1905QTCA002 Đỗ Thị Hồng Ngọc Vbqlnnvktstvb PDF

Title 1905QTCA002 Đỗ Thị Hồng Ngọc Vbqlnnvktstvb
Author Hồng Ngọc Đỗ
Course quản trị học
Institution Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Pages 32
File Size 939.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 274
Total Views 854

Summary

nullBỘ NỘI VỤTRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘICHỦ ĐỀ 3:“PHÂN TÍCH CÁC YÊU CẦU VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢNLÝ NHÀ NƯỚC. SOẠN THẢO CÔNG VĂN TRƯỜNG ĐẠI HỌCNỘI VỤ HÀ NỘI MỜI BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ VỀ DỰ LỄ KỈNIỆM 50 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG. ”BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦNHọc phần: Văn bản quản lý nhà nước vàkỹ thuật s...


Description

BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

CHỦ ĐỀ 3: “PHÂN TÍCH CÁC YÊU CẦU VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC. SOẠN THẢO CÔNG VĂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI MỜI BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ VỀ DỰ LỄ KỈ NIỆM 50 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG. ” BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần:

Văn bản quản lý nhà nước và kỹ thuật soạn thảo văn bản

Mã phách:

………………………………………

HÀ NỘI - 2021

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT PHẦN 1: PHÂN TÍCH CÁC YÊU CẦU VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN NHÀ NƯỚC. ........................................................................................................................ 1 1.1. Khái niệm “Văn bản quản lý nhà nước” ............................................................ 1 1.2. Yêu cầu về nội dung ............................................................................................. 1 1.2.1. Tính mục đích: ............................................................................................... 1 1.2.2 Tính công quyền (Tính hợp hiến và hợp pháp). .............................................. 2 1.2.3 Tính khoa học văn bản: .................................................................................. 2 1.2.4 Tính đại chúng của văn bản: .......................................................................... 3 1.2.5 Tính khả thi văn bản: ...................................................................................... 3 1.3. Yêu cầu về thể thức văn bản quản lý nhà nước.................................................. 3 1.3.1 Quy định chung ............................................................................................... 3 1.3.2 Quốc hiệu và tiêu ngữ ..................................................................................... 4 1.3.3. Tên cơ quan tổ chức ban hành văn bản ......................................................... 5 1.3.4. Số, ký hiệu của văn bản .................................................................................. 6 1.3.5. Địa danh ngày tháng năm .............................................................................. 8 1.3.6 Tên loại và trích yếu nội dung văn bản ........................................................... 8 1.3.7. Nội dung văn bản ........................................................................................... 9 1.3.8. Chức vụ, họ tên, chữ ký của người có thẩm quyền ...................................... 11 1.3.9. Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức............................................................ 13 1.3.10. Nơi nhận ..................................................................................................... 13 1.4. Yêu cầu về thẩm quyền...................................................................................... 15 1.5. Yêu cầu về bố cục............................................................................................... 15 1.6. Yêu cầu về ngôn ng ữ trong văn bản quản lý nhà nước .................................... 16

PHẦN 2: SƯU TẦM VĂN BẢN HÀNH CHÍNH CỦA MỘT CƠ QUAN (KHOẢNG 3-5 VĂN BẢN BAN HÀNH TỪ NGÀY 05/3/2020) VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VĂN BẢN ĐÓ. .............................................................................. 18 2.1. Đánh giá về thể thức ......................................................................................... 21 2.1.1. Ưu điểm ........................................................................................................ 21 2.1.2 Nhược điểm ................................................................................................... 21 2.2. Về nội dung ........................................................................................................ 22 2.3. Về ngôn ngữ ....................................................................................................... 23 2.4. Đánh giá chung .................................................................................................. 24 2.4.1. Ưu điểm ........................................................................................................ 24 2.4.2. Nhược điểm .................................................................................................. 24 2.5. Đề xuất một số giải pháp khắc phục lỗi sai khi soạn thảo văn bản ................. 25 PHẦN 3: SOẠN CÔNG VĂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI MỜI BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ VỀ DỰ LỄ KỶ NIỆM 50 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG. ...................................................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ............................................................................................................... 27 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 28

