International marketing strategy of Shopee in Vietnam PDF

Title International marketing strategy of Shopee in Vietnam
Author diep linh Nguyen Thi
Course Principle of Marketing
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 22
File Size 703.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 253
Total Views 355

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH---------***--------TIỂU LUẬNĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢCKINH DOANH QUỐC TẾ CỦA SHOPEE TẠI VIỆT NAMHọ và tên sinh viên:Nguyễn Hoàng Anh (1811110031)Nguyễn Thị Thanh Hiền (1811110208)Nguyễn Thị Diệp Linh (1811110346)Lớp: QTR312(20192).5_LTNgười hướng...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------***--------

TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA SHOPEE TẠI VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hoàng Anh (1811110031) Nguyễn Thị Thanh Hiền (1811110208) Nguyễn Thị Diệp Linh (1811110346) Lớp: QTR312(20192).5_LT Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Hồng Vân

Hà Nội, tháng 3 năm 2020

1

MỤC LỤC LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SHOPEE

4

I. GIỚI THIỆU VỀ SHOPEE

4

II.

5

MÔ HÌNH SWOT

CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA SHOPEE

6

I. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA VIỆT NAM

6

I.1. Môi trường vĩ mô

6

I.2. Môi trường ngành

8

II.

Lợi thế cạnh tranh của Shopee trên thị trường Việt Nam

10

II.2.1 Sàn thương mại điện tử hoàn thiện nhất – Hoạt động R&D

10

II.2.2. Hệ thống vận chuyển tối ưu – Hoạt động cung ứng đầu ra

13

II.2.3. Nguồn lực về công nghệ và tài chính – Hoạt động marketing và bán hàng

15

CHƯƠNG II. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA SHOPEE TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 17 I. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ

17

I.1. CHIẾN LƯỢC XUYÊN QUỐC GIA

17

I.2. SHOPEE ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC XUYÊN QUỐC GIA NHƯ THẾ NÀO?

17

II. ĐÁNH GIÁ VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

19

II.1. Thành công

19

II.2. Thất bại

20

KẾT LUẬN

21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

22

2

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Thương mại điện tử tại Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng phát triển cũng như cạnh tranh gay gắt đến từ các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, nổi bật nhất là trang web và ứng dụng Shopee – một nền tảng thương mại điện tử đã có nhiều hoạt động đáng chú ý trong vòng 4 năm từ lúc gia nhập vào Việt Nam vào năm 2015. Shopee là một trong nền tảng thương mại điện tử trực tuyến có lượng đơn hàng mỗi ngày lớn nhất tại Việt Nam, dù gia nhập muộn hơn các trang thương mại điện tử khác như Lazada và Tiki, qua đó thấy được vị thế của Shopee đối với các nhà sản xuất, nhà buôn bán và phân phối sản phẩm tại Việt Nam. Từ đó, nhóm chúng tôi chọn đề tài “Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Shopee tại Việt Nam” để phân tích lợi thế cạnh tranh của Shopee, từ đó đi lên phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế tại Việt Nam. Trong phạm vi giới hạn của một đề tài nghiên cứu môn học, nhóm tập trụng vào thực hiện những mục tiêu đề ra như sau: Mục tiêu 1: Tìm hiểu tổng quan về Shopee và thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam. Mục tiêu 2: Phân tích lợi thế cạnh tranh và chiến lược kinh doanh quốc tế tại Việt Nam, từ đó rút ra nhận xét về kết quả của chiến lược này.

3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SHOPEE I.

