Môi trường vĩ mô của Shopee PDF

Title Môi trường vĩ mô của Shopee
Author Trung Minh
Course foreign business
Institution Trường Đại học Tài chính - Marketing
Pages 8
File Size 236.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 65
Total Views 624

Summary

Download Môi trường vĩ mô của Shopee PDF


Description

2.1. Môi trường Marketing Quốc tế của Shopee: 2.1.1. Môi trường vĩ mô: Yếu tố Văn hóa, Xã hội: -

Dịch bệnh:

Dịch bệnh Covid-19 đã tạo ra những tác động vô cùng lớn đối với ngành thương mại điện tử. Lần đầu tiên hàng chục ngàn doanh nghiệp chuyển sang hình thức bán hàng trực tuyến. Hàng triệu giao dịch thường diễn ra tại các cửa hàng nay đã chuyển sang hình thức giao dịch trực tuyến. Ngành thương mại điện tử đã đi từ vị trí “được quan tâm” tới vị trí “ưu tiên hàng đầu” đối với hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ. Vì thế, Shopee cũng nhận được thêm rất nhiều sự quan tâm ủng hộ từ phía người tiêu dùng. Một vài danh mục bán lẻ đã chuyển từ hình thức bán hàng trực tuyến từ 10-20% sang 100% bán trực tuyến.   

Tất cả các ngành hàng bán lẻ của các quốc gia vẫn được vận hành hiệu quả nhờ vào “sức” mua hàng trực tuyến của khách hàng. Một vài lĩnh vực thương mại điện tử đã gặp nhiều khó khăn – đặc biệt là trong các lĩnh vực như thời trang, du lịch hay tổ chức sự kiện. Đối với nhiều nhà bán lẻ, các kênh thương mại điện tử đã giúp họ phát triển nhanh chóng hơn. Từ những cửa hàng thủ công, hay các hộ kinh doanh cho tới cả những ông trùm như Tesco – công ty đã đạt mức tăng hơn 90% doanh thu thương mại điện tử vào tháng 5/2020 so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, với ảnh hưởng tồi tệ của đại dịch thì việc giao hàng hóa của Shopee cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, việc lấy/giao hàng của một số đơn vị vận chuyển tại các khu vực bị giãn cách/cách ly có thể chậm hơn dự kiến hoặc tệ hơn là có thể bị hủy đơn hàng vì các quy định về giãn cách của nhà nước. Hiện tại thì Shopee vẫn chưa có phương án hỗ trợ dời thời gian giao hàng hoặc bảo lưu đơn hàng. Nếu đơn hàng bị hủy do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì khác hàng buộc phải đặt lại đơn hàng mới ở thời điểm phù hợp hơn. Về phần Shopee thì họ vẫn luôn cố gắng để đơn hàng được giao đến bạn sớm nhất trong thời điểm này. Bên cạnh đó, Shopee đang lựa chọn phương án phù hợp nhất cho các chương trình ưu đãi sắp tới và sb cập nhật tới khách hàng ngay khi có thông tin cụ thể trên ứng dụng Shopee. Ngoài ra, các chương trình Khuyến mãi hdng ngày, tích lũy Shopee Xu, xem Shopee Live, đăng bài trên Shopee Feed… vẫn sb diễn ra bình thường. -

Bảo mật thông tin:

Trong số những người dùng internet, mối quan tâm lớn nhất đi kèm với yếu tố riêng tư. Quyền riêng tư được mô tả như một quyền đạo đức mỗi cá nhân, được hưởng từ sự xâm nhập vào các vấn đề cá nhân của họ. Người dùng internet có danh tính trực tuyến thông qua đó họ thực hiện giao dịch tài chính và cá nhân. Người tiêu dùng rất quan tâm đến việc bảo vệ danh tính trực tuyến này. Thương mại điện tử hiệu quả đòi hỏi một tổ chức để bảo vệ thông tin liên lạc, hồ sơ người tiêu dùng và thông tin hành vi tiêu dùng, v.v. Các tổ chức không nên chia sẻ hoặc sử dụng thông tin cá nhân mà không có sự đồng ý trước của người tiêu dùng.

