211231017202 Nhom-09 - hehe PDF

Title 211231017202 Nhom-09 - hehe
Author Lộc Lê
Course luật hình sự
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 28
File Size 402.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 133
Total Views 399

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌCTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬTMÃ LỚP HỌC PHẦN:211231017202 NHÓM: 09CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG VỤ ÁNHÌNH SỰTIỂU LUẬN HỌC PHẦN: TỐ TỤNG HÌNH SỰGiảng viên:Nguyễn Thị Phương HoaTP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022STT TÊN MSSV DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1 Nguyễn Thị Quỳnh Liễu 18D...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT

MÃ LỚP HỌC PHẦN:211231017202 NHÓM: 09

CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: TỐ TỤNG HÌNH SỰ Giảng viên:Nguyễn Thị Phương Hoa

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 09

1

STT

TÊN

MSSV

1

Nguyễn Thị Quỳnh Liễu

18DH380458

2

Lê Huỳnh Đại Lộc

18DH380196

3

Nguyễn Thị Tuyền Vy

18DH380417

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình của bản thân tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin chịu trách nhiệm trước hội đồng chấm thi. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 01 năm 2022 Sinh viên Nguyễn Thị Quỳnh Liễu Nguyễn Huỳnh Tuyền Vy Lê Huỳnh Đại Lộc

2

PHỤ LỤC MỞ ĐẦU...........................................................................................................4 I.TÓM TẮT VỤ ÁN.........................................................................................5 II.PHẦN NỘI DUNG......................................................................................7 1. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự.................................7 2. Chứng cứ và nguồn chứng cứ....................................................................8 3. Thu thập chứng cứ.....................................................................................8 4. Vật chứng, bảo quản vật chứng và thu thập vật chứng..............................9 5. Xử lý vật chứng.......................................................................................10 6. Lời khai của bị hại...................................................................................10 7. Lời khai của nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự..................................10 8. Lời khai của bị can, bị cáo.......................................................................11 9. Kết luận giám định...................................................................................12 10. Kiểm tra, đánh giá chứng cứ..................................................................12 III.HIỂU BIẾT CÁ NHÂN...........................................................................13 IV.NHỮNG KIẾN NGHỊ CỦA BẢN THÂN SAU KHI NGHIÊN CỨU....16 KẾT LUẬN.....................................................................................................18 DANH MỤC KHAM KHẢO.........................................................................20

3

MỞ ĐẦU Trong thực tiễn cuộc sống, xử lý tội phạm là một trong những nhiệm vụ quan trọng và vô cùng gian khổ.Góp phần ngăn chặn và xử lý những thành phần không tốt trong xã hội , bảo vệ lợi ích cho đất nước,cho người dân .Trong quá trình điều tra, cơ quan kiểm sát và tòa án luôn phải chứng minh: có hành vi xảy ra hay không, thời gian , địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi ; cố ý hay vô ý; có nặng lực trách nhiệm hình sự không,có những tình tiết tặng nựng, giảm nhẹ hay không, mục đích và động cơ phạm tội là gì; tính chất và mức thiệt hại do hành vi phạm tội gây nên nhằm xác định chân lý khách quan của vụ án. Vì vậy, quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự nhằm để xác định đúng người , đúng tội , không bỏ sót một một nào nào cũng như không vu oan cho người không có tội. Không giống như dân sự hoặc hành chính hình sự có ảnh hưởng đến quyền công dân, tới sinh mạng chính trị , quyền nhân thân cũng như tài sản của con người. Để hiểu sâu hơn về chứng cứ,chứng minh nhóm em đã chọn đề tài “ Chứng cứ, chứng minh trong vụ án hình sự” làm đề tài tiểu luận lần này.

