VÂN-ANH-TRẦN-TIỂU-LUẬN-MÔN- Logic-HỌC-TDPB PDF

Title VÂN-ANH-TRẦN-TIỂU-LUẬN-MÔN- Logic-HỌC-TDPB
Author Thịnh Nguyễn Phước
Course Principle of Marketing
Institution Van Lang University
Pages 15
File Size 335.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 137
Total Views 258

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANGKHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ TRUYỀN THÔNGĐỀ TÀICYBERBULLYING - HIỆN TƯỢNG BẮT NẠN QUA MẠNGSVTH: Trần Ngọc Vân Anh MSSV: 197qc GVHD: TS. Trần Đức TuấnTP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 6 năm 2021BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦNI. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI Lí do chọn đề tài : Chúng ta đ...


Description

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ TRUYỀN THÔNG ĐỀ TÀI

CYBERBULLYING - HIỆN TƯỢNG BẮT NẠN QUA MẠNG

SVTH: Trần Ngọc Vân Anh MSSV: 197qc26977 GVHD: TS. Trần Đức Tuấn

TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 6 năm 2021

1

2

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1. Lí do chọn đề tài : Chúng ta đang sống trong thời đại, khi xã hội ngày càng tân tiến về mặt tư duy, trình độ học vấn, hiểu biết của con người cũng như cơ sở vật chất nâng cao phát triển mạnh mẽ. Với sự thay đổi chóng mặt của xã hội về mặt công nghệ thông tin, nơi mà chỉ cần một thông tin được đăng lên có thể lan truyền nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng. Mạng xã hội có thể ví như là một cánh cửa thần kỳ nơi mà chúng ta có thể giao lưu trực tuyến kết bạn với mọi người khắp nơi trên thế giới, mạng xã hội còn là nơi để mình giải trí, học hỏi, tìm tòi và cũng như dễ dàng lan tỏa những điều tích cực và kiến thức hay ho cho nhiều người khác khi bạn có thể nói lên những dòng suy nghĩ của mình về một vấn đề nào đó. Cánh cửa thần kỳ này rất kì diệu phải không? Nó cho phép con người được bay cao bay xa khỏi nơi mình đang ở bằng rất nhiều cách. Nhưng cũng vì 2

3

vậy, đôi khi con người lại quá đắm chìm và dần đi quá giới hạn cho phép của mình khi họ nghĩ họ có thể bình luận và phán xét một cá nhân nào đó để làm tổn hại và tổn thương người khác. 2. MỤC TIÊU BÀI TIỂU LUẬN: Phân tích về khái niệm và ý nghĩa của Cyberbullying cũng như lên án và cho ra hướng giải quyết cho việc bị bắt nạt thông qua mạng xã hội. 3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Tổng hợp các khái niệm, định nghĩa của vấn đề ‘’ Cyberbullying - bắt nạt qua mạng’’ thông qua các trang báo điện tử, tư liệu, sách vở và quan điểm cá nhân. 4. KẾT CẤU BÀI TIỂU LUẬN: 1) Phần 1: Tổng quan vấn đề 2) Phần 2: Cơ sở lý luận 3) Phần 3: Cách thức triển khai vấn đề ủng hộ việc lên án Bắt nạt mạng 4) Phần 4: Hậu quả của việc là nạn nhân của bắt nạt mạng 5. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Đối tượng nghiên cứu: Những bạn trẻ vị thành niên đang trong độ tuổi từ 12-20 tuổi có sự quan tâm về vấn nạn bắt nạt qua mạng

3

4

Phạm vi nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu nằm trong phạm vi liên quan đến vấn đề về một cá nhân xúc phạm, miệt thị người khác thông qua mạng xã hội với chủ

6. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này, là mong các bạn trẻ nói chung và những người trưởng thành nói riêng có một cái nhìn nghiêm túc về việc phát ngôn trên mạng xã hội, cũng như lên án những cá nhân khác có chủ ý công kích và bắt nạt người khác thông qua lời nói, hình ảnh theo hình thức công nghệ thông tin.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

4

5

1) Khái niệm về thuật ngữ Cyberbullying:

CyberBullying (bắt nạt ảo), là một thuật ngữ chỉ những đối tượng dùng công nghệ thông tin để bàn luận, nhận xét để quấy rầy và làm tổn hại về mặt tinh thần của một đối tượng nào đó có chủ ý. Nó có thể ở dưới rất nhiều dạng như tung tin đồn sai lệch để làm ảnh hưởng đến danh tính người đó, tung lên mạng xã hội những hình ảnh, đoạn clip hay bài viết để làm tổn hại đến người khác. Có thể nói, đây là những hành động mang tính chất hung hăng, đe dọa và làm nhục người khác có chủ ý và vấn đề này rất đáng để lên án.

