Đề cương ôn tập tthcm 2 PDF

Title Đề cương ôn tập tthcm 2
Author Minh Thư Bùi Thị
Course tư tưởng hcm
Institution Học viện Tài chính
Pages 25
File Size 895.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 456
Total Views 827

Summary

Download Đề cương ôn tập tthcm 2 PDF


Description

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA NGÂN HÀNG – BẢO HIỂM

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NĂM 2020

MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: NGUYỄN THỊ THU THẢO Mã sinh viên: 1973402011469 Chuyên ngành: NGÂN HÀNG Khóa/Lớp sinh viên: CQ57/15.03 Lớp tín chỉ: CQ57/15.3_LT2 Giảng viên:

HÀ NỘI – NĂM 2020

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA NGÂN HÀNG – BẢO HIỂM

NGUYỄN THỊ THU THẢO CQ57/15.03 – 0392 781 917

MỤC LỤC CÂU

NỘI DUNG

TRANG

1

Các giai đoạn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

3

2

Nội dung độc lập dân tộc. Vận dụng.

6

3

Vai trò lãnh đạo của Đảng. Vận dụng.

9

4

Lực lượng đại đoàn kết dân tộc.

13

5

Xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh. Vận dụng

17

6

Chuẩn mực cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Vận dụng.

22

P a g e 2 | 25

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA NGÂN HÀNG – BẢO HIỂM

NGUYỄN THỊ THU THẢO CQ57/15.03 – 0392 781 917

CÂU 1: CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.  Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM gồm 5 giai đoạn: 1. Thời kỳ trước ngày 5/6/1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và có chí hướng tìm con đường cứu nước mới. 2. Thời kỳ từ giữa năm 1911 đến cuối năm 1920: Dần dần hình thành tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam, đi theo con đường cách mạng vô sản. 3. Thời kỳ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930: Hình thành những nội dung cơ bản, tư tưởng về cách mạng Việt Nam. 4. Thời kỳ từ đầu năm 1930 đến đầu năm 1941: Vượt qua thử thách giữ vững đường lối phương pháp cách mạng Việt Nam đúng đắn sáng tạo. 5. Thời kỳ từ đầu năm 1941 đến tháng 9/1969: Tư tưởng HCM tiếp tục phát triển hoàn thiện, soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

 Thời kỳ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930: Hình thành những nội dung cơ bản, tư tưởng về cách mạng Việt Nam. Đây là thời kỳ HCM có những hoạt động thực tiễn và lý luận hết sức sôi nổi, phong phú.  Hoạt động thực tiễn: - HCM đi qua nhiều nước: Pháp (1921-1923), Liên Xô (1923-1924), Trung Quốc (19241927), Thái Lan (1928-1929). - HCM viết nhiều bài báo t ố cáo tội ác chủ nghĩa thực dân, đề cập đến mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô s ản ở chính quốc, khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.  Tại Pháp (1921-1923):  HCM hoạt động với cương vị trưởng tiểu ban phương đông trong ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp tham dự đại hội I và đại hội II của Đảng Cộng sản Pháp.  Trong các đại hội này, Người đã phê bình ĐCS Pháp chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề thuộc địa, kêu gọi Đảng quan tâm hơn nữa đến vấn đề này.  Tháng 7/1921, cùng với những nhà hoạt động cách mạng các nước thuộc địa ở Pháp, Người đã tham gia sáng lập hội liên hiệp thuộc địa xuất bản báo “Người cùng khổ” mà Người là chủ nhiệm kiêm chủ bút.  HCM viết bài đăng trên nhiều tờ báo khác của Pháp và quốc tế nhằm khẳng định nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam, tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân, tuyên truyền cho đường lối cách mạng  Liên Xô (1923-1924): P a g e 3 | 25