4

I.TÓM TẮT VỤ ÁN Bản án 27/2017/HSST ngày 24/05/2017 về tội cố ý gây thương tích Tóm tắt : - Cơ quan , người tiến hành tố tụng trong vụ án: Tòa Án nhân dân huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên - Những người tham gia tố tụng gồm: + Nguyễn Xuân T- bị cáo; +Nguyễn Hương Quê – người bào chữa cho bị cáo; +Nguyễn Chí A – bị hại + ông Lê Hồng Duật ( Luật sư văn phòng luật sư Dân Ý) - người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại -

Tóm tắt sự việc: Khoảng 14h30 ngày 02/3/2016, Nguyễn Xuân T đến dự đám cưới tại nhà anh Đặng Văn T ở thôn P, xã H, huyện T thì thấy Nguyễn Chí A đang ngồi dự tiệc. T nhớ trước đây giữa T và A có mâu thuẫn, nên T xuống nhà bếp anh Đặng Văn T lấy 01 con dao Thái Lan rồi đi đến sau lưng A. T dùng dao đâm trúng 1 cái vào vùng cổ của A, A đứng dậy thì T tiếp tục dùng dao đâm 1 cái trúng vào cánh tay trái của A, làm dao bị gãy, lưỡi dao dính vào tay của A. Lúc này, mọi người đến can ngăn và đưa A đi cấp cứu. T ném cán dao tại sân nhà ông Đặng Văn T rồi bỏ đi.

- Về vật chứng: Tạm giữ 01 con dao Thái Lan dài 22cm, phần lưỡi dài 12cm, rộng 02 cm, mũi nhọn bằng kim loại, phần cán bằng nhựa màu vàng dài 10cm (cán và lưỡi bị gãy rời). - Về dân sự: Bị hại Nguyễn Chí A yêu cầu bồi thường 13.176.343 đồng. - Bị cáo: Nguyễn Xuân T - sinh năm: 1993; sinh trú tại: Thôn M, xã H, huyện T, tỉnh Phú Yên; Nghề nghiệp: Nông; Trình độ văn hóa: 6/12;

5

con ông Nguyễn Minh T, sinh năm: 1970 và bà Đặng Thị Thanh T, sinh năm: 1973; Tiền án, tiền sự: Không - Bị hại: Nguyễn Chí A, sinh năm: 1990; Trú tại: Thôn P, xã H, huyện H, tỉnh Phú Yên - Có mặt. - Động cơ gây án : Do trước đây T và A có mâu thuẫn - Hành vi gây án : T dùng dao đâm trúng 1 cái vào vùng cổ của A, A đứng dậy thì T tiếp tục dùng dao đâm 1 cái trúng vào cánh tay trái của A, làm dao bị gãy, lưỡi dao dính vào tay của A - Gây thương tích cho anh A với tỉ lệ thương tích là 23% - Pháp y kết luận: T trong và sau khi gây án bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của bản thân.. - Về dân sự: Bị hại Nguyễn Chí A yêu cầu bồi thường 13.176.343 đồng. Đến nay, Nguyễn Xuân T đã nộp bồi thường 500.000 đồng. - Hành vi của T đã đủ yếu tố cấu thành tội “cố ý gây thương tích” theo quy định tại khoản 2 điều 104 của BLHS. - Xét thấy bị cáo có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự, có chỗ ở ổn định rõ ràng ,có tiền sử bệnh động kinh đang điều trị nên áp dụng điều 60 BLHS cho bị cáo hưởng án treo. - Xử phạt bị cáo Nguyễn Xuân T 01 năm 06 tháng tù ; cho hương án treo ; thời gian thử thách là 3 năm kể từ ngày tuyên án. - Tổng chi phí các khoản: 25.276.343 đồng bào gồm: +Chi phí cho việc cứu chữa, gồm tiền thuốc điều trị có hóa đơn chứng từ, tiền xe cấp cứu, xe chuyển viện và các khoản chi phí thực tế cần thiết khác là: 9.876.343 đồng. +Tiền thu nhập thực tế của người bị hại bị mất do phải điều trị trong thời gian 11 ngày: 150.000đ/ngày x 11 ngày = 1.650.000 đồng.