GIỚI THIỆU VỀ SHOPEE

Shopee là trang thương mại điện tử mua sắm được vận hành bởi công ty công nghệ Singapore SEA Ltd – một trong những startup kỳ lân lớn nhất Đông Nam Á đang nỗ lực không ngừng để cạnh tranh với gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc và một số đơn vị khác đến từ Indonesia. Trước khi dấn thân vào lĩnh vực thương mại điện tử, SEA được biết đến trong vai trò một công ty chuyên xuất bản, vận hành và phát triển các trò chơi trên nền tảng PC và di động dưới thương hiệu Garena. Ra đời từ năm 2015 và tại thời điểm hiện tại, Shopee đã có mặt trên tổng cộng 7 nước khu vực châu Á bao gồm: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam và Philipines. Với sứ mệnh “Kết nối người mua và người bán” và mục tiêu: “Chúng tôi thật sự tin tưởng vào sức mạnh khai triển của công nghệ và mong muốn góp phần làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn bằng việc kết nối cộng đồng người mua và người bán thông qua việc cung cấp một nền tảng thương mại điện tử”, Shopee được xây dựng nhằm tạo ra một sàn thương mại điện tử để cung cấp cho khách hàng trải nghiệm việc mua sắm trực tuyến một cách dễ dàng, an toàn và tiện lợi bởi quá trình thanh toán và vận chuyển nhanh chóng. Bên cạnh đó Shopee tạo ra một môi trường kinh doanh cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp muốn quảng bá, tiếp thị và phân phối sản phẩm của mình đến với khách hàng. Chỉ cần vài thao tác đăng ký đơn giản và đăng tải, mô tả sản phẩm thì tất các mọi người đều có thể mở một gian hàng trên Shopee và đây cũng chính là cơ hội kinh doanh trực tuyến dành cho bất kì cá nhân, tổ chức nào.

-

-

Hành trình của Shopee: 2015: “Chào sân” tại 7 thị trường: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam và Philipines. 8/8/2016: Mở họp báo chính thức ra mắt tại Việt Nam sau 1 năm hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực thương mại điện tử. 2017: Giới thiệu Shopee Mall ở 7 thị trường 2018: Tổng doanh thu của Shopee chạm ngưỡng 10 tỷ đô-la Mỹ với hơn 600 triệu giao dịch tại sàn. 5/2018: Super Brand đầu tiên. Tháng 5/2018, Shopee hợp tác cùng P&G giới thiệu Super Brand Day lần đầu tiên tại thị trường Indonesia. Kể từ đó, Shopee tiếp tục tổ chức thêm hơn 70 Super Brand Day khác trong khu vực. 11/2018: Blackpink là đại diện Thương hiệu khu vực đầu tiên trong đợt Sinh nhật

Tại Việt Nam, Shopee phủ sóng khắp các tỉnh thành cả nước, ảnh hưởng mạnh mẽ đến thói quen mua sắm trên các website thương mại điện tử ở thời đại công nghệ 4.0 của người tiêu dùng hiện nay.

4

II.

MÔ HÌNH SWOT

Strengths

Weaknesses

- Sự đầu tư lớn mạnh về cả tài chính và công nghệ từ công ty mẹ SEA tạo nền tảng vững chắc cho Shopee phát triển trên thị trường Việt Nam nói riêng và ĐNA nói chung. - Người mua và người bán có thể dễ dàng sử dụng Shopee và có thể trao đổi trực tiếp với nhau thông qua Shopee. - Các mặt hàng đa dạng. - Chính sách bảo vệ người mua hàng cũng như người bán hàng trên Shopee rất linh hoạt và nghiêm ngặt. - Trang web được thiết kế bắt mắt, thông minh, được nghiên cứu để tạo mọi sự thuận tiện cho người sử dụng. - Liên kết với nhiều đơn vị vận chuyển, giao hàng nhanh chóng với phí ship hàng rẻ (hoặc miễn phí) - Chiếm thị phần lớn trong ngành thương mại điện tử hiện nay. Nhận được nhiều yêu cầu hợp tác của các đối tác thương hiệu lớn.

- Khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng của hàng hóa do không có khâu kiểm duyệt chất lượng đầu vào (đối với hàng hóa do các shop nhỏ lẻ cung cấp) - Với quy mô hoạt động đa quốc gia, đẩy chi phí vận chuyển tăng cường. - Chưa cập nhật được nhanh chóng số hàng tồn của người bán trong các chương trình khuyến mãi lớn nên còn xảy ra hiện tượng khi người bán hết hàng, Shopee chưa cập nhật khiến khách hàng bị hủy đơn dù đã đặt hàng

Opportunities

Threats

- Sự tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian khiến việc sử dụng các trang thương mại điện tử có xu hướng gia tăng - Sự bùng nổ công nghệ thông tin làm gia tăng các đối tượng khách hàng tham gia và hình thức phân phối online. - Hệ thống kho vận, hạ tầng logistics tại Việt Nam đang trên đà phát triển, từ đó có thể giúp cho việc phát triển mở rộng quy mô của Shopee - Yêu cầu gia nhập ngành không cao.

