Thống kê Ứng dụng - Lớp cô Thảo Nguyên PDF

Title Thống kê Ứng dụng - Lớp cô Thảo Nguyên
Author Thảo Ngọc
Course Thống Kê Ứng Dụng
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 23
File Size 690.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 164
Total Views 227

Summary

####### BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO####### TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH####### ------------------BÀI TIỂU LUẬNNÂNG CAO HIỂU BIẾT VÀ Ý THỨC CỦASINH VIÊN VỀ DỊCH BỆNH COVID-Giảng viên : Nguyễn Thảo NguyênMã lớp học phần : 21D1STADanh sách sinh viên nhóm :1. Võ Tịnh Nghi2. Nguyễn Đồng Phương...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------

BÀI TIỂU LUẬN NÂNG CAO HIỂU BIẾT VÀ Ý THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19 Giảng viên

:

Nguyễn Thảo Nguyên

Mã lớp học phần

:

21D1STA50800548

Danh sách sinh viên nhóm : 1. Võ Tịnh Nghi 2. Nguyễn Đồng Phương Nguyên 3. Đặng Ngọc Anh Thy 4. Hà Thuỷ Tiên 5. Lao Võ Minh Tâm

1

MỤC LỤC Trang

I.

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề…………………………………...............………………….3 2. Mục tiêu hướng tới……………….................………………………….4

II.

TỔNG QUAN

1. Giới thiệu chung về đại dịch Covid-19……………..…….....................4 2. Tác động của dịch bệnh đối với thế giới……….……..………………..8 3. Các triệu chứng và phòng ngừa Covid-19…………...….......................9

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu……....…..…………………..10 2. Xử lí số liệu và phân tích thực trạng…….……….…………………..11

VI. GIẢI PHÁP 3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiểu biết ở sinh viên…………….……...20

2

I. MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, sự bùng phát của dịch bệnh virus Corona (Covid-19) đã được tuyên bố là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế và virus này đã lan đến nhiều vùng quốc gia và lãnh thổ. Theo thống kê mới nhất (14/6/2021) của Tổ chức y tế thế giới (WHO) có tổng cộng 176.747.563 ca mắc covid trên toàn thế giới, trong đó có 3.820.197 ca tử vong. Và tính đến ngày 9/6/2021, tổng cộng 2.156.550.767 liều vaccine đã được tiêm phòng. Tính riêng ở Việt Nam: - Có tổng cộng 10.730 ca nhiễm covid trên cả nước - Khoảng 6.669 người đang được điều trị bệnh - Tổng cộng 3.998 ca được chữa khỏi - Tổng cộng 59 ca tử vong do covid-19 ( số liệu thống kê mới nhất ngày 14/6/2021) Theo Trang tin về dịch bệnh covid-19 của bộ y tế Việt Nam Theo Trang tin về dịch bệnh covid-19 của bộ y tế Việt Nam Mới nhất, theo số liệu của bộ y tế, Việt Nam ghi nhận có khoảng 138 ca mắc mới, trong đó 31 ca ở TP. HCM. Hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng, lây lan khá nhanh trong cộng đồng, nhưng với sự nỗ lực dập dịch của Chính phủ và người dân, dịch bệnh được hi vọng sẽ mau chóng được khống chế để đảm bảo mọi người có thể trở lại

3

cuộc sống bình thường. Do đó, việc nâng cao hiểu biết và ý thức về dịch bệnh covid-19 là điều hết sức cần thiết. Chính vì thế, nhóm sinh viên môn Thống kê của Đại học Kinh tế TP.HCM đã thực hiện cuộc khảo sát dựa trên sự hiểu biết và ý thức của sinh viên về dịch bệnh covid-19, từ đó phổ biến kiến thức và nhận thức đúng đắn về dịch bệnh để sinh viên nói riêng và toàn thể người dân nói chung có thể chung tay bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân mình cũng như mọi người xung quanh, mang lại sự an toàn cho cộng đồng xã hội. 2. MỤC TIÊU HƯỚNG TỚI ‘KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT VÀ Ý THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ COVID-19’ được thực hiện với mục tiêu: - Tổng quan về kiến thức hữu ích của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19. - Đề xuất giải pháp và tuyên truyền nâng cao hiểu biết và ý thức về dịch bệnh Covid-19.

