TL1-LHĐ-N5 PDF

Title TL1-LHĐ-N5
Author Lanh Nguyễn
Course Corporation Law
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 15
File Size 468.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 13
Total Views 635

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT DÂN SỰ----  ----MÔN HỌC:LUẬT HỢP ĐỒNGGVHD: PGS ĐỖ VĂN ĐẠILỚP 19_12BBCQNHÓM 05STT HỌ VÀ TÊN MSSV1. TRẦN PHƯƠNG LAN (NT) 19638010102422. NGUYỄN VĂN LANH 19638010102433. NGUYỄN THANH LIÊM 19638010102444. LÊ THẾ LINH 19638010102455. NGUYỄN THỊ TRÚC LIN...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT DÂN SỰ ---- ----

MÔN HỌC: LUẬT HỢP ĐỒNG GVHD: PGS.TS ĐỖ VĂN ĐẠI LỚP 19_12BBCQ2 NHÓM 05

STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

1.

TRẦN PHƯƠNG LAN (NT)

1963801010242

2.

NGUYỄN VĂN LANH

1963801010243

3.

NGUYỄN THANH LIÊM

1963801010244

4.

LÊ THẾ LINH

1963801010245

5.

NGUYỄN THỊ TRÚC LINH

1963801010246

6.

ĐINH VĂN LỘC

1963801010249

Vấn đề 1 : Nghĩa vụ phát sinh từ thực hiện công việc không có ủy quyền Nghiên cứu : - Khoản 3 Điều 275, Điều 574 đến Điều 578 BLDS 2015 (Khoản 3, Điều 281, Điều 594 đến 598 BLDS năm 2005); - Tình huống: Chủ đầu tư A lập Ban quản lý dự án B để tiến hành xây dựng một công trình công cộng. Khi triển khai, B đã ký hợp đồng với nhà thầu C mà không nêu rõ trong hợp đồng B đại diện A và B cũng không có ủy quyền của A trong khi đó, theo quy định, B không được tự ký hợp đồng với C vì đây là công việc của chủ đầu tư A (thực tế Ban quản lý dự án B không có nhiều tài sản để thanh toán cho C). Và cho biết : 1.

Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền? Trả lời: Thực hiện công việc không có ủy quyền là làm việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối (Điều 574 BLDS 2015). 2. Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự? Trả lời: Căn cứ theo khoản 3 Điều 275 BLDS thì thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự. Ngoài ra ở các Điều 576, Điều 577 quy định nghĩa vụ thanh toán, bồi thường thiệt hại cho người thực hiện công quyền việc không có ủy quyền. 3. Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có thể yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế định «thực hiện công việc không có ủy quyền» trong BLDS 2015 không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời (phân tích từng điều kiện áp dụng chế định này). Trả lời: Theo khoản 5 Điều 575 BLDS 2015: Trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục đảm nhận công việc thì phải báo cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thể nhờ người khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc. Người thực hiện công việc không có uỷ quyền là Ban quản lý dự án B, Chủ đầu tư A là người có công việc được thực hiện. Khi Ban quản lý dự án không có tài sản để thanh toán cho C thì B có lý do chính đáng để bàn giao lại cho A thực hiện nghĩa vụ cho C. Sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có thể yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện nghĩa vụ. Vấn đề 2 : Nghĩa vụ phát sinh từ chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật Nghiên cứu : - Khoản 4 Điều 275, Điều 579 đến Điều 583 BLDS 2015 (Khoản 4 Điều 281, Điều 599 đến Điều 603 BLDS năm 2005);

