13 Nguyen Phuong Hao 58.22 PDF

Title 13 Nguyen Phuong Hao 58.22
Author Phương Hảo Nguyễn
Course Kế toán hành chính sự nghiệp
Institution Học viện Tài chính
Pages 28
File Size 353.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 222
Total Views 405

Summary

Học viện Tài chính Khoa kế toánBÀI THI MÔN: Quản lí hành chính công Hình thức thi: Tiểu luậnThời gian thi: 3 ngàyĐề bài : “ ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘP NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ” Họ và tên: Nguyễn Phương HảoKhóa/Lớp: (tín chỉ) 58.22.1 STT: 13 Ngày thi: 3/10/2021 Mã ...


Description

Học viện Tài chính Khoa kế toán

BÀI THI MÔN: Quản lí hành chính công Hình thức thi: Tiểu luận Thời gian thi: 3 ngày

Đề bài : “ ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘP NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ” Họ và tên: Nguyễn Phương Hảo Khóa/Lớp: (tín chỉ) 58.22.1.LT1 STT: 13 Ngày thi: 3/10/2021

Mã sinh viên: 2073403010603

(Niên chế): 58.22.02 ID phòng thi: 582-058-1208

HT thi: 208

Giờ thi: 15h15

1

I / Mở đầu 1.1 / Lí do chọn đề tài Trong bối cảnh cả thế giới đang phát triển và hội nhập quốc tế một cách sâu rộng trên mọi lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế . Các nước không chỉ chú trọng phát triển kinh tế trong nước mà còn đặc biệt quan tâm tới kinh tế quốc tế . Thêm vào đó , các quốc gia còn chú trọng cải cách các vấn đề mà ảnh hưởng trực tiếp đến việc hội nhập kinh tế của đất nước với thế giới như : năng lực cạnh tranh hàng hóa , xuất nhập khẩu , đội ngũ nhân công , cơ sở vật chất ,.....Trong đó có một yếu tố vô cùng quan trọng mà các quốc gia đều quan tâm tới đó là cải cách thủ tục hành chính công . Thủ tục hành chính công có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Thông qua thủ tục hành chính, các cá nhân, tổ chức thực hiện được quyền lợi, nghĩa vụ của mình và đồng thời, các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách chặt chẽ và sát sao hơn. Chính vì vậy , các quốc gia, trong đó có Việt Nam đặc biệt quan tâm tới thủ tục quản lí hành chính công . Thủ tục hành chính công phải chặt chẽ và cũng phải ngắn gọn nhanh chóng thì các dự án , các công trình , các quỹ đầu tư và nguồn vốn sẽ được được triển khai , đi vào hoạt động nhanh chóng hiệu quả , không tốn thời gian của các doanh nghiệp , tổ chức . Với lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế thì việc đẩy mạnh thủ tục hành chính công càng quan trọng bấy nhiêu vì nó liên quan đến các dự án , quỹ đầu tư nước ngoài . Thủ tục mà chậm thì sẽ ảnh hưởng đến tài chính , thời gian và cả lòng tin của các doanh nghiệp nước ngoài với Việt Nam ta . Dựa vào những lí do đã nêu trên, em chọn đề tài “ ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘP NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ”là đề tài tiểu luận của môn Quản lý hành chính công.

2

1.2 / Mục đích nghiên cứu - Hệ thống , tổng quan những nét về thủ tục hành chính công của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay . - Phân tích , đánh giá về thực trạng việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính công của Việt Nam hiện nay . - Nêu nguyên nhân , đưa ra các giải pháp để việc cải cách thủ tục hành chính công tại Việt Nam trong bối cảnh hộp nhập kinh tế quốc tế được nhanh chóng hơn. 1.3/ Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Bài tiểu luận nghiên cứu về nguyên nhân , thực trạng , kết quả của việc cải cách hành chính công tại Việt Nam hiện nay , đặc biệt đưa ra các giải pháp cụ thể cho các vướng mắc , các điều còn tồn tại trong công cuộc cải cách hành chính công của nhà nước ta để phù hợp với thời kì đất nước đang hội nhập kinh tế quốc tế . 1.4/ Phương pháp nghiên cứu - Bài tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin để luận giải các vấn đề liên quan, đồng thời căn cứ vào đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Ngoài ra, bài tiểu luận còn sử dụng một số phương pháp khác như phân tích tổng hợp, diễn giải, quy nạp, so sánh,… và minh họa bằng các bảng biểu, số liệu. 1.5/ Đối tượng nghiên cứu - Thủ tục hành chính công ở Việt Nam và sự đẩy mạnh cải cách của nó ở Việt Nam hiện nay 1.6/ Kết cấu bài tiểu luận 3

