ML-34 Ktlnhóm-1TIỂU-LUẬN-GIỮA-KÌ.docx PDF

Title ML-34 Ktlnhóm-1TIỂU-LUẬN-GIỮA-KÌ.docx
Course kinh tế lượng
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 55
File Size 1.3 MB
File Type PDF
Total Downloads 349
Total Views 608

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ IITẠI TP. HỒ CHÍ MINHTIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG:SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN KẾT QUẢHỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠITHƯƠNG CƠ SỞ IITP. Hồ Chí Minh, 10/K56E – Mã lớp 34, Nhóm 1 (Scholarship Hunters) Huỳnh Như Lộc Danh sách thành viên nhóm Lê...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG:

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II

TP. Hồ Chí Minh, 10/2018

K56E – Mã lớp 34, Nhóm 1 (Scholarship Hunters) Danh sách thành viên nhóm 1. Huỳnh Như Lộc

1701015430

2. Lê Huỳnh Lộc

1701015431

3. Ngô Bá Lộc

1701015432

4. Trần Tấn Lộc

1701015435

5. Lạc Mai Khánh Ly

1701015446

6. Nguyễn Khánh Ly

1701015447

7. Nguyễn Văn Mãnh

1701015464

8. Phạm Kiều My

1701015484

9. Võ Hồng Ngọc

1701015547

10. Nguyễn Thành Phát

1701015638

1

MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT

4

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

5

PHẦN MỞ ĐẦU

6

1. Tính cấp thiết của đề tài

6

2. Mục đích nghiên cứu

7

3. Đối tượng nghiên cứu

7

4. Phạm vi nghiên cứu

7

5. Nội dung nghiên cứu

7

6. Phương pháp nghiên cứu

7

6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

7

6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

8

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu

8

7.1. Các nghiên cứu nước ngoài

8

7.2. Nghiên cứu trong nước

9

8. Kết cấu của đề tài

10

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MẠNG XÃ HỘI

11

1.1.

11

Tổng quan về mạng xã hội

1.1.1.

Khái niệm về mạng xã hội

11

1.1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển

11

1.1.3.

Mục tiêu của mạng xã hội

12

1.1.4.

Đặc trưng của mạng xã hội

12

1.1.5.

Vai trò và lợi ích của Mạng xã hội

12

1.1.6.

Một số mạng xã hội phổ biến

12

1.2. 1.2.1.

Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của mạng xã hội đến sinh viên Thuyết nhu cầu của Maslow

13 13

2

1.2.2.

Tâm lý đám đông của Gustave Le Bon

15

1.2.3.

Các hiện tượng tâm lý xã hội

16

1.3.

Giả thuyết về các hệ số điều tra

17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II

20

2.1.

Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội hiện nay

20

2.2.

Thống kê và mô tả số liệu

22

2.2.1.

Thông tin chung về khảo sát

22

2.2.2.

Nội dung khảo sát

22

2.2.3.

Hướng khai thác và thu thập thông tin

23

2.2.4.

Kết quả của khảo sát và mô tả khảo sát

23

Đánh giá tác động của mạng xã hội đến sinh viên

32

2.3. 2.3.1.

Các yếu tố tác động tới mức độ ảnh hưởng của mạng xã hội

2.3.2.

Mô hình nghiên cứu tác động của Facebook đến sinh viên Đại học Ngoại

thương Cơ sở II

32

33

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP GIÚP

42

SINH VIÊN SỬ DỤNG MXH HIỆU QUẢ

42

3.1.

Kết luận

42

3.2.

Đề xuất

44

3.3.

Ưu điểm, hạn chế của nghiên cứu và hướng mở rộng

47

3.3.1.

Ưu điểm của nghiên cứu

47

3.3.2.

Hạn chế của nghiên cứu

47

3.3.3.

