Tiểu-luận-giữa-kì PDF

Title Tiểu-luận-giữa-kì
Author Anonymous User
Course International Business
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 39
File Size 838.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 326
Total Views 804

Summary

ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH DOANHKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETINGTIỂU LUẬNBỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ INHÓM 6PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNGGỖ_VƯƠNG QUỐC ANHTP Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 03 năm 2022ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH DOANHKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETINGTIỂU LUẬNMôn học: KINH DOANH QUỐC TẾ 1Giản...


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ I NHÓM 6

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG GỖ_VƯƠNG QUỐC ANH

1

TP Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 03 năm 2022

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN Môn học: KINH DOANH QUỐC TẾ 1 Giảng viên: Trương Thị Minh Lý Mã lớp học phần: 22D1BUS50300403 Khoá: K46 Sinh viên_MSSV: Lê Bảo Ngân_31201022662 Lê Nguyễn Như Ý_31201026277 Nguyễn Thanh Thuý_31201025854 Nguyễn Tiểu My_31201024198 Phạm Thanh Ngân_31201021722 Hà Phan Nguyện Hảo_31201024267 Lê Huỳnh Thanh Hằng_31201026024

TP Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 03 năm 2022 2

MỤC LỤC PHẦN I: Giới thiệu chung về nước Anh và quan hệ với Việt Nam:............................................4 I. Vị trí địa lý:......................................................................................................................4 II. Nền kinh tế:....................................................................................................................4 III. Mối quan hệ giữa Vương quốc Anh và Việt Nam:...........................................................4 PHẦN II: Phân tích và đánh giá thị trường gỗ ở nước Anh:......................................................5 I. Phân tích môi trường chính trị giữa Vương quốc Anh và Việt Nam:...................................6 II. Phân tích môi trường pháp luật của Vương quốc Anh:.....................................................7 III. Mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh:.........................11 IV. Văn hóa Anh và mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam - Vương Quốc Anh:.....................12 V. Quy định xuất khẩu gỗ của Việt Nam:............................................................................14 VI. Quy định nhập khẩu gỗ của Vương quốc Anh:..............................................................15 VII. Lợi ích khi kinh doanh trên thị trường này:.................................................................18 VIII. Triển vọng hợp tác kinh tế giữa việt nam và anh khi kinh doanh trên thị trường này:. 20 IX. Rủi ro khi kinh doanh trên thị trường Anh:..................................................................22 X. Chi phí khi kinh doanh trên thị trường:.........................................................................27 PHẦN III: Kết luận...............................................................................................................29 I. Chiến lược xuất khẩu gỗ của Việt Nam:...........................................................................29 II. Các đánh giá tóm tắt của thị trường Anh:......................................................................33 II. Quyết định của doanh nghiệp với ngành hàng này ở thị trường Anh:..............................36 Nguồn tham khảo:.................................................................................................................37

3

PHẦN I: Giới thiệu chung về nước Anh và quan hệ với Việt Nam:

I. Vị trí địa lý: Là một quần đảo nằm ở Tây Âu. Giáp - với bắc Đại Tây Dương, biển Bắc và miền tây bắc nước Pháp.

II. Nền kinh tế: Vương quốc Anh là nền kinh tế đứng thứ 5 trên thế giới, đứng thứ hai trong châu Âu sau Đức. Thủ đô London là một trong ba trung tâm tài chính quan trọng nhất trên thế giới, cùng với Thành phố New York và Tokyo.

III. Mối quan hệ giữa Vương quốc Anh và Việt Nam: - Nhìn chung, mối quan hệ giữa Việt Nam và Vương quốc Anh ngày càng phát triển tốt đẹp thôn qua các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao, hợp tác trong lĩnh vực đầu tư thương mại giữa hai bên. - Trong mối quan hệ kinh tế, Sau gần 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Vương quốc Anh liên tục tăng trưởng và phát triển tích cực. Hiện tại, Vương quốc Anh đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại châu Âu và là đối tác thứ 9 của Việt Nam ra thế giới. - Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Anh có thể kể đến như: điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, da giày, thủy sản, nông sản qua chế biến, đồ gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm từ chất dẻo… Việt Nam nhập khẩu chính từ Anh các sản phẩm như máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất; dược phẩm; hóa chất… 4