-Phần 1: Mở đầu -Phần 2 : Nội dung I/ Cơ sở lí luận về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế II/ Thực trạng cải thủ tục hành chính công ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế III/ Giải pháp cho việc cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay -Phần 3 : Kết Luận Phần 2 Nội dung I / Cơ sở lí luận về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế . 1.1 .Khái quát về hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.1 Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế - Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết, giao lưu, hợp tác giữa nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế quốc gia khác hay tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những xu thế lớn và tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới 1.1.2 Các loại hình hội nhập kinh tế - Thứ nhất , hợp tác kinh tế song phương. Hợp tác kinh tế song phương có thể tồn tại dưới dạng một thoả thuận, một hiệp định kinh tế, thương mại, đầu tư hay hiệp định tránh đánh thuế hai lần, các thoả thuận thương mại tự do (FTAs) song phương... Tại Việt Nam, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) được coi là cột mốc quan trọng đánh dấu sự thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế đất nước

4

- Thứ hai , hội nhập kinh tế khu vực : Là sự thỏa thuận giữa các quốc gia trong một khu vực địa lí nhằm giảm bớt hoặc tiến tới xóa bỏ các rào cản đối với dòng vận chuyển của hàng hóa dịch vụ , và các yếu tố sản xuất .Ở châu Á chúng ta có Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á 1.1.3 Chức năng của hội nhập kinh tế quốc tế -Thứ nhất , hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần tăng thu hút đầu tư nước ngoài, viện trợ phát triển chính thức và giải quyết vấn đề nợ quốc tế. Điều đó góp phần ổn định cán cân thu chi ngân sách tập trung nguồn lực cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội trong nước. - Thứ hai , tham gia hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo điều kiện cho để tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, đào tạo cán bộ quản lý tạo cơ hội để chúng ta lựa chọn kỹ thuật công nghệ nước ngoài nhằm phát triển kỹ thuật công nghệ quốc gia. -Thứ ba , hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần không nhỏ vào công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong nhiều lĩnh vực. - Thứ tư , không chỉ vậy, hội nhập kinh tế quốc tế còn góp phần duy trì ổn định hòa bình, tạo dựng môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, các chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngày càng minh bạch hơn . 1.2 . Khái quát về thủ tục hành chính 1.2.1. Khái niệm Thủ tục hành chính - Thủ tục hành chính là trình tự về thời gian, không gian và là cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính công trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân

5

1.2.2 . Đặc điểm của thủ tục hành chính - Thủ tục hành chính lệ thuộc vào nhận thức của cơ quan xây dựng và cơ quan thực hiện các thủ tục đã ban hành - Thủ tục hành chính phụ thuộc vào thực tế của quá trình giải quyết công việc - Thủ tục hành chính rất đa dạng, phức tạp 1.2.3. Ý nghĩa của thủ tục hành chính -Đảm bảo cho các quy phạm vật chất quy định trong các quyết định hành chính được thi hành thuận lợi -Đảm bảo cho việc thi hành quyết định được thống nhất, kiểm soát được tính hợp lý -Nâng cao tính chất nghiêm minh của pháp luật -Tạo khả năng sáng tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lý đã được thông qua -Tạo ra mối quan hệ tốt giữa nhà nước và nhân dân. Nâng cao hiệu quả quản lý và lòng tin của người dân. -Góp phần quan trọng trong việc xây dựng và triển khai pháp luật . 1.3.Tổng quan về cải cách thủ tục hành chính 1.3.1 Những hạn chế của thủ tục hành chính - Thứ nhất , thủ tục hành chính còn đòi hỏi quá nhiều giấy tờ gây phiền hà cho dân nhất là với những người ít hiểu biết các quy định lề lối

làm việc cơ quan nhà

nước - Thứ hai , còn nhiều cửa nhiều tầng nấc trung gian không cần thiết còn rườm rà không rõ ràng về trách nhiệm - Thứ ba , còn trì trệ và còn thói quen kinh nghiệm chủ nghĩa không thích hợp và không đáp ứng với yêu cầu mới của thời kỳ mở cửa 6