- Tình trạng kinh tế khó khăn trong thời gian tới cũng ảnh hưởng không ít đến thu nhập và nhu cầu của người tiêu dùng. - Do không tự sản xuất hàng hóa mà phải qua các nhà phân phối nên sẽ bị phụ thuộc vào nhà cung cấp, rơi vào trạng thái bị động và có thể mất uy tín với khách hàng. - Hạn chế đối tượng khách hàng do thu nhập, khả năng tiếp cận internet, thói quen mua hàng qua mạng của người tiêu dùng Việt Nam chưa cao. - Thị trường TMĐT là một thị trường mới mẻ, và còn khá non trẻ tại VN nhưng số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường này lại khá đông đúc. - Việc giao dịch có thể bị hạn chế bởi tốc độ đường truyền Internet.

5

CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA SHOPEE I.

MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA VIỆT NAM

I.1. Môi trường vĩ mô I.1.1. Môi trường nhân học ● Quy mô dân số Với quy mô dân số gần 98 triệu người, vị trí Việt Nam trong bảng xếp hạng các nước đông dân trên thế giới và trong khu vực không thay đổi so với năm 2009 (thứ 15 trên thế giới và thứ 3 khu vực Đông Nam Á) � Việt Nam là một nước đông dân, hình thức kinh doanh online mới phát triển gần đây nên đây là điều kiện thuận lợi cho Shopee khi bước chân vào thị trường này. ● Cơ cấu dân số Về cấu dân số,Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng với số người trong độ tuổi 16-64 chiếm 69,4% tổng dân số - là khách hàng tiềm năng của Shopee. Đây là độ tuổi có sức mua nhiều nhất trong cơ cấu dân số. ● Mật độ dân số Với mật độ dân số 313 người/km 2, Việt Nam là một trong những nước có mật độ dân số cao trong khu vực cũng như trên thế giới. Nhìn chung dân cư Việt Nam phân bố không đều. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương có số dân đông nhất cả nước. � Shopee tập trung vào khu vực đông dân cư, có sức mua lớn, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Tuy vậy, Shopee vẫn phủ sóng khắp các tỉnh thành trên cả nước nhờ mô hình kinh doanh C2C (Customer to Customer) ● Trình độ học vấn Việt Nam có một hệ thống giáo dục quốc dân khá hoàn chỉnh, thống nhất và phong phú với đầy đủ cấp học, loại hình giáo dục và trình độ đào tạo từ mầm non đến sau đại học, mạng lưới các trường phổ thông, dạy nghề và đào tạo chuyên nghiệp được xây dựng rộng trên khắp toàn quốc. � Ảnh hưởng tới doanh nghiệp: - Trình độ người dân nước trong nước tăng kéo theo việc sử dụng ứng dụng thành tựu công nghệ vào đời sống ngày càng nhiều và là điều kiện phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh bằng công nghệ như Shopee; - Người dân sử dụng smartphone tăng với mức chóng mặt thuận lợi cho hoạt động marketing tới khách hàng của doanh nghiệp. I.1.2. Môi trường kinh tế ● Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung: GDP Việt Nam năm 2014 xếp hạng thứ 45 thế giới với con số 2.600 tỷ USD tính theo sức mua tương đương (PPP). Kinh tế Việt Nam đạt kết quả tốt trong môi trường bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động. Tăng trưởng kinh tế tác động đến nhu cầu gia đình, doanh nghiệp, nhà nước, nó chi phối và làm thay đổi quyết định tiêu dùng trong từng thời kì nhất định, tác động

