Những điểm tiến bộ cơ bản của PL tư sản so với PL phong kiến PDF

Title Những điểm tiến bộ cơ bản của PL tư sản so với PL phong kiến
Course Pháp luật đại cương
Institution Trường Đại học Sài Gòn
Pages 15
File Size 568 KB
File Type PDF
Total Downloads 178
Total Views 661

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒNKHOA LUẬTNHỮNG ĐIỂM TIẾN BỘ CƠ BẢN CỦAPHÁP LUẬT TƯ SẢN SO VỚI PHÁP LUẬTPHONG KIẾN1. NGUYỄN TẤN KHA - 31214300812. NGUYỄN DƯƠNG KHANG - 31214300823. NGUYỄN MINH KHANG – 31214300064. TRẦN HUỲNH BẢO KHANH - 3121430084THI GIỮA KÌThành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA LUẬT 

NHỮNG ĐIỂM TIẾN BỘ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT TƯ SẢN SO VỚI PHÁP LUẬT PHONG KIẾN 1. NGUYỄN TẤN KHA - 3121430081 2. NGUYỄN DƯƠNG KHANG - 3121430082 3. NGUYỄN MINH KHANG – 3121430006 4. TRẦN HUỲNH BẢO KHANH - 3121430084

THI GIỮA KÌ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA LUẬT 

NHỮNG ĐIỂM TIẾN BỘ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT TƯ SẢN SO VỚI PHÁP LUẬT PHONG KIẾN

THI GIỮA KÌ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Ts/Ths: NGUYỄN THỊ THANH BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021

MỤC LỤC A – ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................... 1 B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ....................................................................... 2 1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 2 1.1. Định nghĩa pháp luật phong kiến ............................................................ 2 1.2. Định nghĩa pháp luật tư sản..................................................................... 2

2. Những điểm tiến bộ cơ bản của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến ................................................................................................... 3 2.1. Xét về mặt nội dung ................................................................................ 3 2.2. Xét về mặt hình thức biểu hiện ............................................................... 9

3. Nguyên nhân .......................................................................................... 10 C – KẾT LUẬN ......................................................................................... 11

A – ĐẶT VẤN ĐỀ Tương ứng với kiểu nhà nước là một kiểu pháp luật đặc thù, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Cuộc cách mạng tư sản nổ ra, Nhà nước tư sản ra đời cùng với nó là sự ra đời của pháp luật tư sản. Sự ra đời của pháp luật tư sản là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản với giai cấp địa chủ vì một phương thức sản xuất mới bằng máy móc và một nền dân chủ mới dựa trên một xã hội công dân mà biểu tượng cao nhất là Nhà nước tư sản. Pháp luật tư sản hội tụ đầy đủ các yếu tố được thừa nhận là kiểu pháp luật mới, tiến bộ hơn hẳn so với các kiểu pháp luật trước. Trong bài nghiên cứu này chúng em sẽ bàn luận về vấn đề: “Những điểm tiến bộ cơ bản của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến” Sự tiến bộ của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến thể hiện ở nhiều mặt ở cả bản chất và hình thức

1

B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Pháp luật tư sản, pháp luật phong kiến là sự thể hiện ý chí của thiểu số giai cấp thống trị, là những kiểu pháp luật bóc lột. Chúng là những kiểu pháp luật được xây dựng trên cơ sở chế dộ tư hữu về tư liệu sản xuất duy trì và bảo vệ sự thống trị về chính trị, kinh tế, của giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản. Trong tuyên ngôn Đảng cộng sản, Mác và Ăngghen đã chỉ rõ “ pháp luật các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung là do các điều kiện sinh hoạt chất các ông quyết định”. Tuy nhiên, so với pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản có nhiều điểm tiến bộ cả về nội dung và hình thức. 1.1. Định nghĩa pháp luật phong kiến Pháp luật phong kiến là hệ thống các qui phạm pháp luật (các qui tắc) do Nhà nước phong kiến ban hành (hoặc thừa nhận). trực tiếp thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ phong kiến, là phương tiện chủ yếu và hữu hiệu nhất để điều chỉnh các mối quan hệ cơ bản giữa người với người cũng như những nhu cầu, lợi ích khác nhau trong xã hội phong kiến. 1.2. Định nghĩa pháp luật tư sản Pháp luật tư sản là hệ thống các qui phạm pháp luật (các qui tắc) có tính bắt buộc chung, do Nhà nước tư sản ban hành (hoặc thừa nhận) và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế, trực tiếp thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, là công cụ có hiệu lực nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu phù hợp với ý chí và lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản.

