TRAC Nghiem KTCT 211 PDF

Title TRAC Nghiem KTCT 211
Author PHÚC TRẦN HOÀI
Course Kinh tế Chính trị
Institution Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 20
File Size 237.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 45
Total Views 105

Summary

Download TRAC Nghiem KTCT 211 PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CÂU HÓI TRẮC NGHIỆM HP: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN CHƯƠNG 1 Câu 1: Kinh tế chính trị Mác – Lênin đã kế thừa và phát triển trực tiếp những thành tựu của A. chủ nghĩa trọng thương. B. Kinh tế chính trị cổ điển Anh. C. chủ nghĩa trọng nông. D. Kinh tế chính trị tư sản tầm thường. Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác - Lênin là A. sản xuất của cải vật chất. B. quan hệ xã hội giữa người với người. C. quan hệ sản xuất, phân phối, tiêu dùng hàng hóa. D. quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi trong mối quan hệ qua lại giữa lực lượng sản . Câu 3: Phương pháp nào là quan trọng nhất để nghiên cứu Kinh tế chính trị Mác – Lênin? A. Trừu tượng hóa khoa học B. Logic và lịch sử C. Điều tra thống kê D. Phân tích và so sánh Câu 4: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học là A. gạt bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những cái ngẫu nhiên tạm thời để tìm ra bản chất B. phân chia các hiện tượng nghiên cứu thành những bộ phận cấu thành một cách riêng biệt. C. khái quát hóa tổng hợp những cái đơn nhất thành một bức tranh thống nhất toàn vẹn. D. nghiên cứu bản chất các hiện tượng và quá trình nghiên cứu theo trình tự liên tục mà chúng xuất hiện trong đời sống xã hội. Câu 5: Chức năng của Kinh tế chính trị Mác – Lênin: A. Chức năng phương pháp luận B. Chức năng thế giới quan C. Chức năng thế giới quan và phương pháp luận D. Chức năng kinh tế

Câu 6: Chức năng nhận thức của Kinh tế chính trị Mác – Lênin: A. phát hiện bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế. B. sự tác động giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất. C. tìm ra các quy luật của xã hội. D. tìm ra sự khác nhau giữa ý thức hệ của các giai cấp trong lịch sử. Câu 7: Chức năng tư tưởng của Kinh tế chính trị Mác – Lênin: A. Góp phần xây dựng thế giới quan cách mạng cho nhân loại. B. Là vũ khí tư tưởng cho giai câp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. Là sự thắng lợi của các cuộc đấu tranh xóa bỏ áp bức, bóc lột. D. Là cơ sở lý luận cho giai cấp tư sản và nhân dân lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu 8: Chức năng phương pháp luận của Kinh tế chính trị Mác – Lênin: A. Trang bị thế giới quan để nghiên cứu thế giới nói chung. B. Trang bị lý luận khoa học cho các môn khoa học thuộc ngành Mác – Lênin. C. Là cơ sở lý luận cho các khoa học nằm giáp ranh giữa các tri thức ngành khác nhau. D. tìm ra các quy luật kinh tế. Câu 9: Bản chất cách mạng và khoa học của Kinh tế chính trị Mác – Lênin thể hiện ở các chức năng A. tư tưởng, thực tiễn, phương pháp luận. B. tư tưởng, nhận thức, thế giới quan. C. tư tưởng, thực tiễn, nhận thức. D. tư tưởng, nhận thức, phương pháp luận. Câu 10: Mác xem a i là người sáng lập ra kinh tế chính trị tư sản cổ điển? A. Adam Smith B. William Petty C. Francois Quesney D. David Ricardo Câu 11: Học thuyết nào của Mác đã giải quyết được bế tắc của các trào lưu tư tưởng kinh tế trước đây? A. Học thuyết giá trị - lao động B. Học thuyết giá trị thặng dư C. Học thuyết chủ nghĩa tư bản độc quyền D. Học thuyết kinh tế chính trị hiện đại Câu 12: Học thuyết nào của Mác được xem là hòn đá tảng trong chủ nghĩa Mác? A. Học thuyết giá trị thặng dư. B. Học thuyết giá trị. C. Học thuyết chủ nghĩa tư bản độc quyền. D. Học thuyết giá trị và giá trị thặng dư. Câu 13: Ai là người đầu tiên nêu ra danh từ “kinh tế chính trị” để đặt tên cho môn khoa học này? A. Antoine Mongchretiên