Hướng mở rộng

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

50

PHỤ LỤC

51

3

DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt

Viết đầy đủ

GPA (Grade Point Average)

Điểm trung bình

MXH

Mạng xã hội

NCKH

Nghiên cứu khoa học

OSN (Online social networking)

Các trang mạng xã hội

PBC

Kiểm soát hành vi nhận thức

TPB

Mô hình lý thuyết hành vi kế hoạch

4

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Danh mục hình vẽ Hình 2.1: Thống kê số người dung Internet tại Việt Nam 2018 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất Hình 2.3: Kết quả ước lượng tham số mô hình gốc Hình 2.4: Kết quả ước lượng tham số lần 2 Hình 2.5: Kết quả ước lượng tham số lần 3 Hình 2.6: Mô hình hồi quy từng khúc với biến FRIENDX Danh mục bảng biểu Bảng 2.1: Thống kê thời gian chơi game trên Facebook của sinh viên Bảng 2.2: Thống kê số lần truy cập mạng xã hội trong giờ học của sinh viên Bảng 2.3: Thống kê về khả năng quản lí thời gian của sinh viên Bảng 2.4: Ma trận hệ số tương quan Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các chuyên ngành của sinh viên Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các chuyên ngành của sinh viên Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ điểm GPA của sinh viên Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện số lượng bạn bè trên Facebook của sinh viên Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện số group học tập và giải trí của sinh viên trên Facebook Biểu đồ 2.6: Biểu đồ thể hiện thời gian xem video trên Youtube của sinh viên Biểu đồ 2.7: Biểu đồ thể hiện khả năng dễ dàng truy cập Internet của sinh viên

5

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển ngày càng mạnh mẽ, khoảng cách giữa con người giờ đôi khi chỉ cần một cái click chuột, một nút bấm. Công nghệ làm con người dễ dàng kết nối hơn, đồng thời nhiều thông tin cũng được dễ dàng tìm kiếm, giúp nâng cao dân trí cũng như nắm bắt được những vấn đề xã hội nhanh hơn bao giờ hết. Mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng, đã và đang trở thành một kênh thông tin thiết yếu của sinh viên, khi họ có thể trao đổi, làm việc nhóm, cập nhật tin tức bản thân và bạn bè, người thân một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, đây còn là nơi để mỗi cá nhân tìm kiếm sự đồng cảm cùng người khác, gắn kết họ lại với nhau. Chính vì những lẽ đó, mạng xã hội luôn là sự lựa chọn hàng đầu, và không khó hiểu khi hầu như tất cả sinh viên đều dùng mạng xã hội. Trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II tại TP.HCM - một trong những ngôi trường đại học năng động bật nhất của cả nước, cũng không phải là ngoại lệ trong việc sử dụng Facebook của sinh viên. Những câu lạc bộ đội nhóm với fanpage lớn cập nhật tình hình và kiến thức quan trọng, những nhóm họp làm bài tập các môn, các trang thông tin sinh viên bổ ích hay thậm chí cả những trang tin tức, giải trí, ... cũng được sinh viên dành sự quan tâm vô cùng lớn. Hơn hết, nó thể hiện tinh thần của sự năng động, luôn muốn tìm hiểu và chia sẻ bản thân với thế giới xung quanh. Thực tế cho thấy rằng, mạng xã hội đã có những tác động tích cực và cả tiêu cực đến công việc, tâm tư tình cảm, suy nghĩ và đặc biệt đến kết quả học tập của sinh viên. Từ việc tìm đến Facebook như một công cụ để học tập, giải trí, sinh viên dần bị sa vào những thông tin tràn lan, không chính thống, dành hầu hết khoảng thời gian của mình để lướt Facebook nhằm mục đích giải trí, lâu dần thành thói quen và nghiện việc dùng mạng xã hội. Việc học tập từ việc được hỗ trợ, nay lại bị xao nhãng và xem nhẹ. Xuất phát từ những vấn đề trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học”. Từ đó, đề xuất những biện pháp cho các cơ quan quản lý cũng như sinh viên có định hướng chung trong việc kiểm soát và sử dụng mạng xã hội trong học tập hiệu quả hơn. 6