II. TỔNG QUAN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19 Đại dịch Covid-19, hay còn được gọi là đại dịch coronavirus, là một đại dịch bệnh truyền nhiễm lây nhiễm ở người qua đường tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp (qua các vật dụng hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh), hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh qua dịch tiết từ miệng và mũi. Đại dịch khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền trung 4

Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Từ đó các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành cuộc nghiên cứu và phân lập được một chủng coronavirus mới, được Tổ chức Y tế Thế Giới tạm gọi là 2019nCov, có trình tự gen giống với SART-CoV trước đây với mức tương đồng lên đến 79,5%. Cho tới hiện nay, đại dịch đã lan rộng ra trên phạm vi toàn cầu và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống của người dân ở các nước.

Cách lây lan của Covid-19 COVID-19 lây lan khi người nhiễm bệnh thở ra các giọt bắn và các hạt rất nhỏ có chứa vi-rút. Những giọt bắn và hạt này có thể bị người khác hít vào hoặc rơi vào mắt, mũi hoặc miệng của họ. Trong một số trường hợp, họ có thể gây ô nhiễm các bề mặt họ chạm vào. Những người ở gần hơn 6 feet so với người bị nhiễm bệnh có nhiều khả năng bị nhiễm bệnh nhất. COVID-19 lây lan theo ba cách chính: - Hít vào không khí khi ở gần người bị nhiễm bệnh đang thở ra những giọt nhỏ và các hạt có chứa vi-rút. - Để những giọt nhỏ và các hạt có chứa vi-rút rơi vào mắt, mũi hoặc miệng, đặc biệt là thông qua sự bắn tóe và tia xịt như ho hoặc hắt hơi. - Chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bằng tay có vi-rút trên đó.

Các biến chủng Covid-19 hiện có Các nhà khoa học đã khẳng định rằng virus Covid-19 đã xuất hiện biến chủng và những biến chủng đang lưu hành hiện nay có khả năng lây nhiễm cao gấp 6 lần so với chủng nguyên thể ở Vũ Hán. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Cell đã đưa ra nghiên cứu trong phòng thí nghiệm khi xác định những thay đổi nhỏ trong protein nhô ra khỏi 5

bề mặt của virus Covid-19. Sự thay đổi này đã được xác định tại thời điểm tháng 6 năm ngoái và sự thay đổi này làm tăng khả năng truyền virus từ người này sang người khác, tuy nhiên không làm tăng hay giảm các triệu chứng. Mặc dù việc SARS-CoV-2 biến chủng là điều đã được dự đoán. Tuy nhiên, tình hình hiện tại khiến giới chức y tế toàn cầu không khỏi lo ngại. Nhiều chuyên gia cảnh báo biến chủng virus mới gây ra tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, qua mặt được các xét nghiệm hoặc khiến vaccine Covid-19 kém tác dụng.

