[123doc] - bai-tap-va-bai-giai-kinh-te-vi-mo PDF

Title [123doc] - bai-tap-va-bai-giai-kinh-te-vi-mo
Author Trần Nhật Trường
Course Văn học Việt Nam
Institution Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Pages 37
File Size 733.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 57
Total Views 238

Summary

bài tập có bài giải...


Description

CHƯƠNG 1: CUNG CẦU 1. Dạng 1: Lập phương trình hàm cung, hàm cầu, tìm điểm cân bằng 1.1. Bài tập lập phương trình hàm cung, hàm cầu Đây thực chất là loại bài tập lập phương trình bậc nhất dạng y = ax + b, vì thế ta cần xác định các hệ số a, b. Việc xác định a, b cần căn cứ vào bảng cung cầu. Bảng 1: Cung – Cầu - Giá Chỉ tiêu P1 P2 P3 … QD (Lượng cầu) QD1 QD2 QD3 … QS (Lượng cung) QS1 QS2 QS3 … - Đưa ra phương trình hàm cầu: QD = aP + b, hàm cung: QS = cP + d. (lưu ý: đường cầu có thể viết theo 2 dạng: Q=f(P) và P=f(Q)) - Thay giá trị vào hàm cầu: QD = aP + b, ta có hệ phương trình hàm cầu: QD1 = a P1+ b QD2 = a P2 +b Giải hệ phương trình này ta có phương trình hàm cầu: QD = aP + b (a, b đã tìm được) - Thay giá trị vào hàm cung: QS = cP + d, ta có hệ phương trình hàm cung: QS1 = cP1 + d QS2 = cP2 + d Giải hệ phương trình này ta có phương trình hàm cung: QS = cP + d (c,d đã tìm được) Ví dụ: Dựa vào biểu cầu dưới, xác định phương trình của đường cầu theo 2 dạng: Q=f(P) và P=f(Q) Giá Số lượng 100 40 150 35 200 30 250 25 300 20 Giải: Biểu cầu trên thể hiện 2 đại lượng giá và lượng đều tăng và giảm dần đều. Do vậy, phương trình đường cầu có dạng tuyến tính Q D=aP+b. Mục tiêu cần xác định là tìm hệ số gốc a và hoành độ gốc b. Có 2 cách để tìm phương trình của đường cầu 1. Giải hệ phương trình Đường cầu đi qua 2 điểm bất kỳ ở bảng trên, ta chọn (P=100, Q=40) và (P=150, Q=35) nên ta có hệ phương trình sau: 40 = a*100+b (1) 35 = a*150+b (2) Giải hệ phương trình: a = -1/10 và b = 50 Vậy phương trình đường cầu là QD = -0,1*P+50 hay P =-10*Q + 500 (chuyển vế) 2. Xác định dựa vào công thức hệ số a Ta có công thức hệ số gốc a = ∆Q/∆P Dựa vào biểu cầu, chọn bất kỳ 2 điểm nào gần nhau ta có ∆Q=-5 và ∆P=50 a = -5/50 = -0,1; thế giá trị a, và P, Q của bất kỳ điểm nào vào phương trình QD=aP+b ta có b = 50 Vậy phương trình đường cầu là QD = -0,1*P+50 hay P =-10*Q + 500 (chuyển vế) 1.2. Tìm điểm cân bằng