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt TCVN: NĐ: CP: TB: BNV: VP: HĐND: UBND: QPPL: TM: TUQ.: ĐHNV: CTSV: VT: TL:

Nghĩa Tiêu chuẩn Việt Nam Nghị định Chính phủ Thông báo Bộ Nội vụ Văn phòng Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân Quy phạm pháp luật Thay mặt Thừa ủy quyền Đại học Nội vụ Cộng tác sinh viên Văn thư Thừa lệnh

PHẦN 1: PHÂN TÍCH CÁC YÊU CẦU VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN NHÀ NƯỚC. 1.1. Khái niệm “Văn bản quản lý nhà nước” Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành văn do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được nhà nước đảm bảo thi hành bằng những hình thức khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân. 1.2. Yêu cầu về nội dung 1.2.1. Tính mục đích - Sự cần thiết ban hành văn bản. Sự cần thiết của việc ban hành văn bản phải xuất phát từ hai khía cạnh: khía cạnh pháp lý và khía cạnh thực tế + Với khía cạnh pháp lý: văn bản phải xuất phát từ việc nhằm đảm bảo thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. + Với khía cạnh thực tế, văn bản phải xuất phát từ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh; quyết định những biện pháp nh ằm ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân; những chủ trương, biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương. + Vấn đề văn bản giải quyết vấn đề gì. Các vấn đề mà văn bản giải quyết thường là những vẫn đề diễn ra trong đời sống, làm việc hằng ngày của người dân. Hoặc có thể là những vẫn đề cấp bách, nổi lên trong thời gian ngắn và gây nguy hại cho lợi ích của nhà nước, gây tổn hại tới nhân dân. Ngoài ra văn bản còn nâng cao cuộc sống người dân, hướng cho người dân tới một cuộc sống giàu no, ấm cúng phát triển đầy đủ về mọi mặt. + Kết quả đạt được khi thực hiện văn bản.

1

Mọi văn bản khi ban ra đều mong muốn có một kết quả là mong muốn người thực hiện những văn bản đúng quy định, đúng với những gì văn bản đã được ban hành. Nhằm mục đích giúp cho con có thể bình đẳng hơn, phát triển về mọi mặt và hướng tới kết quả tạo nên cuộc sống ấm no, hạnh phúc và làm việc đúng quy định nhất. + Sự phù hợp của nội dung văn bản có giá trị cao hơn. Nội dung của văn bản phải trở nên thiết thực với những nhu cầu hiện tại của người dân thì giá trị của văn bản đó sẽ được đề cao hơn. Nếu như văn bản đó được ban hành với những quy định, lợi ích không gắn liền với lợi ích nhân dân, lợi ích của nhà nước thì đó không phải là một văn bản phù hợp mà đó chỉ là một văn bản trên lý thuyết, không có giá trị. 1.2.2 Tính công quyền (Tính hợp hiến và hợp pháp) + Dựa trên những căn cứ và lý do xác thực. + Nội dung căn chỉnh đúng thẩm quyền: Nội dung ban hành văn bản phải phù hợp với thẩm quyền của người ban hành văn bản tránh trường hợp vượt thẩm quyền ban hành dẫn tới không kiểm soát được văn bản ban hành. + Phù hợp với pháp luật hiện hành: Để bảo đảm phù hợp với pháp luật hiện hành, văn bản phải được ban hành đúng thẩ m quyền, đúng trình tự, thủ tục quy định. Bên cạnh đó, hình thức của văn bản phải phù hợp với quy định về kỹ thuật soạn thảo văn bản. 1.2.3 Tính khoa học văn bản + Tính đầy đủ, cụ thể, chính xác của thông tin: Văn bản cần phải có sự chính xác tuyệt đối, đầy đủ thông tin và phải cụ thể thì mới có thể khiến người đọc cảm thấy hiểu rõ và cần làm theo một cách tự nguyện. + Tính logic không mâu thuẫn giữu các ý: Việc sắp xếp các ý phù hợp với nhau không gây sự mâu thuẫn giữa các ý, các câu sau phải làm rõ hoặc bổ trợ nghĩa cho câu phía trước nhằm mục đích giúp cho người đọc cảm thấy dể hiểu, có thể biết được văn bản đó đang nói về vấn đề gì để có thể thực hiện một cách tôt nhất.