2

2. Những điểm tiến bộ cơ bản của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến 2.1. Xét về mặt nội dung - Thứ nhất, pháp luật không những là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội mà còn là công cụ để giám sát, hạn chế quyền lực của bộ máy nhà nước: Có thể nói đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt pháp luật phong kiến với pháp luật tư sản. Với nguyên tắc phân chia quyền lực và kiềm chế đối trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, pháp luật tư sản trở thành công cụ kiểm tra, giám sát và kiềm chế sự lạm dụng quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Nếu trong Nhà nước phong kiến không có quy định nào hạn chế quyền lực của nhà vua thì trong Nhà nước tư sản tổng thống hay vua đứng đầu nhà nước đều phải hoạt động trong khuôn khổ quy định của hiến pháp và pháp luật. Thực tiễn là ở Hoa Kỳ cho thấy các cuộc điều trần và điều tra của quốc hội đã đưa ra ánh sang các hành động sai trái của chính quyền. Ví dụ: vụ điều trần tổng thống Richard Nixon vì vụ Watergate trước thượng viện năm 1974, vụ điều tra Iran – Contra năm 1987. Quốc hội có thể sử dụng hiệu quả nhất quá trình giám sát đối với các cơ quan và các chương trình của chính phủ thông qua quá trình chuẩn bị chi ngân sách. Bằng việc cắt giảm các khoản tiền, Quốc hội có thể giải tán các cơ quan, cắt giảm các trương trình hoặc buộc các cơ quan phải cung cấp các thông tin mà nó yêu cầu. Ở các nước theo chính thể Cộng hòa nghị viện (Italia, Đức…), Cộng hòa lưỡng tính (Pháp, Nga …), quân chủ lập hiến (Anh, Nhật, Thụy Điển, Hà lan, Bỉ, Ban Nha…) thì nghị viện có quyền bỏ phiếu không tín nhiệm buộc chính phủ phải giải tán. Đây là cơ chế hữu hiệu mà hiến pháp đã tạo ra để hạn chế quyền lực chính phủ.

3

- Thứ hai, pháp luật phong kiến là pháp luật đặc quyền về đẳng cấp còn pháp luật tư sản quy định mọi công dân bình đẳng trước pháp luật ❖