2. Mục đích nghiên cứu Xác định các yếu tố ảnh hưởng của mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II. Phân tích và đánh giá được tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội – Facebook đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II. Đưa ra giải pháp và đề xuất một số biện pháp đến sinh viên và các bộ phận quản lý và cá nhân để việc sử dụng Facebook đem lại hiệu quả cao trong học tâp. 3. Đối tượng nghiên cứu - Mạng xã hội Facebook và các tác động của Facebook đến sinh viên Đại học Ngoại thương Cơ sở II. - Một số biện pháp giúp sinh viên sử dụng Facebook hiệu quả và ứng dụng điểm tích cực vào quá trình học tập và công việc. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu sinh viên trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, bao gồm 101 mẫu khảo sát sinh viên các khóa. - Về thời gian: tháng 10 năm 2018. 5. Nội dung nghiên cứu - Những tác động của mạng xã hội Facebook đến sinh viên trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II về các khía cạnh: học tập, tính cách, kỹ năng quản lí thời gian, mức độ sử dụng mạng xã hội trong giờ học, … - Điểm tích cực và tiêu cực khi sử dụng mạng xã hội Facebook; - Biện pháp ứng dụng theo hướng tích cực và một số đề xuất để hạn chế mặt tiêu cực của mạng xã hội Facebook. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

7

- Thu thập tài liệu và thông tin tại các Website có độ tin cậy cao; sách, báo và các đề tài nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài đang thực hiện... - Tiến hành quan sát, phỏng vấn sinh viên Đại học Ngoại thương Cơ sở II thông qua việc lọc một số câu hỏi từ bảng khảo sát. 6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng - Thiết kế bảng khảo sát để điều tra mức độ tác động của mạng xã hội tác động đến sinh viên Đại học Ngoại thương Cơ sở II; - Từ kết quả thu thập được, tiến hành phân tích và xử lý bằng phần mềm Eviews 10; - Tiến hành kiểm định và xây dựng mô hình hồi quy phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Facebook của sinh viên Đại học Ngoại thương; Trong đó, phương pháp nghiên cứu định lượng là chủ yếu, phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp bổ trợ. 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7.1. Các nghiên cứu nước ngoài Nghiên cứu “An exploration of social networking site use, multiasking, and academic performance among United States and European university students - Aryn C. Karpinski, Paul A. Kirschner, Ipek Ozer, Jennifer A. Mellott, Pius Ochwo (2012)” chủ yếu tập trung vào khía cạnh social media multitasking, đó chính là việc sử dụng cùng lúc mạng xã hội với một công việc khác. Nghiên cứu điều tra ảnh hưởng của multitasking đến mối quan hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội và điểm trung bình học tập của 451 sinh viên ở Hoa Kì và 406 sinh viên ở Châu Âu bằng phương pháp kết hợp định tính và định lượng. Kết quả cho thấy việc sử dụng cùng lúc mạng xã hội với công việc khác đem lại tác động tiêu cực đến kết quả học tập của sinh viên. Ngoài ra, nghiên cứu còn đánh giá các biến nhân khẩu học của sinh viên như giới tính, chủng tộc, tuổi, … Tuy nhiên, kết quả cho thấy sự không tương đồng về giới tính không đồng nghĩa với việc có ý định sử dụng mạng xã hội hay không, chủ yếu là do sở thích, công việc, các mối quan hệ là tác động trực tiếp đến việc quyết định. Theo The effects of social media usage on attention, motivation and academic performance - Bianca A Barton vào năm 2018, quản lí thời gian cá nhân tốt sẽ giúp 8

