19031908 - LÊ NGỌC MINH - NHĐC PDF

Title 19031908 - LÊ NGỌC MINH - NHĐC
Author Minh Le Ngoc
Course Ngôn Ngữ hoc
Institution Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Pages 12
File Size 324.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 43
Total Views 146

Summary

Nhân học đại cương...


Description

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------***------------------

BÀI TIỂU LUẬN NHÂN HỌC ĐẠI CƯƠNG ĐỀ BÀI

Tính chất và phân công công việc của phụ nữ ở châu Á dưới góc độ tiếp cận Nhân học

Họ và tên sinh viên: Lê Ngọc Minh Mã sinh viên: 19031908 Email sinh viên: [email protected] Ngành học: Quốc tế học Giảng viên: TS. Đinh Thị Thanh Huyền Học phần: Nhân học đại cương Mã lớp: ANT 1100 3 0

Contents I.

Mở đầu ................................................................................................................................................. 1

II.

Các khái niệm .................................................................................................................................. 2

1.

Giới tính ............................................................................................................................................ 2

2.

Giới ................................................................................................................................................... 2

3.

Phụ nữ ............................................................................................................................................... 2

III.

Tính chất, phân công công việc ...................................................................................................... 3

1.

Tính chất ........................................................................................................................................... 3

2.

Phân công công việc ......................................................................................................................... 5

IV.

KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 11

I.

Mở đầu Tất cả các nền văn hoá trên thế giới đều phân biệt giữa những “loại” (categories) hoặc “kiểu” (types) người. Trong hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả các xã hội những điều khác biệt về cơ thể của người đàn ông và người đàn bà cũng là “những điều khác biệt làm ra sự khác bi ệt”; những người với cơ thể “cái” được xem là loại hoặc kiểu người khác với những người có cơ thể “đực”. Song điều đó không có nghĩa là sự khác biệt của họ đều được xem xét khắp mọi nơi vớ i tầm quan trọng như nhau, hoặc cũng không phải luôn luôn được hiểu biết và chi tiết hoá theo những cách giống nhau. Trong nhiều nền văn hoá, đặc biệt là phương Tây có một khuynh hướng cho rằng những khác bi ệt giữa hai loại người đó chủ yếu là những khác biệt về sinh học. Song trên thực tế trong mọi xã hội người ta đều phân biệt “phụ nữ” hoặc “đàn ông’ dựạ trên cơ sở của những dữ kiện văn hoá hơn là hoàn toàn dựa trên cơ sở sinh học. Vì lí do đó, những nhà nhân học đã phân biệt thành hai khái niệm có liên quan với nhau: giới tính (sex) và giới (gender).

1

II.

Các khái niệm 1. Giới tính -

Giới tính của một người được coi như có liên quan đến cấu trúc t ự

nhiên của cơ thể của người đàn ông hay phụ nữ bao gồm những đặc điểm như “kiểu” bộ phận sinh dục ngoài, chiều cao, phân bố trọng lượng của cơ thể, số lượng lông và tóc, có vú hay không, diện mạo v.v...

2. Giới -

Giới được nhìn nhận như có liên quan đến t ập hợp những cấu trúc văn

hoá kết hợp với nhũng điều khác biệt về cơ thể đó trong bất cứ một bối cảnh cụ thể nào theo những cách mà người ta nhận thức, giải thích, biểu tượng hoá và đánh giá những điều khác biệt đó. Cái mà nền văn hoá khác nhau làm ra từ giới tính có nghĩa là những tập hợp cấu trúc giới của chúng - thay đồi rất lớn.



Như vậy giới tính tạo thành “điều khác biệt làm ra sự khác biệt” giữa những

con người khắp mọi nơi trên thế giới. 

Như vậy giới tính là một phần không thể thiếu để cấu thành giới, song đó

không phải là phần duy nhất hoặc thậm chí là quan trọng nhất.

