215-Nguyen Ngoc Phuong Thy-ST6 PDF

Title 215-Nguyen Ngoc Phuong Thy-ST6
Author NGUYEN NGOC PHUONG THY
Course kinh tế vĩ mô
Institution Trường Đại học Lao động Xã hội - Cơ sở 2
Pages 17
File Size 386 KB
File Type PDF
Total Downloads 29
Total Views 326

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI (CSII)KHOA LUẬTBÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦNLUẬT KINH TẾHọc Kì 1: Năm học :2021-Tên đề tài: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠIBẰNG TỐ TỤNG TÒA ÁNSinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Phương Thy Lớp: Đ20KTTpồ Chí Minh,tháng 01 năm 2022TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI (...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI (CSII) KHOA LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN LUẬT KINH TẾ Học Kì 1: Năm học :2021-2022

Tên đề tài: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI BẰNG TỐ TỤNG TÒA ÁN

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Phương Thy Lớp: Đ20KT4

Tp.Hồ Chí Minh,tháng 01 năm 2022

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI (CSII) KHOA LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN LUẬT KINH TẾ Học Kì 1: Năm học :2021-2022

Tên đề tài: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI BẰNG TỐ TỤNG TÒA ÁN

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Phương Thy Lớp: Đ20KT4

Tp.Hồ Chí Minh,tháng 01 năm 2022

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU:............................................................................................................ 1 CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ........................... 2 1.1 Khái niệm .................................................................................................................. 2 1.2 Đặc điểm.................................................................................................................... 2 1.3 Yêu cầu của quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại .............. 2 CHƯƠNG II : KHÁI QUÁT VỀ TỐ TỤNG TÒA ÁN .............................................. 3 2.1 Khái niệm .................................................................................................................. 3 2.2 Đặc điểm .................................................................................................................... 3 2.3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án .............. 3 CHƯƠNG III : THỦ TỤC TỐ TỤNG TÒA ÁN ....................................................... 5 3.1 Khởi kiện ................................................................................................................... 5 3.2 Hồ sơ khởi kiện ......................................................................................................... 6 3.3 Thụ lý vụ án .............................................................................................................. 7 3.4 Lệ phí......................................................................................................................... 7 3.5 Quy trình tố tụng tòa án .......................................................................................... 8 CHƯƠNG IV : NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 10 4.1 Ưu điểm và nhược điểm......................................................................................... 10 4.2 Kiến nghị ................................................................................................................. 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHIẾU NHẬN XÉT, CHẤM TIỂU LUẬN

1

PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài : Trong kinh doanh giữa các cá nhân luôn phải có sự liên kết giữa các đơn vị kinh doanh để gộp lợi nhuận, và thông thường hợp đồng kinh tế được ký kết giữa cá nhân và đơn vị kinh doanh để làm rõ quyền và nghĩa vụ của họ. Theo quy định của pháp luật, các bên phải thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ này. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào các chủ thể cũng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình. Vì vậy, tranh chấp về thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh, thương mại là điều khó tránh khỏi. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên và tạo điều kiện cho sự hoạt động đồng thời của toàn bộ nền kinh tế, các tranh chấp đó cần phải được giải quyết kịp thời. Về nguyên tắc, khi xảy ra tranh chấp thương mại, thương mại, để đảm bảo nguyên tắc tự nguyện trong kinh doanh, pháp luật cho phép các bên gặp nhau để bàn bạc và tìm hướng giải quyết. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau và có yêu cầu thì tranh chấp kinh doanh, thương mại được giải quyết tại Trọng tài hoặc tại Tòa án nhân dân giải quyết theo thủ tục tố tụng quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự . Thông qua bài nghiên cứu với chủ đề “Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương pháp tòa án theo pháp luật Việt Nam” tôi sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này. Mục tiêu và nhiệm vụ : Hiểu rõ các đặc điểm của hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức tòa án , biết được các tình tự giải quyết vụ án , phân tích và rút ra được các ưu nhược điểm của phương thức giải quyết bằng tòa án ,nâng cao tầm hiểu biết của bản thân cũng như người đọc về quy trình thực hiện của phương thức giải quyết bằng tòa án . Về đối tượng : các vấn đề liên quan đến kinh doanh thương mại, Luật tố tụng dân sự năm 2015 ,Luật kinh doanh và pháp lệnh tòa án Phạm vi nghiên cứu : đề tài được nghiên cứu ở mức độ lý thuyết ứng dụng Phương pháp nghiên cứu : tổng hợp đánh giá nhận định các vấn đề liên quan , thu thập tài liệu thông qua các trang mạng uy tín , thông tin về các bộ Luật có liên quan .