cho sinh viên hoạt động và sử dụng hiệu quả mạng xã hội với mục đích học tập lẫn giải trí. Hơn 78% sinh viên được phỏng vấn, khái niệm quản lí thời gian dường như là quá quen thuộc, vì khả năng tận dụng thời gian lúc rảnh rỗi để thực hiện việc sử dụng mạng xã hội là rất tốt và phù hợp mặc dù công việc hoặc học tập chiếm đa số thời gian của họ. Nhân tố này dường như ảnh hưởng khá nhiều đến sinh viên, thậm chí sinh viên có khả năng quản lí thời gian hợp lí thì lại sử dụng mạng xã hội rất nhiều. Chắc hẳn, sinh viên đã thiết lập được môi trường làm việc, học tập nhóm trên mạng xã hội nhằm tích góp kiến thức và trao đổi một cách dễ dàng hơn. Theo Facebook and academic performance của Paul A. Kirschner, Aryn C. Karpinski nghiên cứu năm 2010, 51% sinh viên năm 1, 37% sinh viên năm 2, 7% sinh viên năm 3, 5% sinh viên năm 4 đã và đang sử dụng mạng xã hội với tần suất 1 đến 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Đối với sinh viên năm nhất, chủ yếu sử dụng mạng xã hội để học tập và hoàn toàn trái ngược với sinh viên năm 4, sinh viên năm 4 sử dụng mạng xã hội để kiếm việc làm. Một câu chuyện khá ngược nhưng phản ánh đúng tình trạng của các cấp độ sinh viên vào các giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, với nghiên cứu này cũng chưa chắc chắn rằng trình độ của sinh viên sẽ dẫn đến sự thay đổi nào đó liên quan đến kết quả học tập vì chưa có nghiên cứu nào thể hiện được suy nghĩ này. 7.2. Nghiên cứu trong nước Thực tế, chưa có nghiên cứu nào của Việt Nam nghiên cứu chi tiết ảnh hưởng của mạng xã hội đến mạng xã hội của sinh viên. Đa số các nghiên cứu chủ yếu là báo cáo và đánh giá thực trạng học sinh, sinh viên sử dụng mạng xã hội hiện nay, sử dụng các phương pháp thống kê mô tả số liệu để đưa ra nhận xét về xu hướng sử dụng mạng xã hội. Tuy nhiên có một nghiên cứu của sinh viên Nguyễn Thị Tuyết Nhung trường Đại học Ngoại Thương đã đánh giá về ảnh hưởng của Facebook lên sinh viên Đại học Ngoại Thương cơ sở II. Theo nghiên cứu “tác động của mạng xã hội Facebook đến sinh viên trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II” (2014), có 92% sinh viên kết bạn với những người quen biết trong đời sống hằng ngày. Khi được phỏng vấn nhóm sinh viên Năm 3 về nhóm đối tượng quen biết trong đời sống hằng ngày mà họ kết bạn, thì đó có thể là: những người bạn cùng phòng, những người bạn cùng tham gia hoạt động ngoài trường, bạn cùng làm thêm, một số người chỉ gặp mặt nhưng không kịp xin số điện thoại nên tìm 9

và kết bạn trên Facebook... Điều này cho thấy Facebook có khả năng kết nối mọi người rất hiệu quả. Một điểm đáng lưu ý là có đến 68% sinh viên khảo sát cho biết họ đã kết bạn với những người quen biết qua mạng. Internet nói chung và mạng xã hội Facebook nói riêng đã thu hẹp khoảng cách về không gian, sinh viên có thể mở rộng mối quan của mình một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, lợi bất cập hại, việc kết bạn với những người qua thế giới ảo luôn tiềm ẩn một mối nguy hiểm không lường trước. Mặt khác, 8.8% sinh viên kết bạn với những người không quen biết do Facebook đề xuất kết bạn (thuộc nhóm Khác). Đề xuất này thường dựa trên một số điểm chung, đó có thể là: bạn của bạn bè (Bạn bè chung), quê quán, nơi làm việc, sở thích.... Qua đó có thể thấy rằng: Facebook đã giúp người dùng là sinh viên có thể nhanh chóng kết nối với nhau nhờ công cụ hỗ trợ tìm kiếm rất đắc lực. Tổng quát, nhóm tác giả đã đưa ra được một mô hình hồi quy tổng quát về ảnh hưởng của mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên thông qua đánh giá các biến thời gian sử dụng Facebook, số lượng bạn bè, số lượng nhóm tham gia, mức độ tham gia các hoạt động trên Facebook và mức độ dễ dàng truy cập Internet. Nhìn chung, nghiên cứu đã đề cập đến tất cả các yếu tố mà Facebook tác động đến sinh viên. Tuy nhiên, nhóm tác giả đã bỏ qua rất nhiều yếu tố từ sinh viên có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa mạng xã hội và kết quả học tập, đó chính là các yếu tố về nhân khẩu, kỹ năng, … thứ có thể chiếm phần lớn trong việc giải thích các yếu tố gây tác động đến kết quả học tập. 8. Kết cấu của đề tài Không kể phần mục lục, danh mục hình vẽ - bảng biểu, tóm tắt, phần phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chương sau đây: Chương 1: Tổng quan về mạng xã hội Facebook và sinh viên Đại học Ngoại thương Cơ sở II Chương 2: Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên Đại học Ngoại thương Cơ sở II

10

Chương 3: Một số giải pháp nhằm giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội Facebook hiệu quả.