6

đến tất cả các hoạt động của mặt quản trị, tốc độ tăng trưởng càng cao thì nhu cầu càng lớn, là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp kinh doanh, trong đó có Shopee. ● Lạm phát: Trong thời kì lạm phát thì yếu tố giá càng được người tiêu dùng quan tâm, nhà quản trị cần phải hoạch định lại chiến lược sản xuất. Cụ thể, Shopee có các mã khuyến mãi, mã giảm giá và mã miễn phí vận chuyển toàn quốc. Bên cạnh đó, Shopee cũng sẽ có những chiến dịch khuyến mãi lớn hằng năm với các sản phẩm có giá giảm giảm kỷ lục. ● Thu nhập bình quân, sự phân bổ và phân hóa thu nhập: Thu nhập phản ánh mức sống của người dân, người tiêu dùng sẽ chi tiêu sản phẩm phù hợp với điều kiện kinh tế. Trong năm qua, thu nhập bình quân đầu người tăng lên theo từng năm, điều này tác động tích cực đến sức mua trong nước, thu nhập tăng cao, người dân sẽ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn. Để tiết kiệm thời gian mua sắm họ tìm đến internet, mua trực tuyến chỉ cần lên xem sản phẩm và sẽ được giao hàng tận nhà. Tùy theo sự phân bổ và phân hóa thu nhập mà người dân dễ dàng tìm sản phẩm phù hợp với mình. � Hiện tại Shopee có trên 250000 sản phẩm thuộc 25 ngành hàng khác nhau, từ mặt hàng gia dụng, điện tử, nội thất, sức khỏe, mỹ phẩm, mẹ bé, sách,… ● Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới: Nền kinh tế Việt Nam đã được nhiều nước công nhận là nền kinh tế thị trường, và thực tế nước ta tiếp tục gỡ bỏ dần hàng rào thuế quan theo lộ trình đã kí khi gia nhập WTO. Sự phát triển kinh tế Việt Nam đi theo xu phát triển kinh tế thời đại, theo kinh tế giới chuyển đổi từ kỷ nguyên công nghệ chế tạo sang công nghệ cao do công nghệ thông tin dẫn đầu. Ngành thương mại điện tử đang trên đà phát triển mạnh mẽ, trong đó phải kể đến Shopee. Tính đến tháng 6 năm 2019, Shopee có 200 triệu lượt truy cập trong 1 tháng với hàng nghìn đơn hàng ngày. I.1.3. Môi trường tự nhiên Do Shopee là nhà trung gian thương mại cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới người tiêu dùng, không trực tiếp sản xuất hay khai thác vì vậy hoạt động của hãng không ảnh hưởng tới môi trường và không bị hạn chế hoạt động bởi sự thiếu hụt tài nguyên. I.1.4. Môi trường công nghệ ● Sự phát triển rộng khắp của công nghệ thông tin tại Việt Nam: Theo số liệu mới được công bố bởi Tổ chức thống kê số liệu Internet quốc tế (internetworldstats), tính đến hết tháng 6/2015, Việt Nam có 45,5 triệu người dùng internet, đạt mức thâm nhập/dân số là 48%. Số lượng người dùng nói trên bao gồm người truy cập internet ở tất cả các phương tiện hỗ trợ (PC, laptop, điện thoại…) Với con số này, Việt Nam xếp thứ 6 trong khu vực châu Á về số lượng người dùng và đứng thứ 14/20 quốc gia có lượng người dùng internet nhiều nhất thế giới. � Xu hướng sử dụng Internet nhiều hơn, phổ biến hơn trong bộ phận người dân là một tin tốt cho các doanh nghiệp thương mại điện tử nói chung và Shopee nói riêng. Điều cho phép hoạt động marketing của các doanh nghiệp diễn ra có kết quả sâu rộng hơn tới người tiêu dùng trên cả nước, giúp mở rộng mạng lưới bán hàng của mình. ● Hệ thống thanh toán thương mại điện tử của quốc gia dần được cải thiện:

7

-

Chương trình phát triển thương mại điện từ quốc gia giai đoạn 2014 – 2020 với giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển thương mại điện tử là xây dựng hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia để sử dụng rộng rãi cho mô hình thương mại điện tử, đặc biệt loại hình thương mại điện tử doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2C) và người tiêu dùng – người tiêu dùng (C2C) với thẻ thanh toán được sử dụng rộng rãi để giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt; áp dụng phổ biến chứng thực chữ ký số để đảm bảo an toàn, bảo mật cho giao dịch thương mại điện tử. - Các phương thức thanh toán trực tuyến khác : đồng tiền ảo (Big Coin, One Coin) - Tính đến thời điểm năm 2019, xu hướng mua sắm trên di động chiếm đến 72% � Giúp người dùng thuận tiện mua sắm online. I.1.5. Môi trường chính trị pháp luật Việt Nam Nghiên cứu tác động của môi trường trị xã hội Việt Nam tác động tới hoạt động doanh nghiệp, nhìn chung toàn hệ thống chính trị Việt Nam luôn duy trì hòa bình ổn định, không có chiến tranh hay bạo động tranh chấp. Ta luôn có các chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nước ngoài đầu từ vào Việt Nam. Từ khi thương mại điện tử xuất hiện tại nước ta, nhà nước cho ban hành nhiều điều luật nhằm tạo khung pháp lý cho việc phát triển ngành. Ban đầu, ta theo luật pháp thế giới, sau theo thời gian, chính phủ có những biện pháp thay đổi bổ sung để luật dần được hoàn thiện nâng cao, phù hợp với môi trường kinh doanh Việt Nam - Luật giao dịch điện tử, Luật thương mại, Luật sở hữu trí tuệ … � Đây là môi trường tốt cho doanh nghiệp phát triển, mở rộng, đầu tư mạnh. I.1.6. Môi trường văn hóa

-

Thói quen mua sắm hiện tại ở Việt Nam có thể được chia nhỏ ra như sau: 71% các giao dịch thương mại điện tử trực tuyến được diễn ra trên những chiếc máy tính để bàn. 18% các giao dịch mua sắm được thực hiện trên thiết bị di động. 9% các giao dịch mua sắm được thực hiện trên máy tính bảng hoặc một thiết bị có hỗ trợ internet khác. I.2. Môi trường ngành

I.2.1. Phân tích áp lực từ khách hàng Đây là thời điểm mà thương mại điện tử nói riêng và kinh doanh online nói chung mang đến trải nghiệm tốt xấu lẫn lộn cho người tiêu dùng. Chính sách cam kết về nguồn gốc hàng hóa, thanh toán đảm bảo an toàn, chính sách hậu mãi và chăm sóc sau mua vẫn còn chưa rõ ràng. Vì vậy, niềm tin của khách hàng với mua sắm online vẫn rất thấp. Để giải quyết tình trạng này, các sàn thương mại điện tử đã có nhiều nổ lực để gia tăng niềm tin vào mua sắm trực tuyến. Lazada, Shopee, Tiki,…đều có chính sách bảo vệ người bán cũng như người mua để tạo ra môi trường mua bán lành mạnh, an toàn. Phương án thanh toán cũng mở rộng hơn, ngoài COD, các sàn bổ sung thanh toán thẻ, ví điện tử để thay đổi hành vi thanh toán, gia tăng niềm tin vào mua sắm trực tuyến. Bên cạnh đó, rút ngắn thời gian giao hàng là yếu tố rất quan trọng để biến trải nghiệm mua sắm online trở nên “thực” hơn.