Chính vì thế mà Shopee cũng đã thực hiện rất nhiều chính sách bảo mật thông tin cho khách hàng. Shopee thực hiện các biện pháp bảo mật khác nhau và luôn nỗ lực để đảm bảo sự an toàn của dữ liệu cá nhân của khách hàng trên các hệ thống của Shopee. Dữ liệu cá nhân của người dùng được lưu trữ đdng sau các mạng bảo mật và chỉ có thể được truy cập bởi một số nhân viên có quyền truy cập đặc biệt đến các hệ thống của Shopee. Yếu tố Dân Số: Với thế mạnh là dân số trẻ cũng như lượng người dùng smartphone chiếm tỷ trọng lớn, lượng người giao dịch thương mại điện tử trên smartphone nhiều, thị trường TMĐT tại Việt Nam hiện tăng trưởng khá nhanh với 35,4 triệu người dùng và tạo ra doanh thu hơn 2,7 tỷ đô la trong năm 2019. Báo cáo Thương mại điện tử các nước Đông Nam Á năm 2019 của Google, Temasek và Brain&Company dự đoán, tốc độ tăng trưởng trung bình cho cả giai đoạn 2015-2025 của thương mại điện tử Việt Nam là 29%. Dự báo đến năm 2025, quy mô thương mại điện tử của Việt Nam sb vươn tới ngưỡng 43 tỷ USD và đứng thứ 3 trong khối ASEAN. Đây là một cơ hội rất tốt để những doanh nghiệp thương mại điện tử như Shopee tiếp tục đẩy mạnh các chiến lược marketing để có thể thu hút thêm khách hàng chẳng hạn như chiến dịch khuyến mãi, miễn phí vận chuyển, flash sale và phiếu giảm giá cho cả người mua và người bán. Yếu tố Công Nghệ: -

Sự phát triển đáng chú ý của công nghệ:

Sự phổ biến của Internet, điện thoại thông minh cùng thế hệ người tiêu dùng am hiểu công nghệ, với thói quen mua sắm trên mạng hơn là đến các cửa hàng vật lý sb vừa là động lực, vừa là thách thức cho TMĐT Việt. Do đó, nếu như trước đây, các sàn TMĐT tập trung dồn lực cho việc “đốt tiền” giành thị phần thông qua khuyến mãi, quảng cáo thương hiệu… thì những năm tới công nghệ trở thành yếu tố dẫn dắt cuộc đua này. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn cũng đưa ra nhiều giải pháp nhdm khai thác nguồn dữ liệu lớn và ứng dụng các sáng kiến công nghệ hiện đại vào quy trình, giúp các đối tác thương hiệu, nhà bán hàng có thể kinh doanh thành công và hiệu quả, kể cả trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Ngoài ra, Công nghệ phát triển cũng dẫn đến việc xuất hiện một số hình thức thanh toán hiện đại. Việc thanh toán trực tuyến qua các cổng thanh toán và thẻ ngân hàng đã rất quen thuộc và ngày càng phổ biến. Xu hướng này trong năm 2021 không hề hạ nhiệt mà còn phát triển với hình thức thanh toán qua các ví điện tử. Hiện nay ở Việt Nam, các ví điện tử nổi bật có thể kể đến như Momo, ShopeePay, ZaloPay… Sự tăng trưởng của thương mại điện tử đã thúc đẩy sự phát triển của các phương thức thanh toán kỹ thuật số. Tổng số đơn đặt hàng trên Shopee thanh toán qua ví điện tử AirPay trên toàn khu vực đã tăng trưởng gấp bốn lần. Trong đó, nhóm tăng trưởng mạnh nhất ở hầu hết các thị trường là những người dùng trên 50 tuổi. Đại diện của Shopee nhận định rdng đây là minh chứng cho tính dễ tiếp cận của ví Airpay đối với độ tuổi thường được xem là khó thích ứng với thanh toán kỹ thuật số. Bên cạnh đó, ngay