6

+Tiền công chăm sóc người cho người bị hại trong thời gian điều trị 11 ngày: 150.000đ/ ngày x 11 ngày = 1.650.000 đồng. +Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là 10 tháng lương cơ sở: 1.210.000đ x 10 tháng = 12.100.000 đồng. II.PHẦN NỘI DUNG 1. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự (Theo Điều 85 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015) -Có hành vi phạm tội xảy ra (anh Nguyễn Xuân T dùng dao đâm vào cổ và tay của Nguyễn Chí A gây thương tích tỷ lệ 23%) -Thời gian: khoảng 14 giờ 30 phút ngày 02/3/2016 -Địa điểm: tại nhà anh Đặng Văn T ở thôn P, xã H, huyện T -Anh Nguyễn Văn T là người thực hiện hành vi phạm tội -Là hành vi có lỗi (vì cố ý gây thương tích cho người khác), do cố ý (vì anh T cố ý đi xuống nhà bếp lấy dao để gây thương tích cho anh A) - Anh Nguyễn Văn T có năng lực trách nhiệm hình sự (bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình chứ không phải mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi như Điều 21 Bộ luật Hình sự quy định) -Mục đích và động cơ phạm tội: để giải quyết mâu thuẫn trước trước đây của anh Nguyễn Văn T và A. -Những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b, n, p khoản 1, 2 Điều 46 của BLHS (trước khi phạm tội bị cáo là người bị bệnh động kinh, bị cáo nhất thời phạm tội; nguyên nhân bị cáo phạm tội là trước trong và

7

sau khi phạm tội bị cáo bị hạn chế năng lực hành vi, sau khi phạm tội bị cáo ăn năn hối cải, bồi thường một phần để khắc phục hậu quả) -Bị cáo có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự, có chỗ ở ổn định rõ ràng, có tiền sử bị bệnh động kinh đang điều trị - Tính chất hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sức khỏe người khác, đồng thời làm ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự ở địa phương và mức độ là gây thương tích tỷ lệ 23% -Nguyên nhân là anh Nguyễn Văn T có mâu thuẫn với anh Nguyễn Chí A từ trước; điều kiện phạm tội là anh Nguyễn Văn T muốn trả thù anh A 2. Chứng cứ và nguồn chứng cứ (Theo Điều 86, 87 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015) -Vật chứng: 01 con dao Thái Lan dài 22cm, phần lưỡi dài 12cm, rộng 02 cm, mũi nhọn bằng kim loại, phần cán bằng nhựa màu vàng dài 10cm (cán và lưỡi bị gãy rời). - Lời khai, lời trình bày: lời khai và lời trình bày của bị cáo và bị hại giống nhau và bị cáo khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như nội dung cáo trạng -Kết luận giám định: Giám định pháp y số 97 ngày 24/3/2016 của Trung tâm pháp y tỉnh Phú Yên và Giám định pháp y tâm thần số 78 ngày 13/10/2016 của Trung tâm pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên -Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án 3. Thu thập chứng cứ (Theo Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015) -Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã tiến hành thu thập chứng cứ và tài liệu -Các tài liệu và chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa 8

-Căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác 4. Vật chứng, bảo quản vật chứng và thu thập vật chứng -Theo Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”. -Trong vụ án này vật chứng là 01 con dao Thái Lan dài 22cm, phần lưỡi dài 12cm, rộng 02 cm, mũi nhọn bằng kim loại, phần cán bằng nhựa màu vàng dài 10cm (cán và lưỡi bị gãy rời). -Bảo quản vật chứng theo Điều 90 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định +Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng. +Vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong được lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Viêc€ niêm phong, mở niêm phong vâ €t chứng được thực hiên€ theo quy định của Chính phủ +Phải bảo quản vật chứng, không được sử dụng vật chứng trái phép, không được chuyển nhượng hay đánh tráo, cất giấu hủy hoại, thêm, bớt vật chứng -Theo Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Vật chứng phải được thu thập kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh, có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản theo quy định của pháp luâ €t.”

9

5. Xử lý vật chứng (Theo Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015) -Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản. -Tịch thu tiêu hủy 01 con dao Thái Lan dài 22cm, phần lưỡi dài 12cm, rộng 02 cm, mũi nhọn bằng kim loại, phần cán bằng nhựa màu vàng dài 10cm (cán và lưỡi bị gãy rời) -Theo biên bản giao nhận vật chứng ngày 12/12/2016 giữa Công an huyện Tây Hòa và Chi cục thi hành án huyện Tây Hòa. 6. Lời khai của bị hại (Theo Điều 92 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015) -Tại phiên tòa người bị hại trình bày như lời khai của bị cáo và yêu cầu bị cáo phải bồi thường 13.176.343 đồng, tiền tổn thất tinh thần 10 tháng lương cơ bản và xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. 7. Lời khai của nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự (Theo Điều 93 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015) -Anh Nguyễn Chí A trình bày anh bị thương tích 23% do bị anh Nguyễn Văn T dùng dao cố ý gây thương tích cho mình làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như công việc của mình, cụ thể là: +Chi phí cho việc cứu chữa, gồm tiền thuốc điều trị có hóa đơn chứng từ, tiền xe cấp cứu, xe chuyển viện và các khoản chi phí thực tế cần thiết khác là: 9.876.343 đồng.

