1905QTCA002 Do Thi Hong Ngoc Tthcm PDF

Title 1905QTCA002 Do Thi Hong Ngoc Tthcm
Author Hồng Ngọc Đỗ
Course quản trị học
Institution Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Pages 22
File Size 542.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 40
Total Views 181

Summary

BỘ NỘI VỤTRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘITÊN ĐỀ TÀI:VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾTTOÀN DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở VIỆT NAMBÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦNHọc phần: Tư tưởng Hồ Chí MinhMã phách: ..............................HÀ NỘI - 2021MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU ...............................


Description

BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần:

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Mã phách:

…………………………

HÀ NỘI - 2021

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................... 1 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................ 3 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH .... 3 2. KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH................................................................................................................ 4 2.1. Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” ............................................... 4 2.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh ......................................... 4 2.2.1.Cơ sở khách quan........................................................................... 4 2.2.2. Nhân tố chủ quan .......................................................................... 6 3. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM ................... 6 3.1. Khái niệm “Đại đoàn kết toàn dân tộc” ........................................... 6 3.2. Thực tiễn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay. ...................................................................... 7 3.2.1. Vai trò của Đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng của nước ta hiện nay. ............................................................................................... 7 3.2.2. Lực lượng đại đoàn kết dân tộc .................................................. 11 3.2.3. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc .............................. 13 4. Ý NGHĨA CỦA VIỆC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ................................................................................................................ 17 KẾT LUẬN .......................................................................................... 18 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................... 19 PHỤ LỤC ............................................................................................. 20

PHẦN MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh là Vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Người chiến sĩ Cộng sản quốc tế mẫu mực, Danh nhân văn hóa thế giới. Người đã đi xa, nhưng di sản Người để lại cho Đảng ta, nhân dân ta là vô cùng đồ sộ và quý giá: Đó là Thời đại Hồ Chí Minh; Sự nghiệp Hồ Chí Minh; Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Một tấm gương sáng ngời để chúng ta thường xuyên học tập và noi theo. Người là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam; kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại. Trọn cả cuộc đời, Người đã rèn luyện, cống hiến không ngừng, không nghỉ, tất thảy đều hiến dâng cho Tổ quốc, đồng bào, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Một cuộc đời đầy gian khổ hy sinh, nhưng vô cùng oanh liệt, cao thượng; vô cùng phong phú, trong sáng và đẹp đẽ. Một vĩ nhân đã đi vào lịch sử và trở thành huyền thoại ngay từ khi Người còn sống. Cuộc đời và sự nghiệp của Người đã trở thành biểu tượng cách mạng, khơi dậy khát vọng và niềm tin cho nhân dân Việt Nam và nhân dân tiến bộ thế giới trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin trong điều kiện cụ thể của nước ta và trong thực tế tư tưởng của Người đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của cả dân tộc ta. Bản chất cách mạng, Khoa học và nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh đó là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt nam, phản ánh những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng của Người hệ thống lý luận được nhận diện như một tri thức tổng hợp bao gồm tư tưởng triết học, kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, đạo đức, và nhân văn… Cùng với đó là tư tưởng về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, về chủ nghĩa xã hội

1

và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về Đảng Cộng sản, về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, về nhà nước của dân, do dân, vì dân… Một trong những tư tưởng của Người đó là tư tưởng về đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết là sức mạnh tổng hợp, là nhiệm vụ, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc ta. Trong giai đoạn hiện nay, đoàn kết có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, được tiếp thu các kiến thức từ học phần “Tư tưởng Hồ Chí Minh” em đã lựa chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân t ộc trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam” để làm bài t ập lớn. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu: trên cơ sở lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc làm rõ việc vận dụng đó trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Ngoài phần mở đầu, mục lục, bảng danh mục từ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục cấu trúc của bài tập lớn gồm: 1. Giới thiệu khái quát về chủ tịch Hồ Chí Minh 2. Khái niệm và cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam 4. Ý nghĩa của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện nay

2

PHẦN NỘI DUNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) sinh ra trong một gia đình nhà nho, tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ngay từ nhỏ Người đã được tiếp xúc với nhiều nhà yêu nước lớn như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…điều đó ảnh hưởng rất lớn tới tư tưởng của Người. Ngày 05/6/1911, trước bối cảnh lịch sử của đất nước dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp. Người đã ra đi tìm đường cứu nước, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Tháng 7/1920 Người đã đọc Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin Người đã đọc đi, đọc lại nhiều lần và qua lăng kính CNYN chân chính Người tìm thấy ở đó con đường đi đúng đắn giải phóng dân tộc và đất nước khỏi ách thực dân. Từ đây Người đã tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam đó là con đường cách mạng vô sản. Từ năm 1920 – 1930 Người đã có những hoạt động tại Trung Quốc, Thái Lan, Pháp, Liên Xô nhằm chuẩn bị tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ ngày 06/1 -07/2/1930 tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1930 đến năm 1940, Người tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản ở nước ngoài, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ đạo đúng đắn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta. Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ

3

trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. 2. KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện, và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân t ộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. 2.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 2.2.1.Cơ sở khách quan 2.2.1.1. Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh - Bối cảnh thời đại Cách mạng Tháng Mười Nga đã lật đổ nhà nước tư sản , thiết lập Chính quyền Xôviết , mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử loài người. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (tháng 3-1919 ), phong trào công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông càng có quan hệ mật thiết với nhau hơn trong cuộc đấu tranh chống k ẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc . Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc quyền đã xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới . Bên cạnh các giai cấp cơ bản trước kia , đã xuất hiện thêm các giai cấp , tầng lớp xã hội mới, trong đó có giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.