Pháp luật phong kiến ở qui định pháp luật phong kiến thì xã hội phong

kiến được chia thành nhiều tầng lớp được chia thành nhiều đẳng cấp , bất cứ những thành phần nào trong xã hội đều được phân chia giai cấp , phân biệt về thứ bậc như một tổ chức , một cộng đồng hay kể cả một gia đình . Việc phân chia nhiều cấp bậc trong xã hội để tạo ra tôn ty trật tự giữa những thành viên trong gia đình , giữa giai cấp giàu và nghèo hay giữa vua tôi trong triều đình . Mỗi đẳng cấp , mỗi thứ bậc đều có địa vị xã hội và địa vị pháp lý khác nhau . Những đặc quyền phụ thuộc vào chức tước , danh vị , xuất thân hay thậm chí cả tôn giáo mà họ theo Trong xã hội phong kiến , vua là người nắm mọi quyền hành , có thể quyết định mọi việc . Còn những nhà quý tộc , quan lại , địa chủ cũng có rất nhiều quyền hạn trong xã hội thời này . Ví dụ như vua ở thời phong kiến được xem như là con của trời , ý vua là ý trời nên vua có quyền quyết định về mọi việc như ban hành luật pháp , thăng quan tiến chức hay qui định về chế độ thuế . Và việc vua là người ban hành luật dẫn đến luật lệ phong kiến mang đến nhiều đặc quyền cho tầng lớp thống trị . Tầng lớp thị dân trong xã hội cũng có một số quyền lợi nhất định còn tầng lớp nông dân thì không có quyền lợi gì đáng kể , họ giống những công cụ lao động biết nói tiếng người hơn là người lao động Sự phân biệt đặc quyền về giai cấp và địa vị còn được thể hiện ở việc qui định trừng phạt khác nhau căn cứ vào đẳng cấp , thứ bậc của người phạm tội và người bị hại trong xã hội . Nếu như xâm hại tới vua chúa , quan lại , quý tộc hay kể cả người thân của họ dù là tội rất nhẹ nhưng đều sẽ bị trừng phạt rất nặng nề . Những sự phản kháng đối với chính quyền thì đều sẽ bị xử tội chết . Còn nếu có những hành vi xâm hại tới những người có địa vị thấp trong xã hội thì chỉ bị phạt tội rất nhẹ . Như ở những nước hồi giáo còn có qui định quy định nếu giết người không theo đạo hồi hoặc giết phụ nữ thì mức phạt thấp hơn so với các trường hợp

4

Pháp luật phong kiến còn qui định nếu như phạm cùng một tội thì những người địa vị cao trong xã hội sẽ phải chịu hình phạt thấp hơn hay có thể dùng tiền kể cả đối với tội giết người hay cố ý gây thương tích . Tính chất đặc quyền trong pháp luật xã hội phong kiến được phản ánh rõ ràng trong câu ngạn ngữ của Trung Quốc :’’ Lễ nghi không tới phu dân , hình phạt không tới trượng phu ’’ Pháp luật tư sản cùng với sự ra đời của nó đã bao hàm nhiều điểm tiến bộ



hơn so với pháp luật phong kiến trong lĩnh vực này á ứ

à

ật tư sả ạt độ

ố ủ



á









à nước. Cùng với sự hình thành chế độ tư bản,

nguyên tắc "phân chia quyền lực" đã trở thành một trong những nguyên tắc chính của chủ nghĩa lập hiến tư sản. Học thuyết pháp luật

chính trị (thuyết "phân

quyền") với quyền lực nhà nước được hiểu không phả à



à ự

à tư phá . Quyền lập

à







á

à

á







à

pháp do nghị viện thực hiện; quyền hành pháp do chính phủ thực hiện; quyền tư pháp do tòa án t ối cao thực hiện. Các cơ quan này hoạt động độc l ập với nhau, kiểm tra và giám sát lẫn nhau theo cơ chế “kiề à



ế











ế à đố ằ

ọng” để

ó á

giữa các quyền, đảm bảo cho

những mối liên hệ cần thiết giữa các quyền lực bị chia tách để những cơ quan độc lập tách bi ệt có thể cộng t ác với nhau phục vụ cho lợi ích chung của đất nước. Chẳng hạn: Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kì đã quy định tại khoản 1 điều 1 là: “Mọi q ề ố





à

ản 1 điề ữ



ột thượ

định: “Quyề ạ

à



á

ẽ đượ



à







áp đượ

ộ ổ

ết: “quyền tư pháp đượ ạ ấ

à

à



ộ ẽ ó













ện”. Trong khoản 1 điề ố



ì ốn năm”. Cò

ộ ố ể đôi khi, quyết đị

á

ệ ặ

à ệ

ập”. Lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật thế giới, pháp luật tư sản công khai ghi nhận và đảm bảo thực hiện quyền công dân của các cá nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa.Ở một số nước nó thể hiện sự nhượng bộ của giai cấp tư sản đối với 5