10

+Tiền thu nhập thực tế của người bị hại bị mất do phải điều trị trong thời gian 11 ngày: 150.000đ/ngày x 11 ngày = 1.650.000 đồng. +Tiền công của người chăm sóc cho người bị hại trong thời gian điều trị 11 ngày là: 150.000đ x 11 ngày = 1.650.000 đồng. +Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là 10 tháng lương cơ sở: 1.210.000đ x 10 tháng = 12.100.000 đồng. Tổng cộng các khoản: 25.276.343 đồng. -Anh Nguyễn Văn T cũng khai nhận hành vi cố ý gây thương tích của mình và thiện chí bồi thường (Bị cáo đã nộp bồi thường trước 500.000 đồng, nên còn phải tiếp tục bồi thường cho bị hại số tiền 24.776.343 đồng) 8. Lời khai của bị can, bị cáo (Theo Điều 98 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015) -Anh Nguyễn Văn khai toàn bộ sự việc như bản cáo trạng là: Khoảng 14h30 ngày 02/3/2016, Nguyễn Xuân T đến dự đám cưới tại nhà anh Đặng Văn T ở thôn P, xã H, huyện T thì thấy Nguyễn Chí A đang ngồi dự tiệc. T nhớ trước đây giữa T và A có mâu thuẫn, nên T xuống nhà bếp anh Đặng Văn T lấy 01 con dao Thái Lan rồi đi đến sau lưng A. T dùng dao đâm trúng 1 cái vào vùng cổ của A, A đứng dậy thì T tiếp tục dùng dao đâm 1 cái trúng vào cánh tay trái của A, làm dao bị gãy, lưỡi dao dính vào tay của A. Lúc này, mọi người đến can ngăn và đưa A đi cấp cứu. T ném cán dao tại sân nhà ông Đặng Văn T rồi bỏ đi. -Anh Nguyễn Văn T nhận tội rằng đã cố ý gây thương tích cho anh Nguyễn Chí A vì trước đó hai người đã xảy ra mâu thuẫn với nhau. Lời nhận tội này là

11

chứng cứ của vụ án nhưng nó không là chứng cứ duy nhất (Theo khoản 2, Điều 98 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định). 9. Kết luận giám định (Theo Điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015) -Kết luận giám định là văn bản do cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức giám định lập để kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định. -Cơ quan, tổ chức, cá nhân kết luận về vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định và phải chịu trách nhiệm về kết luận đó. -Bản Giám định pháp y tâm thần số 78 ngày 13/10/2016 của Trung tâm pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên kết luận: Trước, trong và sau khi gây án, Nguyễn Xuân T hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. -Bản Giám định pháp y số 97 ngày 24/3/2016 của Trung tâm pháp y tỉnh Phú Yên kết luận: Nạn nhân Nguyễn Chí A bị tác động bởi vật sắc gây nên thương tích tỷ lệ 23%. 10. Kiểm tra, đánh giá chứng cứ (Theo Điều 108 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015) -Mỗi chứng cứ phải được kiểm tra, đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án. Việc xác định những chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự. -Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ đã thu thập được về vụ án. -Lời khai của bị cáo phù hợp với lời khai của bị hại, lời khai của người liên quan, người làm chứng tại phiên tòa và các chứng cứ khác có tại hồ sơ vụ án.

