VẤN ĐỀ XÂM NHẬP MẶN VÀ VIỆC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở CẦN THƠ HIỆN NAY QUA PHÂN TÍCH CỦA QUY LUẬT SỰ THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP PDF

Title VẤN ĐỀ XÂM NHẬP MẶN VÀ VIỆC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở CẦN THƠ HIỆN NAY QUA PHÂN TÍCH CỦA QUY LUẬT SỰ THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP
Author song hảo nguyễn hồ
Course Công nghệ chế biến thủy sản
Institution Trường Đại học Cần Thơ
Pages 36
File Size 502.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 117
Total Views 184

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠKHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ----------------TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SAU ĐẠI HỌCVẤN ĐỀ XÂM NHẬP MẶN VÀ VIỆC NUÔI TRỒNGTHỦY SẢN Ở CẦN THƠ HIỆN NAY QUA PHÂNTÍCH CỦA QUY LUẬT SỰ THỐNG NHẤT VÀĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬPNgười hướng dẫn Người thực hiện TS. Lê Ngọc Triết Lê Kim Trọng Đức ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ ----------------

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SAU ĐẠI HỌC

VẤN ĐỀ XÂM NHẬP MẶN VÀ VIỆC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở CẦN THƠ HIỆN NAY QUA PHÂN TÍCH CỦA QUY LUẬT SỰ THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP

Người hướng dẫn

Người thực hiện

TS. Lê Ngọc Triết

Lê Kim Trọng Đức Lớp: TS2106S1 MSHV: M0621002

CẦN THƠ - 2021

MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 2 3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 2 4. Kết cấu của tiểu luận ................................................................................................ 2 B. PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................3 CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP TRONG PHÉP DUY VẬT BIỆN CHỨNG ............................................................................................3 1.1. Khái niệm về các “mặt đối lập”, “mâu thuẫn biện chứng”, sự “thống nhất” và “đấu tranh” của các mặt đối lập ................................................................................... 3 1.2. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển. .................................. 5 1.2.1 Sự thống nhất và sự đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập. ................................................................................. 5 1.2.2 Đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển. ............................................... 6 1.2.3 Như thế, sự phát triển là cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập. ....................... 6 1.3 Phân loại mâu thuẫn ............................................................................................... 6 1.3.1 Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài ................................................. 7 1.3.2 Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản ............................................... 7 1.3.3 Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn không chủ yếu ........................................... 8 1.3.4 Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng ..................................... 9 1.4. Ý nghĩa phương pháp luận .................................................................................... 9 CHƯƠNG 2: VẬ N DỤNG QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP ĐỂ PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ XÂM NHẬP MẶN VÀ VIỆC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở CẦN THƠ HIỆN NAY ...........................................11 2.1 Những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình xâm nhập mặn và việc nuôi trồng thủy sản ở Cần Thơ hiện nay ..................................................................................... 11 2.1.1 Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và bảo vệ môi trườ ng ............. 11 2.1.2 Mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội........................................... 20

2.1.3 Giải pháp cho những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình xâm nhập mặn và việc nuôi trồng thủy sản ở Cần Thơ hiện nay ......................................................... 27 C. KẾT LUẬN..............................................................................................................29 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................31