3. Phụ nữ -

Liệu một người được nhận dạng là nữ hay nam có đóng một vai trò

trung tâm trong việc xác định nhận dạng xã hội và văn hoá của họ là nam hay nữ không. Song các thành viên của những nền văn hoá riêng biệt hiểu và giải thích sự khác biệt đó theo những cách rất khác nhau, cho nên cái phải được coi là “nam” và cái phải được coi là “nữ’ khác nhau rất lớn giữa các văn hoá.

2

-

Vì những khác biệt về cơ thể luôn luôn có liên quan đến cấu trúc của

giới, nên cơ thể tự nó thường xuyên t ạo nên cái nơi để ngữ nghĩa của giới được tạo ra và thể hiện. -

Người phụ nữ Pakistan theo đạo H ồi cẩn thận che đậy hầu hết tất cả

cơ thể của họ không cho mọi người trông thấy, người phụ nữ Trung Hoa bó chân, người phụ nữ Iban ở Borneo xăm trổ đầy mình: tất cả những hiện tượng đó là những biểu hiện khác nhau của “tính phụ nữ” trong các nền vãn hoá. -

Những nền văn hoá khác nhau đặt những cấu trúc rất khác nhau

lên trên cái gọi là phụ nữ. Hơn nữa, thậm chí cả trong một nền văn hoá, phạm trù “phụ nữ” ít khi được nhất quán hoặc rõ ràng với ý nghĩa và những giá trị gắn cho nó. Frédérique Marglin, chẳng hạn, trong một bài phân tích về các vũ nữ trong đền thờ Hindu (devadasi) vùng Orissa ở Đông Ân Độ, đã chứng minh sự không rõ ràng của những hình tượng gắn cho phụ nữ và những hoạt động của họ trong nền văn hoá Hindu ở Orissa. Ở đây phụ nữ vừa là “không trong sạch”, một trạng thái đẩy họ xuống thấp hơn đàn ông, vừa là “tốt lành” một trạng thái nói về “tất cả những cái gì sáng tạo thúc đẩy và duy trì cuộc sống” (Marglin, 1985: 19) trong đó có cuộc sống của đàn ông. -

Từ những điều đã trình bày ở trên, ta có thể rút ra kết luận rằng: không

có một hệ hiểu biết phổ quát duy nhất nào về cái được gọi là phụ nữ. -

Trong khi phạm trù “phụ nữ” đâu đâu cũng liên quan ở mức độ nào

đó đến cái thường được gọi là “sinh vật học” hay tự nhiên”, thì nội dung của nó lại thay đổi tùy theo bối cảnh này hay bối cảnh khác. Sự thể đơn giản là phụ nữ c cơ thể khác cơ thể đàn ông tất nhiên “làm ra sự khác biệt” trên khắp thế giới, song ý nghĩa và giá trị gán cho sự khác biệt đ không phải là một hằng số ngoài - văn hoá hoặc thậm chí nội - văn hoá.

III.

Tính chất, phân công công việc 1. Tính chất

3

-

Tính ưu việt sinh học ở nữ thường chiếm 51% so với 49% ở nam

giới, cơ thể nữ giới có sự bền vững về sinh học hơn nam giới. -

Đức hy sinh, khiêm tốn, bao dung là một trong những thuộc tính của

phụ nữ. Họ làm rất nhiều, từ chăm con, nấu cơm, đến dọn dẹp nhà cửa. Mọi thứ trong nhà đều phải chu toàn tất cả chỉ với bàn tay yếu đuối của phái yếu. Vì thế, nếu gia đình là tế bào của xã hội thì phụ nữ là hạt nhân của tế bào này. Ngoài công việc nội trợ thường ngày, chị em còn phải “thắp lửa” và “giữ lửa” cho mái ấm. Điều này đòi hỏi sự khéo léo, tinh ý của phụ nữ. Biết cách giúp người chồng cảm thấy thoải mái khi về đến nhà. Để họ luôn hướng về mái ấm thì đó mới là điều hay. -