-Thứ tư , thiếu thống nhất và thường bị thay đổi một cách tùy tiện và còn thiếu công khai 1.3.2 / Nội dung cải cách thủ tục hành chính - Thứ nhất ,đảm bảo tính pháp lý hiệu quả minh bạch và công bằng trong giải quyết các công việc hành chính . Tác giả và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân doanh nghiệp mở rộng cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực xóa bỏ kịp thời những thủ tục không cần thiết Về cấp phép thanh tra kiểm tra kiểm soát kiểm định và giám định thủ tục hành chính liên quan đến cá nhân tổ chức được cải cách cơ bản theo hướng gọn nhẹ đơn giản mỗi năm đều có tỷ lệ giảm chi phí mà cá nhân tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước. Mẫu hóa thống nhất trong cả nước các loại giấy tờ và công dân hoặc doanh nghiệp cần phải làm khi có yêu cầu giải quyết công việc về sản xuất kinh doanh và đời sống. Công khai minh bạch tất cả các loại thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp , thực hiện thực hiện thống cách tính chi phí mà cá nhân , Tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước, Duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính -Thứ hai ban hành cơ chế kiểm tra cán bộ công chức tiếp nhận và giải quyết các công việc của dân. Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật , Quy định cụ thể rõ ràng trách nhiệm cá nhân trong khi thi hành công vụ đồng thời tiếp nhận xử lý, phản ánh kiến nghị, của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính mà Nhà nước các cấp . Xử lý nghiêm người có hành vi sách nhiễu ,

7

hách dịch vô trách nhiệm . Bên cạnh đó khen thưởng những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao . Đi cùng với đó là cần phải đơn giản hóa thủ tục hành chính . Đạt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thể chế tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tăng cường đối ngoại giữa nhà nước với doanh nghiệp và nhân dân Mở rộng dân chủ phát huy vai trò của các tổ chức và chuyên gia tư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế chuẩn mực quốc gia về thủ tục hành chính giảm mạnh các thủ tục hành chính hiện hành công khai các chuẩn mực , các quy định hành chính để nhân dân giám sát việc thực hiện -Thứ ba , mở rộng thực hiện cơ chế một cửa trong việc giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước các cấp đối với tổ chức và các nhân (Theo quyết định 181 QD –ttg 04/09/ 2003) của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa được thực hiện là tổ chức công dân có nhu cầu giải quyết công việc chỉ cần đến một địa điểm tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương sẽ được cung cấp các thông tin cần thiết đầy đủ và chính xác nhất sau khi hoàn tất các thủ tục hồ sơ giấy tờ theo quy định, sẽ nhận được kết quả công việc của cơ quan hành chính nhà nước cũng tại địa điểm đó . Nhờ vậy giảm phiền hà và giảm tối đa thời gian giải quyết công việc của tổ chức công dân tạo ra cơ chế giám sát của tổ chức công dân đối với cán bộ công chức của cơ quan hành chính nhà nước, góp phần đáng kể cải thiện mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với tổ chức và công dân cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh và đầu tư . Theo đó cơ chế “một cửa ,một cửa liên thông” được triển khai 100% vào năm 2013 tại tất cả các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bảo đảm mức độ hài lòng của nhân dân và doanh nghiệp về thủ tục hành chính trong nước đạt trên 80% vào năm 2020 (nghị quyết 30c/ NQ- CP)

