Luật DS 1 - thảo luận thứ 4 PDF

Title Luật DS 1 - thảo luận thứ 4
Author Danger Floof
Course Luât Dân sự 1
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 15
File Size 254.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 182
Total Views 381

Summary

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí MinhNHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ,TÀI SẢN VÀ THỪA KẾBuổi thảo luận thứ tư Bảo vệ quyền sở hữuLỚP CJLDanh sách nhóm 4Phạm Thị Phương Ngọc 2153801011139 Vũ Anh Thư (Nhóm trưởng) 2153801011236 Bùi Lê Việt Anh 2153801014004 Phan Thanh Ngâ...


Description

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ, TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ

Buổi thảo luận thứ tư Bảo vệ quyền sở hữu

LỚP CJL46 Danh sách nhóm 4 Phạm Thị Phương Ngọc

2153801011139

Vũ Anh Thư (Nhóm trưởng)

2153801011236

Bùi Lê Việt Anh

2153801014004

Phan Thanh Ngân

2153801015163

Trần Vĩ Cát Tường

2153801015235

1 /15

MỤC LỤC Vấn đề 1: Đòi động sản từ người thứ ba...........................................................5 Tóm tắt Quyết định số 123/2006/DS-GĐT ngày 30/5/2006 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao..................................................................................5 Câu 1: Trâu là động sản hay bất động sản? Vì sao?.........................................5 Câu 2: Trâu có là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu không? Vì sao?.............5 Câu 3: Đoạn nào của Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền sở hữu của ông Tài?...............................................................................................5 Câu 4: Thế nào là chiếm hữu tài sản và ai đang chiếm hữu trâu trong hoàn cảnh có tranh chấp trên?....................................................................................5 Câu 5: Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn có căn cứ pháp luật không? Vì sao?..................................................................................................6 Câu 6: Thế nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.............................................................................6 Câu 7: Người như hoàn cảnh của ông Dòn có là người chiếm hữu ngay tình không? Vì sao?..................................................................................................6 Câu 8: Thế nào là hợp đồng có đền bù và không có đền bù theo quy định về đòi tài sản trong BLDS?....................................................................................7 Câu 9: Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù hay không có đền bù? Vì sao?.............................................................................................7 Câu 10: Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu ngoài ý chí của ông Tài không?..................................................................................7 Câu 11: Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài được đòi trâu từ ông Dòn không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?.............................7 Câu 12: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.................................................................................................8 Câu 13: Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành có quy định nào bảo vệ ông Tài không?............................................................8 Câu 14: Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo hướng ông Tài được quyền yêu cầu ai trả giá trị con trâu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?...............................................................................8 Câu 15: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.................................................................................................9 Vấn đề 2: Đòi bất động sản từ người thứ ba.....................................................9 2 /15

Tóm tắt.............................................................................................................9 Câu 1: Đoạn nào của Quyết định giám đốc thẩm cho thấy quyền sử dụng đất có tranh chấp thuộc bà X và đã được bà N chuyển giao cho người thứ ba ngay tình?...................................................................................................................9 Câu 2: Theo quy định (trong BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015), chủ sở hữu bất động sản được bảo vệ như thế nào khi tài sản của họ được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình?......................................................................9 Câu 3: Để bảo vệ bà X, theo Toà án nhân dân tối cao, Toà án phải xác định trách nhiệm của bà N như thế nào đối với bà X?............................................10 Câu 4: Hướng của Toà án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên đã được quy định trong BLDS chưa?...................................................................................10 Câu 5: Theo anh/chị, hướng giải quyết của Toà án nhân dân tối cao (trong câu hỏi trên) có thuyết phục không? Vì sao?.........................................................10 Vấn đề 3: Lấn chiếm tài sản liền kề.................................................................10 Tóm tắt Quyết định số 617/2011/DS-GDDT ngày 18/8/2011 của Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối cao...................................................................10 Tóm tắt Quyết định số 23/2006/DS-GĐT ngày 07/9/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao............................................................11 Câu 1: Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn sang đất (không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên?.......................................................................................12 Câu 2: BLDS có quy định nào điều chỉnh việc lấn chiếm đất, lòng đất và không gian thuộc quyền sử dụng của người khác không?..............................12 Câu 3: Ở nước ngoài, việc lấn chiếm như trên được xử lý như thế nào? Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết...................................................12 Câu 4: Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao theo hướng buộc gia đình ông Hòa tháo dỡ tài sản thuộc phần lấn sang không gian, mặt đất và lòng đất của gia đình ông Trụ, bà Nguyên?.......13 Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao...............................................................................................13 Câu 6: Đã có quyết định nào của Hội đồng thẩm phán theo hướng giải quyết như Quyết định số 23 liên quan đến đất bị lấn chiếm và xây dựng nhà không? Nêu rõ Quyết định mà anh/chị biết.................................................................13 Câu 7: Anh/chị có suy nghĩ gì về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán trong Quyết định số 23 được bình luận ở đây?.......................................14 3 /15