Thiên chức sinh đẻ, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, bảo tồn và phát

triển nòi giống vừa là nhiệm vụ cực nhọc song lại là nguồn hạnh phúc của người phụ nữ. Các bà mẹ chăm sóc, giáo dục con cái để chúng lớn khôn và có nhận thức tốt. Việc làm này đòi hỏi cả một quá trình dài nhiều chông gai, vất vả. -

Phụ nữ là phái đẹp. Song, cũng chính vì thế mà nhiều khi họ bị

lạm dụng, chà đạp, dầy vò. Ngay thời nay vẫn còn không ít những hành vi quảng cáo không lành mạnh, mang tính lợi dụng, biến phụ nữ đẹp thành công cụ để chào hàng tăng lợi nhuận. Hồi tháng 6, Hãng tin Reuters công bố một khảo sát tại 20 nền kinh tế lớn của thế giới cho thấy Ấn Độ là nước mà điều kiện sống của người phụ nữ tồi tệ nhất, vì các nguyên nhân như tảo hôn phổ biến, giết người vì không đáp ứng đủ của hồi môn, nạn bạo hành phụ nữ ở gia đình, phụ nữ bị bóc lột sức lao động... Đối với đàn ông Ấn Độ, việc “động chân động tay” với phái yếu được xem là chuyện bình thường. Khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu phụ nữ quốc tế (trụ sở ở Washington D.C, Mỹ) năm 2011 cho biết 25% đàn ông Ấn Độ từng có hành

4

vi bạo lực tình dục, hơn 65% nam giới cho rằng đánh đập phụ nữ là một hình thức dạy dỗ. Để giữ gia đình không tan vỡ thì người phụ nữ chỉ biết cam chịu! Tư tưởng trọng nam khinh nữ cũng dẫn đến sự tự ti an phận của

-

phụ nữ và trở thành những vật cản trên bước đường phấn đấu của họ. An phận vốn là một tâm lý tích tụ, làm cản tr ở sự tiến bộ của phụ nữ,

-

kể cả ở nữ trí thức với những biểu hiện như: tâm lí ngại sự thay đổi, ngại phấn đấu, bằng lòng với những gì đang có.

2. Phân công công việc Nhiều ý nghĩa liên kết với sự khác biệt về giới trong hầu hết nếu không

-

muốn nói là tất cả các xã hội trên thế giới đều liên quan đến sự tách biệt giữa những công việc người ta cho rằng thích hợp hơn với phụ nữ và những công việc người ta cho rằng thích hợp hơn với đàn ông. Những nhà nhân học đã nói đến sự tách biệt đó như là một sự phân công lao động theo giới tính. Thật là có ý nghĩa khi sự phân công lao động đó được gọi là phân công lao động theo “giới tính” vì, trên thực tế đó là sự phân công lao động của giới: nói chung chính cái nhân thân về mặt xã hội của một người nào đó là “phụ nữ” hay “đàn ông”, chứ không phải là giới tính của họ, đã ảnh hưởng đến loại công việc nào tỏ ra thích hợp với người phụ nữ hay người đàn ông đó. 

Nữ giới có xu hướng t ập trung ở các việc làm có lương thấp, không

ổn định, nguy cơ nghèo cao, và bị hạn chế về phúc lợi xã hội. 

Khoảng cách giới trong các cơ hội giáo dục và kết quả sau đó đối với

bé trai và bé gái, nam giới và nữ giới dẫn đến sự bất bình đẳng về giới trong các cơ hội việc làm và các kết quả đầu ra. Điều này đặc biệt rõ ràng tại nhiều vùng nông thôn 12 Mottaleb, KA; Sonobe, T, (2011), ‘Phân tích về sự phát triển nhanh chóng ngành may mặc ở Băng-la-đét’, Phát triển Kinh tế và Thay đổi Văn hóa, 60 (1): 67-89 tháng 10, 1. 5 19 Nam Á, nơi nữ giới chủ yếu tham gia vào lao động không chính thức một phần là do trình độ học vấn thấp. Trong năm 2011 ở Thái Bình Dương đã có nhiều 5

học sinh nữ hơn học sinh nam trong trường trung học ở Quần đảo Cook, Fiji, Kiribati, Nauru, Palau, Samoa, Tokelau và Tuvalu. Và sẽ rất đáng quan tâm nếu điều này tạo ra bất k ỳ thay đổi nào trong khuôn mẫu việc làm. 