1

Điểm cân bằng là điểm tại đó ứng với một mức giá lượng cung bằng lượng cầu. Điểm cân bằng cho ta mức giá được trao đổi trên thị trường.Việc xác định điểm cân bằng được áp dụng bởi các phương pháp sau: - Phương pháp 1: Dựng bảng cung cầu Ví dụ: Giả sử cầu về gạo ở một địa phương A trong năm 2013 được tổng hợp theo số liệu của bảng sau: Bảng 2: Cung - cầu về gạo ở một địa phương A trong năm 2013 PD (triệu đồng/tấn) 3 5 7 9 11 13 QD (triệu tấn) 20 19 18 17 16 15 QS (triệu tấn) 14 19 24 29 34 39 Nhìn vào bảng cung cầu ta có điểm cân bằng là PE = 5 triệu đồng/tấn và QE = 19 tấn. - Phương pháp 2: Lập phương trình hàm cung - cầu, giải hệ phương trình tìm điểm cân bằng Từ số liệu của bảng 2 ta tìm được phương trình hàm cung và phương trình hàm cầu: PD = 43 - 2.Q PS = -2,6 + 0,4.Q Ta có giá và sản lượng cân bằng được xác định phải thõa mãn điều kiện: PD = PS 43 - 2.Q = -2,6 + 0,4.Q => QE = 5 triệu đồng/tấn và QE = 19 triệu tấn - Phương pháp 3: Dựng đồ thị Vẽ đồ thị hàm số bậc nhất (trên hệ trục toạ độ đề các vuông góc): + Vẽ đồ thị: PD = P = a + b.Q (b < 0) + Vẽ đồ thị: PS = P = c + d.Q (c > 0) + Tìm giao điểm 2 đồ thị chính là E(QE ; PE), E chính là điểm cân bằng (trạng thái cân bằng) cung – cầu. Ví dụ: Từ số liệu bảng 2 ví dụ 1, hãy vẽ đồ thị cân bằng cung – cầu về gạo địa phương A năm 2014? Hình 1: Cân bằng cung – cầu về mặt hàng gạo

Nhìn vào đồ thị ta có giao điểm của đường cung (S) và đường cầu (D) tại E, tương ứng với tọa độ Q = 19 (triệu tấn), P = 5 (triệu đồng/tấn) đây chính là trạng thái cân bằng cung cầu. 2. Dạng 2: Xác định trạng thái dư thừa và thiếu hụt trên thị trường Về thực chất là bài toán so sánh lượng cung, lượng cầu ở một mức giá nhất định. Như vậy ta có thể áp dụng 2 kỹ năng sau: - Dùng số liệu (nếu có) ở ngay trên bảng cung cầu để so sánh QS, QD 2

- Từ phương trình cung cầu tính toán rồi so sánh QS, QD Ví dụ: Từ số liệu bảng 2 của ví dụ 1, nếu Chính phủ áp đặt các mức giá gạo: a. P1 = 9 triệu đồng/tấn b. P2 = 4 triệu đồng/tấn Thì điều gì sẽ xảy ra? Giải: a. Tại P = 9 triệu đồng/tấn nhìn vào bảng cung - cầu ta thấy: QD =17 (tấn), QS = 29(tấn) => QS > QD => hiện trạng dư thừa gạo trên thị trường. Lượng gạo dư thừa là: ΔQ = 29 - 17 = 12 (triệu tấn). b. P = 4 triệu đồng/tấn + Từ bảng cung - cầu, lập phương trình hàm cung, phương trình hàm cầu: PD = 43 - 2.Q Ps = - 2,6 + 0,4Q + Thay P = 4 vào 2 phương trình trên, ta có: QD =19,5 (triệu tấn) và QS = 16,5 (triệu tấn) => QS < QD => hiện trạng thiếu hụt gạo trên thị trường. Lượng gạo thiếu hụt ΔQ = 19,5 - 16,5 = 3 (triệu tấn) 3. Dạng 3: Tính độ co giãn của cầu/cung Đối với dạng này, chỉ cần áp dụng công thức sẵn có (học trong lý thuyết) để tính hệ số co giãn của cầu (Qs) và cung (Qd) theo các yếu tố có liên quan như giá, thu nhập… Ví dụ: Có hàm số cầu một hàng hóa A như sau: Q=-0,1*P+50 (có thế viết thành P=10Q+500). Hãy xác định hệ số co giãn của cầu tại hai mức giá: P= 220 và P=320 Giải: Áp dụng công thức ED=a*P/Q Tại mức giá P=220, ta xác định được mức sản lượng Q=28 (thế vào phương trình đường cầu) Hệ số co giãn ED=a*P/Q = -0,1*220/28 = -11/14 = -0,79 Tại mức giá P=320, ta xác định được mức sản lượng Q=18 (thế vào phương trình đường cầu) Hệ số co giãn ED=a*P/Q = -0,1*320/18 = -16/9 = -1,78 Vậy khi mức giá càng cao thì mức độ co giãn càng lớn 4. Dạng 4: Xác định thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng Cho hàm cung và hàm cầu QD = -aP+b, QS= cP – d - Thặng dư sản xuất (PS): Tính phần diện tích dưới đường giá và và trên đường cung, được xác định bởi tam giác vuông có 3 cạnh gồm: đường cung, đường giá và trục tung. - Thặng dư của người tiêu dùng (CS): Tính phần diện tích dưới đường cầu và trên đường giá, được xác định bởi tam giác vuông có 3 cạnh gồm: đường cầu, đường giá và trục tung. Ví dụ: Giả sử có hàm cầu và cung của mặt hàng áo sơ mi như sau: QD = -0,1P+50, QS= 0,2P – 10 (Đơn vị tính của giá là nghìn đồng, đơn vị tính của lượng triệu sản phẩm) a. Xác định điểm cân bằng (lượng và giá) b. Xác định thặng dư sản xuất c. Xác định thặng dư tiêu dùng d. Xác định tổng thặng dư xã hội Giải: a. Thị trường cân bằng khi QS = QD P = 200, thế vào PT đường cung, hoặc cầu Q = 30

