Quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ và vận dụng vào nâng cao ý thức sinh viên PDF

Title Quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ và vận dụng vào nâng cao ý thức sinh viên
Author Tiến Lê Ngọc
Course Tư tưởng Hồ Chí Minh
Institution Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 34
File Size 974.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 145
Total Views 677

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINHKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊTIỂU LUẬNQUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦVẬN DỤNG VÀO NÂNG CAO Ý THỨC DÂN CHỦ TRONG SINH VIÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHMÃ HỌC PHẦN: LLCT120314_21_1_GVHD: Th Trươn...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



TIỂU LUẬN

QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ VẬN DỤNG VÀO NÂNG CAO Ý THỨC DÂN CHỦ TRONG SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH MÃ HỌC PHẦN: LLCT120314_21_1_31 GVHD: Th.S Trương Thị Mỹ Châu SVTH: Nhóm 4

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021

DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2021 – 2022 Nhóm số 04 (Lớp thứ 5, tiết 1-2)

STT

Họ và tên

Mã số sinh viên

Tỉ lệ hoàn thành

1

Vũ Tấn Phát

20132120

100%

2

Nguyễn Đức Trung

20132248

100%

3

Ngô Thị Thanh Thảo

20132048

100%

Lớp 04ĐT – T3 – 11.12

4

Lê Ngọc Tiến

20132239

100%

Lớp 02ĐT – T5 – 8.9

5

Nguyễn Xuân Nhị

20132001

100%

Lớp 01ĐT – T5 – 10.11

6

Nguyễn Thanh Tùng

20126213

100%

Lớp 03ĐT – T6 – 10.11

Ghi chú

Ghi chú: - Tỉ lệ hoàn thành: 100% - Nhóm trưởng: Vũ Tấn Phát NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Giảng viên hướng dẫn

i

LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập và nghiên cứu, nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn ThS. Trương Thị Mỹ Châu đã tận tâm hướng dẫn, định hướng, góp ý và sửa chữa những sai sót để nhóm tác giả có thể hoàn thành bài tiểu luận và kịp tiến độ. Nhóm đã rất cố gắng để hoàn thành bài tiểu luận này. Tuy nhiên, bài tiểu luận cũng không tránh khỏi những sai sót, rất mong Quý Thầy, Cô và các bạn thông cảm! Nhóm xin chân thành cảm ơn!

ii

LỜI CAM ĐOAN Nhóm chúng tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của nhóm. Nhóm chịu hoàn toàn trách nhiệm với những nội dung đã trình bày trong tiểu luận, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM không liên đới trách nhiệm. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021 (Ký tên và ghi rõ họ tên)

iii

MỤC LỤC DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN .....................................................i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................vi MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1

A.

B.

1.

Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 2

2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 3

4.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4 NỘI DUNG................................................................................................................... 5

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ.................................... 5 1.1. Các khái niệm.......................................................................................................... 5 1.1.1.

Khái niệm dân chủ ........................................................................................ 5

1.1.2.

Dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh .......................................................... 5

1.2. Cơ sở hình thành quan điểm của H ồ Chí Minh về dân chủ .................................... 6 1.2.1.

Cơ sở khách quan .......................................................................................... 6

1.2.2.

Cơ sở chủ quan ............................................................................................. 9

1.3. Nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ .............................................. 10 1.3.1.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của nhân dân ........................... 10

1.3.2.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong lĩnh vực chính trị....................... 12

1.3.3.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong lĩnh vực kinh tế .........................13

1.3.4.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong lĩnh vực văn hóa – xã hội ......... 15

1.4. Ý nghĩa quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ ................................................. 16 CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG VÀO NÂNG CAO Ý THỨC DÂN CHỦ TRONG SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM ....................................... 17 2.1. Thực trạng về việc thực hiện dân chủ trong sinh viên Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp.HCM ............................................................................................................ 17 iv

2.2. Chính sách của nhà trường và các tổ chức Đoàn – Hội trong việc thực thi dân chủ trong sinh viên ................................................................................................................ 18 2.3. Các giải pháp năng cao ý thức dân chủ trong sinh viên ....................................... 22 2.3.1. Nâng cao nhận thức đúng đắn của sinh viên về dân chủ và tinh thần dân chủ trong trường học .................................................................................................. 22

C.

2.3.2.

Dân chủ trong dạy học phải bắt đầu từ cách làm của người dạy học ......... 22

2.3.3.

