Tư-tưởng-HCM - Hskskaiaoaiai PDF

Title Tư-tưởng-HCM - Hskskaiaoaiai
Author B T
Course Giải tích số
Institution Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Pages 18
File Size 198 KB
File Type PDF
Total Views 214

Summary

Câu 1: Phân tích cơ sở thực tiễn Việt Nam hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh? Giá trị Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. a. Cơ sở thực tiễn ở Việt Nam hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:  Xã hội Việt Nam cho đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX vẫn là xã hội phong kiến lạc h...


Description

Câu

1: Phân tích cơ sở thực tiễn Việt Nam hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh? Giá trị Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. a. Cơ sở thực tiễn ở Việt Nam hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:  Xã hội Việt Nam cho đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX vẫn là xã hội phong kiến lạc hậu  Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam  Các phong trào đấu tranh của nhân dân ta diễn ra sôi nổi  Xã hội Việt Nam khủng hoảng trầm trọng. b. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay:  Qua các giai đoạn cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta nhận thức ngày càng toàn diện và sâu sắc. Đảng ta khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa MarxLenin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đ ẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.”  Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ, mặc dù tình hình trong nước và thế giới có những thay đổi nhanh chón g và sâu sắc, nhưng tính đúng đắn, sức sống, sự sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam và xu thế thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị. Cụ thể là những nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh từ tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, về xâ y dựng Đảng cách mạng chân chính, trong sạch, vững mạnh, về xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân, về đại đoàn kết dân tộc và xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, đến tư tưởng về phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng n ền văn hóa, con người Việt Nam, về giáo dục, về ngoại giao, … cũng như đạo đức, phong cách của Người đã trở thành những giá trị bền vững. Câu 2: Phân tích cơ sở lý luận: Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh. Vai trò của việc giáo dục giá trị truyền thống dân tộc đối với sinh viên hiện nay? a. Những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh  Trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thì chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử dân tộc.  Chủ nghĩa yêu nước đã trở thành động lực, sức mạnh truyền thống, đạo lý làm người, niềm tự hào và là nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần của con người Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần

ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (3) .  Chính sức mạnh truyền thống ấy đã thúc giục Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Đó là động lực chi phối mọi suy nghĩ, hành động của Người trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng. Đó cũng chính là cơ sở tư tưởng đã dẫn dắt Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. b. Vai trò của việc giáo dục giá trị truyền thống dân tộc đối với sinh viên hiện nay   Trong thời đại xã hội đang ngày một phát triển như ngày nay, sinh viên càng cho thấy những vai trò quan trọng của mình. Những giá trị truyền thống dân tộc ta chính là nguồn động lực mạnh mẽ thôi thúc niềm tự hào, tự tôn dân tộc cho mỗi người nói chung và sinh viên nói riêng, giúp sinh viên ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với bản thân, gia đình và xã hội.  Ngoài ra, việc giáo dục giá trị truyền thống dân tộc sẽ giúp đáp ứng những yêu cầu cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Thông qua đó, sinh viên mới giữ lại được những cái hay cái đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc, chứ không bị “hòa tan” hoàn toàn trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay  Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc là hoạt động có định hướng, có tổ chức nhằm hình thành năng lực nhận thức, ý thức ứng xử đúng đắn với các giá trị văn hóa dân tộc và hoàn thiện phẩm chất, đức tính tốt đẹp cho SV trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay. Để SV biết gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống một cách tự giác, trước hết cần làm cho họ thấy được mối liên hệ cụ thể giữa yếu tố văn hóa truyền thống với sự phát triển của SV hiện nay, tức là hiểu được sự cần thiết và lợi ích của truyền thống văn hóa dân tộc xuất phát từ nhu cầu phát triển của SV. Từ đó hình thành thái độ tôn trọng và định hướng các hành vi cá nhân trong đời sống hàng ngày. Như thế, truyền thống văn hóa dân tộc muốn “sống” lâu bền nhất thiết phải cần đến sức mạnh của văn hóa tư tưởng, tinh thần. Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc không chỉ đơn thuần là phổ biến tri thức về những giá trị văn hóa truyền thống hay những giá trị bản sắc văn hóa mà cần xem xét truyền thống văn hóa dân tộc trong mối quan hệ với đối tượng bảo tồn và phát huy nó. Đấy chính là SV. Sự hiểu biết truyền thống văn hóa dân tộc không dừng ở việc nắm bắt, liệt kê, mô tả được một vài giá trị nào đó mà còn là khả năng bao quát hệ thống các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thậm chí phát hiện ra những nhận thức lệch lạc còn tồn tại trong một bộ phận SV; vai trò của các nhà trường và các thiết chế văn hóa xã hội khác trong việc giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống cho SV; đánh giá sự vào cuộc của các tổ chức và cá nhân... Do vậy, Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc là giáo dục văn hóa kết hợp với giáo dục đạo đức, kĩ năng sống nhằm xây dựng những thế hệ SV phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống... góp phần vào việc thực hiện chiến lược con người, phát triển giáo dục - đào tạo, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Như vậy, Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc chính là giáo dục ý thức công dân, giáo dục con người toàn diện. Trong nhà trường, hoạt động này có thể đánh giá tổng thể trên một số lĩnh vực cơ bản như đạo đức, lối sống, học vấn, trí tuệ... thông qua quá trình tác động có định hướng, có mục đích.