3

b.Dựa vào phương trình đường cung, có thể xác định đường cung cắt trục tung tại mức giá P=50 (thế Q=0 vào phương trình đường cung) Vậy PS = (200-50)*30/2 = 2250, tức 2250 tỷ đổng (103đvgiá*106đvlượng) c. Dựa vào phương trình đường cầu, có thể xác định đường cầu cắt trục tung tại mức giá P=500 (thế Q=0 vào phương trình đường cầu) Vậy CS = (500-200)*30/2 = 4500, tức 4500 tỷ đổng (103đvgiá*106đvlượng) d. Tổng thặng dư = PS + CS = 2250 + 4500 = 6750 (tỷ đồng) 5. Dạng 5: Xác định tác động của các chính sách đến thị trường Giả thiết cho hàm cung và hàm cầu, yêu cầu phân tích: Tác động của chính sách giá trần Tác động của chính sách giá sàn Tác động của chính sách thuế Tác động của chính sách trợ cấp Để giải dạng bài tập này: - Thứ nhất: Tìm mức giá cả và sản lượng cân bằng của thị trường khi chưa có chính sách của chính phủ: đặt QS = QD để tìm Q, P ban đầu - Thứ hai: Tìm mức giá cả mới khi có sự can thiệp của chính phủ: P’ - Thứ ba: Tìm Q’S và Q’D tương ứng với P’ - Thứ tư: So sánh Q’S và Q’D để xác định trạng thái của thị trường và tìm các giá trị liên quan. Ví dụ: Giả sử có hàm cầu và cung của hàng hóa X như sau: QD = - 4P+540, QS= 2P – 180 a. Xác định điểm cân bằng (lượng và giá) b. Giả sử chính phủ định ra mức giá trần bằng 100, hãy xác định lượng thiếu hụt c. Chính sách giá trần làm thay đổi PS và CS như thế nào? d. Chính sách này gây ra tổn thất vô ích bao nhiêu? Giải: a. Thị trường cân bằng khi lượng cung bằng lượng cầu, hay QS = QD  2P – 80= - 4P + 640  6P = 720  P = 120, thế vào PT đường cung, hoặc cầu  Q =160 Vậy thị trường cân bằng tại mức giá P=120 và mức sản lượng Q=160 b.Khi chính phủ định ra mức giá trần là 100, thấp hơn giá cân bằng, cung cầu sẽ không cân bằng. Tại mức giá này Lượng cung là Qs = 2*100 – 80 = 120 (thế P=100 vào PT đường cung) Lượng cầu là QD = - 4*100 + 640 =240 (thế P=100 vào PT đường cầu) Lượng thiếu hụt: ∆Q = QD – QS = 240 – 120 = 120 Vậy tại mức giá quy định thị trường thiếu hụt 120 (đv sản lượng) c. - Tác động của giá trần vào thặng dư của người sản xuất (PS) Thặng dư sản xuất (PS) là phần diện tích dưới đường giá và trên đường cung. Tính PS trong trường hợp không có giá trần Tính PS trong trường hợp có giá trần: Giá trần làm giảm PS một lượng bằng ∆PS = (160+120)*20/2 = 2800 (đơn vị tiền) Vậy, giá trần làm giảm thặng dư người sản xuất 1 lượng là2800 (đvt) - Tác động của giá trần vào thặng dư của người tiêu dùng (CS) 4