- Bản án dân sự phúc thẩm số 06/2017/DS-PT ngày 10-4-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Và cho biết : 1. Vì sao Tòa án xác định trâu có tranh chấp không thuộc sở hữu của ông C mà thuộc sở hữu của gia đình ông H? Anh/chị có suy nghĩ gì về hướng xác định này của Tòa án? Trả lời: Tòa án xác định trâu có tranh chấp không thuộc sở hữu của Ông C sau khi có kết quả giám định không có mối quan hệ ADN giữa trâu mẹ giả định (thuộc quyền sở hữu của ông C) và trâu con (trâu có tranh chấp). Bên cạnh đó, việc tranh chấp quyền sở hữu trâu chỉ phát sinh duy nhất từ hai phía, ngoài ra không có ai khác. Như vậy, bằng phương pháp loại trừ, Tòa án xác định trâu thuộc sở hữu của gia đình ông H. Suy nghĩ về hướng xác định của tòa án: Ở đây, cơ bản có hai hướng xác định của Tòa Án. (1) Xác định trâu không thuộc sở hữu của ông C và (2) xác định trâu thuộc sở hữu gia đình ông H. Ở hướng xác định thứ nhất, dựa vào kết quả giám định ADN để xác định trâu không thuộc sở hữu của Ông C. Theo tôi, kết luận giám định là căn cứ pháp lý khoa học, chính xác và khách quan nhất để Tòa án làm cơ sở xác định. Ở hướng xác định thứ hai, Tòa án sử dụng phương pháp loại trừ để xác định trâu thuộc sở hữu của gia đình ông H là khách quan, hợp lý và logic. Mặc dù, việc xác định này không phải căn cứ khoa học chứng minh, nhưng trong trường hợp cụ thể này hướng xác định của Tòa án là hoàn toàn hợp lý. 2. Thế nào là chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật? Ai trong vụ án trên là người chiếm hữu trâu không có căn cứ pháp luật và vì sao? Trả lời: Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 Điều 165, việc chiếm hữu dựa trên một trong các căn cứ sau thì được xem là chiếm hữu có căn cứ pháp luật: a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản; b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản; c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật; d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan; đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan; e) Trường hợp khác do pháp luật quy định. Như vậy, nếu chủ thể khác có hành vi chiếm hữu nhưng không phát sinh từ một trong các căn cứ trên thì bị xem là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Trong vụ án trên, ông C là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật khi phát hiện và giữ gia súc bị thất lạc theo điểm đ Điều 165 BLDS 2015. 3. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án buộc ông C trả cho gia đình ông H trâu có tranh chấp? Anh/chị có suy nghĩ gì về hướng giải quyết này của Tòa án?

Trả lời: Đoạn văn bản cho thấy Tòa án buộc ông C trả cho gia đình ông H trâu có tranh chấp: “Căn cứ Quyết định trưng cầu giám định và kết quả giám định do Công ty di truyền số iDNA thực hiện, kết luận: “Sau khi tiến hành phân tích mẫu xét nghiệm của trâu mẹ giả định thuộc quyền s ở hữu của bị đơn và trâu con, kết quả xét nghiệm ADN huyết thống động vật chỉ ra rằng, trâu mẹ giả định thuộc quyền sở hữu của BĐ và trâu con không có mối quan hệ huyết thống mẹ con. Xác suất có mối quan hệ huyết thống mẹ con là 0,00%”. Như vậy, kết luận giám định này là căn cứ pháp lý khoa học, chính xác và khách quan nhất để Tòa án làm cơ sở xác định con trâu đực – là tài sản đang tranh chấp và con trâu mẹ hiện đang thuộc quyền sở hữu của bị đơn không có quan hệ huyết thống. Điều đó cũng khẳng định rằng, con trâu đực không thuộc quyền sở hữu của bị đơn. Nội dung bị đơn kháng cáo không có căn cứ để chấp nhận. Quá trình giải quyết vụ án từ cấp sơ thẩm đến cấp phúc th ẩm, việc tranh chấp quyền sở hữu đối với con trâu đực chỉ phát sinh duy nhất từ phía hai hộ gia đình là nguyên đơn và bị đơn, ngoài ra không có ai khác. Như vậy, bằng phương pháp loại trừ có thể xác định con trâu đực là tài sản thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình nguyên đơn như khẳng định của án sơ thẩm là có cơ sở.” Hướng giải quyết của Tòa án là hoàn toàn hợp lý, vì xét nghiệm ADN thì tính chính xác cao đảm bảo công bằng cho cả nguyên đơn và bị đơn. 4. Đoạn nào cho thấy Tòa án theo hướng gia đình ông H phải thanh toán cho ông C công chăn dắt, nuôi dưỡng trâu có tranh chấp? Trả lời: “Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của cả hai bên đương sự, cấp phúc thẩm thấy bị đơn đã có công chăm sóc, nuôi dưỡng con trâu trong một thời gian dài nên cần tính công chăn dắt, nuôi dưỡng trâu cho bị đơn là đảm bảo cả lý và tình. Căn cứ văn bản xác nhận mức thu nhập của lao động phổ thông trên địa bàn phường K, thị xã L là từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng/ngày. Do đó, đối với công chăn dắt, nuôi dưỡng trâu bò cần chấp nhận ở mức 40.000 đồng/ngày là phù hợp. Tại buổi làm việc ngày 03-11-2015, cấp sơ thẩm đã tạm giao cho BĐ được chăm sóc, nuôi dưỡng con trâu trong thời gian giải quyết vụ án. Đây là cơ sở pháp lý để cấp phúc thẩm tính thời gian chăm sóc tương ứng với tiền công chăn dắt, chăm sóc trâu kể từ ngày 31-11-2015 đến ngày tuyên án sơ thẩm, tương ứng với số tiền là: 269 ngày x 40.000 đồng = 10.760.000 đồng. Bu ộc nguyên đơn phải trả chi phí này cho bị đơn.” 5. Ở đoạn trên, công chăn dắt, nuôi dưỡng trâu được tính từ thời gian nào tới thời gian nào? Trả lời: Ở đoạn trên, công chăn dắt, nuôi dưỡng trâu được tính từ ngày 03-11-2015, “Sau khi Tòa án cấp sơ thẩm đã tạm giao cho bị đơn quản lý con Trâu đang tranh chấp trong thời gian giải quyết vụ án, và đến ngày 28-7-2016 Tòa ra quyết định của bản án.” 6. Anh/chị có suy nghĩ gì về hướng giải quyết vừa nêu của Tòa án liên quan đến việc thanh toán công sức nêu trên? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời. Trả lời:

Để đảm bảo quyền và lợi ích của 2 đương sự, cấp phúc thẩm thấy bị đơn đã có công chăm sóc, nuôi dưỡng con trâu trong một thời gian, và khi cấp sơ thẩm tạm giao Trâu cho bị đơn chăm sóc vào ngày 03/11/2015 có nêu rõ “nếu xảy ra thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định”, nghĩa là tòa cũng đã gắn trách nhiệm và nghĩa vụ cho bị đơn mà không giao cho 1 bên thứ 3 chăm sóc, và chính bị đơn cũng là người nhầm tưởng đó là Trâu của mình và chấp nhận bỏ ra một khoản tiền để giám định ADN. Trường hợp này bị đơn chiếm hửu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. Vì vậy tòa ra quyết định tính công chăn dắt, nuôi dưỡng trâu cho bị đơn là đảm bảo cả lý và tình. Hướng giải quyết này của Tòa án là hoàn toàn hợp lý. Cơ sở pháp lý: căn cứ vào Điều 583, BLDS 2015 về nghĩa vụ thanh toán “Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản, người bị thiệt hại được hoàn trả tài sản thì phải thanh toán chi phí cần thiết mà người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đã bỏ ra để bảo quản, làm tăng giá trị của tài sản.” 7. Nếu ông C cho người khác thuê trâu có tranh chấp thì khoản tiền thuê mà ông C nhận được từ việc cho thuê được giải quyết như thế nào? Ai sẽ được hưởng khoản tiền này? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời. Trả lời: Nếu ông C cho người khác thuê trâu (tài sản đang tranh chấp) thì khoản tiền này được xem như hoa lợi, lợi tức thu được từ việc chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu của tài sản. Cơ sở pháp lý: Khoản 1, Điều 581 BLDS 2015. Mở rộng: Không có căn cứ để xác định việc chiếm hữu của ông C là chiếm hữu không có căn cứ Pháp luật nhưng ngay tính nên không thể áp dụng Khoản 2 thay cho Khoản 1 của Điều 581 BLDS 2015. Vấn đề 3 : Thực hiện nghĩa vụ (thanh toán một khoản tiền) Nghiên cứu : - Điều 290 BLDS và các quy định liên quan trong BLDS 2015; Thông tư 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản và các quy định liên quan khác (nếu có); - Tình huống: Ngày 15/11/1973, ông Quới cho bà Cô thuê nhà và nhận tiền thế chân của bà Cô 50.000 đ. Nay, ông Quới yêu cầu bà Cô trả nhà. Bà Cô đồng ý trả nhà và yêu cầu ông Quới hoàn trả tiền thế chân (Lưu ý: giá gạo trung bình vào năm 1973 là 137đ/kg và giá gạo trung bình hiện nay theo Sở tài chính Tp. HCM là 16.000 đ/kg). - Quyết định số 15/2018/DS-GĐT ngày 15/3/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội. Và cho biết : 1. Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế nào? Qua trung gian là tài sản gì? Trả lời: Dựa trên nguyên lý vận hành là thị trường luôn thay đổi sẽ dẫn tới giá trị của đồng tiền không tương đương ở các thời điểm khác nhau. Thông tư liên tịch 01/1997 cho phép tính lại

