Kinh-doanh-quốc-tế - ádfsafa PDF

Title Kinh-doanh-quốc-tế - ádfsafa
Author Quang Sơn
Course University
Institution Đại học Đà Nẵng
Pages 35
File Size 1015.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 2
Total Views 99

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGKhoa Kinh doanh Quốc tế ----------------------Bài tập nhóm môn Kinh doanh Quốc tếHỆ THỐNG KINH TẾ - CHÍNH TRỊ, VĂNHÓA CỦA AUSTRALIA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦANÓ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINHDOANH QUỐC TẾ CỦA AUSTRALIAGiảng viên hướng dẫn: Đỗ Minh Sơn Sinh viên thực hiệ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Khoa Kinh doanh Quốc tế ----------------------

Bài tập nhóm môn Kinh doanh Quốc tế

HỆ THỐNG KINH TẾ - CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA CỦA AUSTRALIA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA AUSTRALIA Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Minh Sơn Sinh viên thực hiện: 1. Nguyễn Lê Quốc Anh 2. Trần Thị Thu Hiếu 3. Trần Thị Kim Hoàng 4. Phan Quang Sơn Lớp: 45K02.1 Đà Nẵng, tháng 5 năm 2021

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

................................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1:

HỆ THỐNG KINH TẾ - CHÍNH TRỊ VÀ VĂN HÓA CỦA

AUSTRALIA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA AUSTRALIA 6 I.

Hệ thống chính trị Australia..................................................................................... 6 1. Những đặc điểm của thể chế chính trị Australia:................................................12 2. Vai trò của các đảng phái chính trị và nhóm lợi ích ở Australia:.........................13

II. Hệ thống kinh tế..................................................................................................... 16 1. Tổng quan nền kinh tế........................................................................................16 2. Nền văn hóa nước Úc......................................................................................... 20 3. Ảnh hưởng của hệ thống kinh tế - chính trị, văn hóa của Australia đến sự phát triển kinh tế của đất nước Australia...........................................................................24 CHƯƠNG 2:

PHÂN TÍCH CƠ HỘI, CHI PHÍ VÀ RỦI RO TRONG KINH

DOANH QUỐC TẾ TẠI THỊ TRƯỜNG AUSTRALIA.............................................27 I.

CƠ HỘI.................................................................................................................. 27 1. Kinh tế mạnh mẽ.................................................................................................27 2. Công nghiệp năng động......................................................................................27 3. Đổi mới và Kỹ năng............................................................................................27 4. Nền tảng vững chắc............................................................................................28 5. Liên kết toàn cầu................................................................................................. 28

II. CHI PHÍ................................................................................................................. 28 1. Các yếu tố chính trị.............................................................................................28 2. Các yếu tố kinh tế...............................................................................................29 3. Các yếu tố pháp lý..............................................................................................29 III.

RỦI RO............................................................................................................... 29

1. Rủi ro chính trị.................................................................................................... 29 2. Rủi ro kinh tế......................................................................................................30 KẾT LUẬN

............................................................................................................... 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................33

MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Từ những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, cục diện thế giới có nhiều thay đổi, cùng với sự phát triển và hội nhập kinh tế diễn ra trên toàn cầu, thúc đẩy quá trình chuyển dịch kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền sản xuất và đời sống xã hội. Sự bùng nổ của toàn cầu hóa và kinh doanh quốc tế đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội của nhiều quốc gia trong số đó không thể không nhắc đến Úc – một quốc gia ổn định, dân chủ và đa dạng về văn hóa với lực lượng lao động có tay nghề cao và là một trong những nền kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất thế giới. Với phong cảnh thiên nhiên đặc sắc và nền văn hóa cổ xưa giàu có, Úc không giống với bất cứ miền đất nào khác. Úc (còn được gọi là Australia), tên chính thức là Thịnh vượng chung Úc là một quốc gia bao gồm đại lục Châu Úc, đảo Tasmania, và nhiều đảo nhỏ. Đây là quốc gia lớn thứ sáu về diện tích trên thế giới, đồng thời cũng là quốc gia duy nhất quản lí toàn bộ một châu lục. Các quốc gia lân cận của Úc gồm có Indonesia, Đông Timor và Papua New Guinea ở phía Bắc, quần đảo Solomom, Vanuatu, và Nouvelle-Caledonie thuộc Pháp ở phía Đông Bắc và New Zealand ở phía Đông Nam.  Diện tích: 7.692.024 km2  Địa hình: là lục địa nhỏ nhất thế giới nhưng lại là quốc gia lớn thứ sáu về tổng diện tích. Đây cũng là lục địa bằng phẳng nhất, nhưng cũng là vùng đất đai cổ và kém phì nhiêu nhất trên thế giới.  Khí hậu: chính vì diện tích rộng lớn, Úc là một trong những lục địa có khí hậu khô nhất thế giới. Phía Bắc là khí hậu nhiệt đới khô, phía Nam là ôn đới. Nhiệt độ trung bình khoảng 27 độ C ở phía Bắc và 13 độ C ở phía Nam.  Thủ đô: Canberra  Thành phố lớn nhất: Sydney  Ngôn ngữ chính thức: không có 1

 Ngôn ngữ khác: Tiếng Anh  Dân số ước tính 2018: 25.072.500 Về chính phủ, Úc là một quốc gia quân chủ lập hiến, là một liên bang phân chia quyền lực. Quốc gia này có chính phủ theo thể chế đại nghị, Nữ vương Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia với tư cách Nữ vương Úc – một vai trò tách biệt so với địa vị là quân chủ của các quốc gia khác trong Vương quốc khối thịnh vượng chung. Kinh tế Úc là một nền kinh tế thị trường thịnh vượng, phát triển theo mô hình kinh tế phương Tây, được chi phối chủ yếu bởi ngành dịch vụ và nông nghiệp và khai thác mỏ. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Úc được xem là nước phát xuất khẩu chính các sản phẩm nông nghiệp và nhiều loại khoáng sản khác nhau, đặc biệt đây còn là quốc gia xuất khẩu than đá lớn nhất thế giới, chiếm tới 29% sản lượng xuất khẩu than của thế giới. Về đầu tư, Úc là một địa chỉ đầu tư có sức cạnh tranh cao ở châu Á Thái Bình Dương với khá nhiều lợi thế thu hút đầu tư như: kinh tế mở, lạm phát và lãi suất thấp, lực lượng lao động tận tụy, đáng tin cậy và tỷ lệ tranh chấp công nghiệp thấp, lực lượng lao động biết sử dụng nhiều thứ tiếng, được đào tạo ở trình độ cao, lành nghề, biết sử dụng máy vi tính, môi trường pháp lý có tính mở và hiệu quả, thị trường nội địa có quy mô tương đối lớn và liên kết chặt chẽ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương… Giai đoạn 2012 – 2013, lượng đầu tư nước ngoài vào Úc đã đạt 135,7 tỷ đô. Sự phát triển công nghệ và đổi mới ngày càng trở nên quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Úc. Trong suốt thập kỷ qua, Úc đã nhanh chóng thực hiện phát triển công nghệ thông tin để tăng giá trị gia tăng cho các hoạt động kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Trong suốt 3 thập kỷ nền kinh tế Úc luôn nổi bật với sự tăng trưởng chóng mặt và mang tính cạnh tranh cao. Mặc dù tình hình kinh tế Úc trong thời gian gần đây đang chững lại vì ảnh hưởng nặng nề do cháy rừng và đại dịch Covid-19 gây ra, nhưng đầu năm 2021 Úc đã có nhiều chuyển biến đáng mừng và đang dần trở mình với một khí thế mạnh mẽ nhờ có sự đầu tư của chính phủ và nhiều yếu tố làm 2