Thặng dư tiêu dùng (CS) trên đồ thị là phần diện tích dưới đường cầu, trên đường giá. Tính CS trong trường hợp không có giá trần Tính CS trong trường hợp có giá trần Giá trần làm thay đổi CS một lượng ∆CS = (120*20) – (10*40/2) = 2200 (đv tiền) Vậy, giá trần làm tăng thặng dư người sản xuất 1 lượng là2200 (đvt) d. Chính sách giá trần khiến lượng hàng hóa giảm từ 160 xuống còn 120, do vậy c.sách này gây tổn thất vô ích (DWL) = (130-100)*(160-120)/2 = 600 (đv tiền) Vậy, giá trần gây ra một khoản tổn thất vô ích là 600 (đvt) - Cách khác, suy luận từ ∆PS và ∆CS Giá trần làm mất thặng dư người sản xuất 2800, người tiêu dùng chỉ nhận 2200 => mất không 600 (không ai được phần này) 6. Hệ thống bài tập chương 1: Bài 1: (Xây dựng phương trình đường cung) Dựa vào biểu cung ở bên, xác định phương trình của đường cung theo 2 dạng: Q=f(P) và P=f(Q)

Giá 150 200 250 300 150

Số lượng 20 30 40 50 20

Gợi ý: Biểu cung trên thể hiện 2 đại lượng giá và lượng đều tăng dần đều. Do vậy, phương trình đường cung có dạng tuyến tính Q S=cP+d. Mục tiêu cần xác định là tìm hệ số gốc c và hoành độ gốc d. Có 2 cách để tìm phương trình của đường cung 1. Giải hệ phương trình Đường cung đi qua 2 điểm (P=150, Q=20) và (P=200, Q=30) nên ta có hệ phương trình sau: 20 = c*150+d (1) 30 = c*200+d (2) Lấy (2) – (1) ta có c = 1/5, thế vào (1) thì d = -10 Vậy phương trình đường cung là QS = 0,2*P-10 hay P = 5*Q + 50 (chuyển vế) 2. Xác định dựa vào công thức hệ số c Ta có công thức hệ số gốc c = ∆Q/∆P Dựa vào biểu cung, chọn bất kỳ 2 điểm nào gần nhau ta có ∆Q=10 và ∆P=50 c = 10/50 = 0,2; thế giá trị a, và P, Q của bất kỳ điểm nào vào phưương trình Q S=cP+d d = -10 Vậy phương trình đường cung là QD = 0,2*P-10 hay P = 5*Q + 50 (chuyển vế) Bài 2: (Xác định hệ số co giãn cầu theo thu nhập) Giả sử có số liệu về mối tương quan giữa thu nhập và cầu một hàng hóa như sau: Tại mức thu nhập I=2,5 (đv tiền), lượng tiêu dùng hàng hóa A là 400 (đvsp). Khi thu nhập tăng lên 3 (đv tiền), lượng tiêu dùng hàng hóa A là 500 (đvsp). Tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập. Cho biết hàng hóa A thuộc nhóm hàng hóa nào? Gợi ý: Công thức tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập

Thay số vào ta tính được 5

Vì EI=1,22 >1, nên ta có thể kết luận đây là mặt hàng xa xỉ (tương đối) Bài 3: (Xác định hệ số co giãn chéo của cầu theo giá hàng hóa liên quan) Giả sử có số liệu về mối tương quan giữa giá hàng hóa Y và cầu một hàng hóa X như sau: Khi giá hàng hóa Y là 200 (đv giá), lượng tiêu dùng hàng hóa X là 1500 (đvsp). Khi giá hàng hóa Y là 220 (đv giá), lượng tiêu dùng hàng hóa X là 1300 (đvsp). Tính hệ số co giãn chéo của cầu hàng hóa X theo giá hàng hóa Y. Cho biết mối liên quan giữa hay loại hàng hóa này? Bổ sung, thay thế hay độc lập? Gợi ý: Công thức tính hệ số co giãn chéo như sau