2

+ Kết cấu nội dung hợp lý, chặt chẽ, hệ thống các ý được sắp xếp có trình tự: Văn bản được sắp xếp một cách trình tự hợp lý sẽ giúp cho văn bản dễ nhìn, dễ tìm hiểu nội dung trong văn bản để từ đó khi đọc tránh thiếu sót nội dung và hiểu nhầm ý của nội dung đó. + Nội dung văn bản là bộ phận cấu thành hệ thống văn bản quản lý nhà nước nói chung. 1.2.4 Tính đại chúng của văn bản + Nội dung của văn bản phải phản ánh được nguyện vọng, ý chí của tầng lớp nhân dân: Mỗi văn bản ban hành ra đều là sự nghiên cứu, kỹ lưỡng từ nhân dân vì mục đích chính của văn bản cũng chính là vì nhân dân đó là lý do mà nội dung văn bản phải thể hiện được ý chí, nguyện vọng của tầng lớ p nhân dân. + Phù hợp và đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân: Mọi văn bản đều phải dựa trên nhân dân, mục đích của văn bản ban hành là để đảm bảo quyền lợi, lợi ích chính đáng của nhân dân. + Có cơ sở khoa học, phù hợp với quy phạm xã hội, đạo đức, văn hóa: Ngoài phù hợp với pháp luật hiện hành thì còn phải phù hợp với quy phạm đạo đức, xã hội, văn hóa nhằm mục đích để người dân có thể thực hiện một cách tốt nhất. Không đi ngược những quy phạm tốt đẹp mà chúng ta đang xây dựng. 1.2.5 Tính khả thi văn bản: + Nội dung phù hợp vơi thực tế cuộc sống và mức độ phát triển kinh tế và xã hội hiện tại, phù hợp với trình độ, năng lực, khả năng của chủ thể thi hành. Để có thể đáp ứng với nhu cầu của người dân và có thể giúp họ hiểu rõ hơn văn bản 1.3. Yêu cầu về thể thức văn bản quản lý nhà nước 1.3.1 Quy định chung - Trình bày theo quy định chung: + Khổ giấy: Khổ A4 (210 mm x 297 mm)

3

+ Kiểu trình bày: Theo chiều dài khổ A4. Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể đượ c trình bày theo chiều rộng + Định lề trang: Cách mép trên và mép dướ i 20 - 25 mm, cách mép trái 30 - 35 mm, cách mép phải 15-20 mm. + Phông chữ: Phông ch ữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chu ẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, màu đen. + Cỡ chữ và kiểu chữ: Theo quy định cụ thể cho từng yếu tố thể thức. + Vị trí trình bày các thành phần thể thức: Được thực hiện theo M ục IV Phần I Phụ lục I cúa Nghị định 30/NĐ-CP + Số trang văn bản: Được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất. 1.3.2 Quốc hiệu và tiêu ngữ Quốc hiệu cho biết chế độ chính trị c ủa nước ta Tiêu ngữ cho biết mục tiêu phấn đấu của nước ta: + Dân tôc độc lập + Dân quyền tự do + Dân sinh dân chủ - Kỹ thuật soạn thảo: + Quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”: Được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía trên cùng, bên phải trang đầu tiên của văn bản. + Tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”: Được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm và được canh giữa dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối (-), có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.