từ những tháng đầu năm, Shopee đã triển khai sự kiện "4.4 Siêu hội mua sắm" với nhiều kế hoạch và công nghệ, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, đồng thời hỗ trợ tối đa cho các thương hiệu và nhà bán hàng. Với '4.4 Siêu hội mua sắm', Shopee mong muốn mang đến loạt ưu đãi tiết kiệm hơn cho người dùng bên cạnh những phương thức mới, để các thương hiệu và nhà bán hàng có thể tương tác hiệu quả với khách hàng. Điều đó cũng tương đồng với tầm nhìn của Shopee là phát triển thương mại điện tử cho mọi người. Yếu tố Kinh Tế: Thương mại điện tử (TMĐT) được đánh giá là ngành kinh tế không chỉ duy trì đà tăng trưởng mà còn bứt phá mạnh mb, đóng góp vào “kỳ tích” tăng trưởng dương của nền kinh tế Việt Nam; góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy dòng chảy hàng hóa và dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm cơ hội sản xuất và kinh doanh hiệu quả trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự lan tỏa của Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0. Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử (TMĐT) phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia. Việt Nam cũng là một trong hai nước (cùng Indonesia) có tăng trưởng mạnh về lượng truy cập website TMĐT trong khu vực. Với mức tăng trưởng cao và liên tục từ năm 2015 trở lại đây, dự báo năm 2020, quy mô thị trường TMĐT của Việt Nam có thể lên tới 13 tỷ USD. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi có đến 68 triệu người dùng internet trên tổng số 97 triệu người Việt Nam, là động cơ thúc đẩy mảng TMĐT phát triển mạnh mb. Cùng với xu thế phát triển công nghệ trên thế giới, TMĐT ở Việt Nam cũng đang từng bước hình thành và tăng trưởng mạnh mb. Báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain & Company cho thấy, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đứng thứ ba Đông Nam Á với quy mô 7 tỷ USD; xếp sau Indonesia (32 tỷ USD) và Thái Lan (9 tỷ USD). Tuy nhiên, theo dự đoán đến năm 2025, thương mại điện tử trong nước có thể đạt mức tăng trưởng cao nhất khu vực với 34%, chạm mốc 23 tỷ USD. Tính chung cả năm ngoái, thương mại điện tử tăng trưởng 15%, đạt quy mô khoảng 13 tỷ USD. Quan trọng hơn, với quá trình dịch chuyển số của các doanh nghiệp và sự thay đổi trong nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, các chuyên gia nhận định tốc độ này sb được duy trì, bền vững trong cả 5 năm tới. Với sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam thì Shopee đã trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Cụ thể, bản đồ thương mại điện tử quý III/2020 do iPrice Group công bố cho thấy Shopee tiếp tục củng cố vị trí dẫn đầu của mình trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam với mức tăng trưởng kỷ lục.Theo đó, lượng truy cập website trung bình mỗi tháng của Shopee đạt 62,7 triệu lượt, tăng 19% so với quý trước đó và 81% so với cùng kỳ 2019. Đây tiếp tục là một kỷ lục mới của Shopee, vượt qua mức cao nhất từ trước đến nay của sàn thương mại điện tử này vào quý trước đó và vượt qua đỉnh cao mà Lazada lập được hồi quý IV/2017. Trong đại dịch Covid-19, hoạt động thương mại điện tử và chuyển đổi số được triển khai mạnh mb từ các doanh nghiệp lớn như Shopee sb mang lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp lớn cho GDP. Các doanh nghiệp không chỉ tận dụng những thay đổi trong thói quan tiêu dùng của người dân và thị trường để tăng doanh thu-lợi