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguyên lý về sự phát triển của chủ nghĩa Mác-Lênin từ lâu đã được coi là “xương sống” của phép biện chứng duy vật. Có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức và thực tiễn của con người. Nguyên lý này được biểu hiện cụ thể thông qua ba quy luật, trong đó có quy luật “thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” (hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn). Quy luật trên đã chỉ ra rằng nguồn gốc, động lực cơ bản ở mọi quá trình vận động và phát triển chính là mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật hiện tượng. Xét thấy trong thời k ỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam hiện nay, kinh tế thị trường đang dần được chú tr ọng phát triển đi đôi với lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội chúng có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại tới vấn đề bảo vệ môi trường và vấn đề xâm nhập mặn trong nuôi trồng thủy sản vốn luôn r ất cấp thiết cho nên nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và hết sức thiết yếu đối với sự sống trên trái đất đối với con người và các loài động vật khác. Nguồn nước sạch cung cấp cho cơ thể để duy trì sự sống, vậy nên con người không thể sống mà không có nước. Nước cần cho hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản và các hoạt động du lịch cũng gắn chặt với nguồn nước. Nước sạch còn vô cùng quan trọng đối với môi trường sinh thái của chúng ta. Chúng duy trì sự cân bằng của bầu khí quyển đem lại cho con người môi trường sống trong lành. Thực tiễn chỉ ra rằng quốc gia nào cũng quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường trong đó việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước, thường xuyên bảo đảm cho nguồn nước trong sạch thì hạn chế được nhiều dịch bệnh, chất lượng cuộc sống được nâng lên. Bởi vậy ở nước ta một mặt khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất, xây dựng nhưng mặt khác cần coi trọng việc bảo đảm nguồn nước sinh hoạt sạch. Đáng tiếc hiện nay, trong thời kì công nghiệp hóa, cùng với sự phát triển của các trung tâm kinh tế đô thị, các nhà máy, khu công nghiệp xã thải hàng loạt ra môi trường làm ô nhiêm môi trường trầm trọng dẫn đến biến đổi khí hậu gây ra hàng loạt các hậu quả như hiện tượng nhiệt độ tăng cao, ngập lụt, hạn hán, dông l ốc, sạt lở bờ sông, nước biển dâng, và với tình trạng xây dựng hàng loạt công trình thủy điện và các hoạt động khai thác tài nguyên nước thượng nguồn sông Cửu Long gây thiếu hụt nguồn nước về hạ lưu, kết hợp với yếu tố nước biển dâng đẩy mặn sâu vào nội đồng làm cho tình trạng xâm nhập mặn diễn ra ngày càng phức tạp khó kiểm soát ảnh hưở ng nặng đến tình trạng nghề nuôi tr ồng thủy sản ở nước ta. 1

Thế nên việc bảo vệ môi trường nước và hạn chế tình trạng xâm nhập mặn là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm trong chiến lược phát triển chung về kinh tế xã hội. Để có sự phát triển bền vững cần phải có một chương trình hành động thống nhất và có thể bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển sản xuất với công tác bảo vệ và kiểm soát môi trường nước. Nếu không có chính sách đúng đắn về bảo vệ môi trường, nhất là môi trường nước thì sự phát triển kinh tế thị trường của đất nước thiếu bền vững. Vì vậy dựa vào quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, nghiên cứu sẽ đề cập đến vấn đề xâm nhập mặn và việc nuôi trồng thủy sản ở Cần Thơ hiện nay. 2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và bảo vệ môi trường cùng với lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội dẫn đến vấn đề xâm nhập mặn và việc nuôi trồng thủy sản ở Cần Thơ hiện nay ảnh hưởng đến đời sống người dân , năng suất cây trồng, vật nuôi. 3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong đó, chú ý các phương pháp: phương pháp logic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp với kết hợp các tài liệu được tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây, các tạp chí khoa học, các báo cáo cùng các tài liệu có liên quan đến quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, gắn lý luận với thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ đề tài đặt ra. 4. Kết cấu của tiểu luận Tiểu luận gồm: Phần mở đầu, 2 chương với 5 tiết, kết luận và tài liệu tham khảo