Hiện nay, phổ biến nhất là biến chủng kép từ Ấn Độ, B.117 (Anh), B.1.351 (Nam Phi) và P.1 (Brazil). Biến chủng lần đầu tiên được tìm thấy ở Anh, Ấn Độ cũng là hai chủng chính của làn sóng Covid-19 đang bùng phát tại Việt Nam. - Biến chủng kép B.1.617 lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ vào tháng 12/2020. Tuy nhiên, một phiên bản khác của chủng virus này đã được phát hiện trước đó 2 tháng cũng tại đất nước này. Anurag Agrawal, Giám đốc Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Ấn Độ, cho biết tỷ lệ lây nhiễm của biến chủng này có thể cao hơn đến hơn 60%. WHO từng đưa B.1.617 vào danh sách những biến chủng “được quan tâm” – danh sách chỉ ra những loại biến thể nguy hiểm gấp nhiều lần phiên bản virus gốc với khả năng lây truyền nhanh hơn, gây tỷ lệ tử vong cao và giảm hiệu quả vaccine. Thêm vào đó, đợt dịch bùng phát gần đây của Ấn Độ, một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 là chủng Bengal đã được phát hiện. Các chuyên giá cho biết biến thể này có khả năng lây nhiễm cao hơn và đang lan rộng nhanh chóng. - Biến chủng B.117 còn được gọi là VOC202012/01 (viết tắt của Variant of Concern – biến chủng cần được quan tâm, do Public Health England đặt tên). Đây cũng là biến chủng đánh dấu cho đợt bùng phát Covid-19 của toàn 6

cầu vào cuối năm 2020. Các quan chức y tế tại Anh cảnh báo biến chủng B.117 của SARS-CoV-2 có khả năng lây truyền cao hơn tới 70%. Trong bản cập nhật dịch tễ hàng tuần, WHO cũng cảnh báo biết biến chủng B.117 cho thấy khả năng lây nhiễm virus mạnh. Bên cạnh đó, với tốc độ lây lan của đại dịch, biến chủng mới B1525 đã được phát hiện ở Anh là biến chủng mới của virus corona với bộ đột biến đáng lo ngại. Giới chuyên gia cho rằng các nhà chức trách cần tập trung thêm vào biến chủng này trong những đợt xét nghiệm đại trà. Bộ gen của B1525 có nhiều điểm tương đồng với biến chủng B117, còn được gọi là biến chủng Kent. B1525 có nhiều đột biến khiến các nhà khoa học lo ngại, bao gồm kiểu đột biến E484K. Đột biến E484K cũng xuất hiện ở các biến chủng nổi lên tại Nam Phi và Brazil. Đặc điểm này giúp virus corona tránh kháng thể vô hiệu hóa trong cơ thể người. - Biến chủng Nam Phi (501.V2 hay B.1.351) mang 3 đột biến (E484K, K417N và N501Y) tại các vùng quan trọng của gene. Đây là nơi tạo ra protein gai mà virus dùng để gắn vào tế bào người. Trong đó, E484K có khả năng làm giảm độ nhận biết của kháng thể người với virus. Nhờ đó, nCoV vượt hàng rào miễn dịch do vaccine sinh ra dễ dàng hơn. - P.1 có 17 đột biến amino acid độc nhất và 4 đột biến thay thế, trong đó ba đột biến đáng lo ngại nhất là K417T, E484K và N501Y. Đặc biệt, E484K thu hút sự chú ý lớn nhất. Nó cũng đã được tìm thấy trên biến chủng B.1.351 từ Nam Phi. Nó được cho là khiến P.1 lây nhiễm cho cả những người từng hồi phục sau khi mắc Covid-19 chủng virus khác trước đó. Đột biến này xuất hiện trên gai protein của virus, khiến biến chủng P.1 thay đổi hình dáng, tránh bị phát hiện bởi các kháng thể sản sinh sau khi tiêm vaccine Covid-19,

7

hoặc sau lần đầu người bệnh mắc Covid-19 do các chủng virus khác. Ngoài ra, đột biến N501Y và K417T chính là tác nhân khiến biến chủng P.1 lây lan mạnh hơn các chủng virus khác.

2. TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH ĐỐI VỚI THẾ GIỚI Đại dịch bùng nổ trên toàn thế giới đã mang lại cho người dân vô vàng khó khăn và thương tổn. Nền kinh tế và xã hội bất ổn dần bị trì trệ, tính mạng con người bị đe dọa nghiêm trọng, tình trạng bài ngoại và phân biệt chủng tộc đối với người Trung Quốc và Đông Á, việc truyền bá thông tin sai lệch trực tuyến và cả thuyết âm mưu về virus. Thế giới đang hứng chịu sự đe dọa của một mầm bệnh nguy hiểm nhất từ trước đến nay. Trước sự nguy hiểm của dịch bệnh một số nước vẫn rất lơ là, chủ quan. Gần đây là lần bùng phát dịch bệnh rất lớn xảy ra ở Ấn Độ nguyên nhân là do sự thiếu hiểu biết, thiếu cảnh giác của người dân khi thấy dịch bệnh đã dần lắng xuống. Nguyên nhân khác là họ quá tự tin khi đất nước đã chủ động tiêm phòng vaccine nên virus sẽ không thể tấn công được họ. Số người đổ ra tham gia các hoạt động công cộng rất khủng khiếp và hậu quả là bùng phát dịch , số cao nhiễm cao nhất lên đến hơn 4.500 ca/ ngày. Riêng ở Việt Nam: Qua dịp lễ 30/4 -1/5, làn sóng dịch Covid-19 đã bùng lên mạnh mẽ trong nước Việt Nam ta. Số người nhiễm bệnh tăng lên nhanh chóng chỉ vài ngày sau đó và tiếp tục tăng lên cho đến thời điểm hiện tại. Nếu không nhanh chóng khắc phục được tình trạng lây lan của dịch bệnh thì nó sẽ trở thành mối đe dọa đến tính mạng toàn thể người dân trong nước. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ý thức và hiểu biết của người dân là rất quan trọng. Các tỉnh cũng như các địa phương, đơn vị trực thuộc đã triển khai hàng loạt biện pháp mạnh mẽ nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch trong cộng đồng. Những người dân đến và về tỉnh từ các địa phương có nguy cơ cao lập tức liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. Đồng thời, tỉnh cũng 8

yêu cầu dừng hết tất cả các lễ hội, giao lưu văn hóa, các bữa tiệc tụ tập đông người,.. Người dân được động viên và tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm, tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, không tụ tập đông người và các biện pháp phòng dịch khác.

3. CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ PHÒNG NGỪA COVID-19 Hiện nay, có rất nhiều chủng loại vius Corona và nó gây ra triệu chứng rất đa dạng, từ nhẹ đến nặng như cảm lạnh thông thường, mệt mỏi cho đến hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng và ảnh hưởng đến cả đường tiêu hóa. Các triệu chứng thường gặp nhất là sốt, ho khan, mệt mỏi…Các triệu chứng ít gặp hơn như đau nhức, đau họng, tiêu chảy, viêm kết mạc, đau đầu, mất vị giác hoặc khứu giác, da nổi mẩn hay ngón tay hoặc ngón chân bị tấy đỏ hoặc tím tái… Thông thường, các triệu chứng sẽ xuất hiện sau 5–6 ngày kể từ khi người bệnh nhiễm vi-rút. Tuy nhiên, thời gian này có thể lên tới 14- 21 ngày. Để phòng ngừa sự lây lan của virus cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa phổ biến sau: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng ít nhất 20s, tránh chạm vào mắt, mũi, miệng bằng tay không rửa sạch, tránh tiếp xúc gần với người bệnh, che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khử trùng các đồ vật và bề mặt thường xuyên chạm vào… Cho đến nay, không có phương pháp điều trị chống vi-rút nào đặc hiệu nào với coronavirus ở người, vì vậy các phương pháp điều trị chỉ mang tính hỗ trợ. Nghiên cứu invitro cho thấy interferon (IFN) có hiệu quả một phần chống lại coronavirus. IFN kết hợp với ribavirin có thể có hoạt tính chống coronavirus cao hơn IFN đơn thuần. Tuy nhiên, hiệu quả trên lâm sàng còn chưa được khẳng định. Các biện pháp hỗ trợ bao gồm hỗ trợ hô hấp như thở oxy, thở máy, ECMO giúp giữ bệnh nhân 9

