Nhóm 1 - Nguyen Thi Thu Hang - Lecture notes 12 PDF

Title Nhóm 1 - Nguyen Thi Thu Hang - Lecture notes 12
Author Dịu Vũ
Course Introduction to Physics
Institution Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 29
File Size 723.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 306
Total Views 561

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA MARKETINGBÀI BÁO CÁO THẢO LUẬNMÔN QUẢN TRỊ LOGISTICS KINH DOANHĐề tài: HOẠT ĐỘNG LOGISTICSTẠI DOANH NGHIỆP HONDA VIỆT NAMGiảng viên giảng dạy: Nguyễn Văn MinhNhóm sinh viên thực hiện: 01NĂM HỌC 2021 – 2022BẢNG PHÂN CÔNGSTT HỌ VÀ TÊN MSV – LỚP HC NHIỆM VỤ1 Lê Thị Hoài An...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA MARKETING

BÀI BÁO CÁO THẢO LUẬN MÔN QUẢN TRỊ LOGISTICS KINH DOANH

Đề tài: HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI DOANH NGHIỆP HONDA VIỆT NAM

Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Văn Minh Nhóm sinh viên thực hiện: 01

NĂM HỌC 2021 – 2022

BẢNG PHÂN CÔNG

STT

HỌ VÀ TÊN

MSV – LỚP HC

NHIỆM VỤ

1

Lê Thị Hoài An

20D300001 – K56LQ1

Mục B. II. 1 + Thuyết trình

2

Trần Hòa An

20D300002 – K56LQ1

Thư ký + Word

3

Nguyễn Phương Anh

20D300004 – K56LQ1

Mục B. I

4

Phạm Quỳnh Anh

20D300005 – K56LQ1

Mục A, C + Thuyết trình

5

Phạm Thị Anh

20D300085 – K56LQ2

Mục B. II. 2. a, b

6

Nguyễn Việt Chinh

20D300009 – K56LQ1 Mục B. II. 2. c + Mục B. II. 3

7

Bùi Thanh Chúc

20D300089 – K56LQ2

8

Bùi Huy Đạt

20D300014 – K56LQ1 Mục B. III

Power Point

MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1 I.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1

II.

Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 2

III.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 2

IV. Bố cục ............................................................................................................... 2

B. NỘI DUNG ........................................................................................... 3 Lý thuyết ........................................................................................................... 3

I. 1.

Khái niệm và sự phát triển của logistics kinh doanh ................................. 3

2.

Phân loại các hoạt động logistics ................................................................ 6

3.

Vai trò của logistics ...................................................................................... 7

II.

Hoạt động logistics tại công ty Honda Việt Nam ........................................... 8

1.

Giới thiệu về công ty Honda Việt Nam ........................................................ 8

2.

Hoạt động logistics của Honda .................................................................. 10

3.

Hoạt động thuê ngoài logistics của Honda ............................................... 17

III.

Phân tích xu hướng thuê ngoài của Việt Nam ......................................... 20

1.

Thực trạng thuê ngoài của Việt Nam trong những năm qua .................. 20

2.

Xu hướng thuê ngoài ở Việt Nam hiện nay .............................................. 21

3.

Ảnh hưởng của xu hướng thuê ngoài tới chuỗi cung ứng của Việt Nam 23

4.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thuê ngoài ở nước ta.............. 24

C. LỜI KẾT ............................................................................................. 26

A.LỜI MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, để thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp giống như chính khách hàng của mình vậy. Khi mà doanh nghiệp muốn đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng quan tâm sâu sắc hơn tới dòng dịch chuyển của nguyên vật liệu, cách thức thiết kế sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp cũng như cách thức vận chuyển và bảo quản sản phẩm, bên cạnh đó còn là những mong đợi của người tiêu dùng – khách hàng cuối cùng. Cạnh tranh có tình toàn cầu ngày càng khốc liệt, chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng ngắn hơn, mức độ kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao hơn đã thúc ép các doanh nghiệp phải đầu tư và tập trung nhiều hơn vào hoạt động logistics của mình. Thị trường xe máy Việt Nam hiện nay rất sôi động và giàu tiềm năng với cuộc chiến giành thị phần của các hãng. Tuy nhiên, theo dự báo của các chuyên gia thì vài năm tới đây thị trường xe máy bắt đầu bước vào giai đoạn bão hòa. Nắm bắt được điều này, công ty Honda Việt Nam cũng đã và đang quan tâm đến việc vận hành hiệu quả chuỗi cung ứng, cụ thể hơn đó là cách thức thuê ngoài, cách quản lý nguồn cung và quan hệ với nhà cung cấp của Honda Việt Nam vận hành một cách trơn tru và mượt mà hơn. Từ đó, rút ra những thành công, những khó khăn, hạn chế và tìm ra cách khắc phục chúng. Ngoài ra, hiện nay dịch vụ thuê ngoài logistics ngày càng được mở rộng và chúng ta có thể hiểu như là việc doanh nghi ệp đi thuê một nhà cung ứng dịch vụ để họ thực hiện một phần hay toàn bộ các phần việc của doanh nghiệp thay vì nguồn nhân lực của doanh nghiệp phải thực hiện tất cả những phần việc ấy. Tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng dịch vụ thuê ngoài của các doanh nghiệp chưa phổ biến, nhưng ngày càng có xu hướng tăng do chúng có tầm quan trọng và mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đồng thời cũng gặp không ít những khó khăn.