2

B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH C ỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP TRONG PHÉP DUY VẬT BIỆN CHỨNG 1.1. Khái niệm về các “mặt đối lập”, “mâu thuẫn biện chứng”, sự “thống nhất” và “đấu tranh” của các mặt đối lập Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân mình; sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới. Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy hay có thể hiểu rằng mặt đối lập biện chứng là phạm trù triết học chỉ những mặt có đặc điểm, thuộc tính, tính quy định có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau tồn tại khách quan trong sự vật. Ví dụ, đồng hoá và dị hoá trong cơ thể động vật, cực bắc và cực nam trong thanh nam châm, điện tích dương và điện tích âm trong dòng điện, v.v. + Trong mỗi con người, các mặt đối lập là hoạt động ăn và hoạt động bài tiết + Trong một l ớp học, các mặt đối lập là hoạt động đoàn kết để cả lớp cùng lớn mạnh và hoạt động cạnh tranh để trở thành sinh viên giỏi nhất lớp. Sự tồn tại của các mặt đối lập là khách quan và phổ biến trong t ất cả các sự vật. Mâu thuẫn biện chứng là s ự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau của hai mặt đối lập biện chứng. Mâu thuẫn được hình thành từ hai mặt đối lập nhưng không phải bất kỳ hai mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn. Chỉ khi hai mặt đối lập cùng tồn tại trong cùng một sự vật, trong cùng một thời gian, về cùng một mối liên hệ và thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau mới tạo thành mâu thuẫn. Ví dụ, đồng hoá và dị hoá trong cùng một cơ thể động vật; cùng về một mối liên hệ ở đây là cùng về năng lượ ng (đồng hoá là nạp năng lượng, dị hoá là giải phóng năng lượng); đồng hoá và dị hoá thường xuyên tác động theo nghĩa nhờ đồng hoá mà cơ thể mới có nhu cầu dị hoá. Ngược lại nhờ dị hoá thì cơ thể mới đồng hoá được. 3

Thống nhất của các mặt đối lập được hiểu theo 3 nghĩa: Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề. Thứ nhất, các mặt đối l ập nương tựa vào nhau, làm điều kiện, tiền đề tồn tại cho nhau. Như ví dụ trên, đồng hoá làm tiền đề cơ sở cho dị hoá và dị hoá làm tiền đề cơ sở cho đồng hoá. Không có đồng hoá thì cũng chẳng có dị hoá và ngược lại. Thứ hai, giữa hai mặt đối lập có những yếu tố đồng nhất, giống nhau, tương đồng nhau. Trong ví dụ trên thì đồng hoá cần đến dị hoá và dị hoá cần đến đồng hoá. Điểm giống nhau là cần đến nhau. Tương tự như các nhà tư bản đầu tư vào nước ta, mặc dù là đối lập nhau nhưng có điểm chung là lợi ích. Lợi ích chính là điểm giống nhau. Thứ ba, giữa hai mặt đối lập có tr ạng thái cân bằng, tác động ngang nhau. Trong ví dụ trên, đó chính là lúc con người không đói và cũng không khát. Đấy là lúc đồng hoá và dị hoá cân bằng nhau, tác động ngang nhau. Trong xã hội, đó là thời k ỳ quá độ. Trong thời kỳ quá độ cái cũ và cái mới đan xen nhau, chưa cái nào thắng cái nào; xã hội mới chưa khẳng định được mình, xã hội cũ thì chưa mất hoàn toàn. Các mặt đối lập t ồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau. Những nhân t ố giống nhau đó gọi là sự “đồng nhất” của các mặt đối lập. Do có s ự đồng nhất của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của mâu thuẫn đến một lúc nào đó, các mặt đối lập có thể chuyển hóa cho nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau của chúng. Tuy nhiên, đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập. Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động lẫn nhau, bài trừ, phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập. Đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối, vì nó diễn ra thường xuyên, liên tục, trong tất cả quá trình vận động, phát triển của sự vật; ngay trong sự thống nhất của các mặt đối lập cũng hàm chứa những nhân tố phá vỡ sự thống nhất đó. Vì vậy, thống nhất của các mặt đối lập là tương đối. Ví dụ: Trong mỗi con người, hoạt động ăn và hoạt động bài tiết rõ ràng là các mặt đối lập. Nhưng chúng phải nương tựa nhau, không tách rời nhau. Nếu có hoạt 4