- Hiện nay, dư địa hợp tác trong lĩnh vực thương mại giữa hai bên còn rất lớn, khi giá trị hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Anh chỉ chiếm khoảng 0,88% tổng nhập khẩu của thị trường Anh. Cùng với đó, giá trị hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam mới chiếm 0,17% giá trị hàng hóa Vương quốc Anh xuất khẩu ra thế giới. Mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia mang tính bổ sung thay vì cạnh tranh. - Trong lĩnh vực đầu tư, Vương quốc Anh có 400 dự án còn hiệu lực đầu tư vào Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký đạt 3,6 tỷ USD, đứng thứ 16 trong số 137 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. - Hơn nữa, quy mô đầu tư của nhà đầu tư Anh vào Việt Nam chưa phản ánh đúng tiềm năng là một trong 5 nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới, khoảng 300 tỷ USD. Đồng thời, cũng là nước thu hút đầu tư từ bên ngoài lớn nhất thế giới. Ở chiều ngược lại, Việt Nam hiện có 9 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 11,5 triệu USD tại Anh. - Ngoài ra, hai bên còn có nhiều dự án hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng đang được triển khai và đạt hiệu quả tốt. Đặc biệt, việc ký kết Hiệp định Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA), ngoài việc đảm bảo thương mại song phương không bị gián đoạn sau khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit, Hiệp định UKVFTA còn tạo khuôn khổ hợp tác kinh tế thương mại toàn diện, lâu dài, ổn định giữa Việt Nam và Vương quốc Anh. Từ đó, tạo động lực cho việc tăng cường và làm sâu sắc quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai bên, góp phần đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu. PHẦN II: Phân tích và đánh giá thị trường gỗ ở nước Anh:

5

I. Phân tích môi trường chính trị giữa Vương quốc Anh và Việt Nam:

Hai bên Việt Nam và Vương Quốc Anh đã cử rất nhiều phái đoàn, quan chức cấp cao thực hiện những chuyến công du, thăm hỏi tình hình của nhau vì mục đích phát triển bền vững lâu dài. 1. Về phía Việt Nam: - Những chuyến thăm của Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1993); Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (1994); Thủ tướng Phan Văn Khải (1998); Phó Thủ tướng Vũ Khoan (2003); Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (2003); các Bộ trưởng, quan chức cấp cao của Việt Nam đã thăm Anh. Chủ tịch nước Trần Đức Lương theo lời mời của nữ hoàng Anh (2004). Chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An theo lời mời của chủ tịch Hạ viện Anh (2005) đánh dấu một mốc phát triển quan trọng trong quan hệ hai nước. - Đặc biệt là chuyến thăm Anh của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam từ ngày 3-11/3/2008 kết thúc tốt đẹp. Tại đây, hai bên đã nhất trí thúc đẩy quan hệ hợp tác theo hướng “Quan hệ đối tác vì sự phát triển”. - Nhận lời mời của Thủ tướng Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Boris Johnson, từ ngày 31/10-3/11/2021, thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự hội nghị COP26 (công ước của LHQ về chống biến đổi khí hậu) thăm và làm việc tại Anh.

2. Về phía vương quốc Anh:

6

- Những chuyến thăm của Công chúa Anne (1995 và 2002), Công tước Xứ York Hoàng tử Andrew (1999, 2006 và 2008); Phó Thủ tướng John Prescott (2001 và 2004); Ngoại trưởng Anh (1995 và 1997); các Bộ trưởng các quan chức cấp cao khác của Anh. - Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland David Cameron đã thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên từ ngày 29 đến ngày 30 tháng 07 năm 2015. - Hiện nay, hai bên đã xây dựng khuôn khổ Quan hệ đối tác chiến lược, trong đó hợp tác chống Biến đổi khí hậu là một trọng tâm ưu tiên. - Theo Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Anh là Nguyễn Hoàng Long: “Chúng ta hoàn toàn có thể tự tin nói rằng quan hệ Việt Nam và Vương quốc Anh đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất từ trước tới nay.” => Qua các phân tích về tình hình chính trị giữa vương quốc Anh và Việt Nam thì ta có thể thấy đây là một tín hiệu tốt trong quan hệ chính trị giữa hai nước. Quan hệ giữa Anh-Việt đang trên đà phát triển tốt đẹp và cùng nhau là đối tác chiến lược lược quan trọng của nhau. II. Phân tích môi trường pháp luật của Vương quốc Anh: 1. Quy trình nhập khẩu hàng hóa vào Vương quốc Anh: Đối với nhập khẩu hàng hóa nói chung và gỗ nói riêng vào Vương quốc Anh, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ quy trình gồm các bước như sau: Bước 1: Chuẩn bị để sẵn sàng nhập khẩu. Trước hết, doanh nghiệp cần có mã số EORI (Economic Operators Registration and Identification number) – tương tự như mã số thuế của Việt Nam - bắt đầu bằng GB. Nếu mã EORI của doanh nghiệp không bắt đầu bằng GB thì họ cần tạo một cái mới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị đầy đủ: 7