nhuận, sớm chiếm lĩnh thị phần thương mại điện tử, nhiều doanh nghiệp còn liên kết với nhau – thiết thực hỗ trợ quảng bá tiêu thụ hàng Việt toàn cầu, tạo nền móng hình thành hệ sinh thái thương mại điện tử Việt Nam. Để trở thành người dẫn đầu trên thị trường thương mại điên tử Việt Nam, Shopee đã thực hiện khá nhiều biện pháp Marketing. Cụ thể, báo cáo tài chính trong những năm đầu hoạt động tại Việt Nam cho thấy, Shopee dành đến 90% kinh phí marketing cho các chiến dịch khuyến mãi, miễn phí vận chuyển, flash sale và phiếu giảm giá cho cả người mua và người bán nhdm thu hút lượng đáng kể khách hàng đến từ các nền tảng khác nhau. Mô hình C2C tại thời điểm đó đã giúp Shopee xây nên một mạng lưới khổng lồ, kết nối người mua và người bán mà không có bất kỳ mối lo nào về hàng tồn kho. Trái lại, Shopee còn tạo được hiệu ứng "truyền miệng" khi sở hữu "chợ" sản phẩm đa dạng với dịch vụ hậu cần, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, thúc đẩy làn sóng mua sắm online tăng lên chóng mặt.Từ nền móng này, Shopee đã đưa các nhà cung cấp đầu ngành lên sàn thương mại điện tử khi kết hợp mô hình B2C, cạnh tranh trực tiếp với Lazada - "gã khổng lồ" thương mại điện tử vào thời điểm đó. Mặt khác, để có được định vị thương hiệu như hiện nay, không thể bỏ qua chiến lược "nội địa hóa" khi Shopee lựa chọn thuê nhân viên bản địa, những người am hiểu về văn hóa và phong tục địa phương, hợp tác với các ngân hàng, đối tác hậu cần ở mỗi nước để đảm bảo trải nghiệm mua sắm và giao hàng hiệu quả. Yếu tố Chính trị - Pháp luật: Theo thống kê của Tạp chí điện tử tài chính cho thấy, Việt Nam ndm trong số 78% các quốc gia trên thế giới có giao dịch điện tử và ndm trong số 38% quốc gia có chính sách bảo vệ người tiêu dùng; 45% quốc gia có chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân và trong số 75% quốc gia có Luật An ninh mạng. Thị trường thương mại điện tử cũng không tránh khỏi những gian lận, như cung cấp hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm bản quyền về hình ảnh, quyền sở hữu trí tuệ. Một hình ảnh về sản phẩm có thể được copy để đăng ở nhiều trang web khác nhau với chênh lệch giá khá nhiều. Ngoài ra, hệ thống chính sách và quản lý thuế của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao. Theo nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử. Pháp luật về thương mại điện tử có sự kết hợp các quy phạm truyền thống với quy phạm hiện đại. Pháp luật về thương mại điện tử có sự giao thoa của các quy phạm pháp luật ở nhiều ngành luật. Pháp luật về thương mại điện tử có độ trễ nhất định nhưng nhanh chóng lạc hậu. Pháp luật về thương mại điện tử có đối tượng điều chỉnh bao gồm vật thể và phi vật thể. Pháp luật về thương mại điện tử được thực thi chủ yếu trên môi trường mạng. Để thực hiện đúng các quy định, chính sách mà Chính phủ Việt Nam đề ra cho ngành thương mại điện tử, Shopee đã xây dựng rất nhiều chính sách để đáp ứng những quy định, chính sách đó bao gồm:   

Điều khoản dịch vụ Chính sách bảo mật Quy chế hoạt đô ‹ng

        

Quy định về đăng bán sản phẩm Chính sách cấm/hạn chế sản phẩm Chính sách vận chuyển Shopee Chính sách trả hàng và hoàn tiền Dịch vụ hiển thị (Đấu thầu từ khóa) Điều khoản Shopee Mall Dịch vụ giảm chi phí vận chuyển Quy trình giải quyết tranh chấp/xử lý khiếu nại Điều Khoản Dịch Vụ Shopee Quốc Tế