Dân chủ trong kiểm tra đánh giá ................................................................. 23

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 24

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................................... 25 TÀI LIỆU THAM KH ẢO .................................................................................................. 27

v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu

Viết tắt cho

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TNCS

Thanh niên Cộng sản

HSV

Hội sinh viên

vi

QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ VẬN DỤNG VÀO NÂNG CAO Ý THỨC DÂN CHỦ TRONG SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM A. MỞ ĐẦU Lịch sử Việt Nam với hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hình thành các giá trị truyền thống dân tộc đa dạng và vững chắc. Đó là ý thức chủ quyền của quốc gia dân tộc, ý chí tự lập tự cường, kiên cường, yêu nước… đã trở thành động lực trường tồn của đất nước. Trong nền tảng giá trị tinh thần truyền thống đó, tư tưởng yêu nước là cốt lõi, xuyên suốt các thời kỳ lịch sử dân tộc. Sức mạnh truyền thống tư tưởng yêu nước của dân tộc đã thúc giục Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước và đã tạo nên Hồ Chí Minh - nhà lãnh đạo chính trị kiệt xuất của thế kỷ XX, một nhà tư tưởng - triết học mang đậm tính dân tộc và hiện đại. Người đã tiếp thu tinh hoa văn hoá của dân tộc, của nhân loại để làm giàu cho tư tưởng cách mạng và văn hoá của Người. Đó là những quan điểm, quan niệm về nhà nước, về dân chủ, về pháp luật và sự vận dụng sáng tạo hệ tư tưởng Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự tổng hoà và phát triển biện chứng. Là sự tổng hoà tư tưởng văn hoá truyền thống của dân tộc, phát triển biện chứng tư tưởng văn hoá của phương Đông và phương Tây với Chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng cùng với thực tiễn của dân tộc, của thời đại qua sự tư duy sáng tạo, có biện chứng, có nhân cách, có phẩm chất cách mạng Việt Nam cao đẹp tạo nên. Trải qua hơn nửa thế kỷ, tư tưở ng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam, là ngọn cờ thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, vì giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH). Tư tưởng Hồ Chí Minh đã là một bộ phận chính của chuyên ngành “Hồ Chí Minh học” thuộc ngành Khoa học Chính trị Việt Nam. Trong tác phẩm Toàn tập, Người đã khẳng định: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân,…”. Dân chủ đã từ lâu không còn là vấn đề xa lạ. Ở mỗi quốc gia, mỗi xã hội hay trong mỗi gia đình mọi người đều nhắc đến vấn đề dân chủ. Dân chủ tuy là một đề tài cũ nhưng 1

mỗi khi đề cập đến nó luôn mang lại cho chúng ta những yếu tố mới mẻ mang hơi thở của thời đại. Dân chủ và thực hiện dân chủ là nhu cầu khách quan của con người, là khát vọng của con người, là mục tiêu đấu tranh không ngừng của con người. Ngay từ thời công xã nguyên thuỷ, để duy trì sự tồn tại của mình, con người đã biết tổ chức ra những hoạt động có tính cộng 3 đồng mà các thành viên đều bình đẳng tham gia. Họ đã biết cử hoặc phế bỏ người đứng đầu nếu không thực thi đúng những quy định. Đây là hình thức dân chủ sơ khai trong xã hội chưa có giai cấp, dân chủ được hiểu là quyền lực của nhân dân.

1. Lý do chọn đề tài “Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất/ Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng/ Và Anh chết trong khi đang đứng bắn/ Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng” (Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân). Chỉ bốn câu thơ nhưng đã thể hiện trọn vẹn lòng yêu nước, sự hy sinh anh dũng của bao thế hệ dân tộc Việt Nam để giữ lấy độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. Chính tinh thần yêu nước, tư tưởng độc lập dân chủ ấy đã trở thành giá trị truyền thống cốt lõi, xuyên suốt các thời kỳ lịch sử dân tộc. Và cũng chính các giá trị truyền thống ấy đã làm cháy lên lòng yêu nước thương dân, làm bùng lên ước muốn cao cả, hình thành ý chí quyết đem lại hạnh phúc, sự ấm no và dân chủ cho con dân Việt Nam của vị cha già kính yêu của dân tộc – Hồ Chí Minh. Là một nhà lãnh đạo chính trị kiệt xuất của thế kỷ XX, một nhà tư tưởng – triết học mang đậm tính dân tộc và hiện đại, Người đã tiếp thu tinh hoa văn hoá của dân tộc, của nhân loại để làm giàu cho tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng và tư tưởng nhân loại nói chung. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự vận dụng và phát triển sáng tạo trong quá trình hoạt động cách mạng của Người. Đó là sự tổng hòa các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, là sự phát triển từ chủ nghĩa Mác – Lênin vĩ đại và sự tiếp thu sáng tạo những tinh hoa văn hoá toàn nhân loại (phương Đông và phương Tây). Tất cả được Hồ chủ tịch vận dụng vào thực tiễn và điều kiện của nước Việt Nam một cách phù hợp và là kim chỉ nam cho các thế hệ mai sau học tập và làm theo. Và trải qua hơn nửa thế kỷ, theo dòng thời gian và lịch sử cũng đã chứng minh được tầm quan trọng, vai trò to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc. Trong đó, vấn đề dân 2