11

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MẠNG XÃ HỘI 1.1.

Tổng quan về mạng xã hội

1.1.1.

Khái niệm về mạng xã hội

“Mạng xã hội” là cụm từ được sử dụng thường xuyên và trở nên quen thuộc với hầu hết những người sử dụng Internet tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều cuộc tranh cãi về định nghĩa cụ thể của mạng xã hội cũng như những tính năng và tác động mà nó mang lại. Về cơ bản, ta có thể hiểu mạng xã hội giống như một trang web mở với nhiều ứng dụng khác nhau giúp kết nối những người dùng lại với nhau. Mạng xã hội khác với trang web thông thường ở cách truyền tải thông tin và tích hợp ứng dụng. Không những vậy còn tạo ra các ứng dụng mở, các công cụ tương tác để mọi người tự tương tác và tạo ra dòng tin rồi cùng lan truyền dòng tin đó. 1.1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển

Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của trang Classmate với mục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích. Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu thành viên ghi danh. Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh này cũng là con dao hai lưỡi: Server của Friendster thường bị quá tải mỗi ngày, gây bất bình cho rất nhiều thành viên. Năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh (embedded video) và nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày, các thành viên cũ của Friendster cũng lần lượt chuyển qua MySpace và trong vòng một năm, MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cả Google và được tập đoàn News Corporation mua lại với giá 580 triệu USD. Năm 2006, sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống mạng xã hội trực tuyến với nền tảng lập trình “Facebook Platform” cho phép thành viên tạo ra những công cụ (apps) mới cho cá nhân mình cũng như các thành viên khác dùng.

12

Facebook Platform nhanh chóng gặt hái được thành công vượt bậc, mang lại hàng trăm tính năng nổi bật cho Facebook. 1.1.3. -

Mục tiêu của mạng xã hội

Tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý và thời gian.

-

Xây dựng lên một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ những yêu cầu công cộng chung và những giá trị của cộng đồng.

-

Nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội.

1.1.4.

Đặc trưng của mạng xã hội

Mạng xã hội ảo có hai đặc trưng cơ bản: - Có sự tham gia trực tiếp của nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức. - Là một website mở, nội dung của website được xây dựng hoàn toàn bởi các thành viên tham gia. 1.1.5.

Vai trò và lợi ích của Mạng xã hội

Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ tên trường hoặc tên thành phố), dựa trện thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán… Ngoài ra, bởi khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, mạng xã hội còn là phương tiện để các doanh nghiệp thực hiện chiến lược quảng cáo, marketing nhằm tăng độ nhận biết cho thương hiệu và sản phẩm của mình. 1.1.6.

Một số mạng xã hội phổ biến

1. Mạng xã hội: Facebook, Zing me, Go.vn 2. Chia sẻ video: youtube, clip.vn, Viadeo 3. Chia sẻ hình ảnh: Flickr, Picasa 13

4. Blog: Opera, Blog +, Blogspot, wordpress, 5. Kiến thức: wiki 6. Công việc: linkedin 7. Cửa hàng: vatgia, chodientu.vn 8. Trò chơi: Zing, VTC, trochoiviet.com 9. Chia sẻ âm nhạc: nhac.vui.vn, Độ, yeucahat, Nhacso 10. Trò chuyện xã hội: Zing chat, Yola.vn, 11. Bản đồ: diadiem.com, thodia.vn 12. Những loại hình khác 1.2. 1.2.1.

Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của mạng xã hội đến sinh viên Thuyết nhu cầu của Maslow

Abraham Maslow (1908 – 1970) là nhà tâm lý học, được xem như một trong những người tiên phong trong trường...


Similar Free PDFs