giai cấp công nhân và các tầng lớp lao động khác . Lênin đã nhiều lần chỉ rõ "Hiến pháp tư sản là một tờ giấy trên đó có ghi quyền hạn của nhân dân". - Thứ ba, kĩ thuật lập pháp, bảo đảm thực hiện các nguyên tắc pháp chế của pháp luật tư sản phát triển cao hơn so với pháp luật phong kiến Trong một thời gian khá dài nhà nước phong kiến thiếu một hệ thống pháp luật thống nhất trong phạm vi toàn quốc, hầu như mỗi lãnh địa, mỗi địa phương đều có pháp luật của riêng mình và những quy định có tính chất địa phương đó nhiều khi có hiệu lực thực tế cao hơn những quy định của pháp luật trung ương vì thế tình trạng “phép vua thua lệ làng”, tình trạng thiếu những quy định thống nhất giữa các địa phương phổ biến trong Nhà nước phong kiến. Ta thấy các bộ luật thời kỳ phong kiến thường là các bộ luật tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật hình sự, dân sự, thương mại, đất đai lẫn hôn nhân và gia đình còn trong pháp luật tư sản các bộ luật được xây dựng để điều chỉnh từng lĩnh vực quan hệ xã hội như bộ luật hình sự, bộ luật dân sự, bộ luật thương mai, bộ luật tố tụng hình sự, bộ luật tố tụng dân sự, bộ luật đất đai, bộ luật hành chính, bộ luật bầu cử. Vai trò hệ thống hóa và phép điển hình hóa pháp luật theo từng lĩnh vực riêng làm cho việc thực hiện, áp dụng pháp luật thuận tiện hơn cho các cơ quan Nhà nước và các công dân. - Thứ tư, pháp luật tư sản bảo vệ chế độ tư hữu tư nhân, tuyên bố nguyên tắc tự do hợp đồng trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình Ở chế độ phong kiến thì vua chúa , quan lại hay quý tộc chiếm giữ đa số đất đai và các tư liệu sản xuất còn nông dân có sức lao động chỉ chiếm giữ một phần nhỏ đất đai và tư liệu sản xuất . Nhà nước phong kiến không chỉ thừa nhận mà ảo vệ quyền lợi và đất đai cho giai cấp cầm quyền và địa chủ rất chặt chẽ Như ở bộ luật Hồng Đức thời Hậu Lê có điều khoản như “Nếu xâm chiếm bờ cõi ruộng đất, nhổ bỏ mốc giới của người khác hay tự mình lập ra mốc giới thì xử biếm 2 tư”; điều 358 có ghi rõ “nếu chặt tre, gỗ trong vườn mộ địa của người 6

khác cũng phải tội như thế và phải bồi thường thì xử biếm 1 tư và nộp tiền tạ lỗi 10 quan lấn chiếm mộ người khác cũng phải tội như thế và phải bồi thường cho chỗ lấn chiếm; nếu là mộ nhà quyền quý thì phải tăng thêm tội.” Do chế độ tư hữu được hiểu là việc chiếm hữu riêng của một số bộ phận giai cấp vì mục đích cá nhân. Ở các nước tư bản nhận định rằng Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 của Pháp quy định: “Không ai có thể mất quyền sở hữu là một quyền thiêng liêng, bât khả xâm phạm trừ trường họp có sự cần thiết của xã hội mà luật đã quy định với điều kiện là bồi thường trước và công bằng". Hoặc Điều 29 Hiến pháp năm 1947 của Nhật Bản quy định: “Quyền tư hữu có tính cách bất khả xâm phạm. => quyền sở hữu của chủ sở hữu chỉ bị hạn chế bởi một lí do duy nhất là vì lợi ích công cộng, việc xâm hại đến quyền sở hữu vì bất cứ lí do gì ngoài lí do trên đều là bất hợp pháp và đều bị trừng phạt nghiêm khắc.pháp luật tư sản thể hiện ý chí của giai cấp tư sản là bằng mọi giá phải duy trì và củng cố chế độ tư hữu và sự chi phối không hạn chế của nó đối với các yếu tố xã hội, kinh tế và chính trị. giai cấp tư sản biến việc bảo vệ chế độ tư hữu thành một trong những chức năng cơ bản của nhà nước mà ở việc thể chế hó pháp luật ớc đây, sở hữu tư bản chủ nghĩa tồn tại dưới hình thức sở hữu của cá nhân các nhà tư sản. Chế định sở hữu chỉ chú trọng các quy định về tư hữu. Khi sở hữu tư bản chủ nghĩa phát triển dưới hình thức mới như sở hữu tư bản nhà nước thì các quy định về nó lập tức xuất hiện.Để bảo đảm tính chất thiêng liêng và bất khả xâm phạm đó, một mặt pháp luật tư sản quy định các biện pháp trừng trị rất kiên quyết các hành vi xâm phạm chế độ tư hữu, mặt khác cũng hạn chế những chế tài có khả năng làm tổn hại đến nó như các biện pháp tịch thu, trưng mua, trưng dụng. Ví dụ: Hình luật một số nước tư sản hoặc không cho phép tịch thu, hoặc chỉ cho phép tịch thu một phần tài sản (Điều 74 Bộ luật hình sự Đan Mạch; Điều 40 Bộ luật hình sự CHLB Đức; Điều 19 Bộ luật hình sự Nhật Bản...). Việc tịch thu tài sản chỉ áp dụng đối với các tội mang.tính chất chính trị.