Câu 8: Đối với phần chiếm không gian 10,71 m2 và căn nhà phụ có diện tích 18,57 m2 trên đất lấn chiếm, Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm có buộc tháo dỡ không?................................................................................................14 Câu 9: Theo anh/chị thì nên xử lý phần lấn chiếm không gian 10,71 m2 và căn nhà phụ trên như thế nào?...............................................................................14 Câu 10: Suy nghĩ của anh/chị về xử lý việc lấn chiếm quyền sử dụng đất và không gian ở Việt Nam hiện nay.....................................................................14 Câu 11: Hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định số 23 có còn phù hợp với BLDS 2015 không ? Vì sao ?.............................................................14

4 /15

Vấn đề 1: Đòi động sản từ người thứ ba Tóm tắt Quyết định số 123/2006/DS-GĐT ngày 30/5/2006 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao. Ông Triệu Tiến Tài (nguyên đơn) có trâu cái màu đen 4 năm 9 tháng tuổi mới sấn mũi lần đầu và con nghé đực khoảng 3 tháng tuổi chăn thả ở bãi đất trống và bị anh Hà Văn Thơ (bị đơn) chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Do đó, ông Triệu Tiến Tài yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, buộc anh Hà Văn Thơ phải trả lại trị giá hai mẹ con con trâu cho gia đình ông. Quyết định của Tòa án công nhận quyền sở hữu con trâu cho ông Tài và công nhận ông Thơ chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, bàn giao lại hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai xét xử phúc thẩm lại. Câu 1: Trâu là động sản hay bất động sản? Vì sao? Căn cứ theo Điều 107 BLDS 2015 quy định về động sản và bất động sản như sau: “1. Bất động sản bao gồm: a) Đất đai; b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật. 2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.” Vì trâu không thuộc những điều được quy định trong khoản 1 Điều 107 BLDS 2015 nên trâu được xem là động sản. Câu 2: Trâu có là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu không? Vì sao? Trâu không phải là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu vì căn cứ theo khoản 2 Điều 106 BLDS 2015 quy định về đăng ký quyền sở hữu tài sản như sau: “Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.” Câu 3: Đoạn nào của Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền sở hữu của ông Tài? Dựa vào đoạn: “Căn cứ vào lời khai của ông Triệu Tiến Tài (BL 06, 07, 08), lời khai của các nhân chứng là anh Phúc (BL 19), anh Chu (BL 20), anh Bảo (BL 22) và kết quả giám định con trâu đang tranh chấp (biên bản giám định ngày 17/8/2004, biên bản diễn giải biên bản kết quả giám định con trâu ngày 20/8/2004), (BL 40, 41, 41a, 42) thì có đủ cơ sở xác định con trâu cái màu đen 4 năm 9 tháng tuổi mới sấn mũi lần đầu và con nghé đực khoảng 3 tháng tuổi là thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông Triệu Tiến Tài. Ông Thơ là người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật.”