Câu 4: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh: “Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản”. Giá trị của quan điểm đó với cách mạng Việt Nam? 1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con dường cách mạng vô sản  Thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chứng tỏ rằng, những con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ tư tưởng phong kiến hoặc tư tưởng tư sản là không đáp ứng được yêu cầu khách quan là giành độc lập, tự do của dân tộc do lịch sử đặt ra. Hồ Chí Minh rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Người không tán thành các con đường cứu nước ấy, mà quyết tâm ra đi tìm một con đường cứu nước mới.  Đầu năm 1923, trong Truyền đơn cổ động mua báo Người cùng khổ (Le Paria), Người viết: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc…”.  Con đường cách mạng vô sản, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, bao hàm những nội dung chủ yếu sau: +) Tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và dần dần từng bước “đi tới xã hội cộng sản”. +) Lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản. +) Lực lượng cách mạng là khối đoàn kết toàn dân, nòng cốt là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và lao động trí óc. +) Sự nghiệp cách mạng của Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, cho nên phải đoàn kết quốc tế. 2. Giá trị của quan điểm đó với cách mạng Việt Nam: Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của cách mạng Việt Nam như: Thắng lợi của cách mạng T8/1945, những thắng lợi trong 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 là thắng lợi của chiến lược giải phóng dân tộc mà Hồ Chí Minh đã đi theo là con đường cách mạng vô sản. Đại hội VI (1986) của Đảng đã đề ra đường lối toàn diện, tạo một bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng XHCN và hiện nay trải qua hơn 30 năm thực hiện đổi mới cho thấy nhận thức về CNXH và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành nên những nét cơ bản. Cũng chính từ thực tiễn đó, cho phép chúng ta khẳng định con đường mà Hồ Chí Minh lựa chọn là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Nắm vững quan điểm đó của Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam sẽ vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, kiên trì mục tiêu xây dựng Việt Nam thành một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh. Câu 5: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh: “Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách