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA NGÂN HÀNG – BẢO HIỂM

NGUYỄN THỊ THU THẢO CQ57/15.03 – 0392 781 917

 Tháng 6/1923, HCM sang Liên Xô, đến tháng 10 tham dự hội nghị quốc tế nông dân, Người là đại biểu duy nhất của nhân dân thuộc địa được mời phát biểu và Người được bầu vào đoàn chủ tịch quốc tế nông dân.  Năm 1924, Người tham dự đại hội quốc tế cộng sản lần thứ 5 và các đại hội quốc tế thanh niên, quốc tế cứu tế đỏ, Người tiếp t ục gửi bài về cho báo “Người cùng khổ” và các tờ báo khác nhau của Liên Xô quốc tế cộng s ản.  Hoạt động sôi nổi của HCM tại Liên Xô đã giúp người luận giải một cách khoa học những vấn đề về thuộc địa, vai trò của cách mạng thuộc địa trong mối quan hệ khăng khít với sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản thế giới, phát triển sáng tạo lý luận về cách mạng thuộc địa của Lênin, góp phần bổ sung làm phong phú kho tàng lý luận Mác – Lênin, đồng thời có điều kiện khảo nghiệm nhà nước Xô Viết.  Trung Quốc (1924-1927):  Cuối năm 1924, HCM về Quảng Châu – Trung Quốc, được sự ủy nhiệm của đoàn chủ tịch quốc tế nông dân, Người tham gia phong trào nông dân ở Trung Quốc và một số nước châu Á.  Tại Quảng Châu, người sáng lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, xuất bản báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện trực tiếp đào tạo cách mạng cho cán bộ Việt Nam. Các bài giảng của Người tại lớp học này đã được tập hợp thành cuốn “Đường cách mệnh”(1927).  Tháng 2/1930, Người chủ trì hội nghị hợp nhất thành lập ĐCS VN và trực tiếp thảo ra các văn kiện chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình điều lệ vắn tắt và lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng.  Hoạt động lý luận: - Trong thời k ỳ này, Hồ Chí Minh viết nhiều bài báo, nhiều tác phẩm, đặc biệt là 3 tác phẩm: + Bản án chế độ thực dân Pháp năm 1925 + Đường cách mệnh năm 1927 + Cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930  Những tác phẩm có tính chất lý luận nói trên chứa đựng những nội dung căn bản sau:  Bản chất của chủ nghĩa thực dân là ăn cướp và giết người.  Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản và là một bộ phận của cách mạng vô s ản thế giới.  Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ khăng khít với nhau nhưng không phụ thuộc vào nhau.  Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc dân t ộc cách mệnh đánh đuổi bọn ngoại xâm, giành độc lập tự do.  Cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được thắng lợi cần phải thu phục, lôi cuốn được nông dân đi theo, xây dựng khối công nông liên minh làm động lực cho cách P a g e 4 | 25

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA NGÂN HÀNG – BẢO HIỂM

NGUYỄN THỊ THU THẢO CQ57/15.03 – 0392 781 917

mạng; Cần phải thu hút, tập hợp rộng rãi các giai tầng xã hội khác vào tr ận tuyến đấu tranh chung của dân tộc.  Cách mạng muốn thành công, trước hết cần phải có Đảng lãnh đạo và đi theo chủ nghĩa Mác – Lênin.  Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân chứ không phải việc của một vài người.

P a g e 5 | 25

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA NGÂN HÀNG – BẢO HIỂM

NGUYỄN THỊ THU THẢO CQ57/15.03 – 0392 781 917

CÂU 2: NỘI DUNG ĐỘC LẬP DÂN TỘC. VẬN DỤNG.  Nội dung độc lập dân tộc:  Độc lập tự do là quyền thiên liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. - Trong bản tuyên ngôn độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở đầu bằng việc trích dẫn 2 câu trong tuyên ngôn bất hủ của Pháp và Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra, ai cũng có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. - Hồ Chí Minh đã phát triển quyền con người thành quyền dân tộc bằng việc “Suy dần ra, câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. - Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.  Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, cơm no áo ấm và hạnh phúc của nhân dân. - Thực chất, đây chính là nội dung độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. - Đây là tư tưởng cốt lõi và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của con đường cách mạng Việt Nam, đồng thời thể hiện rõ bản chất của chủ nghĩa xã hội, xóa bỏ ách áp bức dân tộc mà không xóa bỏ tình trạng bóc lột và áp bức giai cấp thì nhân dân lao động vẫn chưa được giải phóng. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. Do đó, giành độc lập rồi tất yếu phải tiến lên chủ nghĩa xã hội, đây là con đường triệt để nhất vì chủ nghĩa xã hội là làm cho dân giàu, nước mạnh, là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng, tự do.  Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để. - Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao; trong đó, độc lập về chính trị là quan trọng nhất. Các dân tộc sẽ chẳng có độc lập thật sự nếu trước đó không có độc lập về chính trị, nó là cơ sở cho độc lập về kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Ngoài ra, độc lập phải gắn với quyền tự quyết của dân tộc. Mọi vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia của dân tộc nào phải do người công dân của chính dân tộc quốc gia đó giải quyết chứ không phải là sự can thiệp từ bên ngoài.  Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. - Trong Hiến pháp năm 1946, tại Điều 2 Chương I đã khẳng định: “Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất, Trung – Nam – Bắc không thể phân chia”. - Đến Hiến pháp năm 1959, vấn đề quyền dân tộc cơ bản đã được đưa lên Điều 1 Chương I: “Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất không thể chia cắt”. P a g e 6 | 25

