865006 017 3121500045 Pham Ngoc Quynh Nga PDF

Title 865006 017 3121500045 Pham Ngoc Quynh Nga
Author Quỳnh Nga_DDV1211
Course Pháp luật đại cương
Institution Trường Đại học Sài Gòn
Pages 14
File Size 362.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 122
Total Views 268

Summary

Download 865006 017 3121500045 Pham Ngoc Quynh Nga PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG ----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI: NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THEO HỌC THUYẾT CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN NIÊN KHÓA: 2021-2022 Sinh viên thực hiện:

Phạm Ngọc Quỳnh

Nga MSSV: Lớp: Phòng thi: Giảng viên hướng dẫn:

3121500045 DDV1211 017 Đinh Thị Thanh Nga

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 12/202

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG ----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI: NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THEO HỌC THUYẾT CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN NIÊN KHÓA: 2021-2022 Sinh viên thực hiện:

Phạm Ngọc Quỳnh

Nga MSSV: Lớp: Phòng thi: Giảng viên hướng dẫn:

3121500045 DDV1211 017 Đinh Thị Thanh Nga

2|Tieu Luan PLĐC – PHAM NGOC QUYNH NGA – 3121500045

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 12/2021

LỜI CẢM ƠN ~Ӂ~

L

ời đầu tiên, em xin cảm ơn toàn cô Đinh Thị Thanh Nga đã có nhiều sự giúp đỡ, những ý kiến và sự chỉ dẫn, giảng dạy nhiệt tình của Cô đã giúp em có thể hoàn thành tốt nhất bài tiểu luận

này.

Tiểu luận lần đầu được viết chắc chắn sẽ không tránh khỏi những

sai sót không đáng có, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Cô để bài tiểu luận của em có thể hoàn thiện hơn, đồng thời em có thể tiếp thu được nhiều kiến thức hơn về bộ môn này. Cuối cùng, em xin cảm ơn Cô và tất cả các bạn học đã luôn tạo điều kiện, quan tâm và giúp đỡ em trong quá hình học tập rèn luyện và hoàn thiện tiểu luận. `

Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 25 Tháng 12 Năm 2021

3|Tieu Luan PLĐC – PHAM NGOC QUYNH NGA – 3121500045

MỤC LỤC TRANG  LỜI CẢM ƠN.................................................................................3  MỤC LỤC...................................................................................... 4  CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................... 5  PHẦN MỞ ĐẦU….........………………………………………… o MỞ ĐẦU.................................................................................6  PHẦN NỘI DUNG…..........……………………………………… o CHƯƠNG 1:NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC THEO HỌC THUYẾT MÁC - LÊNIN.................................7 o CHƯƠNG 2: NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT PHÁP LUẬT THEO HỌC THUYẾT MÁC – LÊNIN.................................9  PHẦN KẾT LUẬN…..........……………………………………… o KẾT LUẬN............................................................................14

 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................15

4|Tieu Luan PLĐC – PHAM NGOC QUYNH NGA – 3121500045

CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt

CHXHCNVN

Nam Xã hội chủ nghĩa

XHCN

5|Tieu Luan PLĐC – PHAM NGOC QUYNH NGA – 3121500045

MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, Triết học Mác – Lênin đã trở thành một trong những thành tựu vĩ đại nhất của hình thức triết học lịch sử, cũng chính là hình thức cao nhất. Có thể nói đó là học thuyết của thế giới, đã và đang phát triển cùng với dòng chảy các nền văn minh của nhân loại. “Nhà nước” và “Pháp luật” là một khái niệm đã hình thành từ rất sớm. Có thể khẳng định, sự kết hợp của Nhà nước và Pháp luật có vai trò rất quan trọng, cũng là công cụ hiệu quả nhất để thực hiện việc bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị của giai cấp cầm quyền, xây dựng và quản lí xã hội. Do được nghiên cứu với nhiều mục đích, hình thức thì có thể có rất nhiều cách định nghĩa về “Nhà nước” và “Pháp luật”. Tuy nhiên, trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về hai khái niệm dưới cái nhìn của thuyết học Mác- Lênin.