+ Tờ khai xuất khẩu tại Việt Nam. + Giấy phép hoặc chứng chỉ để gửi hàng hóa đến Vương quốc Anh. Bước 2: Khai báo hải quan và vận chuyển gỗ Doanh nghiệp có thể tự làm hoặc thuê một bên thứ ba để khai báo hải quan và vận chuyển hàng hóa. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng dịch vụ của các đại lý hải quan, công ty vận tải,… Các đơn vị này có thể đại diện trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo những thỏa thuận thương mại giữa hai bên. Bước 3: Tìm mã hàng hóa và xác định giá trị của gỗ Doanh nghiệp cần tìm và đưa mã hàng hóa của mình vào tờ khai nhập khẩu. Điều này sẽ giúp xác định mức thuế và xét xem doanh nghiệp có cần giấy phép nhập khẩu hay không. Nếu doanh nghiệp sử dụng dịch vụ khai báo hải quan thì các đại lý hải quan, công ty vận tải có thể tìm giúp họ. Việc xác định giá trị hàng hóa được thực hiện nhằm mục đích tính Thuế hải quan, thuế VAT và sử dụng trong thống kê thương mại. Bước 4: Tìm hiểu về các ưu đãi Thuế hải quan, việc trì hoãn nhiệm vụ hải quan. Nếu Anh có các thỏa thuận thương mại với Việt Nam về mặt hàng, doanh nghiệp có thể được giảm mức thuế hoặc miễn thuế phải trả. Hiện tại, hai bên đã ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA). Theo đó, nhiều mặt hàng của Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu không hạn ngạch ngay lập tức. Riêng với các mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ, thuế suất sẽ được giảm về 0% trong vòng 5 năm (gỗ nguyên liệu hiện có thuế suất 2-10%). Trước đây, việc gửi thông tin hàng hóa hoặc thanh toán Thuế hải quan cũng có thể được trì hoãn trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2022, Hải quan Anh sẽ không chấp nhận việc doanh nghiệp trì hoãn khai báo đối với hàng nhập.

8

Bước 5: Kiểm tra giấy phép, chứng chỉ Với mỗi loại hàng hóa, sẽ có những quy tắc riêng về chứng chỉ, giấy phép nguồn gốc xuất xứ. Đối với gỗ và các sản phẩm gỗ, Chính phủ Anh có thể yêu cầu giấy phép FLEGT, cần đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp kiểm dịch thực vật, dấu CE, quy định REACH… Bước 6: Nhập khẩu gỗ thông qua hải quan. Nếu doanh nghiệp đã ủy quyền cho đơn vị nào đó để giao dịch với hải quan Anh thì họ sẽ khai báo và vận chuyển hàng hóa qua biên giới Vương quốc Anh. Bước 7: Yêu cầu hoàn thuế VAT. Nếu doanh nghiệp đã đăng ký VAT thì có thể yêu cầu hoàn lại bất kỳ VAT nào đã trả cho hàng hóa đã được nhập. Doanh nghiệp sẽ cần có Giấy chứng nhận VAT nhập khẩu (C79). Bước 8: Yêu cầu hoàn thuế và bồi thường. Nếu doanh nghiệp đã thanh toán dư số tiền thuế phải trả hoặc hàng hóa bị từ chối nhập khẩu, doanh nghiệp có thể yêu cầu hoàn lại tiền. Bước 9: Lưu giữ hóa đơn và hồ sơ. Doanh nghiệp phải lưu giữ hồ sơ các hóa đơn thương mại và mọi thủ tục giấy tờ hải quan, bao gồm cả Giấy chứng nhận VAT nhập khẩu (C79).

2. Những thay đổi trong thủ tục thông quan hàng hóa của Hải quan Anh: Hải quan Anh cho biết những thay đổi trong thủ tục thông quan sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2022. Theo đó, những thay đổi tập trung ở một số lĩnh vực như: Thủ tục khai hải quan:

9

Bắt đầu từ năm 2022, tất cả doanh nghiệp bắt buộc phải nộp tờ khai, đồng thời thanh toán các khoản phí liên quan ngay tại thời điểm nhập hàng. Ban quản lý doanh nghiệp có thể trực tiếp nộp tờ khai hoặc liên hệ với các bên trung gian. Hải quan Anh sẽ không chấp nhận việc doanh nghiệp trì hoãn khai báo đối với hàng nhập. Các doanh nghiệp cần sử dụng chính xác mã quốc gia xuất xứ và gửi hàng khi điền thông tin tờ khai. Điều này đồng thời sẽ được áp dụng với các quốc gia thuộc liên minh châu Âu (EU), hệ thống sẽ tiến hành xóa mã quốc gia khối EU trong thời gian tới. Mã hàng hóa: Tất cả mặt hàng xuất nhập khẩu đều có mã hàng hóa nhằm phân loại chính xác loại mặt hàng. Mã số hàng hóa có thể lên đến 5 hoặc 6 chữ số tùy loại, Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đánh giá, kiểm tra sửa đổi các mã 5 năm một lần trong trường hợp cần thiết. Đối với Vương quốc Anh, WCO quyết định sẽ thông qua một số thay đổi mới từ đầu năm 2022 Những thay đổi khác từ ngày 1/7/2022: Dự kiến Hải quan Vương quốc Anh sẽ thông qua một số quy định xuất nhập khẩu mới, có hiệu lực từ ngày 01/07/2022 như sau: Quy định về an toàn và bảo mật; Khai báo đối với tất cả mặt hàng nhập khẩu; Quy định mới về giấy chứng nhận y tế xuất khẩu; Kiểm tra đánh giá thực tế chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chốt kiểm soát biên giới. 3. Thuế quan: Việt Nam và Vương quốc Anh đã ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) vào ngày 29/12/2020. Hiệp định thương mại tự do được ký kết bởi Đại sứ của cả hai bên tại London, mở đường cho thương mại hai bên tiếp tục và ngày càng gia tăng. UKVFTA có hiệu lực từ ngày 1/5/2021. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam Vương quốc Anh (UKVFTA) đóng vai trò quan trọng, ngành gỗ cũng hưởng lợi khi 10

nhiều mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ có thuế suất về 0% trong vòng 5 năm (gỗ nguyên liệu hiện có thuế suất 2-10%), giúp cho gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn tại thị trường Anh. Ngoài ra, Việt Nam đã ủng hộ việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và cho phép Anh tham gia hiệp định thương mại này. Đối với Việt Nam, việc Vương quốc Anh tham gia CPTPP cùng với FTA song phương với nước này sẽ là đôi bên cùng có lợi, vì việc hoàn tất cả hai hiệp định thương mại sẽ giúp quốc gia định hướng xuất khẩu bắt kịp các mục tiêu tăng trưởng đã bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19. Như vậy, có thể thấy quy trình nhập khẩu, quy định pháp luật của Chính phủ Anh đối với các mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ nói riêng cũng như các mặt hàng khác nói chung khá là phức tạp và khắt khe. Tuy nhiên, Việt Nam lại có lợi thế khá lớn về thuế suất gỗ khi xuất khẩu sang thị trường này nên nếu nắm bắt cơ hội tốt thì sẽ có lợi thế cạnh tranh cao. III. Mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh: - Việt Nam và Anh thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ ngày 11/9/1973. - Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) chính thức có hiệu lực ngày 01/05/2021. UKVFTA trở thành động lực mới trong việc thúc đẩy phát triển mối quan hệ thương mại song phương. - Sau 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Vương quốc Anh liên tục tăng trưởng và phát triển tích cực. - Vương quốc Anh đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại châu Âu và là đối tác thứ 9 của Việt Nam ra thế giới. - Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Anh có thể kể đến như điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, da giày, thủy sản, nông sản qua chế biến, đồ gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm từ chất dẻo… Việt Nam nhập khẩu chính từ Anh các sản phẩm như máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất; dược phẩm; hóa chất 11

- Mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia mang tính bổ sung thay vì cạnh tranh. - 8 tháng năm 2021, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đạt 4,47 tỷ USD, tăng 22,85% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó xuất khẩu đạt 5,2 tỷ USD tăng 15,6%; nhập khẩu đạt khoảng 778,2 triệu USD tăng 27,3%. - Trong lĩnh vực đầu tư, Vương quốc Anh có 400 dự án còn hiệu lực đầu tư vào Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký đạt 3,6 tỷ USD, đứng thứ 16 trong số 137 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam hiện có 9 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 11,5 triệu USD tại Anh. - Ngoài ra, hai bên còn có nhiều dự án hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng đang được triển khai và đạt hiệu quả tốt. IV. Văn hóa Anh và mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam - Vương Quốc Anh: 1. Một số nét đặc trưng của văn hóa Vương Quốc Anh: - Mọi tín ngưỡng và tất cả các tôn giáo chính trên thế giới đều được tiếp nhận. Các thành phố đều có các trung tâm Hồi giáo, Hindu, Sikh và đạo Phật. - Ở Anh còn có nhiều lễ hội truyền thống diễn ra quanh năm. ( Bonfire Night 5/1; Burns Night 25/1, Eisteddfod;...) - Tinh thần thể thao của người dân Anh được thể hiện ở mọi nơi. Những hoạt động thể thao của họ rất phong phú như: bóng đá, bóng bầu dục, leo núi, xe đạp leo núi, chạy bộ,.. - Nền nghệ thuật của Anh có truyền thống lâu đời, là một trong những dòng chảy nghệ thuật có sức ảnh hưởng nhất thế giới. Đặc biệt là kịch nghệ. - Người Anh rất xem trọng văn hóa giao tiếp. Họ không sử dụng ngôn ngữ hình thể khi nói chuyện, họ coi hành động đó khá khiếm nhã. Ngoài ra họ có cách ăn mặc thoải mái và rất coi trọng giờ giấc. 2. Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam - Vương Quốc Anh: 12

- Hai bên cam kết tạo điều kiện để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Khuyến khích các mạng lưới để củng cố quan hệ và hợp tác trong các lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa, thể thao, truyền thông, nghiên cứu khoa học và du lịch. - Vương quốc Anh thúc đẩy hợp tác du lịch hai chiều, trong đó hỗ trợ Văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam hoạt động hiệu quả ở Vương quốc Anh. Hai bên tăng cường hợp tác trong lĩnh vực huấn luyện thể thao và trao đổi chuyên gia và các đoàn thể thao. Vương quốc Anh sẽ chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Việt Nam tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế. Vương quốc Anh tiếp tục hợp tác và hỗ trợ Việt Nam phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và thúc đẩy hợp tác trong tổ chức sự kiện, trao đổi các đoàn biểu diễn, các chuyên gia văn hóa, nghệ thuật. - Trước đại dịch Covid 19 số lượng du khách từ Anh sang Việt Nam tăng từ 10-15%. Dự báo trong thời gian tới, sẽ có sự bùng nổ khách du lịch Anh sang Việt Nam. Du khách Anh có sự quan tâm đặc biệt đến du lịch cộng đồng, du lịch bền vững, du lịch khám phá - nơi những di sản văn hóa đóng vai trò quan trọng. - 3/10/2019 biên bản ghi nhớ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Vương quốc Anh được kí kết tại trụ sở của Bộ GD&ĐT Việt Nam. Theo Bản ghi nhớ hợp tác này, Chính phủ Anh và Chính phủ Việt Nam sẽ đẩy mạnh hợp tác giáo dục trong các lĩnh vực: giáo dục đại học, đào tạo tiếng Anh, Công nghệ giáo dục trong nhà trường, trường quốc tế và giáo dục mầm non. Nhiều cơ sở của Anh cũng đã hợp tác để xây dựng trường học tại Việt Nam, tài trợ học bổng và tạo điều kiện học tập cho các du học sinh. => Tuy văn hóa giữa Anh-Việt có sự khác biệt lớn. Song việc giao lưu văn hóa ngày nay không phải là việc khó. Giao lưu văn hóa giữa các nước giúp ta hiểu hơn về con người cũng như lối sống của con người nơi đây. Đây là một trong những điều kiện quan trọng trong việc giao tiếp và làm việc với đối tác này nói riêng và các đối tác nước ngoài khác nói riêng nhất là trong bối cảnh hội nhập. Qua đó, ta có thêm kinh nghiệm để làm làm việc trong môi trường của họ và với con người họ. Việc thúc đẩy gắn kết văn hóa du lịch còn giúp mở đường cho hợp tác kinh tế.

13

V. Quy định xuất khẩu gỗ của Việt Nam: Theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP Quy định Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ban hành, có một số quy định và điểm mới trong việc quản lý gỗ xuất khẩu như sau: -

Các quy định về gỗ xuất khẩu: + Gỗ xuất khẩu phải đảm bảo hợp pháp, được làm thủ tục xuất - nhập khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan. + Gỗ xuất khẩu được quản lý theo loại gỗ, thị trường xuất khẩu và trên cơ sở kết quả phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ. + Gỗ xuất khẩu phải có giấy phép CITES hoặc giấy phép FLEGT hoặc bảng kê gỗ theo quy định. + Lô hàng gỗ xuất khẩu đã được cấp phép FLEGT được ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục Hải quan theo q...


Similar Free PDFs