Ung thư cổ tử cung - Note micro economics nternational economics Ecônmic PDF

Title Ung thư cổ tử cung - Note micro economics nternational economics Ecônmic
Author Đinh Uyên Nhã
Course Thông lệ trong kinh tế
Institution Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 20
File Size 763.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 619
Total Views 955

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHBÀI TIỂU LUẬNNÂNG CAO HIỂU BIẾT CỦA SINH VIÊNTRÊN ĐỊA BÀN TP VỀ TIÊMPHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNGMỤC LỤCTrangI. MỞ ĐẦU Đặt vấn đề................................................................. Mục tiêu hướng tới.............................


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN NÂNG CAO HIỂU BIẾT CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM VỀ TIÊM PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

MỤC LỤC Trang

I. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề…………………………………...............………..2 2. Mục tiêu hướng tới……………….................………………..3

II. TỔNG QUAN 1. Human Papilloma virus (HPV)………………….....................4 2. Các yếu tố nguy cơ ung thư cổ tử cung……..………………..5

3. Kiến thức về tiêm phòng ung thư cổ tử cung….......................6

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu……………………...8 2. Xử lí số liệu và phân tích thực trạng………………………..12

IV. GIẢI PHÁP 1. Đề xuất giải pháp nâng cao hiểu biết ở sinh viên…………...19

I. MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư cổ tử cung là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ trên toàn thế giới, chiếm 12% trong các ung thư ở nữ giới và có 85% trường hợp xảy ra ở các nước đang phát triển, ước tính 569.847 trường hợp mắc mới và 311.365 trường hợp tử vong trong năm 2018 (theo GLOBOCAN). Tính riêng ở Việt Nam:

1

 Khoảng 4.177 trường hợp ung thư cổ tử cung mới được chẩn đoán hàng năm ở Việt Nam (ước tính cho năm 2018)  Ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ 7 trong số các nguyên nhân gây ung thư và gây tử vong ở phụ nữ ở Việt Nam.  Ung thư cổ tử cung phổ biến thứ 3 trong số các ung thư ở nữ giới từ độ tuổi 15 đến 44 tại Việt Nam  Khoảng 2.420 ca tử vong do ung thư cổ tử cung xảy ra hàng năm ở Việt Nam (ước tính cho đến năm 2018)  Ung thư cổ tử cung đứng thứ 5 trong số các ca tử vong vì ung thư ở phụ nữ Việt Nam Theo ICO/IARC HPV Information Centre Mới nhất, theo Ghi nhận ung thư 2020, Việt Nam có khoảng hơn 4.000 ca mắc mới và có 2.223 ca tử vong vì căn bệnh này. Hiện nay đã có vắc xin phòng tránh ung thư cổ tử cung, cùng với việc sàng lọc ung thư cổ tử cung ngày càng tiến bộ, loại vắc xin này góp phần đáng kể trong việc làm giảm ung thư cổ tử cung. Do đó, việc tiêm vaccine phòng ngừa Human Papilloma virus (HPV) ở phụ nữ là cần thiết. Chính vì thế, nhóm sinh viên thuộc chuyên ngành Quản Trị Bệnh Viện của Đại học Kinh Tế TP.HCM đã thực hiện cuộc khảo sát dựa trên 2

sự hiểu biết của sinh viên về tiêm phòng ung thư cổ tử cung, từ đó có thể nâng vốn kiến thức và nhận thức để sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và toàn thể mọi người nói chung có thể bảo vệ sức khỏe cá nhân và những người xung quanh. 2. MỤC TIÊU HƯỚNG TỚI ‘KHẢO SÁT HIỂU BIẾT CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM VỀ TIÊM PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG’ được thực hiện với mục tiêu: - Tổng quan về kiến thức ung thư cổ tử cung và tiêm phòng ung thư cổ tử cung của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất giải pháp và tuyên truyền nâng cao hiểu biết về ung thư cổ tử cung và tiêm phòng ung thư cổ tử cung.