2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu  Hiểu khái hai khái niệm “Nhà nước” và “Pháp Luật” theo học thuyết Mác – Lênin.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6|Tieu Luan PLĐC – PHAM NGOC QUYNH NGA – 3121500045

 Sự phát sinh, phát triển, tồn tại của Nhà nước và Pháp luật để từ đó khái quát hóa và nêu lên nguồn gốc của Nhà nước và Pháp luật.  Những đặc tính chung, cơ bản và những biểu hiện chủ yếu của Nhà nước và Pháp luật trong đời sống xã hội bao gồm sự biểu hiện ở nhà nước, pháp luật cụ thể trong lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam hiện nay.

4.Phương pháp nghiên cứu  Quan sát một cách khoa học gián tiếp qua các học liệu, tài liệu, giáo trình có sẵn.

5.Kết cấu tiểu luận  Chương 1: Nguồn gốc và bản chất nhà nước theo thuyết học Mác – Lênin.  Chương 2: Nguồn gốc và bản chất pháp luật theo học thuyết Mác – Lênin.

CHƯƠNG 1:NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC THEO HỌC THUYẾT MÁC – LÊNIN. 1.Sự ra đời của Nhà nước Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Nhà nước tồn tại không phải là mãi mãi từ ngàn xưa. Đã từng có những xã hội không cần đến nhà nước, không có một khái niệm nào về nhà nước và chính quyền nhà nước cả. Đến một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định, giai đoạn tất nhiên phải gắn liền với sự phân chia xã hội thành giai cấp thì sự phân chia đó làm cho nhà nước trở thành một tất yếu” (1). Chứng tỏ rằng, nhà nước ra đời không phải xuất phát từ mục đích tự thân, mà từ nhu cầu tồn tại và phát triển của một xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Kế thừa quan điểm này, V.I.Lênin đã làm rõ hơn về điều kiện ra đời, sự hình thành cũng như sự phát triển của nhà nước. Đó là “Nhà 7|Tieu Luan PLĐC – PHAM NGOC QUYNH NGA – 3121500045

nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được”(2). Như thế, nhà nước là một hiện tượng lịch sử, sự tồn tại và tiêu vong của nó là tùy thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, “nhà nước chỉ là một tổ chức thống trị của một giai cấp” (3) và “bất cứ nhà nước nào cũng là một bộ máy để một giai cấp này trấn áp giai cấp khác”(4). Qua đó, có thể thấy rằng, Nhà nước là một hiện tượng xã hội, nhưng không phải là một hiện tượng bất biến, thụ động mà sự năng động, sáng tạo và chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đi đến một giai đoạn phát triển nhất định và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại của nó mất đi.

2.Bản chất Nhà nước Nhà nước luôn mang tính xã hội và tính giai cấp, đó là hai mặt cơ bản thống nhất,

thể hiện bản chất của bất kì Nhà nước nào,

chúng luôn đan xen và gắn bó chặt chẽ với nhau. Lịch sử phát triển nhà nước cho thấy từ công khai thể hiện tính giai cấp tới kín đáo đối với vấn đề giai cấp, thì vai trò của xã hội tăng dần, đồng thời thể hiện rõ trách nhiệm của nhà nước đối với xã hội. Giải quyết vấn đề xã hội và giai cấp đang ngày càng mang tính quốc tế chứ không chỉ gói gọn trong vấn đề của nội bộ một quốc gia. Đó đồng thời cũng là sự phát triển của văn minh nhân loại, tri thức con người từ thuở thô sơ hoang dã đến những điều nhân đạo và hiện đại.