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA NGÂN HÀNG – BẢO HIỂM

NGUYỄN THỊ THU THẢO CQ57/15.03 – 0392 781 917

Sau này, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định một chân lý bất hủ: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn. Song, chân lý đó không bao giờ thay đổi”.  Ý nghĩa:  Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc là kết quả của quá trình vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin ở Việt Nam.  Góp phần bổ sung, làm phong phú kho tàng lý luận Mác – Lênin.  Là cơ sở nền tảng để Đảng ta đề ra các chủ trương, đường lối đúng đắn, phù hợp với tình hình cách mạng. -

 Vận dụng:  Thành tựu: - Đảng Cộng sản đã lãnh đạo nhân dân đứng vững và tiếp tục kiên trì mục tiêu Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội trong khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã lâm vào thoái trào, tan rã; Đảng ta đã vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách sáng t ạo để tìm ra con đường đổi mới, vượt qua thử thách hiểm nguy, đưa nước nhà tiếp tục tiến lên dưới ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội. - Sau hơn gần 30 năm tiến hành đổi mới đất nước có những bước khởi sắc về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội… Đặc biệt là chúng ta đã, đang có độc lập về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và toàn vẹn lãnh thổ. - Niềm tin đối với Đảng trong lòng nhân dân ngày càng được củng cố, tăng cường. - Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. - Vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.  Hạn chế: - Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhân dân suy thoái về đạo đức, mất niềm tin vào Đảng, vào Nhà nước, vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Ví dụ: Suy thoái về đạo đức trong giáo dục: Vụ việc hàng loạt học sinh nam t ố bị thầy giáo hiệu trưởng xâm hại, lạm dụng tình dục ở Thanh Sơn (Phú Thọ). - Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, tụt hậu xa hơn về kinh tế, “diễn biến hòa bình”… - Tệ quan liêu tham nhũng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức. Ví dụ: Ông Trịnh Xuân Thanh – Nguyên Chủ t ịch Hội đồng quản trị PVC đã làm trái quy định của Nhà nước, gây thất thoát, thua lỗ hơn 3000 tỷ đồng và các tội danh tham nhũng khác. - Còn tồn tại nhiều vấn đề xã hội bức xúc: nạn thiếu việc làm, sự phát triển của tệ nạn xã hội, sự khó khăn về đời sống của một bộ phận nhân dân…  Nguyên nhân: P a g e 7 | 25