12

III.HIỂU BIẾT CÁ NHÂN Chứng cứ là phương tiện của việc chứng minh, của việc xác định các sự kiện có ý nghĩa với việc giải quyết vụ án hình sự. Thông qua các tài liệu, chứng cứ các sự kiện thực tế được xác định, khẳng định và đồng thời cũng phủ định, loại trừ các sự kiện không xảy ra trong thực tế. Rõ ràng vai trò, giá trị của chứng cứ là rất quan trọng, là cơ sở duy nhất, là phương tiện duy nhất để chứng minh trong vụ án hình sự. Khi giải quyết vụ án hình sự, trong quá trình thực hiện các hoạt động tố tụng, cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án cần xác minh những sự việc có liên quan đến tội phạm đang được tiến hành xem xét, cần phải khẳng định được rằng tội phạm đã xảy ra, xác định được người cụ thể đã thực hiện tội phạm và họ phải chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện. Tất cả các sự kiện và tình tiết của vụ án phải phù hợp với hiện thực khách quan. Để làm được điều đó, cơ quan tiến hành tố tụng phải dựa vào chứng cứ. Thông qua chứng cứ, kiểm sát viên thực hành quyền công tố trước toà án đưa ra lời buộc tội đối với bị cáo, còn người bào chữa và thân chủ của họ có thể bác bỏ lời buộc tội hoặc đưa ra những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo. Việc nghiên cứu, xác định các sự kiện, tình tiết của vụ án được tiến hành trên cơ sở của các chứng cứ và chỉ bằng cách dựa vào các chứng cứ mới làm sáng tỏ được những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự. Thông qua việc phát hiện chứng cứ, xem xét và ghi nhận chứng cứ về mặt tố tụng, kiểm tra tính xác thực của chứng cứ, đánh giá chứng cứ, cơ quan tiến hành tố tụng có thể nghiên cứu đầy đủ và toàn diện các tình tiết của vụ án, xác định sự phù hợp của chúng với hiện thực từ đó tìm ra chân lý khách quan. Như vậy, quá trình chứng minh thực chất và nói chung là quá trình giải quyết chứng cứ, mọi giai đoạn của tố tụng hình sự đều được mở ra và kết thúc từ vấn đề chứng cứ, xuất phát từ chứng cứ. Vì vậy, chứng cứ là một trong những

13

vấn đề có vị trí đặc biệt quan trọng trong lý luận cũng như trong thực tiễn của hoạt động tố tụng hình sự. Việc nhận thức đúng vấn đề chứng cứ sẽ là cơ sở lý luận, định hướng đúng đắn cho quá trình thu thập, nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Thông thường, một vụ án hình sự xảy ra bao giờ cũng để lại dấu vết và những dấu vết đó được thể hiện dưới những hình thức khác nhau, mà những dấu xết này có ý nghĩa quan trọng nhằm xác định có hay không có hành vi phạm tội. Các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ căn cứ vào những dấu vết đã thu thập được để khởi tố, truy tố hay xét xử một người đã có hành vi phạm tội, những dấu vết đó được gọi là chứng cứ. Theo quy định tại BLTTHS thì: “1.Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. Như vậy, xét về bản chất, chứng cứ là những thông tin, tài liệu hay những gì có thật được cơ quan tiến hành tố tụng thu thập, kiểm tra và đánh giá theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì một thông tin, tài liệu chỉ có thể được coi là chứng cứ của vụ án khi nó có đủ ba thuộc tính sau: -Tính khách quan: Là những gì có thật và phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án hình sự đã xảy ra. - Tính liên quan: Có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với vụ án. Nhưng cho dù là trực tiếp hay gián tiếp thì đó cũng phải là mối quan hệ nội tại, có tính nhân quả, tức là chứng cứ phải là kết quả của một loại hành vi hoặc hành động hoặc một quan hệ nhất định, ngược lại, hành vi, hành động hoặc quan hệ đó là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các chứng cứ này.

14

- Tính hợp pháp: Tất cả những gì có thật phải được cung cấp, thu thập, nghiên cứu, bảo quản theo một trình tự do luật định. Đây là trình tự nhằm bảo đảm giá trị chứng minh của chứng cứ. Tóm lại: Sử dụng chứng cứ phải tuân thủ nguyên tắc khách quan, toàn diện và đầy đủ trong tố tụng hình sự. Chỉ sử dụng các chứng cứ được phát hiện, thu thập theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự, và các chứng cứ đó phải được kiểm tra đầy đủ, bảo đảm ba thuộc tính của chứng cứ và phải phù hợp với thực tế khách quan. Trong quá trình tiến hành tố tụng, không chỉ cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được sử dụng chứng cứ vào quá trình chứng minh mà tất cả những người tham gia tố tụng, các tổ chức xã hội và mọi công dân đều có quyền đưa ra chứng cứ, sử dụng chứng cứ nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan. Tuy nhiên muốn sử dụng chứng cứ một cách hiệu quả, đạt mục đích thì phải nhận thức đầy đủ về chứng cứ. Đối với người tiến hành tố tụng có nhận thức đúng ...


Similar Free PDFs