Điều này cho thấy Shopee rất tôn trọng, tuân theo luật pháp, chính sách không chỉ ở Việt Nam mà còn là ở tất cả thị trường mà Shopee đang có mặt. 2.1.2. Môi trường vi mô: Yếu tố Đối thủ cạnh tranh: Bản đồ thương mại điện tử quí I/2021 của iPrice chỉ ra rdng tại Việt Nam, Shoppe hiện đang là sàn thương mại điện tử có lượng truy cập web lớn nhất với khoảng 63.7 triệu lượt/tháng. Theo sau là Thegioididong (29.3 triệu lượt/tháng), Tiki (19 triệu lượt/tháng) và Lazada (17 triệu lượt/tháng).

Dẫu đang dẫn đầu thị trường, và thậm chí còn gia tăng cách biệt trong giai đoạn dịch bệnh (quí I/2021), nhưng rõ ràng nói chưa thể nói rdng Shopee đang một mình một ngựa trên thị trường đầy khốc liệt, nhất là khi các đối thủ xếp sau đang có những động thái quyết liệt để cạnh tranh. Cụ thể nhất phải kể đến nỗ lực sáp nhập của Tiki và Sendo trong hè 2020. Dẫu việc sáp nhập sau đó đã không thành công, nhưng cũng cho thấy việc các sàn nội địa đang không chịu thua trong cuộc đua giành thị phần với các sàn ngoại (Shopee và Lazada). iPrice cho biết Lazada và phần nào là Tiki đang hoạt động khá tích cực trên các phương tiện mạng xã hội. Trang Facebook chính thức của Lazada thường xuyên đưa các bài post về các minigame. Các bài viết hiện nhận được khá nhiều tương tác từ người dùng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân giúp Lazada bứt phá và vượt trội về mặt truyền thông trên mạng xã hội lớn nhất thế giới. Ngoài ra, dù lượt truy cập trên web của Lazada đang kém hơn so với Tiki, nhưng những chỉ số xếp hạng truy cập trên ứng dụng di động của Lazada lại đứng thứ hai, ở cả hai hệ điều hành. Tiki đứng thứ ba trong nhóm người dùng iOS và thứ tư trong nhóm người dùng Android. Yếu tố Nguồn cung ứng hàng hóa: Bán hàng trên trang thương mại điện tử Shopee đang là xu hướng kinh doanh phổ biến được không chỉ các shop bán lẻ mà cả các công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam lựa chọn để nâng cao số lượng đơn hàng, doanh thu bán hàng của mình. Hiện Shopee đang là một kênh thương mại điện tử lớn và uy tín, với vai trò kênh trung gian kết nối giữa người mua và người bán giúp hoạt động mua bán online trở nên an toàn, đơn giản và tiện lợi hơn. Vậy, nguồn hàng được cung ứng để bán hàng trên Shopee sb đến từ: - Tự các chợ bán sỉ lớn trong nước - Tự các xưởng trong nước - Từ các chợ nước ngoài - Từ các trang web nước ngoài Yếu tố Khách hàng: Khách hàng của Shopee được chia thành các nhóm sau: -

Những khách hàng trung thành

Những khách hàng này thường chiếm hơn 20% tổng số khách hàng hiện tại của doanh nghiệp nhưng họ đóng góp đến hơn 50% doanh thu Việc lắng nghe và làm theo những ý kiến đóng góp của khách trung thành là một cách đánh giá cao và cảm ơn họ hữu hiệu nhất. Đồng thời, nếu họ càng hài lòng thì càng có khuynh hướng giới

thiệu Shopee với nhiều khách hàng tiềm năng khác. Nói cách khác, nhóm khách hàng trung thành sb là những tác nhân làm quảng cáo truyền miệng hiệu quả nhất cho Shopee. Và Shopee cần xây dựng thêm nhiều chươngtrinhf để tri ân khách hàng trung thành. -