chủ có thể xem là một trong những vấn đề tiêu biểu, sâu sắc, mang giá trị, ý nghĩa rất lớn trong công cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, giải phóng dân tộc và tiến lên xã hội chủ nghĩa. Như trong tác phẩm “Toàn tập”, Người đã khẳng định: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân…”. Dân chủ tuy không còn là vấn đề xa lạ nhưng khi nhắc đến, dân chủ luôn mang đến những yếu tố mới mẻ tuỳ mỗi quốc gia, dân tộc; và mang hơi thở đậm vị thời đại. Dân chủ và thực hiện dân chủ đã, đang và sẽ mãi là nhu cầu khách quan của mỗi người trong chúng ta, là khát vọng cháy bỏng và là mục tiêu phấn đấu không ngừng của con người. Và với những lý do trên, mà nhóm chúng tôi đã chọn đề tài: “Quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ và vận dụng vào nâng cao ý thức dân chủ trong sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM”. Qua đó hiểu được sâu sắc hơn về quan điểm, ý nghĩa và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, và có những nhận thức cũng như hành động đúng đắn thực hiện dân chủ trong nhà trường của sinh viên.

2. Mục tiêu nghiên cứu Trong phạm vi đề tài nghiên cứu “Quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ và vận dụng trong việc nâng cao ý thức dân chủ của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh” nhóm tác giả muốn tìm hiểu sâu sắc và phân tích rõ ràng hơn về vấn đề dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhằm giải đáp được thế nào là dân chủ, giúp chúng ta hiểu sâu thêm về quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ, đặc biệt làm rõ được vấn đề về dân chủ trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Đồng thời tìm hiểu và phân tích việc vận dụng và nâng cao ý thức dân chủ trong sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ một vấn đề rộng lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Trong đề tài này nhóm tác giả đề cập một số nét cơ bản trong tư tưởng về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; về bảo vệ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Từ đó nhóm tác giả đưa ra các giải pháp để tiếp vận dụng 3

trong việc nâng cao ý thức dân chủ của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Phương pháp nghiên cứu -

Tra cứu tài liệu và Internet, tổng hợp và chọn lọc lại thông tin, phân tích, nghiên cứu và từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá.

-

Đứng vững dựa trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin.

-

Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng hợp.

4

B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ

1.1.

Các khái niệm

1.1.1. Khái niệm dân chủ Dân chủ được hiểu là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị xã hội, thừa nhận nhân dân chính là nguồn gốc của quyền lực. Mặc dù chưa có định nghĩa thống nhất nào về dân chủ nhưng có hai nguyên tắc mà bất kỳ định nghĩa dân chủ nào cũng phải đưa vào. Nguyên tắc thứ nhất là tất cả mọi thành viên của xã hội (công dân) đều có quyền tiếp cận quyền lực một cách bình đẳng và nguyên tắc thứ hai là tất cả mọi thành viên (công dân) đều được hưởng các quyền tự do được công nhận một cách rộng rãi. Như theo Abrham Lincoln từng cho rằng: dân chủ là một chính phủ “của dân, do dân và vì dân”.

1.1.2. Dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh Dân chủ có thể xem là một khát vọng chính đáng muôn đời của con người. Theo Democratos – một triết gia người Hy L ạp cổ đại định nghĩa rằng: dân chủ chính là quyền lực thuộc về nhân dân. Còn đối với Hồ Chí Minh, thì dân chủ được hiểu là “dân là chủ” tức xác định vị thế của nhân dân và “dân làm chủ” tức xác định thực tế hành động của nhân dân. Đây là quan niệm được Hồ Chí Minh diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, đi thẳng vào bản chất của khái niệm trong cấu tạo quyền lực của xã hội. Người xem dân chủ chính là của cải quý báu nhất của nhân dân, dân chủ là cơ sở đảm bảo quyền làm chủ, các quyền cơ bản của nhân dân lao động. “Dân là chủ” và “Dân làm chủ” là hai mệnh đề luôn đi đôi với nhau, thể hiện: quyền lực tối thượng trong cấu tạo quyền lực của Nhà nước chính là nhân dân; Quyền hành và lực lượng là ở nơi dân; Dân là người lập ra Đảng và Chính quyền. Người còn chỉ ra cơ chế bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân qua việc: các tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể phải phục vụ nhân dân; Cán bộ, đảng viên, chính quyền làm công bộc cho nhân dân; Nhân dân phải làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước. 5

Cơ sở hình thành quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ

1.2.