8

I.2.2. Phân tích các đối thủ cạnh tranh hiện tại Tại Việt Nam, hiện Shopee đang phát triển trên lĩnh vực thương mại điện tử với các hoạt động chính là mua bán đa dạng các mặt hàng thông qua hình thức trực tuyến. Khi bước chân vào thị trường này, Shopee phải đương đầu với nhiều đối thủ đáng kể đã và đang tồn tại trong cùng thị trường mục tiêu, ví dụ điển hình là Tiki và Lazada. ● Tiki: Sau thời gian đàm phán, JD.com, nhà bán lẻ lớn của Trung Quốc, công bố đã hoàn tất đầu tư vào Công ty Cổ phần Tiki, đơn vị sở hữu website Tiki.vn. Dù cả hai không chia sẻ thông tin về số tiền đầu tư nhưng dòng vốn từ JD.com chắc chắn sẽ đưa Tiki.vn trở lại cuộc đua thương mại điện tử ở Việt Nam. Dù đại diện của Tiki.vn và JD.com chưa công bố các chiến lược sắp tới nhưng giới quan sát cho rằng nhiều khả năng Tiki.vn sẽ đẩy mạnh các chính sách để thu hút người bán hàng trên nền tảng của họ, đồng thời đẩy mạnh dịch vụ giao hàng trong 2 tiếng. ● Lazada: Về phần mình, Lazada Việt Nam đang có những điều chỉnh nhân sự để tiếp tục giữ vững vị trí trong bối cảnh đang bị đeo bám bởi Shopee Việt Nam. Động thái gần đây nhất của Lazada Việt Nam là giảm 50% phí hoa hồng trên mỗi đơn hàng thành công và hỗ trợ giao hàng trong 2 dịp mua sắm lớn cuối năm. � Theo iPrice Group, không như Thái Lan hay Malaysia, Việt Nam vẫn chưa định hình rõ mô hình kinh doanh B2C (doanh nghiệp đến khách hàng) và các trang rao vặt, các doanh nghiệp như Lazada, Tiki hay Shopee vẫn đang kết hợp cả hai mô hình để phục vụ khách hàng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp như Lazada Việt Nam và Tiki.vn đang tạo ra rào cản cho các doanh nghiệp mới tham gia. Đồng thời, gây áp lực cho cả nhóm C2C như Shopee… phải thay đổi, chuyển dịch về cơ cấu hàng hóa, dịch vụ cũng như cách tiếp cận khách hàng. � Với thị trường cạnh tranh như hiện nay, những làn sóng hợp nhất có thể diễn ra mạnh mẽ hơn trong các năm tới. Có nghĩa là, các đối thủ lớn sẽ cạnh tranh bằng cách gia tăng sức ép cho đến khi các đối thủ nhỏ hơn bật khỏi thị trường. I.2.3. Phân tích rào cản về hạ tầng giao thông Dịch vụ hoàn tất đơn hàng cũng là cản trở lớn cho thương mại điện tử, với hạ tầng giao thông, logistic tại Việt Nam như hiện nay, nhất là tại các vùng miền núi Tây Bắc thì khiến chi phí vận chuyển đến vùng nông thôn, vùng cao rất lớn. Đây là một rào cản lớn khiến cho việc phát triển thương mại điện tử về các vùng sâu, vùng khó phát triển, các công ty chuyển phát mới chỉ hoạt động chủ yếu ở vùng đô thị.

9

II.

Lợi thế cạnh tranh của Shopee trên thị trường Việt Nam

Ra mắt thị trường Việt Nam vào tháng 8/2016, Shopee phải đối mặt với sức ép cạnh tranh gay gắt từ các sàn thương mại điện tử cả quốc tế và nội địa. Trong đó, hai đối thủ lớn nhất của Shopee lúc bấy giờ là Lazada và Tiki đã có cho mình những định vị thương hiệu riêng và thâu tóm hầu hết thị phần. Lazada đi trước mở đường, còn màu áo xanh của Tiki ngày càng trở nên phổ biến ở các thành phố lớn. Bắt đầu từ vạch xuất phát của “cuộc đua thương mại điện tử Việt Nam, Shopee lúc ấy không cộng đồng, không người dùng, không có gì ngoài sự hậu thuẫn về công nghệ và tài chính từ tập đoàn mẹ SEA - Tập đoàn sở hữu nền tảng game lớn nhất Đông Nam Á. Như bao sàn thương mại điện tử khác khi thâm nhập thị trường, Shopee có hai sự lựa chọn cho hướng đi phát triển và thâm nhập thị trường. Một là, lấy chiến lược rẻ thu hút người dùng tham gia nền tảng. Những “cuộc đua đốt tiền” không hồi kết của các sàn thương mại với những đợt sale liên tiếp, hỗ trợ 100% phí vận chuyển đã vô tình tạo nên một mặc định cho người tiêu dùng Việt Nam: cứ nhắc đến mua sắm online là nhắc đến giảm giá, giảm giá và giảm giá. Sự lựa chọn còn lại, cũng là chiến lược dài hạn mà Shopee theo đuổi đến tận bây giờ. Đó là tập trung vào việc xây dựng hình ảnh và chất lượng khác biệt hóa cho sản phẩm và dịch vụ của mình. Những người đứng đầu Shopee cho rằng “"Đi theo con đường cạnh tranh về giá thì không thể tồn tại lâu dài được, túi tiền khô...


Similar Free PDFs