Những khách hàng chỉ mua hàng khi có giảm giá

Nhóm khách hàng này mua hàng khá thường xuyên nhưng họ chỉ mua dựa trên mức độ giảm giá. Họ sb là những đối tượng khách hàng giúp Shopee giải phóng hàng tồn kho nhanh nhất. Tuy nhiên, cũng chính nhóm khách hàng này có thể gây ra tổn thất cho Shopee vì họ có thể sb ngừng mua hàng khi không còn các chuong trình giảm giá hoặc các chương trình khuyến mãi không đủ hấp dẫn đối vớ họ. -

Những khách hàng chỉ mua hàng khi có nhu cầu

Nhóm khách hàng này thường có ý định rõ ràng về việc mua một sản phẩm cụ thể. Để khiến nhóm khách hàng này cảm thấy thỏa mãn không phải là một điều dễ dàng. Nhưng nếu làm được, Shopee sb có thể biến họ thành những khách hàng trung thành. Nên nhớ rdng những khách hàng mua hàng dựa trên nhu cầu cụ thể rất có khả năng chuyển sang một đối thủ cạnh tranh khi thấy mặt hàng mà họ đang cần mua nhận được nhiều ưu đãi hơn từ phía đối thủ, nên đây là một nhóm khách hàng có độ nhạy cảm với sản phẩm khá cao. -

Những khách hàng “đi dạo”

Nhóm khách hàng này không có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể nào trong đầu khi vào ứng dụng. Đây lại là nhóm khách hàng chiếm số đông nhất mặc dù họ đóng góp ít nhất vào doanh thu bởi vif họ chỉ thực hiện hành vi mua hàng khi sản phẩm đó đủ thu hút đối với họ. Đối với nhóm khách hàng này dù không tạo ra doanh thu tức thời cho doanh nghiệp, nhưng nhóm khách hàng này lại có một tiếng nói thật sự trong cộng đồng của họ. Vì vậy, Shopee không thể không quan tâm đến những khách hàng đang “đi dạo” -

Những khách hàng mua hàng một cách ngẫu nhiên

Những khách hàng này không có một nhu cầu cụ thể nào. Họ chỉ vào và chọn một sản phẩm họ thấy ưng ý và tốt cho mình hoặc chỉ đơn giản là mua hàng khi vô tình thấy quảng cáo của sản phẩm trên các nền tảng ứng dụng khác như Facebook, Youtube… khiến họ hình thành nên ý định mua. Giúp đỡ nhóm khách hàng này xác định hoặc hình thành nhu cầu của mình và có những phản hồi tích cực đối với các đề xuất của Shopee là một công việc cần thực hiện. 2.2. Phân tích chiến lược STP của Shopee: Phân khúc thị trường – S: Lựa chọn thị trường mục tiêu – T:

Shopee là một ứng dụng được thành lập tại quốc gia thuộc Đông Nam Á, hơn thế nữa hãng cũng hoạt động mạnh mb tại nơi đây nên khách hàng mục tiêu của hãng là các thị trường như: Singapore, Myanmar, Thailand, Indonesia, Malaysia, Vietnam, Philippines. Đây cũng là một thị trường mà khách hàng có nhu cầu cao về mua sắm Online, ngành TMĐT cũng được cho là có mức tăng theo hàng năm vượt trội. Nếu để so sánh thì tiềm năng, doanh thu từ ngành này tạo ra cao hơn tất cả những ngành khác khi tiếp cận được 20 triệu lượt Downloads. Định vị thì trường – P: Shopee là một trong những trang thương mại điện tử hiện nay thành công nhất trên thị trường với thị phần lớn tại nhiều quốc gia Đông Nam á. Sức ảnh hưởng của nó khiến công ty chủ của Shopee trở thành một trong những thương hiệu giàu có nhất trong khu vực. Điều giúp thương hiệu này đạt được thành công vang dội như hiện tại chính là chiến lược Marketing của Shopee và chiến lược định vị thị trường theo hướng “cá nhân hóa” để tối đa trải nghiệm của khách hàng cũng như để thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm....


Similar Free PDFs