2) Phân tích về vấn đề bắt nạt mạng:

Hiện tượng bắt nạt ảo là một vấn đề đang rất phổ biến trong suốt nhiều năm đổ lại đây, chúng ta có quyền tự do, quyền được nói lên những quan điểm và nhận định cá nhân của mình. Nhưng điều đó không đồng nghĩa chúng ta có quyền 5

6

công kích và xúc phạm người khác bằng lời nói. Hiện tại, mạng xã hội là một sân chơi tập thể lớn, nơi mà mọi người tự do kết bạn, đùa vui và giải trí, có thể thỏa thích bình luận về nếu quan điểm của mình, nhưng ranh giới của tự do ấy rất mong manh mong manh, bạn có thể đã vô tình hoặc có chủ ý bình luận chê bài một đối tượng nào đó bằng những lời nói xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của họ, làm họ tổn thương và bị dày vò bằng những ngôn từ mà bạn tự cho là mình có quyền được nói ấy.

3) Hậu quả của việc bắt nạt mạng:

Lời nói và hành vi của bạn mang một yếu tố rất quan trọng trong việc giao tiếp, điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến mặt thể chất và tinh thần của đối phương, những người là nạn nhân của nạn bắt nạt qua mạng xã hội sẽ phần lớn sẽ cảm thấy lo sợ khi ai đó nhắc đến mình, trạng thái lo âu, bất an và cũng như chán ghét bản thân mình. Ban đầu, những lời nói miệt thị sẽ làm đối phương cảm thấy bị cô lập, tự ti và suy sụp mặt tinh thần (còn tùy thuộc vào tâm lý mỗi bạn) nhưng nếu mọi thứ cứ tiếp diễn, tâm lý đối phương không còn

6

7

vững vàng thì những điều tồi tệ vẫn có thể xảy ra như là tự làm đau, làm hại bản thân mình tệ hơn nữa là tự sát.

III. CÁCH THỨC TRIỂN KHAI:

7

8

1. Các số liệu thống kê, bảng khảo sát của việc bắt nạt mạng:

Cyberbulling – khi từ ngữ cũng có thể giết chết một mạng người:

Theo như số liệu thống kê của UNICEF (United Nations International Children's Emergency Fund) cùng với đại diện đặc biệt của Tổng thư ký LHQ (SRSG) về nạn bạo lực trẻ em. Tháng 6 năm 2019, trong một cuộc thăm dò và khảo sát những với hơn 170,000 đối tượng trẻ vị thành niên là nạn nhân của việc Cyberbullying đã cho thấy 1/3 những người trẻ cho rằng họ là nạn nhân của nạn bắt nạt trực tuyến, trên tổng số 1/5 người tham gia khảo sát chia sẻ rằng họ đã nghỉ học do áp lực của việc bắt nạt qua mạng xã hội và bạo lực.

8

9

Thêm một số liệu khác cho rằng, Tổ chức chống nạn bắt nạt Ditch The Label đã làm cuộc khảo sát hơn 1000 bạn trẻ độ tuổi từ 12-20 tuổi, vào tháng 7 năm 2017 khảo sát cho rằng, 42% người cho biết đã bị bắt nạt bằng lời nói qua mạng xã hội Instagram và 37% bị bắt nạt qua Facebook số còn lại 31% thì bị bắt nạt qua Snapchat.

Tại Việt Nam, cuộc khảo sát quy mô rộng với 1609 học sinh trung học phổ thông tại 6 trường học tại Hà Nội, Thừa Thiên Huế và Cần Thơ về vấn đề cyberbullying (bắt nạt ảo) và Social Isolation (cô lập xã hội). Bảng khảo sát thông qua bộ câu hỏi tự điền theo dạng ẩn danh. Khảo sát cho thấy rằng, học sinh nam có xu hướng bị bắt nạt qua mạng nhiều hơn học sinh nữ, học sinh ở thành phố trải nghiệm bị bắt nạt hơn học sinh ở nông thôn.

Nếu như giả thuyết rằng, vấn nạn cyberbullying (bạo lực mạng) vẫn không thuyên giảm, mọi người vẫn tiếp tục dùng những từ ngữ gây công kích và tổn thương người khác, hay làm tổn hại đến danh dự và xúc phạm nặng thông qua lời nói, hình ảnh khi không được chính chủ cho phép. Thì liệu rằng, những nạn nhân ở tuổi vị thành niên nói chung và người trưởng thành nói riêng họ phải hành động và ‘’cầu cứu’’ từ người khác như thế nào cho 9

10 đúng cách? Đây là những bước cơ bản để bạn phần nào vượt qua những lời bắt nạt trên mạng và tìm sự giúp đỡ:

2. Cách vượt qua nỗi sợ khi gặp vấn đề bắt nạt mạng:

1) Ngưng sử dụng mạng xã hội một thời gian: Cũng như theo quy luật tự nhiên mọi thứ sẽ bị đào thải và biến mất khi bạn không quan tâm đến chúng, những đối tượng bị cyberbullying nên cho mình một khoảng nghỉ, tạm dừng các trang mạng xã hội, hãy dành thời gian ấy để chăm sóc và phát triển bản thân về mặt thể chất lẫn tinh thần. 2) Tìm hiểu về luật pháp và quyền lợi của mình: Chúng ta nên tìm hiểu những luật pháp Việt Nam và những quyền lợi của mình để không để bị thiệt thòi hay bị dồn vô bước đường cùng của những người đang bắt nạt mình, khi bạn hiểu luật pháp thì những người có tội sẽ phải đối mặt và chịu hình phạt.