4

+ Quốc hiệu và Tiêu ngữ được trình bày tại ô số 1 Mục IV Phần I Phụ lục I của Nghị đính số: 30/2020/NĐ-CP. Hai dòng chữ Quốc hiệu và Tiêu ngữ được trình bày cách nhau dòng đơn. 1.3.3. Tên cơ quan tổ chức ban hành văn bản - Xác định cơ quan ban hành văn bản và cơ quan chủ quản - Biết ph ạm vi điều chỉnh văn bản đến đâu (toàn quốc hay một đia phương) - Biết đượ c thẩm quyền ký văn bản - Những cơ quan không có cơ quan chủ quản: + Mọi cơ quan ban hành đều có cơ quan chủ quản gồm HDND các cấp tỉnh, huyện, xã; UBND cấp tỉnh, huyện, xã đều không có cơ quan chủ quản + Toàn bộ văn bản của các bộ ban hành không có cơ quan chủ quản + Toàn bộ văn bản của Quốc hội, Chính phủ, Viện kiểm soát nhân dân tối cao, không có cơ quan chủ quản + Văn bản của 4 phòng lớn nhất: Chính phủ, Quốc hội, Chủ tịch nước, Trung ương Đảng, không có cơ quan chủ quản - Các cơ quan có chủ quản: + Toàn bộ văn bản của các Sở có cơ quan chủ quản là UBND tỉnh/thành phố + Văn bản của các Phòng thì cơ quan chủ quản là UBND huyên/cấp huyện + Toàn bộ văn bản của các đơn vị sự nghiệp (trường học, bệnh viện…) thì toàn bộ cơ quan chủ quản là cấp trên của nó. + Toàn bộ văn bản của Cục thì cơ quan chủ quản là Bộ - Kỹ thuật soạn thảo: + Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản là tên chính thức, đầy đủ của cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước của người có thẩm quyền ban hành văn bản. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

5

+ Đối với tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp ở địa phương có thêm tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc xã, phường, thị trấn nơi cơ quan, tổ chức ban hành văn bản đóng trụ sở. Tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được viết tắt những cụm từ thông dụng. + Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ. + Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng. + Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được trình bày cách nhau dòng đơn. Trường hợp tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp dài có thể trình bày thành nhiều dòng. + Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày tại ô số 2 Mục IV Phần I Phụ lục I của Nghị định số: 30/2020/NĐ-CP 1.3.4. S ố, ký hiệu của văn bản Số, ký hiệu của văn bản: + Cho biết th ứ tự của văn bản được ban hành. + Cho biết tên cơ quan ban hành văn bả n, tên loại văn bản khi tìm kiếm văn bản. + Giúp văn thư vào sổ đăng ký và lưu chữ văn b ả n + Giúp việc tra tìm và sử dụng văn bản lưu trữ được thuận lợi dễ dàng Loại văn bản

Ví dụ

Công thức viết

Văn bản QPPL

Số: 24/2015/QĐ-UBND

Số: /năm ban hành/viết tắt tên văn bản- viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản

6

Văn bản hành

Số: 12/TB-BNG

Số: /viết tắt tên loại văn bản viết tắt tên cơ quan ban hành

chính

văn bản Công văn

Số: 15/BNV-VP

Số: /viết tắt tên cơ quan ban hành văn bản-đơn vị soạn thảo văn bản

+ Số của văn bản là số thứ tự văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành trong một năm được đăng ký tại Văn thư cơ quan theo quy định, số của văn bản được ghi bằng chữ số Ả Rập. + Trường hợp các Hội đồng, Ban, Tổ của cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là tổ chức tư vấn) được ghi là “cơ quan ban hành văn bản” và được sử dụng con dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức để ban hành văn bản thì phải lấy hệ thống số riêng. + Ký hiệu của văn bản bao gồm chữ viết tắt tên loại văn bản và chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản. Đối với công văn, ký hiệu bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn và chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc lĩnh vực được giải quyết. + Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức và các đơn vị trong mỗi cơ quan, tổ chức hoặc lĩnh vực do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định cụ thể, bảo đảm ngắn gọn, dễ hiểu. + Số, ký hiệu của văn bản được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. Từ “Số” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng; sau từ “Số” có dấu hai chấm (:); với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0 phía trước. Ký hiệu của văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng. Giữa số và ký hiệu văn bản có dấu gạch chéo (/), giữa các nhóm chữ viết tắt trong ký hiệu văn bản có dấu gạch nối (-), không cách chữ.