1.2.1. Cơ sở khách quan Cơ sở về khái niệm dân chủ từ xa xưa Nhân loại từ lâu đời đã có quan niệm về dân chủ. Ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, khi có ngôn ngữ, chữ viết, con người đã biết diễn đạt nội dung dân chủ. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, con người đã biết “cử ra và phế bỏ người đứng đầu” là do quyền và sức lực của người dân. Nghĩa là dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Nhưng trong các thời kỳ khác nhau của xã hội có phân chia giai cấp, dân chủ không còn giữ nguyên nghĩa ban đầu của nó là quyền lực thuộc về nhân dân, mà bị chi phối bởi quan điểm lập trường, thái độ chính trị của giai cấp cầm quyền trong xã hội. Giai cấp thống trị cũ đã nhân danh cộng đồng, nhân danh lợi ích chung định ra pháp luật, thao túng mọi quyền hành, tước quyền làm chủ của nhân dân. Cụ thể: -

Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giai cấp chủ nô lập ra Nhà nước, lấy tên là Nhà nước dân chủ, tức là Nhà nước dân chủ chủ nô thống trị đại đa số người lao động là giai cấp nô lệ. Khi đó Nhà nước chủ nô mới chính thức sử dụng từ “dân chủ”. Nghe là vậy nhưng thực chất, trong từ “dân chủ” ở xã hội ấy thì “dân” bao gồm giai cấp chủ nô, tăng lữ, thương gia, một số trí thức và người tự do; còn đại đa số nhân dân (là nô lệ) thì không được xem là “dân”.

-

Đến chế độ xã hội phong kiến, mặc dù khát vọng dân chủ của người dân vẫn cháy bỏng nhưng chế độ phong kiến lại không được thừa nhận là một chế độ dân chủ mà thực chất là một chế độ quân chủ.

-

Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, dù có nhiều thành tựu to lớn, dù có mang tên nhà nước dân chủ nhưng thực chất không phải là nhà nước thực hiện quyền lực của dân mà chỉ là một nhà nước của giai cấp tư sản.

-

Chỉ đến khi chủ nghĩa xã hội ra đời, nhân dân lao động giành lại chính quyền và tư liệu sản xuất thì quyền lực thực sự của dân mới trở lại với nhân dân. Vì vậy dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao nhất, đầy đủ nhất, dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản. 6

Cơ sở hình thành từ quan niệm dân chủ của Chủ nghĩa Mác – Lênin Quan niệm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ thể hiện ở những quan điểm sau: -

Chủ nghĩa Mác – Lênin kế thừa những nhân tố hợp lý, những hoạt động thực tiễn và nhận thức của nhân loại về dân chủ. Đặc biệt tán thành quan điểm: Dân chủ là một nhu cầu khách quan của nhân dân lao động, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân.

-

Khi xã hội có giai cấp và nhà nước – tức là một chế độ dân chủ thể hiện chủ yếu qua nhà nước thì khi đó không có dân chủ chung chung, phi giai cấp, siêu giai cấp, “ dân chủ thuần túy”. Trái lại, mỗi chế độ dân chủ gắn liền với nhà nước đều mang bản chất giai cấp thống trị xã hội. Nền dân chủ trong xã hội có giai cấp nó mang tính giai cấp, gắn liền với các giai cấp đã thiết lập nên nền dân chủ đó, như: Dân chủ nô lệ, dân chủ tư sản, dân chủ vô sản (dân chủ xã hội chủ nghĩa). Do đó, từ khi có chế độ dân chủ thì dân chủ luôn luôn tồn tại với tư cách một phạm trù lịch sử, phạm trù chính trị.

-

Từ khi có nhà nước dân chủ, thì dân chủ còn với ý nghĩa là một hình thức nhà nước, trong đó chế độ bầu cử, bãi miễn các thành viên của nhà nước, có quản lý xã hội theo pháp luật nhà nước và thừa nhận ở nước đó “quyền lực thuộc về nhân dân” (còn dân là ai thì do giai cấp thống trị quy định) gắn liền với một hệ thống chuyên chính của giai cấp thống trị xã hội.

-

Với một chế độ dân chủ và nhà nước tương ứng đều do một giai cấp thống trị cầm quyền chi phối tất cả các lĩnh vực của toàn xã hội, do vậy, tính giai cấp thống trị cũng gắn liền và chi phối tính dân tộc, tính chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…ở mỗi quốc gia, dân tộc cụ thể.

Tinh hoa văn hóa nhân loại -

Cơ sở hình thành từ tư tưởng “thân dân” ở phương Đông • Theo Nho giáo, làm vua tức là nhận lấy “mệnh Trời” nên phải thực hiện bổn phận với ý thức tự nguyện. Mà Mệnh Trời thống nhất với ý dân, ý dân là ý Trời. Dân là gốc nước, dân là nước, vua quan là thuyền, nướ...


Similar Free PDFs