3) ‘’Trong nghị đị nh 167/2013/NĐ-CP, bắắt n t,ạquấắy rốắi được

đềề cập như hành vi khiều khích, trều ghẹo, xúc phạm danh d ự, nhấn ph m ẩ c ủa ng ười khác. Đốắi với Bộ luậ t Hình sự 2015, bắắt n t, quấắy ạ rốắi l iạđ ược nói đềắn như tội làm nhục người khác’’ Trích nguồồn Báo Luật Việt Nam. 10

11

4) Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình, tổ chức: Khi một sự việc tồi tệ xảy ra, tâm lý của bạn có thể sẽ không được vững vàng và thấu suốt, cho nên, bên cạnh mình có một ai đó để quan tâm và hỗ trợ cho mình sẽ giúp bạn thấy an tâm và được dẫn dắt tốt hơn. Trường hợp nếu như bạn không tìm được ai để hỗ trợ, bạn có thể liên lạc đến những tổ chức uy tín chuyên giúp đỡ và hỗ trợ nhưng đối tượng trẻ vị thành viên bị bắt nạt và bạo hành về mặt thể chất lẫn tinh thần như Tổ chức UNICEF (United Nations International Children's Emergency Fund). 5) Liệu pháp điều trị: Vì những lý do trên, tư vấn có thể là một cách tuyệt vời để bạn đối mặt với nỗi đau về mặt tinh thần đang tồn tại sự lo lắng trong bản thân bạn. Tìm gặp bác sĩ trị liệu chuyên khoa uy tín là cơ hội để bạn học thêm được các chiến lược y thức và hành vi để tìm ra nguyên căn của mối lo lắng của bạn, từ đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề bạn gặp phải và cách khắc phục nó. 6) Báo cáo sự vi phạm và bạo lực Internet : Luôn có những nút báo động trên Facebook và các mạng xã hội khác để chặn người dùng xúc phạm người khác và xóa bỏ hoặc đặt chế độ riêng tư cho nội dung mà bạn không muốn công khai. Twitter cũng hỗ trợ một mẫu đơn để bạn báo cáo về người bạo hành trên mạng và cung cấp thông tin cũng như hành vi của họ.

11

12

IV: KẾT LUẬN

Cyberbullying (bắt nạt ảo) miêu tả như một hành vi gây hấn, có chủ đích hoặc cách cư xử của một nhóm người hoặc một cá nhân một cách liên tục qua một khoảng thời gian dài đối với nạn nhân, người mà không dễ bảo vệ bản thân. Bắt nạt là một dạng của sự ngược đãi dựa trên sự mất cân bằng tâm lý tinh thần lẫn thể chất, điều đó rất nguy hiểm, đã có 12

13

những sự việc đáng tiếc xảy ra và những người bị bắt nạt họ đã chịu vết thương tâm lý lớn hoặc tệ hơn là dẫn đến việc tự sát. Những số liệu trên đã cho thấy điều đó, bản thân mỗi người cần nên biết giới hạn của bản thân, đừng nghĩ rằng bản thân mình có quyền được sỉ nhục và xúc phạm người khác, và cũng như trang bị mình những kiến thức về luật pháp và quyền lợi cá nhân của mình, hơn hết nữa là củng cố về mặt tinh thần của mình, khi tinh thần bạn vững vàng bạn sẽ đối mặt với mọi thứ dễ dàng và thấu đáo hơn.

Nguồn tham khảo:

Tổ

chức

UNICEF:

https://www.unicef.org/vietnam/vi/giới-thiệu-về-unicef

Thông

tin

về

Cyberbullyng:

https://lracuel.org/2018/03/08/cs-03-12-2017-cyber13

14

bullying-su-an-nap-cua-ke-giet-nguoi-kien-nghi-ban-hanhluat-de-bao-ve-nguoi-dung-mang-xa-hoi-tai-viet-nam/

Vấn nạn Cyberbullying:

https://beautifulmindvn.com/2017/01/09/van-nan-bat-natqua-mang-cyberbullying-va-nhung-dieu-can-luu-y/

Số

liệu

thống



về

khảo

sát

trên:

http://dtinews.vn/en/news/017004/63943/unicef-polldiscloses-many-young-people-being-a-victim-of-onlinebullying.html

14

15

Báo Luật Việt Nam: https://luatvietnam.vn/hinh-su/boinho-danh-du-nhan-pham-nguoi-khac-569-27124article.html

15...


Similar Free PDFs