3.Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN)

8|Tieu Luan PLĐC – PHAM NGOC QUYNH NGA – 3121500045

Nhà nước CHXHCNVN là một trong những mô hình nhà nước được hình thành dựa trên cơ sở lý luận của học thuyết Mác – Lênin, va Tư tưởng Hồ Chí Minh. V.I.Lênin đã khẳng định rằng: "Tất cả các dân tộc sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội, đó là điều không thể tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội không phải một cách hoàn toàn giống nhau, mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này hay loại khác của nền chuyên chính vô sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đổi với các mặt khác nhau của đời sổng xã hội”. Nhà nước CHXHCN Việt Nam là một Nhà nước mang đầy đủ những yếu tố của Nhà nước XHCN nói chung đồng thời mang những đặc trưng gắn liền với lịch sử đất nước và con người Việt Nam. Bản chất của Nhà nước CHXHCNVN biểu hiện qua những nội dung:  Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.  Nhà nước CHXHCNVN trực tiếp tổ chức và quản lí hầu hết các mặt quan trọng trong đời sống xã hội.  Nhà nước CHXHCNVN là

nhà nước dân chủ, một công cụ thực

hiện dân chủ XHCN ở Việt Nam.  Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. 

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.

 Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của thời lao động quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

9|Tieu Luan PLĐC – PHAM NGOC QUYNH NGA – 3121500045

Cho đến nay, Nhà nước CHXHCNVN đã và đang vượt qua rất nhiều thử thách để từng bước phát triển, thực hiện hóa những lí tưởng cao đẹp.

CHƯƠNG 2: NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT PHÁP LUẬT THEO HỌC THUYẾT MÁC – LÊNIN. 1.Sự ra đời của Pháp luật Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của Nhà nước. Theo học thuyết Mác – Lênin, nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng lịch sử cơ bản nhất của đời sống chính trị - xã hội, cũng xuất hiện và cùng tồn tại phát triển, tiêu vong khi nhân loại tiến tới chủ nghĩa cộng sản. Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước cũng chính là nguyên nhân pháp luật xuất hiện. Đó là chế độ tư hữu về tài sản và sự phân hóa xã hội thành giai cấp, mà giữa những giai cấp có những lời ích không thể điều hòa được. Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về sự xuất hiện của pháp luật nhưng những quan điểm này đều mang tính duy tâm, không khoa học và những thuyết rất phản tiến bộ. Theo Ph.Ăngghen, chỉ khi đạt đến một giai đoạn phát triển nhất định của xã hội mới phát sinh nhu cầu tập hợp dưới một quy tắc chung của sản xuất và phân phối, trao đổi. Những hành vi này cứ tái diễn hằng ngày và những quy tắc được sinh ra để mọi người phải phục tùng những điều kiện chung của sản xuất và trao đổi. Quy tắc ban đầu là thói quen, sau thành pháp luật. Pháp luật được hình thành bằng hai con đường.

 Một là do nhà nước cải cách hoặc thừa nhận từ các quy phạm, tập quán và sau đó biến chúng thành pháp luật.

 Hai là bằng hoạt động sáng tạo của nhà nước thông qua cách ban hành những văn bản pháp luật; thừa nhận các tiền lệ pháp hoặc án lệ của Tòa án.

2. Bản chất của Pháp luật Bản chất của pháp luật thể hiện đầu tiên ở tính giai cấp của nó. Pháp luật là đứa con của xã hội giai cấp, bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Do vậy nó mang bản chất giai cấp sâu sắc vô cùng. Pháp luật được cụ thể 10 | T i e u L u a n P L Đ C – P H A M N G O C Q U Y N H N G A – 3 1 2 1 5 0 0 0 4 5

hóa trong những văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Pháp luật là công cụ thống trị giai cấp và chính trị trong xã hội. Bản chất của pháp luật còn được thể hiện qua tính xã hội của nó. Trong những thời điểm nhất định trong pháp luật có nhiều quy định phản ánh lợi ích chung, lợi ích phổ biến nhất định của xã hội, của cộng đồng. Mặt khác, giá trị xã hội của pháp luật còn thể hiện ở chỗ quy phạm pháp luật vừa là thước đo hành vi của con người, vừa là công cụ để kiểm nghiệm các quá trình, hiện tượng xã hội, vừa là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, trật tự hoá các quan hệ xã hội hướng chúng vận động, phát triển phù hợp với quy luật khách quan, các quy luật vận động nội tại của đời sống xã hội.