8

II/ Thực trạng cải thủ tục hành chính công ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 2.1 Tổng quan về bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam ta hiện nay Một là, hội nhập kinh tế đã góp phần gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia. Nền kinh tế Việt Nam từng bước được cơ cấu lại gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế được tăng cường, nguồn nhân lực để cung ứng cho phát triển kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, minh bạch, bình đẳng hơn, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên.. Hai là , hội nhập kinh tế tác động mạnh đến tăng trưởng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội . GDP bình quân đầu người tăng từ 2.109 USD (năm 2015) lên 2.587 USD (năm 2018), khoảng 7.650 USD theo sức mua tương đương. Đặc biệt, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao, trong năm 2007, tăng trưởng GDP đạt 8,46% (mức cao nhất trong vòng 11 năm trước đó). Ba là , hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh giúp gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường đa dạng các loại hàng hóa tham gia xuất nhập khẩu . Việt Nam đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu với tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đạt gần 480 tỷ USD, gấp gần 2 lần GDP. Từ chỗ thường xuyên nhập siêu, Việt Nam đã chuyển sang cân bằng xuất nhập khẩu , thậm chí là xuất siêu. Việt Nam hiện đã có quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Là thành viên của WTO, Việt Nam đã được 71 đối tác công nhận là nền kinh tế thị trường, nhiều sản phẩm dần có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Mỹ...

9

Bốn là, , hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn góp phần đưa Việt Nam trở thành một “mắt xích” quan trọng trong mạng lưới các liên kết kinh tế với các nền kinh tế hàng đầu thế giới (gồm 12 FTA đã ký và đang thực thi; 2 Hiệp định đã ký kết, 4 FTA đang đàm phán bảo đảm cho kết nối thương mại tư do, ưu đãi cao với 60 nền kinh tế, chiếm 90% kim ngạch thương mại của Việt Nam);. Năm là, thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Hội nghị Liên Hợp quốc về thương mại và phát triển đánh giá, Việt Nam nằm trong 12 quốc gia thành công nhất về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hiện nay, có gần 26.000 doanh nghiệp (DN) FDI đang hoạt động ở Việt Nam, với số vốn cam kết đầu tư trên 330 tỷ USD đến từ gần 130 quốc gia và đối tác. Vốn FDI vào Việt Nam chiếm 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Các đối tác đã cam kết viện trợ hơn 3 tỷ USD cho Việt Nam trong giai đoạn 2018-2020. 2.2 Tình hình đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam trong thời gian qua - Đề án 896 (Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 – 2020) . -Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 2/9/2021 về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030. Nhà nước và Chính phủ ngày càng quan tâm sát sao hơn với vấn đề đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính - Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Kế hoạch số 254/KH-UBND ngày 28/01/2021 về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính; Kế hoạch số 255/KH-UBND ngày 28/01/2021 về kiểm soát thủ tục hành chính năm 2021; Kế hoạch số 712/KHUBND ngày 16/3/2021 về kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn năm 2021; Kế hoạch số 916/KH-UBND ngày 31/3/2021 truyền thông về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn; Kế hoạch số 10

1044/KH-UBND ngày 12/4/2021 về thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố đến năm 2025; Công văn số 1957/UBND-VP ngày 10/6/2021 về nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố. -Đối với nội dung rà soát, đánh giá thủ tục hành chính có 10 thủ tục hành chính phải thực hiện rà soát, thời gian thực hiện từ quý I/2021 đến trước ngày 25/7/2021 phải hoàn thành. - Đối với nội dung kiểm soát thủ tục hành chính có 29 nhiệm vụ được giao trong kế hoạch. Trong đó, đã hoàn thành 13/29 nhiệm vụ, đạt 44,82% (trong đó: 4 nhiệm vụ có thời hạn hoàn thành trong quý I/2021; 9 nhiệm vụ thường xuyên phải triển khai thực hiện); có 6/29 nhiệm vụ chưa thực hiện được, chiếm tỷ lệ 20,68%; có 15 nhiệm vụ đang thực hiện chưa đến hạn; có 1 nhiệm vụ không thể thực hiện được do căn cứ pháp lý của văn bản đã hết hiệu lực thi hành (mục 2 phần II: Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông quy định tại Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 42/2015/QĐUBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh, hai văn bản này đã hết hiệu lực). -Hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thành phố và 16 phường, xã được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại, 03 xã còn lại được trang bị về cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao dịch ngày càng cao của người dân, tổ chức. - Ngày 25/5/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công văn số 790/UBNDKSTT về việc cử công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả thủ tục hành chính tại bộ phận “một cửa” cấp huyện. Theo đó, Văn phòng đăng ký đất đai, chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thành phố cử viên chức của văn phòng thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ 11