khoản tiền thanh toán theo nguyên tắc dựa trên cơ sở của Bộ Luật Dân sự. Cụ thể, các khoản phải thanh toán sẽ được tính lại với khoản tiền lãi chậm trả và số tiền gốc. Cơ sở pháp lý ở BLDS 2015: Điều 357. Ngoài ra, Thông tư cũng cho phép tính lại các khoản tiền Nghĩa vụ đã phát sinh trước ngày 1-7-1996. Cụ thể, nếu có sự gia tăng về giá gạo từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ là khoản tiền phải thanh toán cho đến phiên tòa sơ thẩm và sự gia tăng đó lớn hơn 20% thì thì số tiền ở thời điểm phát sinh nghĩa vụ được quay đổi thành khối lượng gạo và quy đổi chéo thành tiền ở thời điểm xét xử sơ thẩm. Nếu sự gia tăng là dưới 20% thì không cần quy đổi trung gian. Sau khi quy đổi thì có tính thêm phần lãi chậm trả theo quy định của Luật Dân sự. 2. Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền cụ thể là bao nhiêu ? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời. Trả lời: Căn cứ theo Thông tư 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản, nghĩa vụ phát sinh trước 1/7/1973 và giá gạo tăng hơn 20% thì quy ra gạo theo giá gạo trung bình rồi tính số lượng gạo đó thành tiền theo giá gạo tại thời điểm hiện tại: Số lượng gạo: 50.000/137= 365 kg Số tiền phải hoàn trả: 365 x 16.000 = 5.839.416 đồng Vậy ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô số tiền 5.839.416 đồng 3. Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản như Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không? Vì sao? Trả lời: Thông tư liên tịch 01/TTLT không điều chỉnh trong việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT. Thông tư trên đã liệt kê nhiều đối tượng là những nghĩa vụ thanh toán tiền có thể được tính lại trong trường hợp trượt giá như các khoản tiền bồi thường, tiền hoàn trả, tiền công, tiền lương, tiền chia tài sản, tiền đền bù công sức, tiền cấp dưỡng, tiền vay không có lãi, tiền truy thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính, ngoài ra thông tư này cũng điều chỉnh nghĩa vụ về tài sản là hiện vật. Tuy nhiên, “[…] danh sách này chỉ đưa ra một số nghĩa vụ trả tiền, một số nghĩa vụ trả tiền khác có thể bị ảnh hưởng về trượt giá nhưng lại không được quy định”. Tiền thanh toán trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản trong Quyết định số 15/2018/DS -GĐT cũng thuộc trường hợp này. 4. Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà đất được xác định là 1.697.760.000 đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì, theo Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hường phải thanh toán cho cụ Bảng cụ thể là bao nhiêu? Vì sao? Trả lời: Theo điểm b2, tiểu mục 2.1, mục 2, phần II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng mới trả một phần tiền chuyển nhượng đất, bên chuyển nhượng mới giao một phần diện tích đất, thì có thể công nhận phần hợp đồng đó căn cứ

vào diện tích đất đã nhận. Nếu công nhận phần hợp đồng trong trường hợp bên chuyển nhượng giao diện tích đất có giá trị lớn hơn số tiền mà họ đã nhận, thì Toà án buộc bên nhận chuyển nhượng thanh toán cho bên chuyển nhượng phần chênh lệch giữa số tiền mà bên nhận chuyển nhượng đã trả so với diện tích đất thực tế mà họ đã nhận tại thời điểm giao kết hợp đồng theo giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm. Theo đó khoản tiền bà Hường phải thanh toán cho cụ Bảng cụ thể là 1.697.760.000 đ x 1/5 = 339.552.000 đ Lộc: Trong bản án, TAND cấp cao tại Hà Nội có nói rõ: “ Bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng số tiền còn nợ tương ứng với 1/5 giá trị nhà đất theo định giá tại thời điểm xét xử sơ thẩm mới đúng với hướng dẫn tại điểm b2, tiểu mục 2.1, mục 2 phần II nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao”. Do đó, nếu giá trị nhà đất được xác định là 1.697760.000 đ thì Bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng số tiền là: 1/5 x 1.697.760.000 = 339.552.000 đ. 5. Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa? Nêu một tiền lệ (nếu có)? Trả lời: Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ rồi. Bản án 195/2006/KTPT ngày 09/10/2006 tại Tòa án nhân dân tối cao Hà Nội về việc kiện vi phạm nghĩa vụ thanh toán hợp đồng san lấp, tôn tạo mặt bằng. Vấn đề 4: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận Nghiên cứu : - Điều 370 và Điều 371 BLDS 2015 (Điều 315, 316, 317 BLDS 2005); - Bản án số 148/2007/DSST ngày 26/9/2007 của Tòa án nhân dân thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Và cho biết : 1. Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận? Trả lời: Chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ đều dẫn tới hậu quả pháp lý là làm thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ theo đó chấm dứt tư cách chủ thể của chủ thể đã chuyển giao, xác lập tư cách chủ thể cho người nhận chuyển giao. Người có quyền trước/có nghĩa vụ trước sẽ chấm dứt mối quan hệ với người có nghĩa vụ/có quyền và không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ (đối với việc chuyển giao quyền yêu cầu) hay của người thế nghĩa vụ (đối với hành vi chuyển giao nghĩa vụ dân sự).