1

Nhận thấy tính cấp thiết của đề tài, nhóm em đã đi sâu vào việc tìm hiểu về đề tài: “Lấy một doanh nghiệp làm đề tài nghiên cứu, Chỉ ra các hoạt động logistics tại doanh nghiệp đó. Thuê ngoài logistics có những ưu điểm và hạn chế gì? Phân tích xu hướng thuê ngoài logistics tại Việt Nam? Xu hướng này có ảnh hưởng gì tới sự phát triển các chuỗi cung ứng tại Việt Nam.”. II. Mục tiêu nghiên cứu -

Hệ thống hoá các lý luận cơ sở về logistics.

-

Tìm hiểu về các hoạt động logistics tại công ty Honda Việt Nam, các hoạt

động thuê ngoài, chuỗi cung ứng của công ty Honda Việt Nam thông qua các mảng hoạt động của công ty, đưa ra được các đánh giá hiệu quả cũng như hạn chế của chuỗi cung ứng. -

Tìm hiểu về thực trạng thuê ngoài của Việt Nam trong những năm qua

đến nay và sự ảnh hưởng của xu hướng thuê ngoài tới chuỗi cung ứng của Việt Nam. III.

Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và cùng nhau thảo luận về đề tài, nhóm em đã sử

dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh… để rút ra được những nhận định, đánh giá, kết luận. IV.

Bố cục

Ngoài phần mở đầu, kết thúc, nội dung chính của bài thảo luận bao gồm 3 phần: - Phần 1: Lý thuyết - Phần 2: Hoạt động logistics tại công ty Honda Việt Nam - Phần 3: Phân tích xu hướng thuê ngoài của Việt Nam

2

B. NỘI DUNG I. Lý thuyết 1. Khái niệm và sự phát triển của logistics kinh doanh Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc Hy Lạp - logistikos, phản ánh môn khoa học nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các yếu tố tổ chức, vật chất và kỹ thuật (do vậy, một số từ điển định nghĩa là hậu cần) để cho quá trình chính yếu được tiến hành đúng mục tiêu. Công việc logistics hoàn toàn không phải là lĩnh vực mới mẻ. Theo từ điển Oxford thì logistics trước tiên là “Khoa học của sự đi chuyển, cung ứng và duy trì các lực lượng quân đội ở các chiến trường”. Napoleon đã từng định nghĩa: Logistics là hoạt động để duy trì lực lượng quân đội, nhưng cũng chính do hoạt động logistics sơ sài đã dẫn đến sự thất bại của vị tướng tài ba này trên đường tới Moscow vì đã căng hết mức đường dây cung ứng của mình. Cho đến nay, khái niệm logistics đã mở rộng sang lĩnh vực kinh tế, mau chóng phát triển và mang lại thành công cho nhiều công ty và tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới. Logistics hiện đại (Modern business logistics) là một môn khoa học tương đối trẻ so với những ngành chức năng truyền thống như marketing, tài chính, hay sản xuất. Cuốn sách về logistics của Edward W. Smykay và ctg, ra đời năm 1961, bằng tiếng Anh, với tựa đề “Physical distribution management”, có thể được coi là thời điểm đánh dấu sự ra đời của ngành học. Từ đó đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này, cho thấy sự phát triển phong phú, đa dạng của logistics qua các góc độ tiếp cận khác nhau và sự biến đổi phức tạp của hoạt động logistics trong thực tế. Trước những năm 1950 công việc logistics chỉ đơn thuần là một hoạt động chức năng đơn lẻ. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và quản lý cuối thế kỷ 20 đã đưa logistics lên một tầm cao mới, có thể gọi đó là giai đoạn phục hưng của logistics (logistical renaissance). Có bốn nhân tố chính dẫn đến sự biến đổi này là: Thương mại hóa thiết bị vi xử lý; Cuộc cách mạng vi ễn thông; Ứng dựng rộng rãi