phận “một cửa” các huyện, thành phố theo đúng quy định tại Khoản 2, khoản 3, Điều 60 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai. 2.3 . Những yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính - Thứ nhất, năng lực nhận thức của chủ thể thủ tục hành chính Bất kỳ một quan hệ xã hội nào cũng đòi hỏi có sự tham gia của các chủ thể mối quan hệ đó. Căn cứ vào dấu hiệu quyền lực, chủ thể của thủ tục hàngh chín gồm chủ thể thực hiện thủ tục hành chính và chủ thể tham gia thủ tục hành chính Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính là chủ thể sử dụng quyền lực nhà nước, nhân danh Nhà nước tiến hành các thủ tục hành chính , bao gồm các cơ quan, cán bộ, công chức, tổ chức xã hội, cá nhân được Nhà nước trao quyền quản lý trong trường hợp cụ thể do pháp luật quy định. Còn chủ thể tham gia thủ tục hành chính là chủ thể phục tùng quyền lực nhà nước khi tham gia vào thủ tục hành chính, bao gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc phân chia thành hai nhóm chủ thể chỉ mang tính tương đối. Tùy từng thủ tục hành chính cụ thể mà xác định là chủ thể thực hiện thủ tục hành chínhhay chủ thể tham gia thủ tục hành chính Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước nên trong hầu hết các hoạt động của mình, cơ quan hành chính nhà nước nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện hoạt động quản lý. Những hoạt động này được thực hiện bởi các thủ tục hành chính. Khi đó, cơ quan nhà nước chính là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính. Các chủ thể này thực hiện nhiều thủ tục hành chính khác nhau. Thủ tục hành chính sẽ không được thực hiện nếu không có các chủ thể tiến hành. Nói cách khác thủ tục hành chính chỉ là những quy định trên giấy tờ khi không có chủ thể tham gia hay chủ thể thực hiện. Vì vậy, các chủ thể tham gia và thực hiện vào quá trình cải cách thủ tục hành chính được nhận thức đầy đủ, sâu sắc 12

và tầm quan trọng của công cuộc cải cách thủ tục hành chính thì sẽ có thái độ tích cực làm thúc đẩy quá trình cải cách nhanh chóng đạt được mục đích đặt ra. Các nhóm chủ thể xác định được vai trò, vị trí, trách nhiệm và quyền lợi của mình khi tham gia thủ tục hành chính sẽ làm quá trình giải quyết thủ tục hành chính trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Công cuộc cải cách thủ tục hành chính muốn thành công đòi hỏi con người hay chủ thể thực thủ tục hành chính phải nhận thức được tầm quan trọng của cải cách thủ tục hành chính trong hệ thống hành chính, từ người đứng đầu các cơ quan, đơn vị đến đội ngũ cán bộ, công chức tiếp xúc trực tiếp tới người dân và doanh nghiệp hay tổ chức. Công cuộc cải cách thủ tục hành chính sẽ không thể đạt được mục tiêu nếu chỉ có cơ quan hay đơn vị ban hành quy định thủ tục hành chính hay cán bộ, công chức thực hiện thủ tục hành chính hay chủ thể tham gia thủ tục hành chính mà không đề cập tới người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị có liên quan. Trên thực tế, việc nâng cao ý thức phục vụ và chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức là yếu tố có tính quyết định. Bởi vì, các chủ trương, biện pháp dù hay và thiết thực đến mấy mà đội ngũ cán bộ, công chức giải quyết các thủ tục hành chính không thực hiện hoặc thực hiện không nhiệt tình thì hiệu quả của cải cách thủ tục hành chính không được như mong muốn. Cải cách muốn thành công thì trước hết nằm ở yếu tố con ng...


Similar Free PDFs