II. TỔNG QUAN 1. HUMAN PAPILLOMA VIRUS (HPV) Hầu hết tất cả các ca ung thư cổ tử cung đều có liên quan đến HPV, một loại virus có DNA đặc thù, dễ lây lan và lây lan rộng rãi. HPV là một viêm nhiễm lây qua đường tình dục phổ biến nhất (STI) và không có triệu chứng lâm sàng rõ, diễn tiến âm thầm. Hiện tại, trên toàn thế giới có khoảng 630 triệu người nhiễm HPV, phụ nữ mắc nhiều hơn nam giới, có khoảng 50% đến 80% phụ nữ bị 3

nhiễm HPV ít nhất là một lần trong đời. Thông thường phụ nữ nhiễm HPV vào những năm cuối tuổi vị thành niên đến đầu những năm 30 tuổi. Trong hầu hết các trường hợp, ung thư cổ tử cung được phát hiện ở độ tuổi muộn hơn, thường là sau tuổi 40 và số ca phát hiện cao nhất là ở độ tuổi khoảng 45.

Các loại HPV HPV là một tổ hợp các chủng virus khác nhau, có tới hơn 100 loại HPV, một số loại có khả năng gây ung thư cao hơn (các loại có nguy cơ cao), một số khác có ít khả năng gây ung thư hơn (các loại có nguy cơ thấp). Các loại có nguy cơ cao gây ra hầu hết các bệnh ung thư vùng hậu môn - sinh dục, trong khi các loại có nguy cơ thấp có thể gây sùi mào gà sinh dục, tế bào cổ tử cung bất thường, phổ biến nhất là các viêm nhiễm không có triệu chứng và không thấy qua thăm khám lâm sàng. Có ít nhất 13 kiểu gen HPV có nguy cơ cao. Hai loại HPV có nguy cơ cao có liên quan tới khoảng 70% tất cả các ca ung thư cổ tử cung: HPV-16 và -18. HPV-45 và -31 cũng có liên quan đến ung thư cổ tử cung, chiếm khoảng 4% số ca mỗi loại.

4

Phân bố các type HPV theo nguy cơ

2. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG Đối với phụ nữ, nguy cơ nhiễm HPV có liên quan chủ yếu đến họat động tình dục. Quan hệ tình dục sớm là một yếu tố nguy cơ cho việc nhiễm HPV bởi vì cổ tử cung chưa phát triển hoàn toàn, có lớp biểu mô chưa trưởng thành, từ đó làm cho vi rút càng dễ dàng thâm nhập. Nguy cơ bị mắc ung thư cổ tử cung còn bao gồm các yếu tố khác như sinh con sớm, nhiễm HIV, quan hệ tình dục với nhiều đối tượng,…. Ung thư cổ tử cung bắt nguồn từ nhiễm HPV, viêm nhiễm kéo dài với các loại có nguy cơ cao có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. 3. KIẾN THỨC VỀ TIÊM PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG Cho đến nay, biện pháp tiêm vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung là biện pháp phổ biến, an toàn và hiệu quả nhất.

 Độ tuổi tiêm phòng ung thư cổ tử cung

5

Tại Việt Nam, theo khuyến cáo của nhà sản xuất vaccine, vaccine được chỉ định nên được tiêm phòng cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, bất kể là đã quan hệ tình dục hay chưa.

 Ai không nên tiêm vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung? - Nhạy cảm với men hoặc bất cứ thành phần nào của vắc xin. - Đang bị sốt cao cấp tính, nhiễm trùng ở cấp độ vừa hoặc nặng. - Bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu. - Đang có thai hoặc đang cho con bú. - Đã nhiễm vi khuẩn HPV.

 Tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung - Đau, sưng, ngứa, đỏ tại vị trí tiêm - Sốt nhẹ - Đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi - Buồn nôn, nôn - Tiêu chảy - Ngất xỉu Tuy nhiên, các tác dụng phụ này rất hiếm khi xảy ra.

 Lịch tiêm và thời gian tiêm vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung 6

 Chủng phòng ngừa: 4 loại HPV type 6, 11, 16 và 18

Lịch tiêm

 Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.  Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên.  Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.

 Xét nghiệm trước khi tiêm vaccine phòng ngừa ung thủ cổ tử cung Nếu chưa quan hệ tình dục, có thể chích ngừa HPV mà không cần làm thêm xét nghiệm. Nếu đã quan hệ tình dục, nên đi khám để làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung để đảm bảo an toàn tiêm chủng.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu

7

Khảo sát được thực hiện bởi 202 sinh viên trong độ tuổi khoảng từ 18 – 24, hiện đang sinh sống và học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh.

