NHÓM-3 Tthcm LLCT120314 NHÓM-28 PDF

Title NHÓM-3 Tthcm LLCT120314 NHÓM-28
Course Tư tưởng Hồ Chí Minh
Institution Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 28
File Size 1.3 MB
File Type PDF
Total Downloads 663
Total Views 858

Summary

####### BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO####### TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPỒ CHÍ MINH####### ------------------------------MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHTIỂU LUẬNSỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VIỆCTHỰC HIỆN ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONGCÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC VÀ PHÒNGCHỐNG DỊCH COVID CỦA ĐẢNG T...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH ------------------------------

MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VIỆC THỰC HIỆN ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC VÀ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY GVHD: THÁI NGỌC TĂNG NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: Trần Đình Hải 20110640 Trần Công Hậu 20138034 Trần Văn Hậu 20104027 Nguyễn Thị Ngọc Hiền 20109139 Nguyễn Trọng Hiếu 20142501 \ TP.HỒ CHÍ MINH ,Ngày 29,Tháng 11,Năm 2021 1

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................4 1.

Lý do chọn đề tài ............................................................................................4

2.

Mục tiêu nghiên cứu: .....................................................................................4

3.

Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................4

4.

Bố cục đề tài....................................................................................................5

B. PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................5 1.Tư Tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc: .........................................5 1.1.Khái niệm đại đoàn kết dân tộc: ....................................................................5 1.2.Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc ................6 1.2.1.Truyền thống yêu nước, đoàn kết gắn liền với ý thức cố kết cộng đồng dân tộc ..............................................................................................................6 1.2.2.Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin .................................................6 1.2.3.Tổng kết kinh nghiệm của phong trào yêu nước Việt Nam và thế giới ..7 1.3.Nội dung của đại đoàn kết dân tộc ................................................................9 1.3.1.Vai trò của đại đoàn kết dân tộc .............................................................9 1.3.2.Quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc:.............10 1.4.Phương thức thực hiện đại đoàn kết dân tộc: ..............................................11 2.Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước và phòng chống dịch covid của Đảng ta hiện nay..........13 2.1.Hoàn cảnh trong nước..................................................................................13 2.2.Tình hình mới và những yêu cầu mới của nước ta hiện nay .......................15 2.2.1.Tình hình mới của nước ta hiện nay ......................................................15 2.2.2.Những yêu cầu mới của nước ta hiện nay .............................................15

2

2.3.Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước .............................................................................................16 2.4.Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong công tác phòng chống Covid của nước ta hiện nay .........................................................18 2.5.Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc .......................24 C.Phần kết Luận ....................................................................................................25

3

A. PHẦN MỞ ĐẦU: 1.

Lý do chọn đề tài Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là vấn đề có ý nghĩa chiến lược,

nhất quán và xuyên suốt để tập hợp lực lượng cách mạng và là nhân tố quyết định sự thành công. Với truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc chính là cơ sở quan trọng hình thành tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh. Người đã từng khẳng định: ”Chúng ta đều chung một tổ tiên dòng họ, đều là ruột thịt anh em… Không ai có thể chia rẽ con một nhà… Không ai có thể chia rẽ nước Việt Nam ta”. Đứng trước đại dịch COVID – 19, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, cả nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh càng làm sáng tỏ hơn tinh thần đoàn kết dân tộc trong thời kì khó khăn. Nhận thức được vấn đề đó, nhóm chúng em đã tìm hiểu về đề tài: "Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước và phòng chống dịch Covid của Đảng ta hiện nay".

2.

Mục tiêu nghiên cứu: Giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọng của lòng yêu nước , của nhân

nghĩa, tin yêu con người.Từ đó mỗi cá nhân chúng ta sẽ tự phát huy hơn nữa lòng nhân nghĩa của bản thân mình để sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn, phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới cũng như trong cuộc chiến chống Covid-19 hiện nay.

3.

Phương pháp nghiên cứu Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những

nhận xét, đánh giá. Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng hợp 4

4.

Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận

được trình bày với nội dung gồm 2 chương chính: - Chương 1: Tư Tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc. - Chương 2: Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước và phòng chống dịch covid của Đảng ta hiện nay

B. PHẦN NỘI DUNG: 1.Tư Tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc: 1.1.Khái niệm đại đoàn kết dân tộc: Đại đoàn kết toàn dân tộc là một di sản vô giá,một truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đại đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nước, trọng nhân nghĩa, khoan dung, sự cố kết, đùm bọc yêu thương nhau đã thấm sâu vào trong tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi người dân, trở thành lẽ sống, chất kết dính gắn bó các thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam

5

1.2.Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc 1.2.1.Truyền thống yêu nước, đoàn kết gắn liền với ý thức cố kết cộng đồng dân tộc Đề cập đến chủ nghĩa yêu nước của dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.Đại đoàn kết dân tộc được hình thành và củng cố trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.Đại đoàn kết dân tộc trở thành truyền thống bền vững thấm sâu vào tư tưởng tình cảm của mỗi người Việt Nam. Đại đoàn dân tộc đã trở thành một tinh thần, một thứ tình cảm tự nhiên, một triết lý sống của mỗi con người Việt Nam, làm cho vận hành mỗi cá nhân gắn vào vận hành cộng đồng, vào sự sống. and phát triển của dân tộc. Nó là cơ sở của ý chí kiên cường, bất khuất, tinh thần dũng cảm sinh ra vì dân, vì nước của mỗi con người Việt Nam, đồng thời là giá trị tinh thần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng và của mỗi cá nhân trong quá trình xây dựng nước và giữ nước, nên truyền tải hệ thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc. Dù lúc thăng lúc trầm nhưng chủ nghĩa yêu nước và truyền thống kết hợp của dân tộc Việt Nam bao giờ cũng là tinh hoa đã được hun đúc và thử nghiệm qua hàng năm lịch sử chinh phục và chống ngoại bảo Tổ quốc bảo vệ của ông cha ta.Chủ nghĩa yêu nước, truyền thông đoàn kết

6

1.2.2.Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng: - Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Nhân dân là người sáng tạo lịch sử .Giai cấp vô sản muốn thực hiện vai trò lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc, công ty liên minh là cơ sở để xây dựng lực lượng lớn của mạng. Chủ nghĩa Mác- Lê nin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng - Lê-nin cho rằng: Giai cấp vô sản phải liên minh với các giai cấp, các lao động khác lớp trước hết là liên minh giai đoạn cấp công ty với dân là hết sức cần thiết, bảo đảm lợi ích của cách mạng vô sản xuất. Rằng nếu không có sự đồng tình và ủng hộ của đa số nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó, tức là cấp vô sản, thì cách mạng vô sản xuất không thể thực hiện được. → Chủ Nghĩa Mác – Lênin là cơ sở lý luân quan trọng đối với quá trình hình thành Tư tưởng Hồ Chí Mình về đại đoàn kết dân tộc

1.2.3.Tổng kết kinh nghiệm của phong trào yêu nước Việt Nam và thế giới Không chỉ được hình thành từ những cơ sở lý luận suông mà tư tưởng này còn xuất phát từ thực tiễn lịch sử của cả dân tộc và rất nhiều năm bôn ba khảo nghiệm nghiên cứu ở nước ngoài của Hồ Chí Minh. - Thực tiễn cách mạng Việt Nam: + Là một người khá am hiểu sâu sắc về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nhận thức được trong thời kì phong kiến chưa có những cuộc đấu tranh làm thay đổi triều đại nhưng cũng đã ghi lại những tấm gương tâm huyết của ông cha ta với tư tưởng “Vua tôi đồng lòng, anh em 7

hòa thuận, cả nước góp sức” và “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước”. Chính vì chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết của dân tộc ta trong chiều sâu và bề dày của lịch sử này đã tác động một cách mạnh mẽ đến Hồ Chí Minh và được ông ghi nhận như những bài học lớn,quý báu cho sự hình thành tư tưởng của mình. + Năm 1858, thực dân Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, dẫn đến các phong trào yêu nước , chống pháp liên tục nổ ra, vô cùng anh dũng, nhưng cuối cùng đều thất bại. Hồ Chí Minh đã nhận ra được nhiều hạn chế về chủ trương tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối và trong việc nắm bắt những thời cơ những đòi hỏi khách quan của lịch sử Việt Nam trong giai đọan này.Từ đó rút ra”Tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Viêt Nam tiền bối”. Và đó cũng chính là lý do, là sự bắt đầu, điểm xuất phát để Người quyết tâm lên đường từ Bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. - Thực tiễn cách mạng thế giới: + Từ 1911 đến 1941 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi đầu khắp hết các lục địa. Cuộc khảo nghiệm thực tiễn với quy mô rộng lớn và vô cùng công phu đã giúp Người nhận thức một sự thực:“Các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh vĩ đại, song cuộc đấu tranh của họ chưa đi đến thắng lợi bởi vì các dân tộc bị áp bức chưa biết tập hợp lại, chưa có sự liên kết chặt chẽ với giai cấp công nhân ở các nước tư bản, đế quốc, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức…” + Thắng lợi Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã đưa Hồ Chí Minh đến bước ngoặt quyết định trong việc lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, giành dân chủ cho nhân dân. Từ việc chỉ biết đến Cách mạng Tháng Mười theo cảm tính, Người đã nghiên cứu chuyên sâu để hiểu một cách sâu sắc con 8