Tại các quốc gia đã thực hiện nghiên cứu, ngay cả khi các bé gái và

bé trai cũng như nữ giới và nam giới có cùng trình độ học vấn, thì nữ giới vẫn kiếm được ít hơn đáng kể so với nam giới. 

Thu nhập trung bình của nữ giới từ việc làm được tr ả lương thường

thấp hơn so với nam giới, điều này có nghĩa là, có sự chênh lệch về tiền lương lao động. Khoảng cách này cũng khá rõ ràng giữa nữ giới và nam giới tự làm chủ. Mức lương theo giới tính và khoảng cách thu nhập có thể được sử dụng như một nguyên nhân tiềm ẩn có thể giải thích cho việc không đầu tư vào giáo dục và phát triển kỹ năng cho nữ giới vì lợi nhuận từ các khoản đầu tư này thấp hơn so với đầu tư cho nam giới. Lí do tiềm ẩn này cũng hạn chế thu nhập và sự lựa chọn nghề nghiệp của nữ giới, càng củng cố sự bất bình đẳng giới trên thị trường lao động. 

Bởi gánh nặng không công bằng về lao động không được trả lương,

nữ giới thường tạm thời bỏ việc để chăm sóc con cái, đặc biệt là khi con còn nhỏ, làm giảm tích lũy kinh nghiệm trên thị trường lao động. Khi điều này được lặp lại với sự ra đời của các đứa con kế tiếp, kết quả có thể là khoảng cách về giới do thiếu kinh nghiệm và là hậu quả của phân phối các công việc không được trả lương. 

Vì những nghĩa vụ liên quan đến lao động không được trả lương, nữ

giới ít có khả năng làm việc vào buổi tối và ngày cuối tuần, hoặc đi công tác xa nhà. Điều này lại càng hạn chế kinh nghiệm của họ trên thị trường lao động, thu nhập và sự hấp dẫn đối với chủ lao động tiềm năng, tiếp tục củng cố thực tiễn chênh lệch giới. Điều này cũng giới hạn họ có thể di chuyển đáp ứng với những công việc thời vụ.

6



Tóm lại, kinh nghiệm của nữ giới trong các công việc được trả lương

thường bị đánh giá thấp hơn nam giới. Tuỳ theo tính chất của công việc, điều này có thể làm giảm thu nhập của họ từ việc làm được trả lương. Trong một số xã hội, s ự phân công lao động theo giới tính xem ra lại

-

song hành với sự phân biệt giữa sinh quyển “nội gia” (domestic sphere of life - quy tụ vào hộ gia đình và gia đình) và sinh quyển “công cộng” (public sphere of life - quy t ụ vào một xã hội rộng lớn hơn). Loại phân biệt thứ hai này thường được các nhà nhân học nhắc đến như là một sự phân biệt nội gia/công cộng. Như vậy, trong những xã hội mà cả hai sự phân biệt tồn tại song song với nhau, “phụ nữ” được xem như gắn liền chủ yếu với lĩnh vực tư (“nội gia” - domestic) và “đàn ông“ với lĩnh vực công (“xã hội”). Vì vậy trong những xã hội đó, người phụ nữ được xem như thích hợp hơn với những công việc bên trong hoặc xung quanh nhà, còn đàn ông được xem như thích hợp hơn với công việc  ngoài hoặc xa nhà. Trong những xã hội vận hành theo kiểu phân biệt nội gia công cộng, thì những loại công việc của phụ nữ thường được đánh giá là kém giá trị so với công việc của đàn ông. 