bệ đỡ, đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng đều đặn với mức tăng 6%/năm. Đây là một con số ấn tượng cho thấy Úc đang làm rất tốt trên con đường toàn cầu hóa, hội nhập với thế giới. Với một nền kinh tế mở, năng động và hội nhập hoàn toàn vào thương mại khu vực và toàn cầu. Úc có một khu vực được coi là nền kinh tế tư nhân hoạt động hiệu quả, một thị trường lao động năng động và một khu vực thương mại rất có tính cạnh tranh. Úc xếp thứ ba trong Chỉ số Tự do kinh tế năm 2010, là nền kinh tế lớn thứ 12 trên thế giới. Quốc gia xếp hạng hai trong chỉ số phát triển con người năm 2011 của Liên Hiệp Quốc, xếp hạng nhất trong chỉ số thịnh vượng năm 2008 của Legatum. Ngoài ra, khi đến với Úc, bạn sẽ gặp nhiều người từ nhiều sắc tộc, tôn giáo và văn hóa khác nhau. Vì vậy nên Úc được mọi người gọi là quốc gia đa văn hóa.  Về văn hóa giao tiếp Thông thường khi gặp nhau họ thường bắt tay cũng như khuyến mãi thêm một nụ cười, cũng như có thói quen chào “G’day” vô cùng tự nhiên, thoải mái. Ngoài ra người Úc thích dùng tên riêng xưng hô ngay cả khi mới gặp nhau.  Lễ hội người bản địa Những lễ hội thổ dân đặc sắc như: Lễ hội thổ dân Valley, Laura, Dreaming,.. Xuất phát từ những yếu tố đặc biệt kể trên, nhóm chúng em đã chọn vấn đề “Hệ thống kinh tế - chính trị, văn hóa của Úc và ảnh hưởng có nó đến phát triển kinh tế và kinh doanh quốc tế tại Úc” làm đề tài nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu là chỉ rõ sự ảnh hưởng của kinh tế - chính trị, văn hóa đến nền kinh tế và kinh doanh quốc tế của Úc, từ đó có những nhận xét, đánh giá cơ hội, chi phí và rủi ro kinh doanh quốc tế của thị trường này.

3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu - Nước Úc cùng hệ thống kinh tế, chính trị, văn hóa - Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, khoáng sản, dịch vụ của Úc - Kinh doanh quốc tế diễn ra bên trong và ngoài nước Úc  Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi nước Úc và các nước có liên quan mật thiết đến họa động kinh doanh quốc tế của Úc như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, các quốc gia thuộc thành viên của APEC,… - Về thời gian: Các thông tin, số liệu phản ánh trong đề tài tập trung chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 1997 – 2021. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được đề tài, các phương pháp được áp dụng gồm: Phương pháp thu thập và xử lí thông tin: tiến hành thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau như báo chí, thông tin trên mạng, các số liệu của doanh nghiệp, các báo cáo của tổ chức chuyên ngành,… cũng như tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước. Từ đó phân tích, đánh giá tổng hợp. Ý nghĩa đề tài  Ý nghĩa khoa học: Những yếu tố như pháp luật, chính trị, kinh tế, văn hóa, tài chính,… tác động và chi phối mạnh mẽ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại Úc. Chúng buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh mục đích, hình thức và chức năng hoạt động nhằm nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh và đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.  Ý nghĩa thực tiễn: Để thích ứng môi trường kinh doanh quốc tế này, các doanh nghiệp phải tăng dần khả năng hội nhập, thích ứng của mình với điều kiện mới của môi trường kinh doanh trong và ngoài nước. 4

CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG KINH TẾ - CHÍNH TRỊ VÀ VĂN HÓA CỦA AUSTRALIA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA AUSTRALIA I. Hệ thống chính trị Australia Nét cơ bản của thể chế nhà nước Australia: Australia theo thể chế quân chủ lập hiến: Nữ hoàng Anh Elizabeth II cũng là Nữ hoàng của Australia và được chấp nhận rộng rãi là nguyên thủ quốc gia, mặc dù không được quy định trong Hiến pháp và luật của Australia. Nữ hoàng được đại diện trên danh n ghĩa bởi Toàn quyền Australia, nhưng trên thực tế, Toàn quyền thực hiện vai trò hiến định hầu như độc lập với Nữ hoàng. Về mặt lí thuyết, Hiến pháp trao quyền hành pháp rộng tãi cho chức danh Toàn quyền, các quyền lực này ít khi được dùng trực tiếp, và theo truyền thống chỉ được sử dụng khi Nội các cố vấn. Nội các gồm các Bộ trưởng cao cấp của chính quyền và được Toàn quyền chỉ định dụa trên cố vấn của Thủ Tướng. Hệ thống lãnh đạo được đảm trách bở ba quyền lực liên hệ lẫn nhau:  Lập pháp: Quốc hội liên bang – là trung tâm của hệ thống chính trị  Hành pháp: Hội đồng hành pháp (Toàn quyền, Thủ tướng và các Bộ trưởng)  Tư pháp: Toàn án tối cao Australia và các Toàn án liên bang. Cơ chế phân quyền là nguyên tắc theo đó hệ thống tam quyền thực hiện hoạt động riêng biệt nhau:  Lập pháp thiết lập luật pháp, giám sát hoạt động của hai hệ thống kia để thay đổi luật pháp khi thích hợp  Hành pháp ban hành, thực thi và cưỡng chế luật pháp  Tư pháp diễn giải luật pháp 5

 Hành pháp và lập pháp không thể ảnh hưởng lên tư pháp. Các nguyên tắc luật pháp cơ bản trên đã được thay đổi khi Đạo luật Liên bang Australia được thông qua năm 1896. Với đạo luật này, pháp luật Australia trở thành pháp luật mang tính quốc gia loại bỏ quyền lực lý thuyết của Quốc hội Anh, thi hành Luật vi phạm Hiến pháp Australia và Toàn án tối cao Australia được xác nhận là Tòa phúc thẩm cao nhất và duy nhất. a. Lập pháp: Công việc lâp pháp tại cấp liên bang được đảm nhiệm bởi hai viện của quốc hội (Hạ viện và Thượng viện) và Nữ hoàng Anh (do Tổng toàn quyền của Nữ hoàng tại Úc làm đại diện). Chức năng lập pháp của Quốc hội thực hiện dựa trên quy trình đã được thông qua trong nội quy hoạt động của Hạ Viện và Thượng Viện. Nội quy hoạt động này được tổng hợp từ nhiều nguồn như các quy định của Hiến pháp, các bộ luật hiền hành, quy tắc của các Đảng chính trị, các quyết định có tính chất tiền lệ,... Nữ hoàng Anh là người đứng đầu nước Úc, tuy nhiên trong thực tế vị trí này được đại diện bởi Tổng toàn quyền Úc (do Thủ tướng Úc đề cử và Nữ hoàng Anh chính thức bổ nhiệm). Trong những năm gần đây chức vụ Tổng toàn quyền Úc đều do người Úc đảm nhiệm. Trong vai trò đại diện của Nữ hoàng Anh tại Úc, Tổng toàn quyền thực hiện chức năng và nhiệm vụ được quy định trong Hiến pháp Úc với sự hỗ trợ và tư vấn từ các Bộ của Chính phủ. Tại mỗi tiểu bang có một vị Toàn quyền đảm nhiệm. Thượng viện có tổng số 76 thành viên. Số thành viên này được bổ theo nguyên tác chia đều mỗi tiểu bang 12 thượng nghị sĩ (nhiệm kỳ 6 năm) và mỗi vùng lãnh thổ 2 thượng nghị sĩ (nhiệm kỳ 3 năm). Khi có vấn đề phải bỏ phiếu, mỗi thành viên (bao gồm cả Chủ tịch Thượng viện) được bỏ 1 phiếu. Nếu hai bên có số phiếu bằng nhau thì vấn đề sẽ không được thông qua. Hạ viện có tổng số 150 thành viên và được bầu theo khu vực bầu cử với nhiệm kỳ 3 năm. Đảng chính trị nào có được đa số (quá 50% tổng số ghế) sẽ giành 6