B. Tomas Mun C. William Petty D. Francois Quesney Câu 14: Giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII, hình thái đầu tiên của hệ tư tưởng tư sản trong lĩnh vực kinh tế chính trị là gì? A. Chủ nghĩa trọng thương B. Chủ nghĩa trọng nông C. Kinh tế chính trị tư sản tầm thường. D. Kinh tế chính trị cổ điển Anh. Câu 15: Thuật ngữ “kinh tế chính trị” được sử dụng đầu tiên vào năm nào? A. Năm 1610. B. Năm 1615. C. Năm 1620. D. Năm 1600. Câu 16: Một trong những hạn chế của các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển là xem A. quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản là quy luật tự nhiên, tuyệt đối, vĩnh viễn. B. nông nghiệp là ngành sản xuất duy nhất, là nguồn gốc của sự giàu có. C. chưa biết đến quy luật kinh tế, phương pháp nghiên cứu là sự khái quát có tính chất kinh nghiệm những hiện tượng bề ngoài của đời sống kinh tế - xã hội. D. nguồn gốc của lợi nhuận là từ thương nghiệp do mua rẻ bán đắt... nhằm tích luỹ tiền tệ, đẩy nhanh sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Câu 17: Theo Mác, muốn xem xét và giải thích nguồn gốc của tư tưởng và các vấn đề xã hội thì phải bắt nguồn từ A. các hoạt động kinh tế. B. tư tưởng của giai cấp thống trị. C. truyền thống lịch sử. D. ý thức xã hội. CHƯƠNG 2 Câu 1: Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để A. tiêu dùng. B. thu lợi nhuận cho nhà tư bản. C. đáp ứng nhu cầu của nhà sản xuất. D. trao đổi, mua bán. Câu 2: Sản xuất hàng hoá ra đời từ những điều kiện nào? A. Phân công lao động cá biệt và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. B. Phân công lao động chung và chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. C. Phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu hoặc những hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. D. Phân công lao động và sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất. Câu 3: Mục đích của người sản xuất hàng hóa là: A. giá trị sử dụng của hàng hóa. B. công dụng của hàng hóa. C. giá trị trao đổi của hàng hóa. D. giá trị của hàng hóa. Câu 4: Phân công lao động xã hội được hiểu là: A. Phân công của xã hội về lao động, hình thành những ngành nghề sản xuất khác nhau, là sự chuyên môn hóa nhất định đối với người sản xuất.