7

- Thứ năm, pháp luật tư sản đã thể hiện tính nhân đạo cao hơn so với pháp luật phong kiến Trong pháp luật phong kiến mục đích hình phạt chủ yếu là gây đau đớn về mặt thể xác và tinh thần cho con người, làm nhục, hạ thấp con người. Do vậy, trong xã hội phong kiến các quan hệ xã hội bị hình sự hóa, nên pháp luật hình sự phong kiến được quan tâm chú ý và phát triển hơn cả. Trong các quy định của pháp luật phong kiến các biện pháp: chặt đầu, treo cổ, dìm xuống nước, tùng xẻo…được áp dụng rộng rãi. Ví dụ: Ở Việt Nam, Hoàng Việt luật lệ quy định các hình thức thi hành án tử hình là: Lăng trì (cắt, xẻo thịt phạm nhân cho đến chết, róc thịt phạm nhân, móc mắt phạm nhân); trảm khiêu (chém bêu đầu); lục thi (chém băm xác nạn nhân). Pháp luật tư sản các quyền cơ bản của con người, sự nhân đạo hơn của pháp luật tư sản hiện nay so với các kiểu pháp luật phong kiến ở chỗ nó không còn quy định những hình phạt và cách thi hành hình phạt dã man, tàn bạo và hiện nay đã có 64 nước bỏ hình phạt này, những nước còn giữ hình phạt tử hình thì cũng chỉ là cách ngồi trên ghế điện hoặc xử bắn. Nếu trong pháp luật phong kiến ngành luật hình sự giữ vị trí then chốt thì trong pháp luật tư sản hiện nay thì vị trí đó đã thuộc về ngành luật dân sự và hợp đồng trở thành chế định trung tâm của ngành luật này Sự nhân đạo hơn của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến còn thể hiện ở chỗ tính xã hội của nó thể hiện rộng rãi và rõ rệt hơn nhiều và có xu hướng thể hiện ngày càng sâu sắc hơn. Trong pháp luật tư sản hiện đại, những quy định thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của người lao động, của đa số dân cư và của cộng đồng ngày càng nhiều hơn như những quy định về chế độ phổ cập giáo dục bắt buộc cho công dân, tiền mức lương tối thiểu…Hiện nay, trong một số lĩnh vực, pháp luật tỏ ra bảo vệ khá hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ví dụ như lợi ích của người tiêu dùng. Đặc biệt, pháp luật tư bản đã đóng góp khá tích cực vào công cuộc toàn cầu hoá hiện nay, nhiều chế định pháp luật quốc tế quan