Một sản phẩm quan trọng của khuynh hướng coi sự phân biệt nội gia/

công cộng phổ biến, là trong nhân học người ta cho rằng công vi ệc do phụ nữ đảm nhiệm tỏ ra thuần nhất hơn rất nhiều  khắp nơi trên thế giới so với những công việc đàn ông thực hiện. Lí do là vì công việc “nội gia” - một công việc gắn liền với phụ nữ - thông thường được phương Tây đồng nhất với chức năng được coi là “tự nhiên” (Harris, 1981: 62): ăn, ngủ, giải quyết nhu cầu tình cảm và tnh dục, đặc biệt là sinh con và nuôi nấng con cái. 

Vì tất cả các chức năng đó được coi là dựa trên cơ s sinh học cho

nên người ta tin rằng những chức năng đó được thực hiện không thay đổi khắp nơi trên thế giới, và như vậy khắp nơi đều thực hiện những loại công việc như nhau. Tiếc thay, những bằng chứng dân tộc học cần thiết để bác 7

bỏ định kiến lại rất ít được tìm thấy. 

Trong khi quá trình ki ếm thức ăn và nấu nướng  nhà chẳng hạn,

trông bề ngoài tưởng như giống nhau ở khắp mọi nơi, ở chỗ quá trình đó đáp ứng đầy đủ những nhu cầu sinh học như nhau, thì trên thực tế có cả một thế giới khác biệt giữa hoạt động mua lúa gạo ở chợ thành phố và nấu cơm trong nồi cơm điện như một bà nội trợ trung lưu người Xingapo có thể làm, và việc chăm sóc cây lúa như những “đứa con” của mình, đem thóc “về nhà” ở trong làng, rồi đập, rồi quạt, rồi xay giã và cất giữ chúng - tất cả mọi việc đó tùy theo hạt gạo “thuộc” về giai đoạn nào của quá trình này - và cuối cùng nấu trên bếp lửa, thiêng liêng vì đã có sự thừa nhận vai trò cốt tử của hạt gạo trong việc duy trì cuộc sống của gia đình, như những phụ nữ và đàn ông ở Gerai đã làm. Không phải chỉ ý nghĩa của những hoạt động đó trên thực tế là rất khác nhau, mà thời gian thực hiện cho từng công việc và do đó mà công sức dành cho những hoạt động đó cũng rất khác nhau, và tiền cho từng công việc và do đó sự cần thiết tham gia vào những công việc để kiếm tiền cũng rất khác nhau. Coi hai hoạt động đó “chủ yếu” là như nhau có thể dẫn đến những vấn đề cốt tử còn chưa khám phá về cách vận hành khác nhau của hai xã hội đó đang bàn. 

Đúng như đối với phần lớn Châu Á, sẽ khôn ngoan hơn khi nghĩ đến

“phụ nữ” và “đàn ông” như là những phạm vi có khả năng gối đầu lên nhau trên m ột trục hơn là thành những phạm trù loại bỏ nhau, cho nên “công việc của phụ nữ” và “công việc của đàn ông” cũng phải được hiểu theo cách đó. Đặc biệt trên khắp nhiều nước ở Đông Nam Á tính chất giới hoá của công việc đượ c giải thích ít bằng những quy t ắc cứng nhắc, đưa đến loại trừ phụ nữ không được tham gia vào một số lĩnh vực công việc này, và đàn ông đối với một số lĩnh vực khác, mà phần lớn “bằng cách mà công việc thường được làm”. 

Một nghiên cứu tư liệu gắn với vùng này, chẳng hạn, cho thấy trong 8

lúc phụ nữ thực hiện cái mà thông thường chúng ta gọi là công việc “nội gia” thường hằng hơn là đàn ông, thì không hề là bất bình thường tí nào khi thấy những người đàn ông cũng thường nhật tham gia những nhiệm vụ “cốt lõi” ở nhà như nấu nướng, trông con. Ngay cả ở một nước như Trung Quốc, nơi có khuynh hướng phân công lao động theo giới tính rõ rệt hơn, nhiều người đàn ông nhận lấy một phần trách nhiệm đối với công việc ở nhà: trong mẫu chứng của Elisabeth Croll, lấy ở cả khu vực thành thị lẫn nông thôn, việc đi mua sắm ở cửa hiệu 38% các hộ gia đình là do đàn ông làm, và việc nấu nướng trong 6% hộ là do người đàn ông làm (Croll, 983:314). 