B. Phân công diễn ra trong đơn vị sản xuất. C. Sự chuyên môn hóa nhất định đối với người sản xuất. D. Chia nhỏ quá trình sản xuất, mỗi người đảm nhận một công đoạn. Câu 5: Vì sao có quan điểm cho rằng: Sản xuất hàng hóa không phải là điều kiện tồn tại của sự phân công lao động xã hội? A. Vì có sự nhầm lẫn giữa sản xuất tự túc, tự cấp với sản xuất hàng hóa. B. Vì sản xuất hàng hóa là sản xuất cho xã hội tiêu dùng, còn phân công lao động là nhằm vào yêu cầu của cộng đồng. C. Vì phân công lao động xã hội chỉ là hiện tượng tạm thời. D. Vì xã hội loài người đã có lúc không có sản xuất hàng hóa, nhưng vẫn có phân công lao động xã hội. Câu 6: Tìm câu phát biểu đúng sau đây: A. Một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng đều là hàng hóa. B. Một vật khi đã là hàng hóa thì không nhất thiết phải có giá trị và giá trị sử dụng. C. Một vật khi đã là hàng hóa thì không nhất thiết phải phụ thuộc vào cung cầu. D. Một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiết phải phụ thuộc vào người sản xuất. Câu 7: Khi nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác bắt đầu từ A. phân tích hàng hoá. B. lưu thông hàng hóa. C. sản xuất giá trị thặng dư. D. sản xuất của cải vật chất. Câu 8: C.Mác chọn hàng hóa làm xuất phát điểm để nghiên cứu bản chất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, vì hàng hóa là A. sản phẩm của lao động. B. vật có ích, sản xuất để trao đổi, để bán. C. hình thái biểu hiện phổ biến nhất của của cải. D. vật thông qua trao đổi, mua bán. Câu 9: Hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa là: A. Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. B. Giá trị sử dụng và giá trị. C. Giá trị và giá trị trao đổi. D. Giá trị và giá cả. Câu 10: Theo C.Mác, giá trị sử dụng của hàng hóa là: A. Giá trị của hàng hóa có thể thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu của con người. B. Công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn một số nhu cầu của nhà sản xuất. C. Công dụng của vật phẩm có thể có thể đổi lấy một số giá trị hàng hóa khác. D. Công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Câu 11: Trên thị trường, hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau vì: A. Chúng đều là sản phẩm của lao động và được sản xuất với lượng thời gian hao phí lao động cá biệt bằng nhau. B. Chúng được sản xuất với lượng thời gian hao phí lao động cá biệt và lượng hao phí vật tư kỹ thuật bằng nhau. C. Chúng được sản xuất với lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết và lượng hao phí vật tư kỹ thuật bằng nhau. D. Chúng đều là sản phẩm của lao động và được sản xuất để trao đổi. Câu 12: Trong nền kinh tế hàng hóa, giá trị trao đổi là:

A. Cơ sở của giá trị hàng hóa. B. Giá cả của hàng hóa trên thị trường. C. Sức lao động được đem ra trao đổi với nhau. D. Tỷ lệ trao đổi về lượng giữa giá trị sử dụng nầy với giá trị sử dụng khác. Câu 13: Cơ sở chung của quan hệ trao đổi giữa các hàng hóa là: A. Công dụng của hàng hóa. B. Hao phí lao động của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. C. Sở thích của người tiêu dùng. D. Sự khan hiếm của hàng hóa. Câu 14: Trong nền sản xuất hàng hóa, thực chất của việc trao đổi hàng hóa là trao đổi A. lao động. B. ngang giá. C. sức lao động. D. giá trị sức lao động. Câu 15: Yếu tố nào sau đây là nguồn gốc của giá trị hàng hóa? A. Máy móc, nhà xưởng. B. Lao động của con người. C. Đất đai. D. Kỹ thuật, công nghệ sản xuất. Câu 16: Tìm phát biểu đúng khi đề cập đến phạm trù giá trị: A. Hao phí là cơ sở chung của trao đổi, chính hao phí sản xuất hàng hóa tạo nên giá trị của hàng hóa. B. Giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất trao đổi hàng hóa, do đó nó là phạm trù lịch sử. C. Giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá cả. D. Giá trị của hàng hóa là hao phí sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Câu 17: Theo C.Mác, giá trị hàng hóa được xác định trên cơ sở A. hao phí lao động xã hội của người tiêu dùng kết tinh trong hàng hóa. B. hao phí xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. C. hao phí lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. D. hao phí lao động cá biệt của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. Câu 18: Hàng hóa có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng, vì A. lao động sản xuất có tính hai mặt (lao động cụ thể và lao động trừu tượng). B. lao động sản xuất có hai loại (lao động giản đơn và lao động phức tạp). C. mục đích của sản xuất hàng hóa là để trao đổi hoặc để bán. D. đó là đặc trưng riêng của nền kinh tế hàng hóa. Câu 19: Trong nền kinh tế hàng hóa, tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá là: A. Lao động tư nhân và lao động xã hội. B. Lao động giản đơn và lao động phức tạp. C. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng. D. Lao động quá khứ và lao động sống. Câu 20: Lao động cụ thể là lao động A. có ích dưới những hình thức cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định. B. giống nhau giữa các loại lao động. C. hao phí đồng chất của con người có thể trao đổi được với nhau. D. chân tay nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội. Câu 21: Trong lao động sản xuất hàng hóa, vai trò của lao động cụ thể là: A. Tạo nên lịch sử sản xuất hàng hóa. B. Tạo ra giá trị của hàng hóa.

C. Tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. D. Tạo ra tính chất xã hội của hàng hóa. Câu 22: Đặc điểm nào sau đây không thuộc hình thức lao động cụ thể? A. Thao tác riêng. B. Đối tượng riêng. C. Lao động riêng biệt. D. Kết quả riêng. Câu 23: Tìm phát biểu sai khi đề cập đến vai trò của lao động cụ thể: A. Mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định. B. Lao động cụ thể càng nhiều, giá trị sử dụng càng phong phú. C. Lao động cụ thể hợp thành hệ thống xí nghiệp. D. Lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội. Câu 24: Loại lao động nào sau đây tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa? A. Lao động cụ thể. B. Lao động trừu tượng. C. Lao động giản đơn. D. Lao động phức tạp. Câu 25: Trong sản xuất hàng hóa, vai trò của lao động trừu tượng là tạo ra A. giá trị hàng hóa. B. giá trị sử dụng của hàng hóa. C. giá cả trên thị trường. D. giá trị trao đổi. Câu 26: Mâu thuẫn cơ bản của lao động sản xuất hàng hóa là mâu thuẫn giữa A. giá trị và giá trị sử dụng. B. lao động giản đơn và lao động phức tạp. C. lao động cụ thể và lao động trừu tượng. D. lao động tư nhân và lao động xã hội. Câu 27: Lượng giá trị cá biệt của hàng hóa do yếu tố nào quyết định? A. Thời gian lao động giản đơn, trung bình quyết định. B. Thời gian lao động của ngành quyết định. C. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất quyết định. D. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất nhiều hàng hoá quyết định. Câu 28: Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng A. thời gian lao động cá biệt, cần thiết. B. thời gian lao động giản đơn. C. thời gian lao động cần thiết. D. thời gian lao động xã hội cần thiết. Câu 29: Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa nào đó được xác định là A. thời gian sản xuất của tuyệt đại bộ phận hàng hóa. B. thời gian cần thiết để sản xuất ra một loại hàng hóa nhất định trong điều kiện sản xuất trung bình của xã hội. C. thời gian sản xuất ra vàng, bạc. D. thời gian do người có trình độ chuyên môn cao quyết định. Câu 30: Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa lượng giá trị hàng hóa với năng suất lao động A. lượng giá trị hàng hoá tỷ lệ thuận với năng suất lao động. B. lượng giá trị hàng hoá tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. C. lượng giá trị hàng hoá độc lập với năng suất lao động. D. lượng giá trị hàng hoá tương đương với năng suất lao động. Câu 31: Cường độ lao động là khái niệm nói lên A. thời gian lao động khẩn trương của nhà sản xuất. B. mức độ phức tạp của lao động trong cùng một đơn vị thời gian lao động.