8

trọng, nhất là trong lĩnh vực thương mại quốc tế đã được hình thành dưới tác động của pháp luật tư sản. - Thứ sáu, sự ra đời của hiến pháp Sự ra đời của hiến pháp là hiện thân của một sự thỏa hiệp giai cấp giữa các bộ phận trong một giai cấp hoặc giữa các giai cấp khác nhau trong một xã hội. Việc xem xét Hiến pháp cũng như mọi hiện tượng nhà nước, pháp luật khác từ lập trường giai cấp có ý nghĩa cách mạng và khoa học sâu sắc, chỉ có trên quan điểm đó chúng ta mới có thể hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa Hiến pháp với đời sống chính trị của mỗi nước. Sự ra đời của hiến pháp trong xã hội tư sản đánh dấu một tiến bộ lớn lao trong lịch sử lập pháp, là đạo luật cơ bản của nhà nước tư sản. Ngành luật hiến pháp chỉ mới có từ khi nhà nước tư sản ra đời. Từ trước đến nay nhà nước ở chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến không hề biết đến hiến pháp và không thể có hiến pháp bởi vì trong các chế độ đó quyền lực của nhà vua là vô hạn. Trong xã hội phong kiến chuyên chế, nhà nước nắm trong tay quyền lực nhà nước do trời ban và “ thay trời trị vì thiên hạ” với những quyền hành không giới hạn. Trong xã hội tồn tại một nền thống trị hà khắc tuỳ tiện. Điều đó có nghĩa rằng nhà nước phong kiến đương nhiên không có và cũng không cần thiết đến một bản hiến pháp quy định tổ chức quyền lực nhà nước 2.2. Xét về mặt hình thức biểu hiện Pháp luật tư sản biểu hiện chủ yếu dưới luật thành văn, được ghi trong các văn bản pháp luật một cách rõ ràng. Các loại văn bản pháp luật tư sản cũng hết sức phong phú, điển hình nhất cần phải kể đến là hiến pháp, luật, các sắc lệnh và nghị định trong khi đó hình thức phổ biến của pháp luật phong kiến là tập quán pháp và được ban hành dưới dạng lệnh, chiếu chỉ, khẩu lệnh… của nhà vua. Nếu nhuw luật pháp phong kiến là sự kết hợp của Lễ và Hình, sự kết hợp giữa Đức trị với Pháp trị và hòa đồng giữa quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức thì pháp

9

luật tư sản chủ yếu là các đạo luật và luật. Giai cấp tư sản không cho rằng việc dùng đạo đức để răn đe, giáo huấn là có hiệu quả hơn pháp trị.

3. Nguyên nhân Pháp luật tư sản là kiểu pháp luật ra đời sau, nó loại bỏ những hạn chế và kế thừa phát huy những đặc điểm tiến bộ của những kiểu pháp luật trước đó có thể thích ứng và tồn tại trong xã hội mới. Ở nhà nước phong kiến quyền lực tập trung trong tay một người, pháp luật thể hiện ý chí của nhà vua nên mang tính chuyên quyền, độc đoán. Trong khi đó, ở nhà nước tư sản quyền lực được phân chia theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Vì thế pháp luật tư sản thể hiện tính dân chủ hơn so với pháp luật phong kiến.

10

C – KẾT LUẬN Pháp luật phong kiến và tư sản đều là những kiểu pháp luật bóc lột được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nên vẫn tồn tại một đặc điểm chung là thể hiện ý chí của giai cấp bóc lột trong xã hội, vẫn duy trì sự bất bình đẳng trong xã hội. Tuy nhiên, sự ra đời của pháp luật tư sản đã đánh dấu một bước ngoặc lớn trong l ịch sử lập pháp. Lần đầu tiên quyền tự do của con người được quy định trong văn bản hiến pháp, mà có lẽ pháp luật phong kiến chưa bao giờ nghĩ đến. Cùng với Nhà nước tư sản, pháp luật tư sản đã dần trở thành một công cụ điều tiết có hiệu quả của toàn xã hội. chính vì vậy, không thể phủ nhận những gì mà pháp luật tư sản đã mang đến cho loài người chúng ta. Song sự thay thế kiểu pháp luật này bằng một kiểu pháp luật khá...


Similar Free PDFs