Thay số vào ta tính được

Vì EXY < 0 hay xu hướng thay đổi của 2 đại lượng này nghịch chiều nhau, nên ta có thể kết luận X và Y là 2 mặt hàng bổ sung Bài 4: (Xác định hệ số co giãn của cung theo giá) Có hàm số cung một hàng hóa A như sau: QS = 0,2*P-10 hay P = 5*Q + 50 a. Hãy xác định hệ số co giãn của cung theo giá tại 2 mức giá riêng biệt P=300 và P=350 b. Hãy xác định hệ số co giãn của cung theo giá trong khoảng giá từ 300 đến 350 Gợi ý: a. Tại mức giá P=300, ta xác định được sản lượng cung Q=50 Hệ số co giãn ES=c*P/Q = 0,2*300/50 = 6/5 = 1,2 Tại mức giá P=350, ta xác định được sản lượng cung Q=60 (thế vào phương trình đường cung) Hệ số co giãn ES=c*P/Q = 0,2*350/60 = 7/6 = 1,167 b. Tại mức giá P=300, ta xác định được sản lượng cung Q=50 Tại mức giá P=350, ta xác định được sản lượng cung Q=60 Áp dụng công thức co giãn khoảng, tính được ES=(10/50)*(650/110) = 1,18 Bài 5: (Cân bằng cung cầu và sự thay đổi trạng thái cân bằng) Cho hàm cầu và cung của một hàng hóa A như sau: QD = -0,1P+50, QS= 0,2P - 10 a. Xác định điểm cân bằng (lượng và giá) b. Xác định hệ số co giãn của cung và cầu theo giá tại điểm cân bằng c. Giả sử thu nhập NTD tăng làm lượng cầu tăng 6 đơn vị sl ở mọi mức giá, xác định điểm cân bằng mới. Lượng và giá thay đổi như thế nào so với ban đầu? d. Tại điểm cân bằng ban đầu (câu 1), giả sử một nhà cung cấp có hàm cung Q=0,1P 6 rút khỏi thị trường, xác định điểm cân bằng mới e. Tại điểm cân bằng ban đầu (câu 1), theo dự báo giả sử lượng cầu giảm 20%, xác định điểm cân bằng mới. Gợi ý: a. Thị trường cân bằng khi lượng cung bằng lượng cầu, hay QS = QD suy ra P=200 và mức sản lượngQ=30 6

b. Tại điểm cân bằng, hệ số co giãn cung và cầu theo giá lần lượt là ES= c*P/Q = 0,2*200/30 = 1,33 ED= a*P/Q = -0,1*200/30 = -0,67 c. Khi thu nhập làm tăng lượng cầu 6 đơn vị ở mọi mức giá, đường cầu mới sẽ thay đổi, dịch chuyển song song sang phải. Phương trình đường cầu mới Q D’ = Q D + 6 QD’ = -0,1P + 56 Thị trường lại cân bằng khi lượng cung bằng lượng cầu (mới), hay Q D’ = Q S P = 220, thế vào PT đường cung, hoặc cầu Q = 34 Vậy thị trường cân bằng tại mức giá P=220 và mức sản lượng Q=34 So với lượng và giá ban đầu, sự kiện này làm giá tăng 20 đơn vị (220-200) và lượng tăng 4 (34-30) đơn vị

d. Khi có nhà cung cấp với hàm cung Q S=0,1P - 6 rút khỏi thị trường (∆Q S), đường cung thị trường sẽ thay đổi, dịch chuyển sang trái. Phương trình đường cung mới được xác định như sau: QS’ = QS - ∆QS (do rút khỏi thị trường) QS’ = 0,2P - 10 – (0,1P-6) QS’ = 0,1P - 4 Thị trường lại cân bằng khi lượng cung (mới) bằng lượng cầu, hay QS’ = QD 7