C. mức độ khẩn trương, sự căng thẳng, mệt nhọc của người lao động. D. cường độ lao động trung bình của người lao động. Câu 32: Điểm giống nhau giữa tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động là A. tăng lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. B. giảm giá trị của một đơn vị hàng hóa. C. tăng lượng lao động hao phí trong một đơn vị thời gian. D. gắn với tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ. Câu 33: Điểm khác nhau giữa tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động là cường độ lao động tăng làm cho giá trị một hàng hóa A. giảm. B. tăng. C. không thay đổi D. lúc tăng, lúc giảm. Câu 34: Một trong những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa là: A. Năng suất lao động. B. Khả năng lao động. C. Sức khỏe người lao động. D. Tuổi đời người lao động. Câu 35: Khi năng suất lao động tăng lên thì lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ A. tăng lên. B. giảm xuống. C. vừa tăng vừa giảm. D. không đổi. Câu 36: Một trong những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa là: A. Người lao động B. Cách thức quản lý lao động. C. Mức độ phức tạp của lao động. D. Tuổi đời người lao động. Câu 37: Trong cùng một đơn vị thời gian, lao động phức tạp sẽ tạo ra một hàng hóa với giá trị như thế nào so với lao động giản đơn? A. Nhiều hơn B. Ít hơn. C. Bằng nhau. D. Có lúc nhiều hơn, có lúc ít hơn, có lúc bằng nhau. Câu 38: Nội dung nào dưới đây là sai? A. Giá trị mới của sản phẩm = v + m. B. Giá trị của sản phẩm mới = v + m. C. Giá trị của tư liệu sản xuất = c. D. Giá trị của sức lao động = v. Câu 39: Giá cả của hàng hóa được quyết định bởi yếu tố chủ yếu nào? A. Giá trị của hàng hóa. B. Cung cầu. C. Giá trị của tiền tệ trong lưu thông. D. Cạnh tranh. Câu 40: Trong nền kinh tế hàng hóa, tiền xuất hiện khi A. nhà nước quy định. B. vật ngang giá chung được cố định ở một vật độc tôn và phổ biến. C. vàng, bạc xuất hiện. D. có một tỷ lệ trao đổi nhất định. Câu 41: Qua nghiên cứu các hình thái biểu hiện của giá trị, C.Mác khẳng định nguồn gốc của tiền tệ là do

A. quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa. B. nhu cầu mua bán trên thị trường. C. nhà nước phát hành. D. mua bán, trao đổi quốc tế. Câu 42: Bản chất của tiền tệ là A. phản ánh quan hệ kinh tế giữa những người tiêu dùng với nhau. B. thể hiện lao động cá biệt kết tinh trong hàng hóa. C. hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho các hàng hóa khác. D. một hình thái giá cả của hàng hóa. Câu 43: Thực hiện chức năng lưu thông, tiền làm cho việc mua, bán diễn ra thuận lợi, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn A. khả năng trao đổi: H - H. B. khả năng không dùng tiền mặt. C. khả năng khủng hoảng. D. khả năng khó thanh toán. Câu 44: Quy luật căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa là A. Quy luật cạnh tranh. B. Quy luật cung – cầu. C. Quy luật lưu thông tiền tệ. D. Quy luật giá trị. Câu 45: Cơ sở tồn tại của quy luật giá trị là nền sản xuất A. tư bản chủ nghĩa. B. của cải vật chất nói chung. C. hàng hóa. D. tự cấp, tự túc. Câu 46: Trong nền kinh tế hàng hóa, quy luật giá trị yêu cầu A. sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. B. sản xuất hàng hoá dựa trên nguyên tắc ngang giá. C. hao phí lao động cá biệt phải lớn hơn hoặc bằng mức hao phí lao động xã hội cần thiết. D. sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động cá biệt. Câu 47: Tìm phát biểu sai khi đề cập đến giá cả của hàng hóa: A. Giá cả thường biến động và phụ thuộc vào khối lượng giá trị sử dụng của hàng hóa. B. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả là phạm trù trung tâm, là phong vũ biểu, là mệnh lệnh đối với người sản xuất và tiêu dùng. C. Giá cả thường biến động và phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa. D. Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị trong trao đổi. Câu 48: Một trong những tác động của qui luật giá trị đối với sản xuất là: A. Điều tiết sản xuất và làm tăng giá cả hàng hoá. B. Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. C. Phân hoá giai cấp, tăng sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn. D. Tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. CHƯƠNG 3 Câu 1: Theo C. Mác, tiền trở thành tư bản khi A. nhà tư bản sử dụng số tiền đó vào mục đích bóc lột người khác. B. nhà tư bản sử dụng số tiền đó vào mục đích kiếm lời. C. nhà tư bản sử dụng số tiền đó vào mục đích mua bán D. nhà tư bản sử dụng số tiền đó vào mục đích đầu cơ

