hậu). Ví dụ: Việt Nam v ới vị trí 5|Pa ge

địa lý thuận lợi với trải dọc đất nước là đường bờ biển giúp đất nướ c thuận lợi phát triển kinh tế biển.  5 nhóm yếu tố này tác động đến doanh nghiệp trên hai khía cạnh đó là tạo ra cơ hội và tạo ra thách thức => Nó ảnh hưởng rất lớn đến quy trình qu ản trị chiến lược. Về môi trường ngành, đây là môi trường với mô hình 5 áp lực: -

Rào cản xâm nhập/ Áp lực của người mới nhập cuộc Áp lực của nhà cung cấp Áp lực của người mua Áp lực của sản phẩm thay thế Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Ví dụ: Về các hãng hàng không: Áp lực của người mới nhập cuộc: Hãng hàng không Bamboo Áp lực của nhà cung cấp: xăng dầu cho các hãng hàng không Áp lực người mua: khách h àng Áp lực của sản phẩm thay thế: Hãng hàng không khác, phương tiện khác như tàu hỏa, xe khách, tàu thủy - Đối thủ cạnh tranh trong ngành: Vietnamairline, Vietjetair  5 áp lực cạnh trạnh làm sáng tỏ điểm mạnh yếu cũng như cơ hội hay thách thức

-

Về môi trường hoạt động, là môi trường cạnh tranh hay môi trường làm việc. Môi trường gồm 5 yếu tố: Vị thế cạnh tranh: Giúp xác định các yếu tố mạnh yếu của doanh nghiệp từ đó giúp cải thiện cơ hội phát triển. - Nhà cung cấp tín dụng: Cung ứng các yếu tố đầu vào cho doang nghiệp như tiền vốn - Nhận dạng khách hàng: Phân khúc khách hàng ( địa lý, nhân khẩu học, tâm lý)  Ảnh hưởng đến hành vi mua hàng như tỷ lệ sử dụng và lòng trung thành với thương hiệu. - Nguồn lực ( Lao động): Khả năng thu hút và giữ những người lao động tài năng - Nhà cung cấp: Cung ứng các trang thiết bị, vật tư.  Phân tích môi trường bên ngoài sẽ giúp doanh nghiệp định hướng được điểm mạnh và yếu của mình từ đó giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng nên định hướng phát triển.  Giá trị cốt lõi: Cho thấy môi trường bên ngoài gồm 3 yếu tố có tác tác động khác nhau lên chiến lược của doanh nghiệp. Môi trường bên ngoài tạo nên cơ hội, thách thức và ràng buộc mà các công ty phải đối mặt. Điều này buộc các công ty cần phải nỗ lực thu hút và nắm giữ cơ hội để tạo nên thành công. -

6|Pa ge

Chương 6: Phân tích nội tại  Sứ mệnh Phân tích nội tại là việc nghiên cứu bản thân doanh nghiệp để có thể xác định điểm mạnh yếu của bản thân. Có 3 cách để phân tích nội tại: ma trận swot, phân tích chuỗi giá trị và đánh giá dựa trên ngu ồn lực. Còn rất nhiều các để phân tích nội tại nhưng trong môn Quản trị chiến lược thì chủ yếu tập trung vào 3 cách trên. Môi trường bên trong của doanh nghiệp gồm các yếu tố, lực lương nằm trong nội bộ doanh nghiệp. Những yếu tố này thể hiện năng lực cũng như màu sắc riêng của các doanh nghiệp riêng biệt.  Tầm nhìn Cách phân tích nội tại được sử dụng khá phổ biển là phân tích SWOT. Phân tích này giúp đưa ra được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp từ đó cho thấy được các cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp cần đối mặt. Việc sử dụng SWOT trong phân tích chiến lược là việc hình thành nên một khung phân tích hợp lý nhằm định hướng các thảo luận và phản ảnh tình thế hiện tại của công ty cũng như các phương án thay thế cơ bản. Phân tích SWOT là: - Điểm mạnh (Strengths): Sở trường, chuyên môn, kỹ năng, danh tiếng, hình ảnh, thương hiệu mạnh,… Nguồn lực và năng lực của công ty - Điểm yếu (Weakness): Giới hạn hay thiếu hụt về một số mặt so với đối th ủ cạnh tranh. - Cơ hội (Opportunities): Thuận lợi dến từ môi trường bên ngoài - Thách thức (Theats): Nh ững tình huống bất lợi từ môi trường bên ngoài  Phân tích SWOT là giúp các nhà quản tr ị biết khai thác cơ hội, né tránh đe dọa, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. Tuy Phân tích SWOT được nhiều nhà quản trị tin dùng nhưng nó vẫn có những hạn chế về chiều sâu của phân tích và rủi ro do phớt lờ những vấn đề quan trọng cần xem xét như là bối cảnh môi trường thay đổi. Để khắc phục điều này thì doanh nghiệp cần kết hợp thêm phân thích chuỗi giá trị. Phân tích này giúp các nhà quản trị xem xét và tách rời các hoạt động kinh doanh thành chuỗi hoạt động cần thực hiện theo một trình tự để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ. Phân tích chuỗi giá tr ị là tách rời các hoạt động của công ty thành 2 nhóm: ₋