đường Cách mạng Tháng Mười và những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu mà cuộc cách mạng Tháng Mười Nga đã mang lại cho phong trào cách mạng thế giới.Đặc biệt nhất là bài học về sự huy động, tập hợp, đoàn kết lực lượng quần chúng công nông binh lại với nhau để giành, giữ chính quyền cách mạng ở nhiều nước trên Thế giới => Yêu cầu của cách mạng là phải xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc bền vững thì mới giành thắng lợi

1.3.Nội dung của đại đoàn kết dân tộc 1.3.1.Vai trò của đại đoàn kết dân tộc *Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược và quyết định thành công của cuộc cách mạng - Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc được xem là một vấn đề sống còn của cách mạng Việt Nam, là tư tưởng chiến lược xuyên suốt trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Đó là chiến lược tập hợp tất cả lực lượng có thể tập hợp được, tranh thủ mọi lực lượng có thể đấu tranh, nhằm hình thành nên một sức mạnh to lớn của toàn dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. - Nhờ tư tưởng nhất quán và sự đúng đắn về chính sách mặt trận, Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công khối đại đoàn kết dân tộc, giúp cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi vô cùng to lớn. - Nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh đã nêu lên một số luận điểm có tính chân lý như sau:

9

+ Đoàn kết tạo nên sức mạnh; "Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công". + Đoàn kết là điểm mẹ. "Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt...". + ”Đoàn kết,đoàn kết,đại đoàn kết Thành công,thành công,đại thành công” *Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu,nhiệm vụ hàng đầu cách mạng Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh về mục tiêu,nhiệm vụ hàng đầu của đảng,của Cách mạng là đại đoàn kết dân tộc.Mục tiêu tổng quát của toàn bộ cách mạng Việt Nam theo Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc,giải phóng giai cấp và giải phóng con người. - Người yêu cầu việc xác định đại đoàn kết dân tộc chính là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của cách mạng và phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách, cho đến hoạt động thực tiễn của Đảng, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, qua mọi giai đoạn của quá trình cách mạng.Theo Hồ Chí Minh thì đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu,là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng,mà còn là mục tiêu,nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc Việt Nam.

1.3.2.Quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc: Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam bao gồm trong 8 chữ là: Đoàn kết toàn dân,phụng sự tổ quốc.Xem nhân dân là gốc, là lực lượng tự giải phóng nên Người coi vấn đề về đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân để tạo nên sức mạnh là vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.Lực lượng chủ yếu nằm trong khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là một nền tảng 10

của Mặt trận dân tộc thống nhất.Lấy liên minh công - nông – lao động trí óc làm nền tảng vững chắc cho khối đại đoàn kết toàn dân. Nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng được mở rộng phát triển hơn, không e thẹn bất cứ một thế lực nào có thể làm suy yếu đi khối đại đoàn kết dân tộc. Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là để tạo nên lực lượng cách mạng, để làm cho cách mạng xóa bỏ đi chế độ cũ và xây dựng nên chế độ mới. Do đó, đại đoàn kết dân tộc không chỉ dừng lại ở quan niệm, tư tưởng, ở những lời kêu gọi, mà phải trở thành một chiến lược cách mạng, trở thành khẩu hiệu hành động hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân ta. Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, chính là đi tìm sức mạnh để giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân lao động. Và sức mạnh mà Người đã tìm được đó chính là đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. - Để mặt trận dân tộc thống nhất trở thành một tổ chức cách mạng to lớn,thì phải xây dựng theo các nguyên tắc cơ bản sau: +Thứ nhất: Đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu chung là vì nước, vì dân, trên cơ sở yêu nước, thương dân, chống áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu. +Thứ hai: Đại đoàn kết dân tộc phải được xây dựng dựa trên nền tảng liên minh công - nông - lao động trí óc. +Thứ ba: Hoạt động của Mặt trận dân tộc theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ. +Thứ tư: Khối đoàn kết trong Mặt trận phải lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết với nhau thật sự,có sự chân thành; thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