Cơ sở pháp lý

Chuyển giao quyền yêu cầu

Chuyển giao nghĩa vụ dân sự

Điều 365-369 BLDS 2015

Điều 370-371 BLDS 2015

Khái niệm

Đối tượng có quyền chuyển giao

Nguyên tắc chuyển giao

Hiệu lực của biện pháp bảo đảm

Là sự thỏa thuận giữa người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự với người thứ ba nhằm chuyển giao quyền yêu cầu cho người thứ ba đó. Người thứ ba đó gọi là người thế quyền, trở thành người có quyền, được quyền yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ theo phạm vi quyền yêu cầu được chuyển giao.

Là sự thỏa thuận giữa người có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ dân sự với người thứ ba trên cơ sở có sự đồng ý của người có quyền nhằm chuyển nghĩa vụ cho người thứ ba đó. Người thứ ba gọi là người thế nghĩa vụ, trở thành người có nghĩa vụ mới phải thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của người có quyền trong phạm vi nghĩa vụ đã được xác định.

Bên có quyền là người có quyền chuyển giao

Đối với chuyển giao nghĩa vụ dân sự thì bên có nghĩa vụ là người có quyền chuyển giao.

Chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ vì trong mọi trường hợp người có nghĩa vụ đều phải thực hiện đúng nội dung của nghĩa vụ đã được xác định. Tuy nhiên người chuyển quyền phải thông báo cho người có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu.

Chuyển giao nghĩa vụ buộc phải có sự đồng ý của bên có quyền. Quy định này rất phù hợp vì trong quan hệ nghĩa vụ, quyền của một bên có được đảm bảo hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc thực hiện nghĩa vụ của bên kia. Người thực hiện nghĩa vụ khi chuyển giao nghĩa vụ phải đảm bảo cho người kế thừa nghĩa vụ đó có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Khi người có quyền đồng ý, việc chuyển giao mới có thể được thực hiện. Người chuyển giao nghĩa vụ không cần thông báo cho người có quyền.

Nếu chuyển giao quyền yêu cầu mà quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ kèm theo thì biện pháp bảo đảm được chuyển giao sang người thế quyền.

Đối với chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận, nếu nghĩa vụ thực hiện có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó đương nhiên chấm dứt (trừ trường hợp các bên không có thỏa thuận khác).

2.

Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho

bà Tú? Trả lời: Theo thông tin phần hội đồng xét xử nhận định: “Theo các biên nhận do phía bà Tú cung cấp thì chính bà Phượng là người trực tiếp nhận tiền của bà Tú vào năm 2003 với tổng số tiền 555.000.000 đ và theo biên nhận ngày 27/4/2004 thì thể hiện bà Phượng nhận của bà Lê Thị Nhan số tiền 615.000.000 đ. Phía bà Phượng không cung cấp được chứng cứ xác định bà Ngọc thỏa thuận vay tiền với bà Tú. Ngoài ra cũng theo lời khai của bà Phượng thì vào tháng 4 năm 2004. Do phía bà Loan, ông Thạnh và bà Ngọc không có tiền trả cho bà Tú để trả vốn vay Ngân hàng nên bà đã cùng với bà Tú vay nóng bên ngoài để có tiền trả cho ngân hàng. Xác định bà Phượng là người xác lập quan hệ vay tiền với bà Tú. Các bên thống nhất xác định tổng số tiền vay là 651.000.000 đ, lãi suất là 1.8%/tháng. Thời hạn vay là 12 tháng, phía bà Tú đã nhận tiền lãi đầy đủ theo thoả thuận. Đến tháng 4 năm 2005 thì bà Tú giảm lãi suất xuống còn 1.3%/tháng. Bà Tú tiếp tục nhận tiền lãi đến tháng 5/2005 thì bên vay không trả lãi như thỏa thuận. Xét hợp đồng vay tiền giữa bà Phượng với bà Tú, phía bà Phượng đã vi phạm nghĩa vụ thanh ...


Similar Free PDFs