2

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI 1.1 Khái niệm Hoạt động thương mại là ho ạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa , cung ứng dịch vụ , đầu tư , xúc tiến thương mại và các ho ạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến và thường xuyên diễn ra ương hoạt động của nền kinh tế thị trường. Do tính chất thường xuyên cũng như hậu quả của nó gây ra cho các chủ thể tham gia tranh chấp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, pháp luật Việt Nam đã sớm có những quan tâm nhất định đến hoạt động này cũng như các phương thức giải quyết nó thể hiện thông qua các quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật. Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quả trình thực hiện các hoạt động thương mại. 1.2 Đặc điểm Về chủ thể tranh chấp kinh doanh, thương mại : -Thương nhân với thương nhân -Thành viên của thương nhân với nhau -Thành viên của thương nhân với thương nhân -Thương nhân với các chủ thể khác Về lĩnh vực phát sinh tranh chấp : các hoạt động thương mại Nội dung của tranh chấp : chủ yếu là lợi ích vật chất , tài sản của các bên 1.3 Yêu cầu của quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại Tranh chấp thương mại đã trở thành một hiện tượng tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường. Khi tranh chấp thương mại phát sinh đòi hỏi cần phải được giải quyết một cách minh bạch và hiệu quả; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể, góp phần ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, bảo đảm trật tự pháp luật, kỉ cương xã hội. Giải quyết các tranh chấp thương mại cần đáp ứng các yêu cầu chủ yếu sau:

-Đảm bảo nguyên tắc tự do ý chí, thể hiện quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp -Nhanh chóng, thuận lợi, không làm ảnh hưởng, cản trở các hoạt động thương mại -Giữ bí mật kinh doanh, uy tín của các bên trên thị trường

3

CHƯƠNG II : KHÁI QUÁT VỀ TỐ TỤNG TÒA ÁN 2.1 Khái niệm Là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành thoe một thủ tục tố tụng chặc chẽ, bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp nếu các bên không có tự nguyện tuân thủ thì sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế . 2.2 Đặc điểm Là phương thức giải quyết tranh chấp trên cơ sở khởi kiện của một bên tranh chấp yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án . Phán quyết của Tòa án có giá trị bắt buộc thi hành dựa vào sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án phải tuân thủ triệt để trinh tự theo nguyên tắc công khai , trừ một số trường hợp cụ thể Tranh chấp thương mại được giải quyết tại Tòa án tuân thủ theo nguyên tắc hai cấp xét xử 2.3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án Bước 1: Xác định những tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án . Điều 30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (Luật Tố Tụng Dân Sự 2015) 1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. 2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. 3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty. 4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị,

4

giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. 5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Bước 2: Xác định thẩm quyền của Tòa án theo cấp (Tòa án cấp huyện hay cấp tỉnh có quyền giải quyết ). Bước 3: Xác định thẩm quyền của Tòa án theo lanh thổ ( Tòa án của địa phương nào có quyền giải quyết ). Trường hợp đặc biệt : Xác định thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn Những trường hợp đặc biệt : -Nếu không biết nơi cư trú , làm việc , trụ sở hiện tại của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú , làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết ; -Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết ; -Nếu bị đơn không có nơi cư trú , làm việc, trụ sở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết ; -Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết ; -Nếu tranh chấp phát sinh t ừ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết ; -Nếu các bị đơn cư trú, làm việc , có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một tỏng các bị đơn cư trú , làm việc , có trụ sở giải quyết ; -Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

5

CHƯƠNG III : THỦ TỤC TỐ TỤNG TÒA ÁN 3.1 Khởi kiện Tòa án giải quyết những tranh chấp kinh doanh trong kinh doanh , thương mại do yêu cầu của các vụ khởi kiện vụ án kinh t ế . Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật kinh tế có quyền khởi kiện vụ án kinh tế thuộc về các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật .Các chủ thể này có quyền bình đẳng bề địa vị pháp lý , có quyền tự do định đoạt .Họ có quyền khởi kiện vụ án kinh tế khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa họ . Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án (Luật tố tụng dân sự 2015) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện đến tòa án nhằm giải quyết kinh doanh trong thương mại . Người khởi kiện phải thể hiện rõ nội dung vụ việc và những yêu cầu của người khỏi kiện ,đó là cơ sở để Tòa án xem xét , quyết định thụ lý vụ án kinh tế . Đơn khởi kiện phải được người khởi kiện ký tên ho ặc điểm chỉ nếu người khác khỏi kiện là cá nhân , cơ quan , tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan , tổ chức ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn . Đơn khởi kiện phải có các nội dung sau : (Khoản 4 điều 189 Luật tố tụng dân sự 2015) - Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; - Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có); - Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không

6

rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; - Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; - Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có); - Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện. 3.2 Hồ sơ khởi kiện (2) Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án báo gồm: – Đơn khởi kiện; – Hợp đồng kinh doanh thương mại hoặc văn bản, tài liệu giao dịch có giá trị như hợp đồng kinh doanh thương mại, Biên bản bổ sung, phụ lục hợp đồng (nếu có), – Tài liệu về bảo đảm thực hiện hợp đồng như bảo lãnh, thế chấp, cầm cố (nếu có); – Các tài liệu, chứng cứ về việc thực hiện hợp đồng như việc giao nhận hàng, biên bản nghiệm thu, chứng từ thanh toán, biên bản thanh lý hợp đồng, các biên bản làm việc về công nợ tồn đọng,… – Các tài liệu giao dịch khác (nếu có); – Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, các đương sự khác và người liên quan như: Giấy phép kinh doanh, giấy chứng đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có chứng thực); – Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao);