động ăn mà không có hoạt động bài tiết thì con người không thể s ống được. Như vậy, hoạt động ăn và hoạt động bài tiết thống nhất với nhau ở khía cạnh này. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ qua lại giữa các mặt đối lập và điều kiện diễn ra cuộc đấu tranh. Ví dụ: Trong một lớp học, hoạt động đoàn kết và hoạt động cạnh tranh là các mặt đối lập. Có những lúc hoạt động đoàn kết nổi trội hơn, nhưng có những lúc hoạt động cạnh tranh lại nổi trội hơn. Như thế, hoạt động đoàn kết và hoạt động cạnh tranh đang “đấu tranh” với nhau. 1.2. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển. Đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật. Bởi lẽ, khi các mặt đối l ập thống nhất với nhau thì sự vật còn là nó. Nhưng khi mâu thuẫn từ khác biệt trở nên gay gắt cần giải quyết thì khi ấy sự thống nhất cũ của sự vật mất đi, xuất hiện sự thống nhất mới, chính là sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ. Sự thống nhất mới này lại mâu thuẫn nhau, rồi lại được giải quyết, cứ như vậy sự vật vận động, biến đổi, phát triển. Nói cách khác, khi hai mặt đối lập tác động lẫn nhau, cả hai mặt đối lập đều biến đổi, mâu thuẫn biến đổi và được giải quyết thì mâu thuẫn cũ mất đi làm sự vật không còn là nó. Sự vật mới ra đời, mâu thuẫn mới lại xuất hiện. Cứ như vậy sự vật vận động, phát triển. Lưu ý rằng, cả thống nhất và đấu tranh của các mặt đối l ập đều có vai trò quan trọng trong sự vận động, phát triển của sự vật. 1.2.1 Sự thống nhất và sự đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập. Hai xu hướng này tạo thành một loại mâu thuẫn đặc biệt. Như vậy, mâu thuẫn biện chứng cũng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “sự đấu tranh” của các mặt đối l ập. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối l ập không tách r ời nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật. Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, ổn định tạm thời của sự vật. Còn sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động, phát triển.

5

1.2.2 Đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển. Lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó ngày càng lớ n lên, rộng ra và đi đến trở thành đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt và đã hội đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ sự giải quyết này mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi, thay thế bằng sự vật mới. Ví dụ: Trong hoàn cảnh sống của bạn Lan đang tồn tại một mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn giữa việc có tiền ít và muốn đi du lịch nhiều. Khi mâu thuẫn này phát triển đến mức bạn Lan không đi du lịch nhiều thì không thể thấy hạnh phúc, nên bạn Lan đã quyết tâm học tiếng Anh để kiếm tiền nhiều hơn. Kiếm đượ c tiền nhiều nghĩa là mâu thuẫn đã được giải quyết. Cuộc sống cũ ít hạnh phúc của Lan được thay bằng cuộc sống mới nhiều hạnh phúc hơn. 1.2.3 Như thế, sự phát triển là cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập. Ta thấy rõ, không có thống nhất của các mặt đối lập thì sẽ không có đấu tranh giữa chúng. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng. Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật. Do đó, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Ví dụ. Các nhân viên đều phấn đấu để làm giám đốc. Họ cùng cố gắng, cạnh tranh nhau, do đó đều trở nên giói hơn. Như thế, mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. 1.3 Phân loại mâu thuẫn Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng, cũng như trong tất cả các giai đoạn phát triển của chúng. Mâu thuẫn hết sức phong phú, đa dạng. Tính phong phú đa dạng được quy định một cách khách quan bởi đặc điểm của các mặt đối lập, bởi điều kiện tác động qua l ại của chúng, bởi trình độ t ổ chức của hệ thống (sự vật) mà trong đó mâu thuẫn tồn tại. 6