quyền thành lập Chính phủ. Khi có vấn đề cần phải bỏ phiếu thì mỗi thành viên chỉ được bỏ 1 phiếu, trừ vị chủ tọa Hạ viện không được bỏ phiếu. Chỉ khi số phiếu phản đối và thông qua ngang bằng nhau, khi đó phiếu chủ tọa Hạ viện mới được bỏ phiếu và đó sẽ là lá phiếu quyết định.  Quy trình lập pháp Khi có những ý tưởng hay và nếu thấy ích lợi cho xã hội, cộng đồng, các dân biểu, nghị sĩ có thể đề xuất để những ý tưởng ấy có thể trở thành những Dự luật. Một Dự luật (Bill) là một bản thảo của Điều luật (act) Quốc hội và được đệ trình bởi một hay nhiều thành viên trong thượng viện hoặc hạ viện. Trước khi một Dự luật trở thành một Điều luật thông thường phải trải qua một quá trình gồm ba Phiên họp thông qua dự luật của hai viện Quốc hội và cuối cùng được Đại diện của Hoàng gia phê chuẩn.  Chuẩn bị dự luật Trước khi trình, dự luật phải được chuẩn bị rất tỉ mỉ và nội dung của dự luật phải được trình bày theo tiêu chuẩn như một văn bản pháp luật. Phần lớn các dự luật được đề xuất từ ý kiến của nhân dân, của các nhóm lợi ích, từ quá trình phân tích chính sách, cương lĩnh tranh cử, và được các cơ quan nghiên cứu chính sách của các Bộ trực thuộc Chính phủ phân tích, tổng hợp. Các Bộ trưởng với tư cách là dân biểu, nghị sĩ kiến nghị lên Đảng của mình, và nếu được Đảng chấp thuận thì Dự luật được trình Quốc hội để xem xét biến thành Điều luật của Quốc hội. Ngoài các dự luật được đưa ra xem xét tại Nghị viện có nguồn gốc từ Chính phủ, các nghị sĩ và dân biểu được quyền trình các dự luật của mình. Tuy nhiên, các nghị sĩ không được phép trình các dự án luật liên quan đến một số lĩnh vực như về thu, chi ngân sách vì đó là những lĩnh vực duy nhất Chính phủ Liên bang mới được phép đệ trình. Văn phòng Tư vấn Nghị viện có trách nhiệm hỗ trợ các thành viên là tác giả của dự luật trong quá trình soạn thảo dự luật để đảm bảo tính thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành. 7

 Trình và thông qua dự luật Một dự luật có thể được bắt đầu trình ở Hạ viện hoặc Thượng viện, bởi các dân biểu hay nghị sĩ. Về căn bản, một dự luật phải trải qua các bước sau: 1. Phiên họp thứ nhất: Dự luật được thảo luận rất kỹ lưỡng. Sau khi xem xét, điều chính, nếu được thông qua, dự luật sẽ được chuyển đến Phiên họp thứ hai. 2. Phiên họp thứ hai: Rất quan trọng. Sau khi thảo luận, nếu cần phải điều chỉnh, sửa đổi thì dự luật phải được chuyển cho một Ủy ban Chuyên trách. Sau khi Uỷ ban này nghiên cứu và điều chỉnh lại, dự luật sẽ được chuyển đến Phiên họp thứ ba. 3. Phiên họp thứ ba: Phiên họp này sẽ rà soát lại dự luật do Uỷ ban Chuyên trách để được thảo luận và thông qua. Thực tế Phiên họp thứ ba chỉ là một nghi thức để mọi thành viên trong quốc hội biểu quyết. 4. Nếu cả hai viện của quốc hội thông qua, dự luật được chuyển đến Tổng toàn quyền (Đại diện của Nữ hoàng Anh tại Úc) phê chuẩn. Dự luật bây giờ trở thành điều luật của quốc hội. Những ý tưởng tốt ích lợi cho nhân dân, xã hội thông thường được các dân biểu, nghị sĩ biến thành dự luật để rồi thành điều luật nhằm phục vụ người dân. Tuy nhiên, vì tính cách cạnh tranh giữa các đảng phái chính trị trong quốc hội, có những điều luật tôt vẫn không được trở thành điều luật như mong muốn. b. Hình thức tổ chức cơ quan hành pháp và chính quyền địa phương ở Liên bang Australia: Cơ quan hành pháp của Australia gồm Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ:  Chính phủ - Chính phủ được bổ nhiệm từ đảng chiếm ưu thế trong Nghị viện. Thủ tướng là người của Hạ viện và được bầu từ các thành viên của đảng chiếm đa số. 8