4

- Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp khiến cho xã hội nước ta có sự biến chuyển và phân hóa. Những ảnh hưởng của trào lưu cải cách ở Nhật Bản, Trung Quốc tràn vào Việt Nam, phong trào yêu nước của nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản. Chính quyền nhà Nguyễn đã từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp , lần lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng , thừa nhận nền bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam . Các cuộc khởi nghĩa vũ trang của các sĩ phu , văn thân lãnh đạo cuối cùng đã thất bại 2.2.1.2. Những tiền đề tư tưởng – lý luận - Giá trị truyền thống t ốt đẹp của dân t ộc Việt Nam Đó là truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất , là tinh thần tương thân tương ái , lòng nhân nghĩa, ý thức cố kết cộng đồng , là ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn , thử thách… Trong những giá trị đó , chủ nghĩa yêu nước truyền thống là tư tưởng , tình cảm cao quý , thiêng liêng nhất , là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của người Việt Nam , cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc . - Chủ nghĩa Mác – Lê nin Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin ở Hồ Chí Minh diễn ra trên nền tảng của những tri thức văn hóa tinh túy được chắt lọc , hấp thụ và một vốn chính trị, vốn hiểu biết phong phú, được tích lũy qua thực tiễn hoạt động đấu tranh vì mục tiêu cứu nước và giải phóng dân tộc . Bản lĩnh trí tuệ đã nâng cao khả năng tư duy độc lập , tự chủ và sáng tạo ở Người khi vận dụng những nguyên lý cách mạng của thời đại vào điều kiện cụ thể của Việt Nam . - Tinh hoa văn hóa nhân loại Tinh hoa văn hóa phương Đông: Hồ Chí Minh biết chắt lọc lấy những gì tinh túy nhất trong các học thuyết triết học, tiếp thu những mặt tích cực của Nho

5

giáo. Hồ Chí Minh tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng của Phật giáo và tiếp tục tìm hiểu chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Tinh hoa văn hóa phương Tây: Người sớm làm quen với văn hóa Pháp, tìm hiểu các cuộc cách mạng ở Pháp và ở Mỹ. 2.2.2. Nhân tố chủ quan 2.2.2.1. Khả năng tư duy và trí tuệ của Hồ Chí Minh Người khám phá các quy luật vận động xã hội , đời sống văn hóa và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn . Chí Minh đã không ngừng quan sát , nhận xét thực tiễn , làm phong phú thêm s ự hiểu biết của mình, đồng thời hình thành những cơ sở trọng để tạo dựng nên những thành công trong lĩnh vực hoạt động lý luận của Người về sau. 2.2.2.2. Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh còn biểu hiện ở sự khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại , là tâm hồn của một nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng , một trái tim yêu nước thương dân , sẵn sàng chịu đựng hy sinh vì độc l ập , tự do của Tổ quốc , hạnh phúc của đồng bào . Phẩm chất , tài năng đó được biểu hiện trước hết ở duy độc lập , tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nhận xét , đánh giá các sự vật , sự việc chung quanh. 3. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM 3.1. Khái niệm “Đại đoàn kết toàn dân tộc” Đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, đoàn kết mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù s ống trong nước hay định cư ở nước ngoài thành một khối vững chắc trên cơ sở thống nhất về mục tiêu chung và những lợi ích căn bản.

6

3.2. Thực tiễn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay. 3.2.1. Vai trò của Đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng của nước ta hiện nay. - Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc Trong giai đoạn như hiện nay, đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và dân tộc ta. Nội dung này được thể hiện cụ thể trong chiến lược phát triển đất nước, các nội dung được đưa ra được dựa trên sự nhất trí, đồng lòng của toàn dân. Đại đoàn kết toàn dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ còn được thể hiện qua Đại hội XIII của Đảng với chủ đề “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp t ục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.[3] Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, việc xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng nhất của công tác phòng chống dịch. Đảng, Nhà nước ta đã xây dựng các kế hoạch cụ thể, ban hành các chỉ thị về giãn cách xã hội, tuân thủ nghiêm các quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y tế phải được sự đồng thuận, đoàn kết của toàn dân thì mới có thể thực hiện được mục tiêu. Hay trong hoạt động thể thao vừa qua, những chiến thắng của đội tuyển bóng đá nam Việt Nam trước đội tuyển Indonesia và Malaysia bên cạnh những chiến thuật của huấn luyện viên, còn có đó là sự đoàn kết của toàn thể tập thể cán bộ, huấn luyện viên và cầu thủ đội bóng. Đó là sức mạnh đoàn kết, sức mạnh của tinh thần Việt Nam và điều đó đã mang lại những cảm xúc tự hào, làm nức lòng người hâm mộ cả nước đồng thời mang vinh quang về cho đất nước.