3

những sáng kiến cải tiến về chất lượng; Sự phát triển của quan điểm đồng minh chiến lược. Theo Edward Frazelle (2001), có thể chia quá trình phát triển của logistics kinh doanh trên thế giới thành năm giai đoạn: workplace logistics (logistics tại chỗ), facility logistics (logistics cơ sở sản xuất), corporate logistics (logistics công ty), supply chain logistics (logistics chuỗi cung ứng), global logistics (logistics toàn cầu). Logistics t ại chỗ là dòng vận động của nguyên vật liệu tại một vị trí làm việc. Mục đích của workplace logistics là hợp lý hoá các hoạt động độc lập của một cá nhân hay của một dây chuyền sản xuất hoặc lắp ráp. Lý thuyết và các nguyên tắc hoạt động của workplace logistics được đưa ra cho những nhân công làm việc trong lĩnh vực công nghiệp trong và sau chiến tranh thế giới thứ II. Điểm nổi bật của workplace logistics là tính tổ chức lao động có khoa học. Logistics cở sở kinh doanh là dòng vận động của nguyên liệu giữa các xưởng làm việc trong nội bộ một cơ sở sản xuất. Một facility logistics được nói đến tương tự như là một khâu để giải quyết các vấn đề đảm bảo đúng và đủ nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất đại trà và dây chuyền lắp ráp máy móc (do máy móc không đồng nhất giữa những năm 1950 và 1960

Phạm vi ảnh hưởng

Global Supply chain Coporate Facility logistics

logistics

1960

1970

logistics

logistics

Workplace logistics 1950

1980

Hình 1: Lịch sử phát triển của logistics kinh doanh

4

2000

Logistics công ty là dòng vận động của nguyên vật liệu và thông tin giữa các cơ sở sản xuất và các quá trình sản xuất trong m ột công ty. Với công ty sản xuất thì hoạt động logistics diễn ra gi ữa các nhà máy và các kho chứa hàng, với một đại lý bán buôn thì là giữa các đại lý phân phối của nó, với m ột đại lý bán lẻ thì đó là giữa đại lý phân phối và các cửa hàng bán lẻ của mình. Logistics công ty ra đời và chính thức được áp dụng trong kinh doanh vào những năm 1970. Logistics kinh doanh là quá trình có mục tiêu chung nhằm tạo ra và duy trì một chính sách dịch vụ khách hàng tốt với tổng chi phí logistics thấp. Logistics chuỗi cung ứng phát triển vào những năm 1980, quan điểm này nhìn nhận logistics là dòng vận động của nguyên vật liệu, thông tin và tài chính giữa các công ty (các xưởng sản xuất, các cơ sở trong công ty) trong một chuỗi thống nhất. Đó là một mạng lưới các cơ sở hạ tầng (nhà máy, kho hàng, cầu cảng, cửa hàng...), các phương tiện (xe tải, tàu hoả, máy bay, tàu biển...) cùng với hệ thống thông tin được kết nối với nhau giữa các nhà cung ứng của một công ty và các khách hàng của công ty đó. Các hoạt động logistics (dịch vụ khách hàng, quản trị dự trữ, vận chuyển và bảo quản hàng hoá...) được liên kết với nhau để thực hiện các mục tiêu trong chuỗi cung ứng. Logistics toàn cầu là dòng vận động của nguyên vật liệu, thông tin và tiền tệ giữa các quốc gia. Nó liên kết các nhà cung ứng của các nhà cung ứng với khách hàng của khách hàng trên toàn thế giới. Các dòng vận động của logistics toàn cầu đang tăng một cách đáng kể trong suốt những năm qua do quá trình toàn cầu hoá trong nền kinh tế tri thức, việc mở rộng các khối thương mại và việc mua bán qua mạng. Logistics toàn cầu phức tạp hơn nhiều so với logistics nội địa bởi sự đa dạng phức tạp trong luật chơi, đối thủ cạnh tranh, ngôn ngữ, tiền tệ, múi giờ, văn hoá, và những rào cản quốc tế khác. Trong các nghiên cứu hàn lâm về logistics, có rất nhiều lý thuyết khác nhau về giai đoạn tiếp theo sau của logistics toàn cầu. Nhiều nhà kinh tế cho rằng: logistics hợp tác (collaborative logistics) sẽ là giai đoạn tiếp theo của lịch sử phát triển logistics. Đó là dạng logistics được xây dựng dựa trên hai khía cạnh: không ngừng tối ưu hoá thời gian thực hiện với việc liên kết giữa t ất cả các thành phần tham gia trong chuỗi cung 5