P = 270, thế vào PT đường cung, hoặc cầu Q = 23 Vậy thị trường cân bằng tại mức giá P=270 và mức sản lượngQ=23 So với lượng và giá ban đầu, sự kiện này làm giá tăng 70 đơn vị (270-200) và lượng giảm 7 (23-30) đơn vị

e. Theo dự báo lượng cầu giảm 20%, khi đó đường cầu thị trường sẽ thay đổi, xoay theo hướng vào gần gốc tọa độ. Phương trình đường cầu mới được xác định như sau: QD’ = QD – 20%QD = 0,8QD QD’ = 0,8*(- 0,1P +50) QD’ = -0,08P +40 Thị trường lại cân bằng khi lượng cung bằng lượng cầu (mới), hay Q D’ = Q S -0,08P + 40 = 0,2P - 10 0,28P = 50 P = 178,6 thế vào PT đường cung, hoặc cầu Q = 25,7 Vậy thị trường cân bằng tại mức giá P=178,6 và mức sản lượngQ=25,7 So với lượng và giá ban đầu, sự kiện này làm giá giảm 21,4 đơn vị (178,6-200) và lượng giảm 4,3 (25,7-30) đơn vị

Bài 6*: Trong những năm 2005, sản xuất đường ở Mỹ: 11,4 tỷ pao; tiêu dùng 17,8 tỷ pao; giá cả ở Mỹ 22 xu/pao; giá cả thế giới 8,5 xu/pao…Ở những giá cả và số lượng ấy có hệ số co dãn của cầu và cung là Ed = -0,2; Es = 1,54.

8

a. Xác định phương trình đường cung và đường cầu về đường trên thị trường Mỹ. Xác định giá cả cân bằng đường trên thị trường Mỹ. b. Để đảm bảo lợi ích của ngành đường, chính phủ đưa ra mức hạn ngạch nhập khẩu là 6,4 tỷ pao. Hãy xác định số thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng, của người sản xuất, của Chính phủ, và số thay đổi trong phúc lợi xã hội. c. Nếu giả sử chính phủ đánh thuế nhập khẩu 13,5 xu/pao. Điều này tác động đến lợi ích của mọi thành viên ra sao? So sánh với trường hợp hạn ngạch, theo bạn chính phủ nên áp dụng biện pháp gì? Gợi ý: a. Phương trình đường cung, đường cầu? Pcb? Ta có: phương trình đường cung, đường cầu có dạng như sau: QS = aP + b QD = cP + d Ta lại có công thức tính độ co dãn cung, cầu: ES = (P/QS).(Q/P) (1) ED = (P/QD). (Q/P) Trong đó: Q/P là sự thay đổi lượng cung hoặc cầu gây ra bởi thay đổi về giá, từ đó, ta có Q/P là hệ số gốc của phương trình đường cung, đường cầu  ES = a.(P/QS) ED = c. (P/QD)  a = (ES.QS)/P c = (ED.QD)/P  a = (1,54 x 11,4)/22 = 0,798 c = (-0,2 x 17,8)/22 = - 0,162 Thay vào phương trình đường cung, đường cầu tính b,d QS = aP + b QD = cP + d  b = QS – aP d = QD - cP  b = 11,4 – (0,798 x 22) = - 6,156 d = 17,8 + (0,162 x 22) = 21,364 Thay các hệ số a,b,c,d vừa tìm được, ta có phương trình đường cung và cầu về đường trên thị trường Mỹ như sau: QS = 0,798P – 6,156 QD = -0,162P + 21,364 Khi thị trường cân bằng, thì lượng cung và lượng cầu bằng nhau  QS = QD  0,798PO – 6,156 = -0,162PO + 21,364  0,96PO = 27,52  PO = 28,67 QO = 16,72 b. Số thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng, của người sản xuất, của Chính phủ, và số thay đổi trong phúc lợi xã hội. Quota = 6,4 Do P = 22 < PTG = 8,5 => người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng hàng nhập khẩu, nếu chính phủ không hạn chế nhập khẩu. Để ngăn chặn nhập khẩu chính phủ đặt quota nhập khẩu với mức 6,4 tỷ pao. Khi đó phương trình đường cung thay đổi như sau: QS’ = QS + quota 9