11

1.4.Phương thức thực hiện đại đoàn kết dân tộc: Phương pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục chính là đoàn kết phải dựa trên cơ sở tự nguyện, không thể áp đặt và ép buộc bất cứ ai. Trong tuyên truyền, vận động, giáo dục phải phản ánh đúng nguyện vọng sâu xa và những quyền lợi cơ bản, chung nhất của toàn thể dân tộc; phản ánh những nguyện vọng, quyền lợi riêng phù hợp với từng giai cấp,từng tầng lớp, từng cộng đồng xã hội cụ thể. Phải nói và viết một cách ngắn gọn xúc tích, dễ hiểu,vừa giữ được nét giản dị nhưng vẫn rất sâu sắc, sử dụng biện pháp nêu gương, kết hợp giữa lời nói và việc làm.

Hình ảnh đội thanh niên xung kích đi tuyên truyền phòng chống dịch Covid. - Phương pháp xử lý các mối quan hệ trong xã hội: + Đối với lực lượng cách mạng (nòng cốt là công nhân, nông dân, lao động chân tay, lao động trí óc) phải biết khai thác, phát huy được tính thống nhất, tương đồng, hạn chế, khắc phục, tiến tới xoá bỏ dần những cái khác biệt trong mục tiêu, lợi ích 12

+ Đối với những bất đồng trong nội bộ thì phương pháp xử lý là thẳng thắn, có lý và có tình + Đối với lực lượng trung gian (điển hình là các tầng lớp trên, các trí thức thượng lưu, nhân sĩ, hoàng tộc, quan lại…) thì phải biết xoá bỏ mọi thành kiến, mặc cảm, khơi gợi, cổ vũ ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, chân thành hợp tác và trọng dụng + Đối với các thế lực thù địch thì phải chủ động, phải kiên quyết tiến công tiêu diệt trên cơ sở phân hoá, cô lập chúng đến mức cao nhất có thể.

2.Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước và phòng chống dịch covid của Đảng ta hiện nay 2.1.Hoàn cảnh trong nước: - Đất nước đã thu được những thành tựu cơ bản: + Đất nước ta trải qua hàng chục năm chiến tranh khốc liệt và các thế lực thù địch chống phá đã để lại hậu quả nặng nề. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam đã giúp cho đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội, từng bước phát triển vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. + Việt Nam hiện nay đang xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.Việt Nam cũng đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các quốc gia trong khu vực và trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển của dân tộc. 13

+ Trong những năm đổi mới thì nền kinh tế của đất nước tiếp tục phát triển với nhịp độ được đánh giá là cao hơn so với các nước khác trong khu vực. Tình hình chính trị của đất nước luôn luôn giữ được trạng thái ổn định, không có bạo loạn xảy ra. Tình hình xã hội ngày càng tiến bộ. Đời sống về vật chất lẫn tinh thần của nhân dân cũng không ngừng được cải thiện. Vị thế của đất nước không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế. - Tuy nhiên Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn và thách thức lớn đan xen nhau.Sự nghiệp đổi mới của nước ta trong những năm tới, có cơ hội lớn để phát triển của đất nước. Đó là một lợi thế để phát triển do nhiều yếu tố, trong đó yếu tố nội lực là hết sức quan trọng.Chúng ta rút ra được khá nhiều bài học từ cả những thành công lẫn sự yếu kém của gần hai chục năm tiến hành sự nghiệp đổi mới để đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời Đảng và Nhà nước ta cũng tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và ngày càng bền vững; sự tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường ngày càng xanh sạch đẹp; kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường an ninh quốc phòng. - Tuy vậy, chúng ta cũng đang đứng trước những thách thức, nguy cơ hay những khó khăn vô cùng to lớn trên con đường phát triển của đất nước .Trong tình hình thế giới hiện nay, phát triển vừa nhanh vừa bền vững là một thách thức lớn.Nạn tham nhũng, quan liêu cũng như sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã và đang trở thành một vấn đề cản trở việc thực hiện có hiệu quả các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, gây bất bình và làm giảm niềm tin trong nhân dân. Các thế lực phản động cũng

14

không ngừng tìm mọi cách để thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

2.2.Tình hình mới và những yêu cầu mới của nước ta hiện nay: 2.2.1.Tình hình mới của nước ta hiện nay: Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục được đẩy mạnh. Khu vực Đông Nam Á cũng đã trở thành một cộng đồng, trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa lý – kinh tế - chính trị, chiến lược ngày càng quan trọng, đồng thời đây là khu vực cạnh tranh giữa một số nước lớn, ...


Similar Free PDFs