ứng. Một số quan điểm khác lại đề cập t ới logistics thương mại điện tử (e.logistics) hay logistics đối tác thứ tư (fourth-party logistics), là hình thức mà mọi hoạt động logistics sẽ được kiểm soát bởi nhà cung ứng thứ tư, có quyền như là một tổng giám sát. 2. Phân loại các hoạt động logistics a. Theo phạm vi về mức độ quan trọng - Logistics kinh doanh (Bussiness logistics) - Logistics dịch vụ (Service logistics) - Logistics quân đội (Event logistics) b. Theo vị trí của các bên tham gia - Logistics bên thứ nhất (1PL – First Party Logistics) - Logistics bên thứ hai (2PL – Second Party Logistics) - Logistics bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics) - Logistics bên thứ tư (4PL – Fourth Party Logistics) - Logistics bên thứ năm (5PL – Fifth Party Logistics) ➢

Cách phân loại này nhằm so sánh năng lực cung cấp dịch vụ từ phía các

nhà cung cấp dịch vụ logistics trong chuỗi cung ứng. Trong nhiều trường hợp các 1PL có quy mô lớn cũng cung cấp dịch vụ trong mạng lưới logistics của mình. Đặc biệt là khi tích hợp sâu với các thành viên khác trong chuỗi cung ứng. c. Theo quá trình nghiệp vụ - Quá trình mua hàng (Procurement logistics) - Quá trình hỗ trợ sản xuất (Manufacturing support) - Quá trình phân phối hàng hóa (Market distribution) d. Theo hướng vận động vật chất - Logistics đầu vào (Inbound logistics) - Logistics đầu ra (Outbound logistics)

6

- Logistics ngược (Logistics reverse)

Reverse logistics

Nhà cung cấp NL

Doanh nghiệp/ Nhà máy

Luồng dịch chuyển NL

Inbound logistics

Trung gian phân phối

Người tiêu dùng

Luồng dịch chuyển SP

Outbound logistics

Hình 2: Các dòng logistics trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp e. Theo đối tượng hàng hóa Các hoạt động logistics tại doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất lớn và phụ thuộc vào đặc điểm vật chất của các loại sản phẩm . Do đó các sản phẩm có tính chất, đặc điểm khác nhau đòi hỏi các hoạt động logistics khác nhau. Thường gặp các hệ thống logistics đặc thù với nhóm hàng hóa tiêu biểu như: Logistics ngành hàng tiêu dùng ngắn ngày; Logistics ngành ô tô; Logistics ngành hóa chất; Logistics ngành hàng điện tử; Logistics ngành dầu khí; Logistics chuỗi cung ứng lạnh… Với quy mô đủ lớn, các hệ thống logistics theo ngành hàng sẽ hỗ trợ hiệu quả nhất cho các chuỗi cung ứng ngành đó. 3. Vai trò của logistics Nhờ hoạt động logistics tạo ra những l ợi ích về thời gian và địa điểm mà sản phẩm có thể đến đúng vị trí cần thiết và vào thời điểm thích hợp. Phần giá trị này cộng thêm vào sản phẩm, mang lại lợi ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp. Trong xu hướng toàn cầu hóa, khi mà thị trường tiêu thụ và nguồn cung ứng ngày càng trở nên xa cách về mặt địa lý thì các lợi ích về thời gian và địa điểm do logistics đem lại ngày 7

càng lớn do yêu cầu kết nối cung cầu và tiêu dùng sản phẩm trong các chuỗi cung ứng toàn cầu. Hoạt động logistics t ại các doanh nghiệp hiện có những vai trò quan trọng dưới đây: - Logistics nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. - Logistics cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả đến khách hàng. - Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là một nguông lợi tiềm tàng cho doanh nghiệp. II. Hoạt động logistics tại công ty Honda Việt Nam 1. Giới thiệu về công ty Honda Việt Nam a. Giới thiệu chung về Honda - Tên công ty: Công ty TNHH Honda Việt Nam - Địa chỉ: Phường Phúc Thắng, Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam - Được thành lập vào năm 1996, công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa 3 đơn vị: Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan), Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam với 2 ngành sản phẩm chính: xe máy và xe ô tô. Sau hơn 20 năm có mặt tại Việt Nam, Honda Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy và ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam. b. Lịch sử hình thành và phát triển - Công ty Honda Việt Nam được chính thức thành lập vào tháng 3 năm 1996. - 1996 – 2000: Xuất xưởng chiếc xe Super Dream vào 12/1997, khánh thành nhà máy Honda Việt Nam năm 1998. Năm 1999, khánh thành Trung tâm Lái xe an toàn. - 2001 – 2005: Wave Alpha được giới thi ệu vào năm 2002. Vào tháng 6 năm 2005, Honda Việt Nam khởi công xây dựng nhà máy ô tô.