sống sót cho đến khi bệnh tự hồi phục. Huyết thanh có kháng thể trung hòa SARSCoV đã được sản xuất và có thể sử dụng hữu ích nhất để bảo vệ nhân viên y tế. Các mô hình cytokine ở bệnh nhân bị bệnh coronavirus nặng và biện pháp lọc, hấp phụ cytokine để điều trị bệnh nhân cũng đang được nghiên cứu.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Khảo sát được thực hiện bởi 115 sinh viên, độ tuổi chủ yếu từ 17 đến 22 tuổi, bao gồm 73 nữ, 42 nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh về hiểu biết và ý thức đối với dịch bệnh Covid-19.

10

Phương pháp nghiên cứu ‘KHẢO SÁT NÂNG CAO HIỂU BIẾT VÀ Ý THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ DỊCH BỆCH COVID-19’ sử dụng phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý số liệu, nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng để làm rõ được thực trạng sinh viên hiểu biết về dịch bệnh viên đường hô hấp cấp (Covid-19).

2. XỬ LÍ SỐ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG Phân tích dữ liệu từ 115 đơn khảo sát: Q1: Tần suất cập nhật diễn biến dịch bệnh.

11

Nam

Nữ

Tần suất cập nhật

Không bao giờ

1

0

diễn biến dịch

Hiếm khi

1

1

bệnh của bạn:

Thỉnh thoảng

3

3

Đôi khi

5

10

Thường

6

18

Thường xuyên

8

23

Luôn luôn

18

18

 79,13% người tham gia khảo sát cho biết có thói quen cập nhật tin tức dịch bệnh với tần suất từ mức thường trở lên. Q2: Nguồn cung cấp thông tin diễn biến dịch bệnh thường truy cập.

12

Nam

Nữ

Bạn hay tìm hiểu

Các trang mạng xã hội

39

67

tin tức về tình

Tin tức, thời sự, các phương

35

53

hình dịch bệnh

tiện thông tin truyền thống

qua đâu? (có thể

(báo, đài, loa phát thanh...)

chọn nhiều hơn 1)

Bluezone

18

30

Báo điện tử

21

36

Người thân, gia đình

22

43

Bạn bè

22

32

 Các trang mạng xã hội là nguồn cung cấp thông tin chiếm ưu thế (24,84% đối với nam; 25,67% đối với nữ) tiếp đó là tin tức, thời sự, các phương tiện thông tin truyền thống, sau nữa là người thân, gia đình.  Trong khi đó, Bluezone lại giành một phần nhỏ (11,48%) trong sự lựa chọn của cả hai giới. Q3: Mức độ biết và nắm rõ quy tắc 5K của Bộ Y tế. 13

Bạn đã biết và

Có, đã thông tin

nắm rõ quy tắc 5K Đã nghe qua nhưng không rõ của Bộ Y tế?

Nam

Nữ

37

69

3

4

2

0

chi tiết Không, chưa từng nghe qua

 Đa số người tham gia khảo sát (92,17%) đều biết và nắm rõ quy tắc 5K của Bộ Y tế Chính phủ. Q4: Đánh giá bản thân trong công tác phòng chống dịch bệnh.

14

Bạn thấy bản thân mình đã Kém

Nam

Nữ

1

0

1

1

thực hiện tốt trong công

Chưa tốt nhưng chỉ cần

tác phòng chống dịch

diều chỉnh thêm chút ít

(Khẩu trang – Khử khuẩn

Khá

9

11

– Khoảng cách – Không

Tốt

12

33

19

28

tập trung – Khai báo y tế)? Xuất sắc

 Chỉ 2,6% người nộp đơn khảo sát tự đánh giá bản thân không tốt trong việc phòng chống dịch bệnh. Q6: Mức độ đồng ý quan điểm: “Việc mỗi cá nhân tuân thủ tốt quy tắc 5K sẽ làm tình hình dịch bệnh chuyển biến tốt hơn.”