5 /15

Câu 4: Thế nào là chiếm hữu tài sản và ai đang chiếm hữu trâu trong hoàn cảnh có tranh chấp trên? Căn cứ theo Điều 179 BLDS 2015 quy định về khái niệm chiếm hữu như sau: “1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản; 2. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu. Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các Điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật này.” Vì vậy, ông Dòn là người đang chiếm hữu trâu trong hoàn cảnh có tranh chấp trên. Câu 5: Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn có căn cứ pháp luật không? Vì sao? Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn là không có căn cứ pháp luật Vì căn cứ theo Điều 183 BLDS 2005 quy định: “Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau đây: 1. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản; 2. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản; 3. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật; 4. Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định; 5. Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định; 6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.” Câu 6: Thế nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. Căn cứ theo Điều 180 BLDS 2015 về chiếm hữu ngay tình quy định: “Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”. Câu 7: Người như hoàn cảnh của ông Dòn có là người chiếm hữu ngay tình không? Vì sao? Ông Dòn là người chiếm hữu ngay tình vì việc chiếm hữu của ông Dòn phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể là tại khoản 3 Điều 183 BLDS 2005, do đó ông Dòn có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. Như vậy, ông Dòn là người chiếm hữu ngay tình (theo Điều 180 BLDS 2015). 6 /15

Câu 8: Thế nào là hợp đồng có đền bù và không có đền bù theo quy định về đòi tài sản trong BLDS? Theo Điều 257 BLDS 2005 về quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình quy định như sau: “Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; Trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.” Dựa theo đó: Hợp đồng có đền bù: là hợp đồng mà trong đó mỗi bên sau khi thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương ứng. Lợi ích tương ứng ở đây không đồng nghĩa với lợi ích ngang bằng vì các lợi ích các bên dành cho nhau không phải lúc nào cũng cùng một tính chất hay chủng loại. Trong trường hợp hợp đồng là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu (Ví dụ: hợp đồng thuê ca sĩ hát phòng trà, trong đó bên ca sĩ sẽ nhận được lợi ích vật chất ở đây là tiền thù lao, catxê… bên còn lại sẽ nhận được lợi ích về mặt tinh thần, đáp ứng được nhu cầu giải trí, thưởng thức âm nhạc). Hợp đồng không có đền bù: là những hợp đồng trong đó chỉ có một bên nhận được lợi ích mà không phải giao lại cho bên kia một lợi ích nào. Trong trường hợp là hợp đồng không có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình có được tài sản thông qua giao dịch với người không có quyền định đoạt tài sản (Ví dụ: hợp đồng cho tặng tài sản). Câu 9: Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù hay không có đền bù? Vì sao? Ông Dòn có được trâu thông qua giao dịch có đền bù. Vì con trâu mà ông Dòn có được là do giao dịch với ông Thi, cụ thể là ông Thi đổi cho ông Dòn lấy con trâu cái sổi. Từ đó ta có thể thấy, đây là giao dịch mà trong đó mỗi bên sau khi thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương ứng. Do vậy, đây là hợp đồng có đền bù. Câu 10: Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu ngoài ý chí của ông Tài không? Trâu có tranh chấp là bị chiếm hữu ngoài ý chí của ông Tài. Vì Toà án đã xác minh và khẳng định ông Thơ là người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật. Câu 11: Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài được đòi trâu từ ông Dòn không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời? Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn. 7 /15