Câu 2: Theo C.Mác, tổng giá trị hàng hóa của xã hội tăng lên theo kiểu: đôi giày giá trị hơn tấm da là do A. mua thấp, bán cao. B. bán cao hơn giá trị. C. lưu thông. D. thu hút nhiều lao động. Câu 3: Theo C.Mác, mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản T–H–T’ thể hiện A. lưu thông không làm tăng giá trị. B. lưu thông làm tăng giá trị. C. lưu thông làm xuất hiện tư bản tài chính. D. giá trị tăng thêm xuất hiện trong lưu thông và ngoài lưu thông. Câu 4: Theo C.Mác, chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản là A. hàng hóa. B. tiền. C. sức lao động. D. hàng hóa sức lao động. Câu 5: Một trong những điều kiện ra đời của chủ nghĩa tư bản là A. có sự xuất hiện của tư bản thương nghiệp và tư bản công nghiệp. B. xuất hiện một lớp người lao động tự do về thân thể, không có tư liệu sản xuất buộc phải đi làm thuê. C. giai cấp tư sản tăng cường tích lũy tư bản và tích tụ tư bản. D. xuất hiện một lớp người vô sản bị thua lỗ trong cạnh tranh. Câu 6: Theo C.Mác, hàng hóa sức lao động có những thuộc tính nào? A. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng. B. Trí lực và thể lực. C. Giá trị và giá trị sử dụng. D. Sức khỏe và kỹ năng, tay nghề. Câu 7: Theo C.Mác, giá trị của hàng hóa sức lao động được tính bằng: A. giá trị hàng hóa cần thiết nuôi sống người công nhân. B. giá trị hàng hóa dành cho tiêu dùng cùa người công nhân. C. giá trị toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân và gia đình họ D. giá trị những tư liệu sản xuất cần thiết để tái sản xuất. Câu 8: Sức lao động trở thành hàng hóa một cách phổ biến khi A. sản xuất hàng hóa xuất hiện. B. chủ nghĩa tư bản ra đời. C. hình thành thị trường sức lao động. D. xã hội có sự phân chia giai cấp. Câu 9: Đặc điểm của hàng hóa sức lao động là khi sử dụng nó, nó sẽ tạo ra A. sức lao động mới. B. một hàng hóa mới. C. sự thỏa mãn nhu của người mua. D. một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó Câu 10: Theo C.Mác, sự khác biệt giữa hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường ở chỗ:

A. Hàng hóa sức lao động được trao đổi ngang giá. B. Hàng hóa sức lao động được trao thông qua hợp đồng. C. Hàng hóa sức lao động bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử D. Hàng hóa sức lao động bao hàm cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Câu 11: Giá trị hàng hóa sức lao động vận động theo một trong hai xu hướng sau: A. Cũng tăng, giảm như hàng hóa thông thường. B. Tăng lên khi giá trị hàng hóa thông thường giảm. C. Giảm xuống khi năng suất lao động xã hội tăng D. Giảm xuống khi năng suất lao động xã hội giảm. Câu 12: Theo C. Mác, mục đích trực tiếp của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là A. sản xuất ra ngày càng nhiều của cải vật chất B. mở rộng phạm vi thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. C. tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư. D. tạo ra ngày càng nhiều giá trị sử dụng. Câu 13: Chọn định nghĩa thể hiện bản chất của tư bản: A. Tư bản là giá trị mang lại giá...


Similar Free PDFs