 Phương pháp nghiên cứu

9

‘KHẢO SÁT HIỂU BIẾT CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM VỀ TIÊM PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG’ sử dụng phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý số liệu, nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng để làm rõ được thực trạng sinh viên hiểu biết về tiêm phòng ung thư cổ tử cung. 2. XỬ LÍ SỐ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG  Phân tích số liệu trực tiếp từ khảo sát: Số liệu phân tích dựa trên 202 đơn khảo sát:

Giới tính sinh học Nam Bạn đã từng nghe cụm từ

Mạng xã hội (Facebook,

"ung thư cổ tử cung" và

Youtube...)

Nữ

12

23

17

72

1

1

0

1

30

45

"vaccine chống ung thư cổ tử cung" thông qua?

Người thân, bạn bè... Sách Thông qua các phương tiện truyền thông báo chí, mạng xã hội. Truyền hình, báo đài và các phương tiện truyền thông truyền thống

 72/142 nữ biết về “ung thư cổ tử cung” và “tiêm phòng ung thư cổ tử cung” thông qua bạn bè và người thân.

10



Độ tuổi quan tâm đến vấn đề ung thư cổ tử cung hầu như là các bạn sinh viên năm nhất (18 - 19 tuổi) Giới tính sinh học Tần số Giá trị



Nam

Phần trăm 60

29.7

Nữ

142

70.3

Tổng

202

100.0

Tỉ lệ giới tính quan tâm đến vấn đề ung thư cổ tử cung và tiêm phòng ung thư cổ tử cung là 70,3% (nữ) và 29.7% (nam)

Giới tính sinh học Nam

Nữ

Quan hệ tình dục an toàn sẽ



không mắc ung thư cổ tử

Đúng

58%

40%

cung?

Sai

42%

60%

58% nam cho rằng quan hệ tình dục sẽ không mắc ung thư cổ tử cung, trong khi đó, 60% nữ chọn câu trả lời ngược lại.

11

Bạn có ý định tiêm phòng vaccine Nếu là nữ, bạn đã tiêm phòng

ngừa ung thư cổ tử cung trong

ung thư cổ tử cung chưa?

thời gian sắp tới không?

Không trả lời Giới tính Nam

Chưa

Không trả lời

Rồi



Không

100%

0

0

100%

0

0

0

78%

22%

0

70%

30%

sinh học Nữ



78% nữ được khảo sát chưa tiêm phòng ung thư cổ tử cung và 70% có ý định sẽ tiêm trong tương lai. Tỉ lệ nữ chưa tiêm phòng vaccine trong độ tuổi 18 - 19 nhiều, điều này không những làm giảm hiệu quả của vaccine mà còn đe dọa đến sức khỏe của bản thân.



¾ các bạn tham gia khảo sát trả lời đúng các câu hỏi về UTCT ví dụ như độ tuổi tiêm phòng, con đường lây nhiễm,..

12

Theo bạn, độ tuổi tiêm phòng vaccine là?

Giới tính

Dưới 9

Trên 50

tuổi

tuổi

Nam

Từ 26 - 35 Từ 35 - 50 tuổi

tuổi

Từ 9 - 26 tuổi

5%

0%

3,33%

1,67%

90%

1,4%

0,8%

5,6%

2,1%

90,1%

sinh học Nữ

Giới tính sinh học Nam Có cần xét nghiệm nhiễm

Nữ



73,33%

59,85%

Không

26,67%

40,15%

0%

1,4%

15%

7,04%

5%

14,78%

80%

76,78%

virus ung thư cổ tử cung trước khi tiêm không? Tác dụng phụ sau khi tiêm? Nhức đầu, ngất xỉu Sốt nhẹ Sưng nóng, đỏ đau nơi tiêm Tất cả đều đúng