Đoạn của Quyết định cho thấy câu trả lời là: “Toà án phúc thẩm nhận định con trâu mẹ và con nghé con là của ông Tài là đúng nhưng lại cho rằng con trâu cái đang do ông Nguyễn Văn Dòn quản lý nên ông Tài phải khởi kiện đòi ông Dòn và quyết định chỉ buộc ông Thơ phải trả lại trị giá con nghé là 900.000, bác yêu cầu của ông Tài đòi ông Thơ phải trả lại con trâu mẹ là không đúng pháp luật.” Câu 12: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao. Hướng giải quyết trên của Toà án dân sự Toà án nhân dân tối cao là hợp lý và đúng theo quy định của pháp luật vì đã đảm bảo được quyền lợi của chủ sở hữu là ông Tài và người chiếm hữu ngay tình là ông Dòn trong vụ tranh chấp trâu nêu trên. Câu 13: Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành có quy định nào bảo vệ ông Tài không? Theo Điều 256 BLDS 2005 quy định về quyền đòi lại tài sản như sau: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này. Trong trường hợp tài sản đang thuộc sự chiếm hữu của người chiếm hữu ngay tình thì áp dụng Điều 257 và Điều 258 của Bộ luật này.” Vì ông Dòn là người chiếm hữu ngay tình và trâu là động sản không đăng ký quyền sở hữu nên sẽ áp dụng Điều 257 BLDS 2005 quy định về Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình: “Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; Trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.” Theo Quyết định của Toà án thì là ông Tài là người chủ sở hữu, chiếm hữu hợp pháp đối với con trâu. Còn ông Dòn là người chiếm hữu ngay tình con trâu đó. Vì giao dịch của ông Dòn với ông Thi để có được con trâu là giao dịch có đền bù, cho nên theo Điều 257 nêu trên thì chủ sở hữu là ông Tài có quyền đòi lại động sản (con trâu) đó. Câu 14: Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo hướng ông Tài được quyền yêu cầu ai trả giá trị con trâu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời? Khi ông Tài không đòi được con trâu từ ông Dòn, Toà án đã theo hướng ông Tài được quyền yêu cầu ông Thơ trả lại giá trị con trâu. Đoạn của Quyết định cho câu trả lời là: “Trong quá trình giải quyết vụ án, toà án cấp sơ thẩm đã điều tra, xác minh thu thập đầy đủ các chứng cứ và xác định con trâu tranh chấp giữa ông Tài và ông Thơ và đã quyết định buộc ông Thơ là người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả lại giá trị con trâu và con nghé cho ông Tài là có căn cứ pháp luật.” 8 /15

Câu 15: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao. Hướng giải quyết trên của Toà án dân sự Toà án nhân dân tối cao là hợp lý vì Bản án đã giải quyết việc hoàn trả lại giá con trâu cho phù hợp với giá cả và đảm bảo quyền lợi của hai bên đương sự. Vấn đề 2: Đòi bất động sản từ người thứ ba. Tóm tắt Câu 1: Đoạn nào của Quyết định giám đốc thẩm cho thấy quyền sử dụng đất có tranh chấp thuộc bà X và đã được bà N chuyển giao cho người thứ ba ngay tình? Ở đoạn [5] phần nhận định của Tòa án, Quyết định giám đốc thẩm cho thấy quyền sử dụng đất có tranh chấp thuộc bà X và đã được bà N chuyển giao cho người thứ ba ngay tình: “Việc chuyển nhượng và tặng cho nêu trên đã hoàn thành trước khi có Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 410/2012/KN-DS ngày 24/9/2012 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Quyết định giám đốc thẩm số 55/2013/DS-GĐT ngày 30/01/2013 của Tòa án nhân dân tối cao hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm số 123/2009/DS-PT ngày 23/10/2009 nêu trên. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 138 và Điều 258 Bộ luật dân sự 2005 thì các giao dịch chuyển nhượng và tặng cho đất của ông M, bà Q, chị L, ông Đ, bà T là các giao dịch của người thứ ba ngay tình và được pháp luật bảo vệ.” Câu 2: Theo quy định (trong BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015), chủ sở hữu bất động sản được bảo vệ như thế nào khi tài sản của họ được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình? BLDS 2005 có quy định: “Điều 258. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.” BLDS 2015 có quy định: “Điều 168. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này.”

9 /15

Ở cả hai Bộ luật này, chủ sở hữu đều có quyền đòi lại bất động sản khi tài sản của họ được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình, tuy nhiên chủ sở hữu phải đăng kí quyền sở hữu bất động sản để có thể sử dụng quyền này. Câu 3: Để bảo vệ bà X, theo Toà án nhân dân tối cao, Toà án phải xác định trách nhiệm của bà N như thế nào đối với bà X? Theo đoạn [6] phần nhận định của Tòa án: “Tòa án cấp phúc thẩm không áp dụng các điều luật nêu trên để công nhận diện tích đất cho bà L, ông Đ, bà T mà buộc bà N trả cho nguyên đơn 914m2, đất trong đó có 744m2 ,bà L đứng tên và 170,9m2 đất ông Đ, bà T đứng tên là không đúng. Trong trường hợp này, Tòa án ...


Similar Free PDFs