15

Nam

Nữ

Theo bạn, việc mỗi cá

Hoàn toàn không đồng ý

0

1

nhân tuân thủ tốt quy tắc

Không đồng ý

0

0

5K sẽ làm tình hình dịch

Trung lập

2

2

bệnh chuyển biến tốt hơn?

Đồng ý

5

7

Hoàn toàn đồng ý

35

63

 95,65% tổng cả hai giới đồng ý quan điểm trên; 3,48% giữ thái độ trung lập.  Có 1,36% nữ lựa chọn không đồng tình ý kiến, trong khi đó toàn bộ người tham gia khảo sát là nam đều đồng tình. Q7: Nhận xét về công tác tuyên truyền, chuẩn bị phòng chống cũng như các triển khai cách ly tập trung, giãn cách xã hội của Nhà nước.

16

So sánh với tình hình dịch bệnh trong và ngoài nước, bạn đánh giá công tác tuyên truyền, chuẩn bị phòng chống cũng như các triển khai cách ly tập trung, giãn cách xã hội của Nhà nước như thế nào?

Nam

Nữ

Rất không hài lòng

0

0

Không hài lòng

0

1

Bình thường

0

1

Hài lòng

1

30

Hoàn toàn hài lòng

41

41

 Hầu hết cả nam và nữ (98,26%) đều hài lòng chủ trương và hoạt động phòng chống dịch bệnh của Nhà nước. Qz1: Thứ tự đợt bùng dịch Covid-19 hiện nay trong công đồng Việt Nam theo Bộ Y tế Chính phủ.

17

Nam

Nữ

Hiện tại, đây là đợt bùng phát

1

0

0

dịch Covid-19 thứ mấy trong

2

1

0

cộng đồng Việt Nam theo Bộ Y

3

7

18

tế?

4

6

49

5

28

6

 47,83% người điền đơn khảo sát trả lời đúng, trong đó 14,29% đối với nam; 67,12% đối với nữ. Qz2: Lựa chọn các triệu chứng được cho là của Covid-19. Nam

Nữ

Những người mắc bệnh

Sốt hoặc ớn lạnh

34

63

COVID-19 đã có một loạt

Ho

33

66

các triệu chứng được báo

Hụt hơi hoặc khó

28

59

cáo - từ các triệu chứng

thở

nhẹ đến bệnh nghiêm

Mệt mỏi

27

55

trọng. Các triệu chứng có

Đau cơ hoặc đau

16

30

thể xuất hiện 2-14 ngày

người

sau khi phơi nhiễm với vi- Đau đầu

21

29

rút. Bất cứ ai cũng có thể

Mới mất vị giác hoặc

20

40

có các triệu chứng từ nhẹ

khứu giác

đến nghiêm trọng. Theo

Đau họng

29

57

Buồn nôn hoặc nôn

12

25

8

14

bạn đâu là những triệu chứng mà người nhiễm có thể mắc phải? (có thể chọn nhiều hơn 1)

mửa Tiêu chảy

18

(Các câu trả lời được nêu ra đều đúng)  Trong các triệu chứng được đưa ra, sốt hoặc ớn lạnh; ho; hụt hơi hoặc khó thở; mệt mỏi; đau họng đều là những lựa chọn mà đa số cả nam và nữ đều cho là đúng. Đây cũng là 5 triệu chứng phổ biến của bệnh truyền nhiễm Covid-19. Qz3: Ngày Việt Nam nhập lô vaccine ngừa Covid đầu tiên về nước. Nam

Nữ

Việt Nam lần đầu tiên nhập

01/04/2021

11

10

khẩu vaccine ngừa Covid vào

24/02/2021

23

46

ngày:

30/03/2021

7

13...


Similar Free PDFs