Theo bạn, virus lây bệnh chủ yếu lây lan qua đường? Tiếp xúc với

Nước hoặc Máu Giới tính sinh Nam

đường ăn

Quan hệ tình

dịch tiết từ mũi

uống chung

dục

và miệng

16,67%

5%

66,67%

11,66%

18,3%

7%

67%

7,7%

học Nữ

13

 Nhận xét thực trạng hiểu biết của sinh viên trên địa bàn thành phố: a. Tích cực:  Ung thư cổ tử cung và tiêm phòng ung thư cổ tử cung được quan tâm hầu hết bởi các bạn sinh viên năm nhất, đa phần là độ tuổi 18 - 19, được pháp luật cho phép quan hệ tình dục, cần hiểu rõ về các biện pháp bảo vệ sức khỏe của bản thân.  Tỉ lệ nam quan tâm đến ung thư cổ tử cung tuy còn ít nhưng đủ để thể hiện sự quan tâm tới những người phụ nữ xung quanh mình.  Phần trăm các bạn nữ có ý định tiêm phòng cao  Đa phần các bạn sinh viên nắm được những thông tin cơ bản về ung thư cổ tử cung và việc tiêm phòng bệnh b. Tiêu cực:  Số lượng nam giới nhận thức về việc quan hệ tình dục an toàn sẽ chống được ung thư cổ tử cung chiếm hơn một nửa. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới việc các bạn nhận thức sai lầm trong khi quan hệ tình dục, dễ vô tình lây bệnh cho đối phương.  Tỉ lệ nữ chưa tiêm phòng vaccine trong độ tuổi 18 - 19 nhiều, điều này không những làm giảm hiệu quả của vaccine mà còn đe dọa đến sức khỏe của bản thân.

14

 Đa phần các bạn nữ chỉ được biết về UTCT thông qua bạn bè, người thân chứ không được trực tiếp biết về bệnh hay các biện pháp phòng tránh. Công tác truyền thông, vận động nâng cao hiểu biết về bệnh chưa thực sự lan tỏa tới các sinh viên nữ, hiệu quả còn kém.  Các số liệu tham khảo: Nguồn: https://screening.iarc.fr/doc/PATH_outlook23_1_web_vn.pdf? fbclid=IwAR2lIYtxLDgEoqr1ShTCLL8Mm8RtJq5O4lUIfy80RreRrc 31unQ7jLpYmsQ a. Thực tiễn về ung thư cổ tử cung:  Mỗi năm trên thế giới có thêm 490.000 phụ nữ bị ung thư cổ tử cung và trên 270.000 ca tử vong do ung thư cổ tử cung.  Khoảng 85% phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung sinh sống tại các nước đang phát triển. Chỉ tính ở Ấn Độ, mỗi năm, có khoảng 75.000 người chết vì căn bệnh này.  Nếu xu hướng hiện tại tiếp tục phát triển, tới năm sẽ có thêm 1 triệu ca bị ung thư cổ tử cung. b. Dữ liệu tham khảo:

15

* Số ca ước tính và tỉ lệ mắc ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới:

 

Hàng năm, có khoảng một nửa triệu ca mới nhiễm ung thư cổ

tử cung được chẩn đoán, khoảng một nửa trong số đó chưa từng được sàng lọc ung thư cổ tử cung trước đó.  Trên toàn thế giới, hàng năm có trên 250 ngàn phụ nữ tử vong vì căn bệnh này. Tại vùng cận sa mạc Saharan Châu Phi, Mỹ La tinh và Nam Á, số người mới nhiễm và tỷ lệ tử vong là cao nhất.  Nhìn tổng thể, tỷ lệ tử vong tại các nước đang phát triển cao gấp 4 lần tại các nước công nghiệp; 80% đến 85% ca tử vong do ung thư cổ tử cung xảy ra tại các nước đang phát triển. Ở các vùng này, ung thư cổ tử cung thường xảy ra ở những phụ nữ có nhiều con ở các lứa tuổi còn đi học và họ chết đi đã kéo theo sự ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu xã hội của cộng đồng nơi họ sinh sống.