Nhóm các hoạt động ch ủ yếu: Hậu cần đầu vào hoạt động sản xuất hay điều hành, hậu cần đầu ra, marketing và bán hàng, dịch vụ. ₋ Nhóm các hoạt động hỗ trợ: Quản lý chung; quản trị nguồn nhân lực; nghiên cứu, công nghệ và phát triển hệ thống; cung ứng.  Mô hình phân tích này giúp cho doanh nghiệp nhận thấy được những việc gì mình đã làm tốt và chưa tốt cũng như nhận dạng được các ho ạt động thực sự đáp ứng nhu cầu khách hàng. Việc này cũng giúp tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. 7|Pa ge

Cuối cùng là phân tích dựa trên đánh giá nguồn lực (RBV). Một doanh nghiệp có 3 nguồn lực cơ bản là Tài sản hữu hình, vô hình và năng lực của tổ chức. Mô hình RBV đề xuất 4 nguyên tắc cơ bản mà các nhà quản trị có thể sử dụng để lượng hóa giá tr ị những nguồn lực và năng lực. Những nguyên tắc này giúp xác định nguồn lực nào trở nên có giá trị do nhiều nguyên nhân, trở thành nền tảng cho việc xây dựng các chiến lược dựa trên l ợi thế cạnh tranh bền vứng.  Qua 3 cách phân tích n ội tại thì ta có thể phân tích và đánh giá đúng nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp giúp tạo nên lợi thế cạnh tranh.  Giá trị cốt lõi Phân tích SWOT là việc biết khai thác cơ hội, né tránh đe dọa, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. Phân tích chuỗi giá trị giúp nhà quản trị xem xét và tách rời hoạt động kinh doanh thành chuỗi các hoạt động cần thực hiện theo 1 trình tự để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ. Phân tích dựa trên đánh giá nguồn lực (RBV). Đánh giá này được xây dựng dựa trên lợi thế cạnh tranh dựa trên các nguồn lực, kỹ năng và năng lực đặc thù mà h ọ kiểm soát hay phát triển để tạo cơ sở hình thành các lợi thế cạnh tranh đặc thù, bền vững.

Chương 7: Mục tiêu dài hạn và các chiến lược ₋ ₋ ₋ ₋

 Sứ mệnh: Biết cách thiết lập mục tiêu dài hạn. Hiểu rõ về 3 chiến lược cạnh tranh: Dẫn đầu về chi phí thấp, khác biệt hóa và tập trung. Liệt kê 15 chiến lược chính. Hiểu được việc thiết lập mục tiêu và chọn ra chiến lược chính phù hợp.  Tầm nhìn:

Để lựa ch ọn được chiến lược phù hợp thì doanh nghiệp cần đưa ra các mục tiêu dài hạn và chiến lược chính.  Mục tiêu dài hạn: Mục tiêu dài hạn là nh ững tuyên bố về kết qu ả mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể, thường từ 3 – 5 năm. Để có thể đạt được mục tiêu dài hạn thì các nhà quản tr ị thường thiết lập các mục tiêu dài hạn trong 7 lĩnh lực: Lợi nhu ận, năng suất, vị thế cạnh tranh, phát triển nhân lực, các mối quan hệ lao động, dẫn đầu về công nghệ và trách nhiệm xã hội. Mục tiêu dài hạn nên có tính linh hoạt, đo lượng được theo thời gian, có tính động viên, phù hợp và có thể thông hiểu. Chiến lược dài hạn muốn đạt được thành công thì doanh nghiệp cần tìm kiếm lợi thế dựa vào một trong ba chiến lược chung: 8|Pa ge

Dẫn đầu về chi phí thấp

-

Ví dụ: Vietjet dẫn đầu về chi phí thấp trong ngành hàng không -

Khác biệt hóa

Ví dụ: Chanel tạo nên s ự khác biệt trong ngành th ời trang khi “nói không với việc sale” -

Tập trung: chiến lược tập trung vào chi phí thấp và chiến lược tập trung vào khác biệt hóa.

Các chiến lược chung cung cấp những giá trị cho khách hàng d ựa vào 3 quy t ắc: Sự tuyệt hỏa trong vận hành, mối quan hệ mật thiết với khách hàng và dẫn đầu về sản phẩm.  Chiến lược chính Các chiến lược chính hay còn gọi là chiến lược tổng th ể hay kinh doanh. Đây được xem là định hướng cơ bản cho các hành động chiến lược giúp đạt được mục tiêu dài hạn. Có 15 chiến lược chính: 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8.

Tăng trưởng tập trung Phát triển thị trường Phát triển sản phẩm Đổi mới Hợp nhất theo chiều ngang Hợp nhất theo chiều dọc Đa dạng hóa đồng tâm Đa dạng hóa theo hình thức tổ hợp

9. Chuyển hướng 10. Từ bỏ 11. Thanh lý tài sản 12. Phá sản 13. Liên doanh 14. Các liên minh chiến lược 15. Tập đoàn

Từ 15 chiến lược chính ta có thể chia thành 4 nhóm: Chiến lược tăng trưởng: tăng trưởng tập trung, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm và đổi mới. - Chiến lược đa dạng hóa: Hợp nhất theo chiểu ngang, hợp nhất theo chiều dọc, đa dạng hóa đồng tâm, đa dạng hóa theo hình thức tổ hợp. - Chiến lược chuyển hướng: Chuyến hướng, từ bỏ, thanh lý tài sản và phá sản - Chiến lược hợp nhất: Liên doanh, các liên minh chiến lược và tập đoàn  Dựa vào phân tích và l ựa chọn các chiến lược chính thì giúp cho nhà qu ản trị có thể định hướng các hoạt động chủ yếu của mình để hoàn thành mục tiêu dài hạn của công ty  Giá trị cốt lõi: -

Nắm bắt được các chiến lược chung, cũng như các chiến lược chính, từ đó giúp công ty có thể cạnh tranh với các đối thủ, cũng như là tăng trưởng, phát triển theo thời gian. Các chiến lược chính được định nghĩa như là những cách tiếp cận toàn diện hướng dẫn các hành động được thiết kế nhằm đạt các mục tiêu dài hạn. 9|Pa ge

Câu 2: Mối quan hệ giữa các chương nêu trên trong thực tiễn quản trị chiến lược như thế nào? Mối quan hệ giữa các chương nêu trên trong thực tiễn quản trị chiến lược: ₋ Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp định hướng rõ sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. ₋ Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp định hướng đúng hướng đi của mình trong tương lai để đạt được mục tiêu dài hạn. ₋ Giúp các nhà quản trị nắm bắt được nh ững biến động của môi trường bên ngoài để có thể kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho phù h ợp. ₋ Nhờ các phân tích trong quản trị chiến lược mà doanh nghiệp có thể chủ động trong việc ra quyết định chiến lược khi biết tận dụng cơ hội và hạn chế rủi ro từ môi trường bên ngoài cũng như phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của doanh nghiệp. ₋ Việc phân tích và đề ra các mục tiêu giúp doanh nghiệp dễ dàng đạt hiểu quả tốt hơn so với việc không áp dụng quản trị chiến lược

10 | P a g e...


Similar Free PDFs