8

- 2006 – 2010: Trong năm 2006, khánh thành nhà máy ô tô và đưa chiếc xe Civic do Honda Vi ệt Nam lắp ráp lần đầu giới thi ệu ra thị trường. Năm 2007 chứng kiến sự ra đời của dòng xe Air Blade - chiếc xe tay ga đầu tiên do Honda Việt Nam l ắp ráp và giới thiệu ra thị trường. Trong năm 2008, Honda Việt Nam khánh thành nhà máy xe máy thứ hai. Cũng trong năm 2008, chiếc xe ô tô CRV do Honda Việt Nam lắp ráp lần đầu tiên được giới thiệu ra thị trường. - 2011 – 2015: Năm 2011, Honda Việt Nam bắt đầu xây dựng nhà máy xe máy thứ 3 tại tỉnh Hà Nam. Năm 2013, nhà máy ô tô tiếp tục lắp ráp mẫu xe City và giới thiệu ra thị trường. Cũng trong năm này, Honda Việt Nam kỷ niệm chiếc xe máy thứ 10 triệu xuất xưởng và nhà máy bánh răng được đưa vào hoạt động. Đến năm 2014, Honda Việt Nam đã đạt mục tiêu 15 triệu xe và đưa nhà máy Piston đầu tiên ở Việt Nam đi vào hoạt động. Trong năm 2014, Honda Việt Nam khánh thành nhà máy xe máy thứ ba. - 2016 – 2021: Năm 2017, Honda Việt Nam đã hoàn thành và đưa vào hoạt động Trung tâm lái xe an toàn mới. Đến tháng 2/2018, Honda Việt Nam chính thức giới thiệu mẫu xe Rebel 300 tại Vi ệt Nam, đánh dấu bước phát triển trong lĩnh vực kinh doanh xe máy khi nhập khẩu và phân phối nhiều mẫu xe phân khối lớn mang hiệu Honda t ại thị trường Việt Nam. Tháng 10/2020, Honda Việt Nam chào mừng xuất xưởng chiếc xe máy thứ 30 triệu. Ngày 26 tháng 1 năm 2021, Honda Việt Nam chào mừng xuất xưởng chiếc ô tô thứ 100.000. c. Thành tựu - Honda Việt Nam (HVN) vinh dự nhận được giải thưởng Rồng Vàng tại Lễ Vinh Danh các Doanh nghiệp Rồng Vàng năm 2020. - Hiện Honda Việt Nam là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường về xe máy với doanh số bán 2 triệu xe mỗi năm, chiếm hơn 70% thị phần xe máy cả nước. - Tất cả các sản phẩm xe máy, cũng như ô tô của Honda Việt Nam đều nhận được sự đánh giá cao từ khách hàng bởi chất lượng sản phẩm và dịch vụ cao, thân thiện với môi trường. 9

- Ngoài ra, cũng không thể không nhắc đến những đóng góp và hỗ trợ vật chất không nhỏ mà doanh nghiệp FDI này mang đến cho người dân Việt Nam t ừ khi có mặt tại thị trường này, đó là tài trợ hàng chục tỷ đồng cho các hoạt động xây dựng thư viện đạt chuẩn Quốc gia, trang bị xe cho cảnh sát giao thông, ủng hộ đồng bào lũ lụt, trao tặng xe lăn cho trẻ em khuyết tật, ủng hộ quỹ từ thiện dành cho hoạt động lọc máu, ghép tạng của Viện Nhi Trung ương, trao tặng bộ dụng cụ và máy phẫu thuật tim dành cho trẻ em, hay hỗ trợ các gia đình chính sách… 2. Hoạt động logistics của Honda a. Quá trình logistics của Honda ֎ Hoạt động đầu vào - Công ty Honda đã xây dựng được hệ thống cung ứng linh ki ện, phụ tùng với khoảng 110 doanh nghiệp với 23 doanh nghiệp 100% vốn của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng linh kiện, phụ tùng cho Công ty Honda. - Tuy nhiên, hầu hết các lịnh kiện sản xuất ô tô và xe máy của Honda Việt Nam là đến từ các doanh ngh...


Similar Free PDFs