16

IV. GIẢI PHÁP  ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỂU BIẾT Ở SINH VIÊN. Nâng cao sức khỏe là quá trình cho phép mọi người tăng cường kiểm soát và cải thiện sức khỏe của họ. Khái niệm này vượt ra ngoài phạm vi các hành vi cá nhân để hướng tới các can thiệp diện rộng ở cấp xã hội và môi trường để nâng cao sức khỏe con người. Vì lẽ đó, sự hiểu biết về việc phòng tránh các loại bệnh truyền nhiễm mang một vai trò quan trọng đối với cá nhân mỗi người trong xã hội hiện nay. Cụ thể được nhắc đến bài nghiên cứu này là hiểu biết về căn bệnh Ung Thư Cổ Tử Cung. Tại hội nghị, Anh hùng lao động, Thầy thuốc nhân dân, Giáo sư, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Phó Chủ tịch Hội Phụ sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Nội tiết Sinh sản và Vô sinh TPHCM cho biết: Những căn bệnh nữ giới đang có xu hướng ngày càng gia tăng, tỉ lệ mắc các căn bệnh này chiếm đến 63,9% - điều này cho thấy tầm hiểu biết của xã hội về bệnh vẫn còn rất hạn hẹp khi đợi chuyển biến đến giai đoạn nguy hiểm mới phát hiện ra. Vì thế chúng tôi xin đưa ra các giải pháp để tuyên truyền và đề xuất phương pháp để nâng cao tầm hiểu biết sinh viên một cách sớm nhất để phòng tránh được bệnh UTCTC ở nữ giới. 1. Tổ chức các Hội thi hiểu biết về bệnh truyền nhiễm ở phụ nữ (Từ đó củng cố được kiến thức cơ bản về bệnh UTCTC). 17

2. Phối hợp cùng các đơn vị bệnh viện hoặc cơ sở y tế để tổ chức khảo sát, tư vấn khám – tiêm vắc xin và chữa bệnh (nếu có). 3. Phổ biến tầm quan trọng về phòng bệnh ở các trường Đại Học cũng như trường THPT để có sự chuẩn bị sớm nhất. 4. Phát tờ rơi tuyên truyền về bệnh UTCTC. 5. Tư vấn cải thiện tình hình sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục của vị thành niên thông qua việc giáo dục, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với lứa tuổi. 6. Tổ chức Workshop chủ đề “Nâng cao hiểu biết về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản ở tuổi trẻ” 7. Xin phép các cơ quan ban ngành có thẩm quyền mở rộng qui mô tuyên truyền đến các tỉnh, vùng sâu xa để nâng cao hiểu biết đến mọi lứa tuổi không chỉ riêng sinh viên TP.HCM.

 Đối với riêng sinh viên nữ: - Hướng dẫn cách tìm tài liệu, tự tìm hiểu, tuyên truyền thêm về hậu quả của bệnh. - Tư vấn tiêm phòng, khám phụ khoa và làm xét nghiệm PAP,... Khi đó chúng ta có thể nâng cao nhận thức của người dân về chăm sóc SKSS và bình đẳng giới; góp phần thực hiện thành công các mục tiêu về nâng cao sức khỏe bà mẹ, cải thiện SKSS vị thành niên; giảm bệnh tật và tử vong ở trẻ em; cơ bản loại trừ phá thai không an toàn; đáp ứng đầy đủ nhu

18

cầu KHHGĐ; kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh; giảm nhiễm khuẩn đường sinh sản,…

 Kết luận lại rằng: Tuyên truyền về hậu quả của bệnh UTCTC và cải thiện khám sàng lọc, kết hợp tiêm phòng HPV, chẩn đoán và điều trị chắc chắn có thể giảm xuống tới mức thấp nhất có thể. Chúng ta sẽ cần phải có một loạt các chiến lược cho những khu vực với các điều kiện khác nhau nhưng nhìn chung vẫn tập trung ở độ tuổi thanh niên. Các chiến lược của chúng ta cần được thiết kế với nhận thức đầy đủ về những thực tế hiện nay, bao gồm cả gánh nặng bệnh tật và những hiểu biết, hành vi và thái độ văn hoá - xã hội tương ứng. Truyền thông và vận động với các lãnh đạo tôn giáo, y tế và chính trị có ảnh hưởng có thể tác động tích cực đến sự tin tưởng và sẵn sàng của cộng đồng tham gia vào các chương trình phòng chống UTCTC. Một số cơ quan và tổ chức đang triển khai các nghiên cứu và dự án nhằm thu thập thông tin và bằng chứng để hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách trong các quyết định về cải thiện kiểm soát bệnh. Những thách thức mà HPV và ung thư cổ tử cung đem đến là rất lớn - một số thách thức có thể quá lớn. Tuy nhiên, với giải pháp nâng cao hiểu biết về bệnh UTCTC, chúng ta sẽ có thêm cơ hội để tạo nên một sự khác biệt thực sự trong cuộc sống của người phụ nữ và nâng cao sức khoẻ và khả năng sống sót của các gia đình và cộng đồng. 19...


Similar Free PDFs