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA NGÂN HÀNG – BẢO HIỂM

NGUYỄN THỊ THU THẢO CQ57/15.03 – 0392 781 917

Nguyên nhân khách quan: Sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu; khủng hoảng kinh tế thế giới, những biến động chính trị phức tạp trong khu vực; sự chống phá của các thế lực thù địch… ảnh hưởng không nhỏ tới chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của nước ta. - Nguyên nhân chủ quan: Sự suy thoái đạo đức, niềm tin của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trong đó có bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý; nhận thức chính trị của quần chúng chưa được chú trọng, đời s ống nhân dân chưa được quan tâm đúng mức…  Giải pháp: - Để giữ vững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới, trước hết phải củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. - Thường xuyên quan tâm chỉnh đốn Đảng để ngang tầm với công cuộc đổi mới, sao cho Đảng thực sự là điều kiện tiên quyết trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; thực sự là lương tâm, trí tuệ, danh dự của dân tộc và thời đại; không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ, trí tuệ của Đảng. - Chăm lo xây dựng đội ngũ các bộ, đảng viên có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực; đổi mới phương thức lãnh đạo, thường xuyên tự phê bình và phê bình; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ và kỷ luật nghiêm minh để nâng cao sức chiến đấu của Đảng nhằm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo và sự tín nhiệm của nhân dân. - Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là phải thườ ng xuyên nắm vững 2 nhiệm vụ chiến lược, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. - Trong thời đại toàn cầu hóa, cần hết sức quan tâm đến mối quan hệ giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với hợp tác quốc tế. Trên cơ sở đó, phát huy tinh thần độc lập, tự chủ kết hợp việc tiếp thu sáng tạo những thành tựu mới trên các lĩnh vực của thời đại với sự vận động của thực tiễn cách mạng Việt Nam để đề ra đường lối đổi mới đúng đắn. Vừa kiên định nguyên tắc chiến lược, vừa linh hoạt, sáng tạo trong những giải pháp tổ chức thực hiện cụ thể; luôn ghi nhớ lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. - Hết sức quan tâm đến mối quan hệ giữa chính tr ị với kinh tế, văn hóa, xã hội; đổi mới kinh tế, xây dựng nền kinh t ế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường gắn liền với đảm bảo vai trò quản lý của Nhà nước. - Tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, sinh thái. - Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng những quan hệ xã hội lành mạnh. - Kết hợp chặt chẽ đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, xử lý đúng đắn mối quan hệ này là điều kiện cơ bản để giữ vững sự ổn định chính tr ị. -

P a g e 8 | 25

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA NGÂN HÀNG – BẢO HIỂM

NGUYỄN THỊ THU THẢO CQ57/15.03 – 0392 781 917

Câu 3: VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG. VẬN DỤNG.  Vai trò lãnh đạo của Đảng:  Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của Đảng cộng sản: - Mác và Ăngghen đã nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản và thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân, đã đưa ra kết luận: giai cấp công nhân là giai cấp duy nhấtcó khả năng chủ động về mặt xã hội và chỉ có giai cấp công nhân mới có bản chất cách mạng. “ Trong cuộc đấu tranh của mìnhchống quyền lực liên hợp của các giai cấp hữu sản, giai cấp vô sản chỉ khi được tổ chức thành một chính đảng độc lập đối lập với tất cả các giai cấp hữu sản lập nên thì mới có thể hành động với tư cách là một giai cấp” ( Mác- Ăngghen tập 18, tr203)  Đây là một điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho cách mạng xã hội chủ nghĩa thu được thắng lợi và thực hiện được mục đích cuối cùng của nó là xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ chế độ người bó lột người, tư hữu về tư liệu sản xuất.  Quan điểm của Hồ Chí Minh: - Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò là người lãnh đạo cách mạng và đưa sự nghiệp cách mạng đi đến thành công. + Theo Hồ Chí Minh, s ức mạnh to lớn của nhân dân chỉ được phát huy khi được tập hợp, giác ngộ, đoàn kết và được lãnh đạo bởi một tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản. Người khẳng định: “Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi”. + Người còn nhấn mạnh: Giai cấp mà không có Đảng lãnh đạo thì không làm được cách mạng. Vì vậy trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, xuất bản năm 1927, Hồ Chí Minh đã viết: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy”. + Hơn nữa, theo Hồ Chí Minh muốn quần chúng không đi lạc phương hướng thì phải có Đảng lãnh đạo. Có Đảng thì quần chúng nhận rõ tình hình, đường l ối và từ đó định phương châm đúng; mặt khác, cách mạng là một cuộc đấu tranh rất gian khổ, lực lượng kẻ địch rất mạnh. Do vậy, muốn giành được thắng l ợi thì quần chúng phải có Đảng để tổ chức giáo dục thành một đội quân thật mạnh, để đánh đổ kẻ địch, tranh lấy chính quyền. Cách mạng thắng lợi rồi, quần chúng vẫn cần có Đảng lãnh đạo. + Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam là phù hợp với qui luật phát triển của xã hội Việt Nam. Bởi, Đảng Cộng sản Việt Nam không có mục đích tự thân, P a g e 9 | 25