3. Pháp luật của Nhà nước CHXHCNVN Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay được xây dựng trên cơ sở kinh tế là các quan hệ sản xuất gắn với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; cơ sở xã hội là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; cơ sở tư tưởng là chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Pháp luật Việt Nam kiểu mới hình thành từng bước sau Cách mạng Tháng Tám và đang ngày càng phát triển cũng như hoàn thiện hơn cùng với sự phát triển của Nhà nước Việt Nam kiểu mới. Bản chất của pháp luật Việt Nam được thể hiện qua những đặc điểm:  Mang tính nhân dân sâu sắc. Pháp luật Việt Nam do nhà nước đại diện cho nhân dân ban hành, thể hiện ý chí, tâm tư nguyện vọng của nhân dân.  Khẳng định đường lối và tạo lập hành lang pháp lý cho sự phát triển của kinh tế thị trường.  Tính cưỡng chế mang nội dung hoàn toàn khác với kiểu pháp luật trước, được áp dụng vì lợi ích và nhu cầu của đại đa số, 11 | T i e u L u a n P L Đ C – P H A M N G O C Q U Y N H N G A – 3 1 2 1 5 0 0 0 4 5

đồng thơi liên kết chặt chẽ với giáo dục trên cơ sở thuyết phục.  Có phạm vi điều chỉnh rộng.  Quan hệ mật thiết với các quy phạm xã hội khác.  Hệ thống văn bản phân chia thành nhiều ngành và về nguyên tắc, chỉ có một loại nguồn là văn bản quy phạm pháp luật.

KẾT LUẬN ~Ӂ~ Thông qua những báo cáo vừa được trình bày qua bài tiểu luận, em xin kết luận rằng môn Pháp luật đại cương và kiến thức về học thuyết Mác - Lênin là rất cần thiết cho không chỉ những người làm công việc chuyên sâu mà cả những bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Nhờ có kiến thức, chúng ta có thể hiểu đúng về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và những vấn đề có kết nối với sự tồn tại, giá trị, quy luật và ý thức. Đồng thời, môn Pháp luật đại cương đi sâu nghiên cứu những vấn đề cụ thể mang tính chất cơ bản, quan trọng nhất về nhà nước và pháp luật, từ đó chúng ta ý thức được giá trị và vai trò của bản thân trong công cuộc nâng cao dân trí, phát triển đất nước. Nhất là trong thời đại những vấn đề về dịch bệnh, biển đảo, chủ quyền đang là những chủ đề nóng hổi của xã hội.

12 | T i e u L u a n P L Đ C – P H A M N G O C Q U Y N H N G A – 3 1 2 1 5 0 0 0 4 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Phạm Văn Đức (Chủ biên), Giáo trình triết học Mác – Lênin, Hà Nội, 2019. 2. (1)C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.257-258, 255. (2) V.I. Lênin: Toàn tập, t.33, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, tr.9, 141. (3) V.I. Lênin: Toàn tập, t.32, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, tr.303. (4) V.I. Lênin: Toàn tập, t.37, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, tr.122. 3. TS. Lê Minh Toàn(Chủ biên), Pháp luật đại cương , NXB Chính trị quốc gia, 2010. 4. Nguyễn Thị Hồi, Bàn về khái niệm nhà nước, Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam, 04(59)/2010, tr.9-13.

13 | T i e u L u a n P L Đ C – P H A M N G O C Q U Y N H N G A – 3 1 2 1 5 0 0 0 4 5

6. https://iluatsu.com/kien-thuc-chung/quan-diem-cua-mac-lenin-ve-

nguon-goc-nha-nuoc/ 7. https://luatminhkhue.vn/ban-chat-cua-nha-nuoc-la-gi---khai-niem-

ban-chat-nha-nuoc-duoc-hieu-nhu-the-nao--.aspx

14 | T i e u L u a n P L Đ C – P H A M N G O C Q U Y N H N G A – 3 1 2 1 5 0 0 0 4 5...


Similar Free PDFs