7

+ Số, ký hiệu của văn bản được trình bày tại ô số 3 Mục IV Phần I Phụ I của Nghị định 30/NĐ-CP 1.3.5. Địa danh ngày tháng năm - Địa danh ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành là tên gọi chính thức của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ quan ban hành văn bản đóng trụ sở. Địa danh ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính nơi cơ quan ban hành văn bản đóng trụ sở. - Đối với những đơn vị hành chính được đặt theo tên người, bằng chữ số hoặc sự kiện lịch sử thì phải ghi tên gọi đầy đủ của đơn vị hành chính đó. - Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định cụ thể của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. - Thời gian ban hành văn bản là ngày, tháng, năm văn bản được ban hành. Thời gian ban hành văn bản phải đượ c viết đầy đủ; các số thể hiện ngày, tháng, năm dùng chữ số Ả Rập; đối với những số thể hiện ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 phải ghi thêm số 0 phía trước. - Địa danh và thời gian ban hành văn bản được trình bày trên cùng một dòng với số, ký hiệu văn bản, tại ô số 4 Mục IV Phần I Phụ lục I của Nghị định 30/NĐ-CP, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ nghiêng; các chữ cái đầu của địa danh phải viết hoa; sau địa danh có dấu phẩy (,); địa danh và ngày, tháng, năm được đặt dưới, canh giữa so với Quốc hiệu và Tiêu ngữ. 1.3.6 Tên loại và trích yếu nội dung văn bản Tên của văn bản: + Ban hành giá trị pháp lý của văn bản, giúp công tác kiểm tra văn bản + Chi phối kết cấu hình thức và nội dung văn bản Trích yếu nội dung của văn bản: + Là câu tóm lược được nội dung chính của văn bản

8

+ Vị trí của văn bản có tên loại đặt ngay dưới tên loại. - Tên loại và trích yếu nội dung văn bản được trình bày tại ô số 5 a Mục IV Phần I Phụ lục I của Nghị định 30/NĐ-CP, đặt canh giữa theo chiều ngang văn bản. Tên loại văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. Trích yếu nội dung văn bản được đặt ngay dưới tên loại văn bản, trình bày bằng chữ in thường, c ỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu ch ữ đứng, đ ậm. Bên dưới trích y ếu nội dung văn bản có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ. - Đối với công văn, trích yếu nội dung văn bản được trình bày tại ô số 5b Mục IV Phần I Phụ lục này, sau chữ “V/v” bằng ch ữ in thường, c ỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng; đặt canh giữa dướ i số và ký hiệu văn bản, cách dòng 6pt với số và ký hiệu văn bản. 1.3.7. N ội dung văn bản - Căn cứ ban hành văn bản: + Căn cứ ban hành văn bản bao gồm văn bản quy định thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và các văn bản quy định nội dung, cơ sở để ban hành văn bản. Căn cứ ban hành văn bản được ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và trích yếu nội dung văn bản (riêng Luật, Pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành). + Căn cứ ban hành văn bản được trình bày bằng chữ in thường, kiểu chữ nghiêng, cỡ chữ từ 13 đến 14, trình bày dưới phần tên loại và trích yếu nội dung vă n bản; sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu chẩm phẩy (;), dòng cuối cùng kết thúc bằng dấu chấm (.). - Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, số, ký hiệu của văn bản, thời gian ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và trích yếu nội dung văn bản (đối với Luật và Pháp lệnh chỉ ghi tên loại và tên của Luật,

9

Pháp lệnh); trong các lần viện dẫn tiếp theo, chỉ ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó. - Bố cục của nội dung văn bản: Tuỳ theo tên loại và nội dung, văn bản có thể có phần căn cứ pháp lý để ban hành, phần mở đầu và có thể được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm hoặc được phân chia thành c...


Similar Free PDFs