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA NGÂN HÀNG – BẢO HIỂM

NGUYỄN THỊ THU THẢO CQ57/15.03 – 0392 781 917

ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, lợi ích của toàn thể dân tộc Việt Nam, lợi ích của nhân dân tiến bộ trên thế giới, Đảng không có lợi ích nào khác.  Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện ở những vấn đề sau: - Lựa chọn con đường , xây dựng đường lối chiến lược, sách lược cách mạng: + Lựa chọn con đường đúng đắn cho dân t ộc:  Trước khi có Đảng, các phong trào yêu nước Việt Nam đều thất bại vì không có con đường cách mạng đúng đắn. Các nhà lãnh đạo lúc đó đi theo con đường phong kiến hoặc con đường tư sản.  Từ khi Đảng ra đời chỉ ra cho dân tộc Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản. Nhờ đó cách mạng Việt Nam đã đi đúng với quy luật của lịch sử, không những phù hợp với lịch sử dân tộc mà còn phù hợp với lịch sử của thời đại.Vì vậy, cách mạng Việt Nam luôn đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. + Xác định chiến lược, sách lược cách mạng đúng đắn:  Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã chỉ ra cách mạng Việt Nam tiến hành chiến lược là chống đế quốc và phong kiến, đồng thời vạch ra những sách lược đúng đắn để thực hiện thắng lợi chiến lược cách mạng đã đề ra. Với chiến lược và sách lược đúng đắn, Đảng đã lãnh đạo thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc.  Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới Đảng ta tiếp tục có chiến lược đúng đắn và có sách lược mềm dẻo. Đó là nguyên nhân đưa sự nghiệp đổi mới đạt được những thành tựu to lớn. + Xác định phương pháp cách mạng:  Đường lối đúng còn phải có phương pháp cách mạng đúng. Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xác định phương pháp cách mạng để giải phóng dân tộc là dùng bạo lực cách mạng để đập tan bạo lực phản cách mạng. Đó là sự vận dụng sáng tạo phương pháp cách mạng bạo lực của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện Việt Nam. - Tổ chức, đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng: + Các phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX thất bại vì thiếu tổ chức, thiếu đoàn kết, thiếu lực lượng cách mạng. + Nhận thấy nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước, ngoài lý do chưa có con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, chưa phù hợp với xu thế thời đại... thì còn một nguyên nhân quan trọng nữa, đó là chưa có một đường lối đại đoàn kết toàn dân tộc đúng đắn nên chưa huy động được sức mạnh toàn dân tộc. Hồ Chí Minh và Đảng Hồ Chí Minh và Đảng ta đã nhận thấy, có tồn tại một điểm chung - đó là “dù ở vị trí nào, giai cấp nào, địa vị xã hội ra sao... tất cả đều là người dân mất nước” - đây là điểm chung có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Chính vì vậy, mà Đảng đã ta không chỉ quy tụ riêng rẽ một lực lượng, giai cấp P a g e 10 | 25

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA NGÂN HÀNG – BẢO HIỂM

NGUYỄN THỊ THU THẢO CQ57/15.03 – 0392 781 917

nào... mà giương cao ngọn cờ đại đoàn kết vì mục tiêu chung. Vì vậy đã quy tụ được lực lượng toàn dân tộc để chống đế quốc, giải phóng dân tộc. + Hồ Chí Minh và Đảng ta còn đề cao vấn đề Đại đoàn kết quốc tế:  Đoàn kết lực lượng cách mạng trong nước không đủ, Hồ Chí Minh còn chỉ ra phải đoàn kết với lực lượng cách mạng thế giới, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè và nhân dân tiến bộ thế giới, đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới. Để qua đó tạo ra sức mạnh to lớn để chiến đấu và chiến thắng các thế lực thù địch...  Thực tế cách mạng Việt Nam đã chứng minh điều đó. Trong những năm chiến tranh khốc liệt, Việt Nam đã được sự ...


Similar Free PDFs