mạng vô sản ở chính quốc”. Ý nghĩa của quan điểm đó với cách mạng Việt Nam? a. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc  Theo Hồ Chí Minh, giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là quan hệ lệ thuộc, hoặc quan hệ chính – phụ.  Nhân dân các dân tộc thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn. Theo Hồ Chí Minh, khối liên minh các dân tộc thuộc địa là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản.  Do nhận thức được vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa, đánh giá đúng sức mạnh dân tộc, Nguyễn Ái Quốc cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Trong tác phẩm Đường kách mệnh, Người có sự phân biệt về nhiệm vụ của cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc và cho rằng: hai thứ cách mạng đó tuy khác nhau, nhưng chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Người nêu ví dụ: “An Nam dân tộc cách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mệnh cũng dễ. Và nếu công nông Pháp làm cách mệnh thành công, thì dân tộc An Nam sẽ được tự do”. b. Ý nghĩa của quan điểm với cách mạng Việt Nam Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chủ động, sáng tạo vượt trước của cách mạng ở thuộc địa so với cách mạng vô sản ở chính quốc của Hồ Chí Minh là một luận điểm sáng tạo và có giá trị khoa học cũng như có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn rất quan trọng, là cơ sở để Hồ Chí Minh tin tưởng và quyết tâm, tích cực chủ động tổ chức nhân dân vùng lên để tự cởi bỏ xiềng xích nô lệ khỏi cách thực dân đế quốc. Quan niệm đó đã được thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tôc Việt Nam, phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới trong thế kỷ XX chứng minh là hoàn toàn đúng đắn. Thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945 với sự ra đời của Nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á là một bằng chứng chứng minh tính đúng đắn, sáng tạo về quan điểm của Hồ Chí Minh khi đánh giá khả năng cách mạng to lớn cũng như tính chủ động sáng tạo của nhân dân lao động ở các nước thuộc địa. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đất nước ta đang thực hiện quá trình CNH-HĐH đất nước hội nhập với quốc tế. Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta luôn chủ động, sáng tạo trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước ta. Câu 6: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh: “Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực”. Giá trị của quan điểm đó với cách mạng Việt Nam? a. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực

 Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Leenin, thời chủ nghĩa đế quốc, chiến tranh bắt nguồn từ chính bản chất của CNĐQ – CNTB và khẳng định : - Muốn loại bỏ chiến tranh ra khỏi đời sống XH thì phải xoá bỏ tận gốc đã sinh ra nó ( xoá bỏ chế độ tư hữu, giai cấp bóc lột ). Và bởi vì theo Lênin, bản chất của chiến tranh là sự kế tục chính trị bằng thủ đoạn bạo lực, nên cách mạng bạo lực chính là con đường bắt buộc của chiến tranh nhân dân.  Theo Hồ Chí Minh, đánh giá đúng bản chất cực kì phản động của bọn đế quốc và tay sai, Người đã vạch rõ tính tất yếu của bạo lực cách mạng: + Sự thống trị của thực dân đế quốc ở thuộc địa vô cùng hà khắc, không hề có một chút quyền tự do dân chủ nào, không có cơ sở nào cho thực hành đấu tranh không bạo lực. + “Chế đô ~ thực dân, tự bản thân nó, đã là mô t~ hành đô ~ng bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi”.Vì thế, con đường để giành và giữ đô c~ lâ ~p dân tô ~c chỉ có thể là con đường cách mạng bạo lực. + Cách mạng giải phóng dân tộc là lật đổ chế độ thực dân phong kiến, giành chính quyền về tay cách mạng, nó phải được thực hiện bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang. Như ở Việt Nam là khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.  Trong quan điểm của Hồ Chí Minh, thực hiện bạo lực cách mạng phải gắn bó hữu cơ với tư tưởng hòa bình. Trong chiến tranh cách mạng, lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang giữ vị trí quyết định trong việc tiêu diệt lực lượng quân sự địch, đập tan mọi âm mưu chính trị và quân sự của chúng.Tuy nhiên, đấu tranh vũ trang ko tách biệt với đấu tranh chính trị.Theo Người, các đoàn thể cách mạng càng phát triển, quần chúng đấu tranh càng mạnh thì càng có cơ sở vững chắc để tổ chức lực lượng vũ trang và tiến hành đấu tranh vũ trang. b. Giá trị của quan điểm đó với cách mạng Việt Nam  Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã chứng minh cho con đường đấu tranh dân tộc của Việt Nam phải đi theo cách mạng bạo lực mới có thể giành thắng lợi  Trong giai đoạn hiện nay, cách mạng Việt Nam thực hiện hai nhiệm vụ: Xây dựng XHCN và bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. Chính vì vậy, đứng trước những vấn đề tranh chấp chủ quyền thì bên cạnh đấu tranh chính trị trong hòa bình thì sử dụng bạo lực vũ trang chính là biện pháp cuối cùng chúng ta buộc phải thực hiện để bảo vệ chủ quyền cho dân tộc(Ví dụ vấn đề bảo vệ chủ quyền biển Đông, qđảo Hoàng Sa, Trường Sa hoặc cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979) Câu 7: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về các nguyên tắc “Tập trung dân chủ”; “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Các giải pháp phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn hiện nay? a. Quan điểm Hồ Chí Minh về các nguyên tắc “Tập trung dân chủ”; “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”  Tập trung dân chủ:

b.

+) Hồ Chí Minh đưa ra luận đề liên quan mật thiết với nhau: Tập trung trên nền tảng dân chủ, dân chủ phải đi đến tập trung. Như vậy, hàm lượng dân chủ càng cao, càng đậm đặc bao nhiêu trong hoạt động của Đảng thi tập trung trong Đảng càng đúng đắn bấy nhiêu. +) Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, phải làm cho tất cả mọi đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình ở trong Đảng, tức là khơi dậy tinh thần trách nhiệm và tính tích cực chủ động của tất cả đảng viên. Khi đã thảo luận, bày tỏ ý kiến rồi thì đi đến tập trung, tức là đề cập ý chí thống nhất, hành động thống nhất, như thể mới có sức mạnh. Và, nói như Hồ Chí Minh, lúc ấy quyền tự do của đảng viên trở thành quyền phục tùng chân lý, mà chân lý là những điều có lợi cho dân, cho nước. Điều kiện tiên quyết khi thực hiện nguyên tắc này là tổ chức Đảng phải trong sạch, vững mạnh  Đối với tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, có lúc Hồ Chí Minh coi tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung. Để nhấn mạnh tính chất này, Hồ Chí Minh lưu ý hai điều cần tránh trong hoạt động của Đảng: (1) Độc đoán, chuyên quyền, coi thường tập thể; (2) Dựa dẫm tập thể, không dám quyết đoán. Hai vế tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách phải luôn luôn đi đôi với nhau. Các giải pháp phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn hiện nay:  Thứ nhất, cần phải nâng cao hàm lượng trí tuệ, trình độ tư duy lý luận, khả năng tổng kết thực tiễn của Đảng: Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật khách quan là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Có như vậy, Đảng mới xây dựng được đường lối và chủ trương đúng đắn, khoa học, định hướng cho sự phát triển của đất nước; đồng thời, kịp thời giải quyết có hiệu quả những vấn đề do thực tiễn của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặt ra.  Thứ hai, việc nâng cao trí tuệ của Đảng cần phải gắn liền với nâng cao phẩm chất chính trị, xây dựng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên niềm tin và ý chí kiên định lý tưởng cách mạng, kiên định mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Biện pháp đầu tiên là Đảng cần phải loại bỏ, "phải trị ngay số cán bộ thoái hoá, biến chất, tham nhũng quá đáng từ nhỏ đến lớn (chú ý hàng ngũ trung, cao cấp) để củng cố sức mạnh của Đảng, tạo niềm tin cho dân và lấy đà xoay chuyển tình hình"  Thứ ba, đổi mới và chỉnh đốn Đảng phải được xem là công việc thường xuyên của Đảng. Để hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản với tư cách Đảng cầm quyền phải thật sự vững mạnh, trong sạch, có sức chiến đấu cao.  Thứ tư, Đảng cần tăng cường vai trò lãnh đạo, phát huy đầy đủ hiệu lực quản lý của các cơ quan nhà nước. Cương lĩnh, đường lối đổi mới của Đảng cần được cụ thể hoá, thể chế hoá thành chính sách, luật pháp của Nhà nước.  Thứ năm, Bên cạnh đó, Đảng cần thực hiện một loạt biện pháp đồng bộ, hiệu quả nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực. Cần phải dứt khoát xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung, quan liệu, bao cấp để giải