= 0,798P -6,156 + 6,4 QS’ = 0,798P + 0,244 Khi có quota, phương trình đường cung thay đổi => điểm cân bằng thị trường thay đổi. QS’ =QD  0,798 P + 0,244 = -0,162P + 21,364  0,96P = 21,12  P = 22 Q = 17,8 * Thặng dư : - Tổn thất của người tiêu dùng : CS  a  b  c  d  f 255.06 với : a = ½ ( 11.4 + 0.627 )x 13.5 = 81.18 b = ½ x ( 10.773 x 13.5 ) = 72.72 c = ½ x ( 6.4x 13.5 ) = 43.2 d = c = 43.2 f = ½ x ( 2.187 x 13.5 ) = 14.76 => CS = - 255,06 Thặng dư nhà sản xuất tăng : PS a 81.18 Nhà nhập khẩu ( có hạn ngạch ) được lợi : c + d = 43.2 x 2 = 86.4 Tổn thất xã hội : NW b  f 72.72 14.76 87.48 => NW = - 87,48 c. Mức thuế nhập khẩu 13,5 xu/pao, ảnh hưởng đến giá của số lượng nhập khẩu, làm cho giá tăng từ 8,5 lên 8,5 + 13,5 = 22 xu/pao (bằng với giá cân bằng khi áp dụng hạn ngạch nhập khẩu ở câu 2) Với mức thuế nhập khẩu là 13.5 xu/pao, mức giá tăng và thặng dư tiêu dùng giảm :  CS  a  b  c  d 255.06

với a = 81.18 b = 72.72 c = 6.4 x 13.5 = 86.4 d = 14.76 Thặng dư sản xuất tăng : PS  a 81.18 Chính phủ được lợi : c = 86.4 NW b  d 87.48

Khi chính phủ đánh thuế nhập khẩu thì tác động cũng giống như trường hợp trên. Tuy nhiên nếu như trên chính phủ bị thiệt hại phần diện tích hình c +d do thuộc về những nhà nhập khẩu thì ở trường hợp này chính phủ được thêm một khoản lợi từ việc đánh thuế nhập khẩu ( hình c + d ). Tổn thất xã hội vẫn là 87,487 * So sánh hai trường hợp : Những thay đổi trong thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất là như nhau dưới tác động của hạn ngạch và của thuế quan. Tuy nhiên nếu đánh thuế nhập khẩu chính phủ sẽ thu được lợi ích từ thuế. Thu nhập này có thể được phân phối lại trong nền kinh tế ( ví dụ như giảm thuế, trợ cấp ...). Vì thế chính phủ sẽ chọn cách đánh thuế nhập khẩu bởi vì tổn thất xã hội không đổi nhưng chính phủ được lợi thêm một khoản từ thuế nhập khẩu. Bài 7*: Thị trường về lúa gạo ở Việt Nam được cho như sau: - Trong năm 2002, sản lượng sản xuất được là 34 triệu tấn lúa, được bán với giá 2.000 đ/kg cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu; mức tiêu thụ trong nước là 31 triệu tấn. 10

-

Trong năm 2003, sản lượng sản xuất được là 35 triệu tấn lúa, được bán với giá 2.200 đ/kg cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu, mức tiêu thụ trong nước là 29 triệu tấn. Giả sử đường cung và đường cầu về lúa gạo của Việt Nam là đường thẳng, đơn vị tính trong các phương trình đường cung và cầu được cho là Q tính theo triệu tấn lúa; P được tính là 1000 đồng/kg. a. Hãy xác định hệ số co dãn của đường cung và cầu tương ứng với 2 năm nói trên. b. Xây dựng phương trình đường cung và đường cầu lúa gạo của Việt Nam. c. Trong năm 2003, nếu chính phủ thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu là 300 đ/kg lúa, hãy xác định số thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng, của người sản xuất, của chính phủ và phúc lợi xã hội trong trường hợp này. d. Trong năm 2003, nếu bây giờ chính phủ áp dụng hạn ngạch xuất khẩu là 2 triệu tấn lúa mỗi năm, mức giá và sản lượng tiêu thụ và sản xuất trong nước thay đổi như thế nào? Lợi ích của mọi thành viên thay đổi ra sao? e. Trong năm 2003, giả định chính phủ áp dụng mức thuế xuất khẩu là 5% giá xuất khẩu, điều này làm cho giá cả trong nước thay đổi ra sao? Số thay đổi trong thặng dư của mọi thành viên sẽ như thế nào? f. Theo các bạn, giữa việc đánh thuế xuất khẩu và áp dụng quota xuất khẩu, giải pháp nào nên được lựa chọn. Gợi ý:

2002 2003

P 2 2,2

QS 34 35

QD 31 29

...


Similar Free PDFs