1.3.1 Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, người ta phân biệt các mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập nhau của cùng một sự vật. Ví dụ, mâu thuẫn giữa đột biến và di truyền trong cơ thể động vật. Hay mâu thuẫn giữa hoạt động ăn và hoạt động bài tiết là mâu thuẫn bên trong mỗi con người. Mâu thuẫn bên ngoài là s ự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập nhau của các sự vật khác nhau. Ví dụ, mâu thuẫn giữa con người với môi trườ ng tự nhiên bên ngoài. Hay phòng A và phòng B đều đang phấn đấu để trở thành đơn vị kinh doanh xuất s ắc nhất của công ty X. Ở đây tồn tại mâu thuẫn giữa phòng A và phòng B. Nếu xét riêng đối với phòng A (hoặc phòng B), mâu thuẫn này là mâu thuẫn bên ngoài. Sự phân chia thành mâu thuẫn bên trong và bên ngoài chỉ có tính tương đối. Trong mối liên hệ này một mâu thuẫn nào đó được coi là mâu thuẫn bên trong, nhưng trong mối liên hệ khác lại được coi là mâu thuẫn bên ngoài. Ví dụ, mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên nếu ta l ấy con người và tự nhiên làm sự vật thì đó là mâu thuẫn bên ngoài. Nhưng nếu ta lấy mối liên hệ giữa hệ thiên hà và mặt trời làm sự vật thì đó có thể lại là mâu thuẫn bên trong hệ thiên hà mặt trời của chúng ta, v.v. Hay ở trên ta đã đưa ra các ví dụ về phòng A, phòng B của công ty X. Nếu xét trong nội bộ phòng A thì mâu thuẫn giữa phòng A và phòng B là mâu thuẫn bên ngoài. Nhưng nếu xét trong nội bộ công ty X thì mâu thuẫn giữa phòng A và phòng B là mâu thuẫn bên trong. Mâu thuẫn bên trong đóng vai trò quyết định trực tiếp đối với sự vận động phát triển của sự vật. Mâu thuẫn bên ngoài đóng vai trò quan trọng nhưng chỉ phát huy tác dụng thông qua mâu thuẫn bên trong. Giải quyết mâu thuẫn bên trong không thể tách rời việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài. Giải quyết mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện để giải quyết mâu thuẫn bên trong. 1.3.2 Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, người ta chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản. 7

Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật và t ồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật. Ví dụ, mâu thuẫn cơ bản trong thời k ỳ quá độ ở nước ta là mâu thuẫn giữa khuynh hướng tự giác lên chủ nghĩa xã hội với khuynh hướng tự phát lên chủ nghĩa tư bản. Hay trong ví dụ về bạn Lan đã nêu ở trên, mâu thuẫn giữa việc có tiền ít và muốn đi du lịch nhiều là mâu thuẫn cơ bản vì nó liên quan đến giá trị sống của bạn Lan. Khi mâu thuẫn cơ bản này được giải quyết (tức là kiếm được nhiều tiền để đi du lịch nhiều), cuộc sống mới nhiều hạnh phúc của Lan thay thế cho cuộc sống cũ ít hạnh phúc. Như tế, sự vật đã thay đổi căn bản về chất. Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của s ự vật và quy định sự vận động phát triển của phương diện đó của sự vật. Ví dụ, mâu thuẫn giữa lao động trí óc và lao động chân tay trong thời k ỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Hay mâu thuẫn giữa phòng A và phòng B trong nội bộ công ty X mà ta nêu ở trên là mâu thuẫn không cơ bản 1.3.3 Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn không chủ yếu Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự vận động và phát triển của sự vật trong một giai đoạn phát triển nhất định, người ta chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn không chủ yếu. Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật. Nó chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó. Giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu trong từng giai đoạn là điều kiện để sự vật chuyển sang giai đoạn phát triển mới. Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mâu thuẫn chủ yếu có thể là một hình thức biểu hiện nổi bật của mâu thuẫn cơ bản, hay là kết quả vận động t ổng hợp của các mâu thuẫn cơ bản ở một giai đoạn nhất định. Việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu...


Similar Free PDFs