PLĐC THI Số tiền trội ra lớn hơn được gọi là giá trị thặng dư; số tiền ứng ra ban đầu với mục đích thu được giá trị thặng dư trở thành tư bản. Tiền biến thành tư bản khi được dùng để mang lại giá trị PDF

Title PLĐC THI Số tiền trội ra lớn hơn được gọi là giá trị thặng dư; số tiền ứng ra ban đầu với mục đích thu được giá trị thặng dư trở thành tư bản. Tiền biến thành tư bản khi được dùng để mang lại giá trị
Author Đại Đỗ
Course Quan hệ công cúng
Institution Học viện Tài chính
Pages 12
File Size 154.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 522
Total Views 609

Summary

Download PLĐC THI Số tiền trội ra lớn hơn được gọi là giá trị thặng dư; số tiền ứng ra ban đầu với mục đích thu được giá trị thặng dư trở thành tư bản. Tiền biến thành tư bản khi được dùng để mang lại giá trị PDF


Description

Họ và tên: Trần Thu Trang

Mã sinh viên: 2173402010125

Lớp:(tín chỉ): 59.10.03_LT1

Niên chế: CQ59.10.03

STT: 38

ID phòng thi: 5800581101

Ngày thi: 7/4/2022

Giờ thi: 9h15

Mã đề thi: Đề chẵn

Hình thức thi: Bài tập lớn

Thời gian thi: 1 ngày BÀI LÀM

Câu 1: a) Các quan hệ pháp luật phát sinh trong tình huống trên và phân tích các yếu tố quan hệ pháp luật như sau: - Quan hệ dân sự giữa anh B và chị C: + Đây là quan hệ tài sản phát sinh giữa hai chủ thể là anh B và chị C - là đối tượng điều chỉnh của ngành Luật dân sự + Anh B và chị C có năng lực hành vi đầy đủ ( đủ tuổi, sức khỏe tốt, không bị tòa án hạn chế), bình đẳng về địa vị pháp lý + Khách thể của quan hệ pháp luật : nhà và tiền + Sự kiện pháp lý là anh B đã kí hợp đồng thuê nhà của chị C sau khi từ nước ngoài trở về Việt Nam với thời hạn một năm từ tháng 2/2021 đến tháng 2/2022 + Nội dung của quan hệ pháp luật là: Anh B có quyền được sử dụng căn nhà, đề nghị sửa chữa nhà nếu những lỗi hư hỏng đó không phải do lỗi của mình và có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ tiền nhà, điện nước và các khoản chi phí khác có trong hợp đồng kí kết với chị C; không cho thuê lại; trả lại nhà khi hết hợp đồng hoặc không còn có nhu cầu thuê nữa. Chị C có quyền yêu cầu anh B nhận nhà, thanh toán đủ tiền theo thời hạn; bảo quản, sử dụng nhà như đã thỏa thuận trong hợp đồng;

bồi thường thiệt hại hoặc sửa chữa phần hư hỏng do lỗi anh B gây ra và có nghĩa vụ giao nhà, hướng dẫn sử dụng nhà theo đúng công năng, thiết kế; không đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bên anh B thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng - Quan hệ hành chính giữa anh B và sở Xây dựng: + Đây là quan hệ pháp luật phát sinh giữa cơ quan Nhà nước( sở Xây dựng) và cá nhân bị quản lí( anh B)- đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính + Anh B và tổ chức đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là sở Xây dựng là hai chủ thể bất bình đẳng về địa vị pháp lý + Khách thể của quan hệ pháp luật là ngôi nhà đang xây của anh B + Sự kiện pháp lý là anh B đã yêu cầu công ty M xây nhà 6 tầng trong khi anh B chỉ được ủy ban nhân dân huyện X cấp giấy phép xây dựng nhà 4 tầng. Sở Xây dựng trong quá trình kiểm tra đã phát hiện và quyết định xử phạt đối với anh B + Nội dung của quan hệ pháp luật là: Anh B có nghĩa vụ đảm bảo xây nhà đúng như trong giấy phép và Sở Xây dựng có quyền được đưa ra quyết định xử phạt nếu anh B vi phạm pháp luật b, Nguồn của pháp luật hay còn gọi là hình thức bên ngoài của pháp luật là phương thức thể hiện, dạng tồn tại thực tế của pháp luật * Pháp luật đã tồn tại dưới nhiều nguồn (hình thức) khác nhau như : Tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật và các hình thức khác -Tập quán pháp: là hình thức pháp luật, trong đó các phong tục, tập quán lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và đã được giai cấp thống trị thông qua Nhà nước thừa nhận chúng là pháp luật. -Tiền lệ pháp (luật án lệ ): là hình thức pháp luật mà Nhà nước thừa nhận các văn bản của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan hành chính trong quá trình xét xử một vụ án hoặc giải quyết một sự việc trước đó, làm căn cứ để giải quyết những sự việc tương tự xảy ra về sau.