phóng sức sản xuất, khơi dậy mạnh mẽ tính năng động, niềm phấn khởi, ý thức làm chủ của nhân dân mà trước hết là làm chủ trong công việc, trong hoạt động cụ thể của mỗi người.  Thứ sáu, tăng cường công tác kiểm tra giám sát của Đảng trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng trong thực tiễn Câu 8: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về các nguyên tắc “Tự phê bình và phê bình”; “Kỷ luật nghiêm minh và tự giác”. Vận dụng các nguyên tắc trên vào xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh hiện nay? a. Nguyên tắc phê bình và tự phê bình:  Hồ Chí Minh coi tự phê bình và phê bình là việc làm thường xuyên, "như mỗi ngày phải rửa mặt. Người viết trong Di chúc: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng.  Người cho rằng, tự phê bình và phê bình là “thang thuốc” tốt nhất để làm cho phần tốt trong mỗi tổ chức và mỗi con người nẩy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi; tự phê bình và phê bình phải trung thực, kiên quyết, đúng người, đúng việc, phải có văn hóa...Trong Đảng, “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. b. Nguyên tắc Kỷ luật nghiêm minh và tự giác:  Hồ Chí Minh nhấn mạnh: «Đáng tố chức rất nghiêm, khác với các đảng phải khác và các hội quần chúng. Trong Đảng chi kết nạp những phần tử hăng hái nhất, cách mạng nhất. Đảng có những điều kiện kỷ luật bắt buộc mỗi đảng viên phải theo. Không có kỷ luật sắt không có Đảng. Đã vào Đảng thì phải theo tư tưởng của Đảng, Đảng đã chỉ thị nghị quyết là phải làm. Không làm thì đuổi ra khỏi Đảng". Sức mạnh của một đảng cộng sản bắt nguồn từ kỷ luật, muôn người như một, cùng một ý chí và hành động.  Hồ Chí Minh cho rằng, Đảng ta tuy đông người, nhưng khi tiến đánh chỉ như một người. Điều đó là nhờ trong Đảng có kỷ luật. Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, “Đảng phải giữ kỷ luật rất nghiêm từ trên xuống dưới. Kỷ luật này là tư tưởng phải nhất trí, hành động phải nhất tri, Kỷ luật của Đảng là kỷ luật tự giác, "do lòng tự giác của đảng viên về nhiệm vụ của họ đối với Đảng, khi đã tự giác thì kỷ luật của Đảng mới nghiêm và mới bền lâu, thực sự tạo sức mạnh. c. Vận dụng các nguyên tắc trên vào xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh hiện nay:  Đảng ta khẳng định tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng, là thước đo trình độ sinh hoạt dân chủ trong Đảng và là ý thức trách nhiệm của Đảng với nhân dân. Tự phê bình và phê bình là biện pháp quan trọng để giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ Đảng, để giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng.

 Đảng lấy tự phê bình và phê bình là biện pháp cơ bản để giải quyết những mâu thuẫn đó, tạo động lực cho sự vận động, phát triển của Đảng và đặt thành một chế độ tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt và hoạt động của Đảng.  Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những tổ chức đảng, đảng viên không thực hiện tốt nghị quyết, chỉ thị của Đảng về tự phê bình và phê bình, nhất là những người có thái độ thành kiến, trù dập người phê bình; phải có biện pháp bảo vệ người phê bình đã dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng, tiêu...


Similar Free PDFs