- Chính phủ quyết định những chính sách quan trọng và chịu trách nhiệm trước Nghị viện với tư cách tập thể và phải từ chức nếu Hạ viện bỏ phiếu bất tín nhiệm do điều hành kém hoặc kế hoạch về ngân sách bị thất bại. - Các Bộ trưởng có nghĩa vụ trung thành với chính sách của Chính phủ,nếu phản đối thì phải từ chức. Vì vậy, họ phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện về lĩnh vực mình phụ trách. Chính phủ Úc được chia thành các bộ phận: Nội các, các Bộ vòng ngoài (“outer ministry”) và các Ủy ban của Nội các. Nội các là Ủy ban của các nhà chính trị cao cấp,có trách nhiệm đưa ra các chính sách của Chính phủ và kiểm soát hành chính. Nội các hoạt động trên nguyên tắc tập thể, trong đó các Bộ trưởng thực hiện thẩm quyền bình đẳng trong quyền hạn và trách nhiệm. Khác với Hoa Kỳ, Nội các của Australia gồm các Nghị sĩ của đảng chiếm đa số trong Nghị viện hay của liên minh các đảng trong Nghị viện. Thủ tướng có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm các Bộ trường, phân bổ nguồn ngân sách cho các Bộ và quy định cơ cấu của Chính phủ. Ngoài ra, Thủ tướng còn là người trực tiếp điều hành các phiên họp và sắp đặt chương trình nghị sự. Các Bộ trưởng vòng ngoài (cấp dưới) là những người không thuộc Nội các, chịu trách nhiệm quản lý những vấn đề cụ thể mà không chịu trách nhiệm với những vấn đề liên quan đến Nội các. Chức năng của các Bộ trưởng vòng ngoài là bảo đảm mối quan hệ giữa các Bộ trưởng Nội các và các Bộ trưởng cấp dưới. Các ủy ban của Nội các được thành lập (từ thời Thủ tướng Scott Morrison) nhằm thực hiện giúp một số công việc cho Nội các. Năm 1994, Chính phủ có 8 ủy ban của Nội các, 4 ủy ban điều phối (giám sát ngân sách, thu nhập, chiến lược, lập pháp), 2 ủy ban chức năng (gồm điều chỉnh cơ cấu và thương mại, chính sách xã hội) và 2 ủy ban đặc biệt. Các ủy ban của Nội các đều có sự tác động đáng kể đối với các quyết định của Nội các. Ví dụ: Ủy ban giám sát ngân sách dưới thời Thủ tướng Hốc (Hawke) nắm quyền. 9

 Chính quyền địa phương Liên bang Australia có 6 tiểu bang và một vài vùng lãnh thổ.Các tiểu bang là New South Wales, Queensland, South Austraria, Tasmania, Victoria và Westh Austraria. Hai vùng lãnh thổ chính là lãnh thổ Bắc (Northern Territory) và lãnh thổ Thủ đô Australia (Australian Capital Territory hay ACT). Vùng lãnh thổ có chức năng giống như Bang nhưng Quốc hội liên bang có thể tước bỏ quyền lập pháp của Nghị viện lãnh thổ. Nghị viện của bang có các quyền bao gồm: quyền đối với bệnh viện, giáo dục, Cảnh sát, Thẩm phán, đường sá, giao thông công cộng và Chính phủ địa phương. Mỗi bang và vùng lãnh thổ có hệ thống lập pháp riêng: chế độ độc viện ở lãnh thổ Bắc, ACT và Queensland; chế độ lưỡng viện ở những bang và vùng lãnh thổ còn lại. Các bang có chủ quyền riêng mặc dù vẫn bị hạn chế bởi Hiến pháp Liên bang. Hạ nghị viện có vai trò như một hội nghị lập pháp trong khi Thượng nghị viện là...


Similar Free PDFs