-Văn bản quy phạm pháp luật (pháp luật thành văn ): là hình thức pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới hình thức văn bản. Văn bản quy phạm pháp luật với các hình thức cụ thể như: Hiến pháp, Luật, Nghị định, … là nguồn luật tiến bộ nhất, có khả năng phản ánh rõ nét nhất nội dung và các thuộc tính của pháp luật. => Nguồn luật có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ pháp luật phát sinh trong tinh huống trên là: Văn bản quy phạm pháp luật (pháp luật thành văn) * Giải thích: -Văn bản quy phạm pháp luật (pháp luật thành văn) là hình thức pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới hình thức văn bản. Văn bản quy phạm pháp luật với các hình thức cụ thể như: Hiến pháp, Luật, Nghị định là nguồn luật tiến bộ nhất có khả năng phản ánh rõ nét nhất nội dung và các thuộc tính của pháp luật -Văn bản quy phạm pháp luật phải do cơ quan nhà nước, người ban hành, mỗi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền, tùy thuộc vào chức năng của mình có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật với các hình thức nhất định -Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần đối với các đối tượng khi có sự kiện pháp lý xảy ra, có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc hoặc từng địa phương và được nhà nước bảo đảm thực hiện . - Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo hình thức, trình tự, thủ tục chặt chẽ, được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân => Các quan hệ phát sinh trong tình huống trên bao gồm quan hệ dân sự, quan hệ hành chính đều thuộc phạm vi điều chỉnh của quy phạm pháp luật nên nguồn luật có thể áp dụng để điều chỉnh các quan hệ đó là văn bản quy phạm pháp luật

Câu 2: a, Hợp đồng lao động được kí giữa chị V và công ty Hansen, Hợp đồng xây dựng được kí giữa anh B và công ty M, Giấy phép xây dựng được UBND huyện X cấp, Quyết định xử phạt của Sở Xây dựng đều không phải văn bản quy phạm pháp luật. Bởi vì: các văn bản trên không đáp ứng được đầy đủ đặc điểm của 1 văn bản quy phạm pháp luật: • Văn bản “Hợp đồng lao động được kí giữa chị V và công ty Hanse’' và văn bản “Hợp đồng xây dựng được kí kết giữa anh B và công ty M” không được cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành, không chứa các quy tắc xử sự chung, không được áp dụng nhiều lần với mọi đối tượng khi có sự kiện pháp lý xảy ra và không được ban hành theo đúng trình tự thủ tục được quy định trong Luật. => Không phải văn bản quy phạm pháp luật. • Văn bản “Giấy phép xây dựng được UBND huyện X cấp” và văn bản “Quyết định xử phạt của Sở Xây dựng” tuy đáp ứng được 2 đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật nhưng không chứa các quy tắc xử sự chung và không được áp dụng nhiều lần với mọi đối tượng => Không phải văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản trên là văn bản áp dụng pháp luật. b, Pháp nhân là một chế định quan trọng đối với nhiều ngành luật, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật dân sự. Căn cứ Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 quy định về pháp nhân như sau: 1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: + Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; + Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; + Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; + Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác. -Căn cứ Điều 83 Bộ luật dân sự 2015 quy định về cơ cấu tổ chức của pháp nhân như sau: + Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân. + Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. => UBND huyện không phải là pháp nhân bởi không đáp ứng được đủ điều kiện trở thành 1 pháp nhân: • UBND huyện không có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và không thể tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. UBND huyện lại có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật bởi UBND huyện là 1 cơ quan nhà nước, có đầy đủ đặc điểm của 1 cơ quan nhà nước: • UBND huyện được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật • Hoạt động của UBND huyện mang tính quyền lực nhà nước, UBND huyện nhân danh Nhà nước thực hiện nhiệm vụ và chức năng bằng những hình thức và phương pháp do pháp luật quy định. • UBND không trực tiếp tạo ra cơ sở vật chất nhưng có tác động quan trọng với quá trình đó, thể hiện ở những Nghị định, quyết định, … • Mọi cá nhân đảm nhận vị trí trong UBND huyện đều là công dân Việt Nam. => Uỷ ban nhân dân huyện không phải là pháp nhân, không có tài sản độc lập, không tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. *Căn cứu Điều 4 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục

quy định. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay bao gồm: - Hiến pháp. - Bộ luật, luật (gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội. - Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. - Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. - Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. - Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. - Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. - Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước. - Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh). - Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. - Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện). - Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện. - Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). - Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã. => Quyết định của Ủy ban nhân dân huyện là một loại văn bản quy phạm pháp luật.

=> Ủy ban nhân dân huyện được ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới dạng văn bản mang tên là Quyết định. Câu 3: a) Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Một hiện tượng xã hội được coi là vi phạm pháp luật khi có đủ các dấu hiệu cơ bản: + Vi phạm pháp luật là hành vi thực tế của con người + Là hành vi trái pháp luật + Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện + Luôn chứa đựng lỗi của chủ thể Trong tình huống trên, xảy ra: +Vi phạm pháp luật hành chính giữa anh B và UBND huyện X. Anh B đã xây nhà 6 tầng mặc dù trong giấy phép xây dựng anh B chỉ được xây nhà 4 tầng. Đây là vi phạm hành chính bởi vì đây là hành vi có lỗi do cá nhân (anh B) có năng lực pháp lý thực hiện, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định của nhà nước, anh B phải bị xử lý hành chính. b, * Các hình thức trách nhiệm pháp lý phát sinh trong tình huống trên là: - Trách nhiệm Dân sự của chị C khi yêu cầu chấm dứt hợp đồng thuê nhà không đúng thời gian theo hợp đồng: Giải thích:  + Cơ sở thực tế của trách nhiệm Dân sự là vi phạm pháp luật Dân sự. +Chủ thể bị áp dụng:  Là chị C- cá nhân  Có đầy đủ năng lực trách nhiệm Dân sự  Đã vi phạm pháp luật Dân sự

+Chủ thể có thẩm quyền áp dụng: Anh B. +Hình thức trách nhiệm pháp lý: Bồi thường thiệt hại. - Trách nhiệm Hành chính của anh B khi xây nhà vượt quá yêu cầu cho phép. Giải thích: +Cơ sở thực tế của trách nhiệm hành chính là vi phạm pháp luật hành chính +Chủ thể bị áp dụng:  Anh B- là cá nhân  Có đầy đủ năng lực trách nhiệm hành chính  Đã vi phạm pháp luật hành chính +Chủ thể có thẩm quyền áp dụng: cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Sở Xây dựng) +Hình thức trách nhiệm pháp lý: phạt tiền, buộc khôi phục nguyên trạng,… + Đây là loại trách nhiệm pháp lý ít nghiêm khắc hơn trách nhiệm hình sự. *Việc anh B yêu cầu Công ty M phải bồi thường thiệt hại không phù hợp với quy định pháp luật bởi vì: - Tiến độ thực hiện hợp đồng được điều chỉnh khi việc bàn giao mặt bằng không đúng với các thỏa thuận giữa chủ đầu tư và bên thuê (là nhà thầu) được quy định cụ thể tại Điều 39 Nghị định 37/2015/NĐ-CP. Cụ thể: Tiến độ thực hiện hợp đồng được điều chỉnh trong các trường hợp sau: -Do ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa hoặc các sự kiện bất khả kháng khác; -Thay đổi, điều chỉnh dự án, phạm vi công việc, thiết kế, biện pháp thi công theo yêu cầu của bên giao thầu làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng; -Do việc bàn giao mặt bằng không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng, tạm dừng hợp đồng do lỗi của bên giao thầu, các thủ tục liên quan ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng mà không do lỗi của bên nhận thầu gây ra;