7

3.3 Thụ lý vụ án (điều 195 Luật tố tụng dân sự 2015) 1. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. 2. Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. 3. Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. 4. Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo. 3.4 Lệ phí : (2) -Án phí kinh tế bao gồm án pí kinh tế sơ thẩm và án phí kinh tế phúc thẩm -Mức án phí sơ thẩm đối với vụ án về tranh chấp kinh doanh thương mại không có giá ngạch là 2.000.000 đồng -Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp kinh doanh, thương mại có giá ngạch Giá trị tranh chấp

Mức án phí

Từ 40.000.000 đồng trở xuống.

2.000.000 đồng

Từ

trên

40.000.000

đồng

đến

đồng

đến 20.000.000 đồng+ 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

400.000.000 đồng. Từ trên 400.000.000 800.000.000 đồng

5% của giá trị tranh chấp

8

Từ

trên

800.000.000

2.000.000.000 đồng

đồng

đến 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

Từ trên 2.000.000.000 đến 4.000.000.000 72.000.000 đồng+2% của phần giá trị đồng Từ trên 4.000.000.000 đồng

3.5 Quy trình tố tụng tòa án

tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng +0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng

9

10

CHƯƠNG IV : NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Ưu điểm và nhược điểm Cách tòa án giải quyết các tranh chấp thương mại là cách thức thực hiện ý chí của nhà nước. Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước giải quyết các tranh chấp theo quy định của pháp luật. Quyết định của Toà án có hiệu lực thi hành mà các bên phải thi hành, có thể kèm theo các biện pháp cưỡng chế. Ưu điểm: + Tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao. Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ; và đảm bảo hiệu lực thi hành của phán quyết tại Tòa. Nếu các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế bởi cơ quan thi hành án. Các bên được bảo toàn quyền lợi và nghĩa vụ của mình bắt buộc phải thực hiện theo phán quyết của Tòa. + Nguyên tắc xét xử công khai có tính răn đe đối với những thương nhân kinh doanh vi phạm pháp luật. Đây cũng là một lợi thế; vì khi có những vụ xét xử công khai sẽ nhận ra những doanh nghiệp mang tính lừa lọc; hay vi phạm để tránh những trường hợp khác xảy ra. + Các tòa án, đại diện cho chủ quyền quốc gia; có điều kiện tốt hơn các trọng tài viên trong việc tiến hành điều tra; có quyền cưỡng chế, triệu tập bên thứ ba đến tòa. + Các bên không phải trả thù lao cho thẩm phán, ngoài ra chi phí hành chính rất hợp lý. Nhược điểm : + Thủ tục tố tụng tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó; + Phán quyết của tòa án thường bị kháng cáo. Quá trình t ố tụng có thể bị trì hoãn và kéo dài; có thể phải qua nhiều cấp xét xử; ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh. + Nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên t ắc được xem là tiến bộ; mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ; và uy tín trên thương trường bị giảm sút. Đối với các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài thì:

11

+ Phán quyết của tòa án thường khó đạt được sự công nhận quốc tế. Phán quyết của tòa án được công nhận tại một nước khác thường thông qua hiệp định song phương hoặc theo nguyên tắc rất nghiêm ngặt. + M ặc dù thẩm phán quốc gia có thể khách quan; họ vẫn phải buộc sử dụng ngôn ngữ và áp dụng quy tắc tố tụng của quốc gia họ và thường cùng quốc tịch với một bên. 4.2 Kiến nghị Trong quá trình giải quyết trnah chấp kinh tế , tòa án kinh tế phải tuân theo các nguyên tắc chung về tố tụng được quy định trong hiến pháp và Luật Tổ chức tòa án nhân dân .Những nguyên tắc này nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động điều tra xét xử của tòa án chặt chẽ hơn .Nhưng trong thực tế việc áp dụng các nguyên tắc của tố tụng tòa án không phải lúc nào cũng đảm bảo thực hiện , vì vậy có mọt số chỗ cần sửa đổi phù hợp với thực tiễn hơn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ Luật 92/2015/QH13 về tố tụng dân sự 2 website: https://www.lawfirms.vn/tu-van-doanh-nghiep/thu-tuc-khoi-kien-vuan-kinh-doanh-thuong-mai.html 3 Bài tiểu luận nhóm 13 ,GVHD: Ls.Ts Trần Anh Tuấn Website: https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/tieu-luan-giai-quyet-tranhchap-kinh-doanh-thuong-mai-bang-to-tung-toa-an-10897/ 4 Video bài giảng của giảng viên :Lữ Thị Ngọc Diệp (ĐH Lao Động-Xã Hội CSII) 5 Website: https://luatminhkhue.vn/tranh-chap-thuong-mai-la-gi---quy-dinh-phapluat-ve-tranh-chap-thuong-mai.aspx

PHIẾU NHẬN XÉT, CHẤM TIỂU LUẬN ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .......


Similar Free PDFs