7

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: "dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong". [2] Hồ Chí Minh còn chỉ ra r ằng, đại đoàn kết dân tộc không phải chỉ là mục tiêu của Đảng, mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Bởi vì, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, phải do quần chúng, vì quần chúng. Chính vì thế, trong tình hiện nay, mỗi người dân Việt Nam đều ý thức được rằng phải đoàn kết, gắn kết với nhau tạo thành một khối liên minh vững chắc để chiến thắng dịch bệnh. Đây là nhiệm vụ của cả dân tộc ta, được vận dụng thường xuyên tạo thành sức mạnh tổng hợp toàn dân t ộc. Trong lịch sử đã thấy, sự đoàn kết là nhiệm vụ của cả dân tộc tạo nên những chiến thắng oanh liệt trong lịch sử và ngày nay cũng thế, nhiệm vụ của dân tộc ta là đấu tranh chống phá các thế lực thù địch, các luận điệu xuyên tác, chống phá đất nước ta. Hay trong nhiệm vụ quốc phòng và an ninh hiện nay, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được nhân dân ta thực hiện nghiêm túc. Sự đoàn kết trong việc chấp hành nghiêm quy định gọi nhập ngũ đối với công dân đủ điều kiện hay việc toàn dân t ố giác tội phạm, đấu tranh chống các loại tội phạm…tất cả đều xuất phát từ sự thành công của tinh thần đoàn kết toàn dân t ộc ta. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta có nhiều chủ trường, đường lối đúng đắn nhằm tập hợp, hướng dẫn quần chúng, chuyển những nhu cầu, những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức trong khối đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh tống hợp của toàn dân. - Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng. Trong giai đoạn hiện nay, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc có vai trò hết sức quan trọng, việc vận dụng đó đã được Đảng và nhân dân ta thực hiện thông qua các Nghị quyết của Đảng thông qua các kì Đại hội. Mới đây nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Nghị quyết của Đảng được xây dựng dựa theo nguyên tắc tập trung dân

8

chủ, phát huy trí tuệ của Đảng viên và quần chúng nhân dân được tập hợp lại phù hợp với xu thế của thời đại, đồng thời có ý nghĩa chiến lược về mục tiêu phát triển toàn diện các mặt trong đời sống xã hội của đất nước. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng được xây dựng trên sự đoàn kết của quần chúng nhân dân trong cả nước và bộ phận Đảng viên có ý nghĩa quan trọng, định hướng chiến lược về mục tiêu phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Mục tiêu phát triển đất nước có đạt được hay không phụ thuộc vào sự đoàn kết trong tập trung dân chủ, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Việc đưa Nghị quyết vào thực tiễn, tổ chức và triển khai thực hiện được hay không cũng phụ thuộc vào sự đoàn kết, nhất trí và thống nhất của nhân dân. Bởi theo tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối cao. Nguyên tắc này vừa là sự tiếp nổi truyền thống dân tộc "nước lấy dân làm gốc", "chở thuyền và làm lật thuyền cũng là dân". Đấu tranh, chống phá các luận điệu xuyên tác, sự chống phá của các thế lực thù địch cần có sự đoàn kết của toàn dân, mọi tầng lớp trong xã hội. Sự đoàn kết đấu tranh các thế lực thù địch phản động trên mọi mặt trận, mọi lĩnh vực như chính trị, văn hóa, tư tưởng,… Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và nhân dân ta luôn đoàn kết thống nhất kiên quyết chống lại các luận điệu đó, bảo vệ mục tiêu chiến lược, sự phát triển của đất nước. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong thời đại mới, để đánh bại các thế lực đế quốc thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có tính thần yêu nước thì chưa đủ; cách mạng muốn thành công và thành công đến nơi, phải tập hợp được tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững. Trong giai đoạn hiện nay, để quy tụ mọi lực lượng vào khối đại đoàn kết toàn dân Đảng, Nhà nước ta đã có chính sách và phương pháp phù hợ p với từng đổi tượng khác nhau. Trong từng thời k ỳ, từng giai đoạn cách mạng, trước những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau, chính sách và phương pháp tập hợp có thể và cần thiết phải điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Đại đoàn kết dân tộc

9

phải được nhận thức là vấn để sống còn, quyết định thành bại trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc ta hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ, thì chúng ta nhất định có thế khắc phục mọi khó khăn, phát triến mọi thuận lợi và làm trọn nhiệm vụ nhân dân giao phó". "Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi"; "Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi"; "Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công"...[5, tr.145,177] Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân t ộc là thực sự cần thiết, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển và trường tồn của đất nước. Việc vận dụng đó được Đảng, Nhà nước ta vận dụng một cách linh hoạt và có kế hoạch cụ thể để chiến thắng đại dịch. Sự đoàn kết trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 của toàn dân ta trong việc đấu tranh ngăn ngừa người nhập cảnh trái phép, hạn chế sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Sự đoàn kết của toàn dân còn được thể hiện qua việc cứu trợ tại những khu cách ly ...


Similar Free PDFs