Khắp phần lớn Châu Á, chẳng hạn, những người phụ nữ giàu có hơn

thường chỉ thực hiện trong một phạm vi hạn chế các nhiệm vụ gia đình vì họ nhận thức rằng những công việc như thế làm hạ thấp phẩm giá của họ, và họ có thể có đủ tiền để thuê người khác làm việc đó cho họ. 

Điều đó có nghĩa là với những người phụ nữ nghèo ở thành phố, như

những người phụ nữ ở Inđônêxia mà Kathy Robinson đã mô tả, công việc “nội gia” có thể tự nó tạo thành một hình thức việc làm được trả lương (Robinson, 1991). Elisabeth Croll chỉ ra rằng trong nhiều hộ gia đình Trung Hoa một người phụ nữ về hưu già hơn đảm nhận hầu hết trách nhiệm về công việc nội trợ để cho những phụ nữ khác trong gia đình được rảnh việc nhiều hơn mà tham gia vào lực lượng lao động tập thể (Croll, 1983: 313). Và Janet Salaff kể lại, tương tự như thế trong các gia đnh  Hồng Công “những cô con gái đi làm việc” được miễn trừ thường xuyên công việc nội trợ vì rằng những người con đ đã đng gp đầy đủ để nuôi sống gia đnh với đồng lương mà họ mang về (Salaff, 1981: 269). 

Thừa nhận sự đa dạng không có nghĩa là phủ nhận sự thật là một số

nhiệm vụ nhất định chẳng hạn như nấu nướng và nuôi con -  phần lớn trên thế giới đều gắn liền chặt chẽ với phụ nữ hơn là với đàn ông. Đáng lẽ ra nên có một bước khởi đầu thực sự đi vào việc giải thích nguyên nhân 9

tại sao lại có thể như thế. Kết quả đáng tiếc của khuynh hướng bỏ qua tính đa dạng của công việc của phụ nữ, mà thay vì quá nhấn mạnh đến những trách nhiệm của họ trong đấu trường “nội gia”, đã dẫn đến tình trạng là ngành nhân học đã không làm được cái việc ngay cả tìm hiểu những mối quan hệ hết s ức phức tạp giữa cách hình thành giới trong bất cứ một xã hội nào và cách tổ chức lao động của họ.

IV.

KẾT LUẬN Như vậy bản thể giới của một người là “phụ nữ” ghi nhận người phụ nữ đó là

thuộc về một loại người trong đó có một số đặc trưng được chia sẻ rộng bất luận các nhân tố khác như là văn hoá, giai cấp và tuổi tác. Điều này có nghĩa là không chỉ sự trải nghiệm của một con người với tư cách là phụ nữ đã được những mặt khác nhau của bản thể của họ nhào nặn lên, mà còn là sự trải nghiệm của một con người với tư cách là một thành viên của một văn hoá, giai cấp hoặc nhóm tuổi riêng, và s ự trải nghiệm này là được “tư cách đàn bà” của họ định lên thành hình. Chẳng hạn không thể mô tả một người Nhật, người Ấn hay người Thái bằng bất cứ những khía cạnh có ý nghĩa nào nếu không làm rõ đặc thù bản thể của họ là một “phụ nữ” hoặc một “nam giới”. Cũng không thể phác ra thỏa đáng các chi tiết trong đòi sống của lớp trung lưu hoặc của giai cấp cần lao mà không quan tâm trước hết đến giới của họ. Nói một cách khác, loại công việc mà người phụ nữ làm, ý nghĩa vả giá trị liên kết với người phụ nữ và hoạt động của họ và mức sống của bản thân họ và của người khác, tất cả đều bị tác động bởi thân phận là “...


Similar Free PDFs