-Tạm dừng thực hiện công việc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không do lỗi của bên giao thầu gây ra. Việc điều chỉnh tiến độ làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng thì chủ đầu tư phải báo cáo Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định. => Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid và thực hiện theo chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 nên công ty M buộc phải dừng thực hiện công việc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không do lỗi của Công ty M gây ra. => Việc anh B yêu cầu Công ty M phải bồi thường thiệt hại không phù hợp với quy định pháp luật. Câu 4: a, Tư pháp quốc tế là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức với nhau của tư pháp quốc tế. Phạm vi điều chỉnh ( đối tượng điều chỉnh ) Quan hệ dân sự theo nghĩa rộng bao gồm: - Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh trong giao lưu dân sự. - Quan hệ kinh doanh thương mại. - Quan hệ lao động. - Quan hệ hôn nhân gia đình. - Quan hệ tố tụng dân sự. Có yếu tố nước ngoài: - Quan hệ dân sự có ít nhật một trong các bên tham gia (chủ thể) là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. - Quan hệ dân sự có giữa các bên tham gia (chủ thể) là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

-> Anh B kí hợp đồng thuê nhà của chị C không phải là quan hệ tài sản thuộc phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế Giải thích: + Anh B, chị C đều là công dân có quốc tịch Việt Nam, có đủ năng lực hành vi dân sự + Quan hệ hợp đồng giữa anh B và chị C diễn ra tại Việt Nam, khách thể của quan hệ cũng trên đất nước Việt Nam, không có yếu tố nước ngoài tham gia. => Vì vậy Anh B kí hợp đồng thuê nhà của chị C không phải là quan hệ tài sản thuộc phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế b, Nhận định ”Mọi quan hệ tư pháp quốc tế đều có ít nhất một bên chủ thể tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài” * Là nhận định sai * Bởi vì: - Tư pháp quốc tế là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức với nhau của tư pháp quốc tế. Phạm vi điều chỉnh ( đối tượng điều chỉnh ) Quan hệ dân sự theo nghĩa rộng bao gồm: - Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh trong giao lưu dân sự. - Quan hệ kinh doanh thương mại. - Quan hệ lao động. - Quan hệ hôn nhân gia đình. - Quan hệ tố tụng dân sự. Có yếu tố nước ngoài: - Quan hệ dân sự có ít nhật một trong các bên tham gia (chủ thể) là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. - Quan hệ dân sự có giữa các bên tham gia (chủ thể) là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ

đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. => Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài. => Nhận định ”Mọi quan hệ tư pháp quốc tế đều có ít nhất một bên chủ thể tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài” là nhận định sai Câu 5: a, Hiệp định tượng trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và Liên Bang Nga 1998 tại điều 39 có quy định: ‘Quan hệ pháp luật về thừa kế động sản do pháp luật của bên ký kết mà người để là người thừa kế là công dân vào thời điểm chết điều chỉnh” - Quy định này thuộc loại quy phạm pháp luật trong Tư pháp quốc tế : Quy phạm xung đột - Giải thích: + “Các quy phạm pháp luật xung đột không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ cho các bên chủ thể mà chỉ quy định về nguyên tắc chọn luật, để viện dẫn đến một nguồn luật nhất định được áp dụng để điều chỉnh quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài.” + Nhìn vào điều luật này chúng ta sẽ không thể ngay lập tức giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế trong trường hợp bất động sản ở Việt Nam hay ở Liên Bang Nga mà phải tìm xem quy định này nằm trong văn bản pháp luật nào của Việt Nam hoặc Liên Bang Nga . Tức là từ

quy phạm xung đột, ta tìm được quy phạm thực chất trực tiếp điều chỉnh vấn đề từ đó vấn đề được giải quyết => xung đột pháp luật được giải quyết. + Mặc dù không giải quyết được ngay lập tức tranh chấp nhưng phương pháp xung đột là phương pháp phổ biến và đặc thù của tư pháp quốc tế được hầu hết các quốc gia áp dụng. b, Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật : - Quy phạm pháp luật xung đột không có cấu trúc giả định, quy định và chế tài như các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Cấu tạo của quy phạm pháp luật xung đột chỉ gồm 2 bộ phận: +Bộ phận phạm vi nêu lên quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nào được quy phạm pháp luật đó điều chỉnh + Bộ phân hệ thuộc nêu lên hệ thống pháp luật nào được áp dụng cho quan hệ dân sự được quy định ở phần phạm vi -Cấu trúc của quy phạm pháp luật: +Phạm vi: là tài sản là động sản ở CHXHCN Việt Nam hoặc Liên Bang Nga +Hệ thuộc: là pháp luật của nơi có động sản là CHXHCN Việt Nam hoặc Liên Bang Nga -HẾT-...


Similar Free PDFs