[64 - Final] Luật HP - Trình bày về: cấu tạo, các đặc trưng về chất và lượng, các kiểu phán đoán đơn PDF

Title [64 - Final] Luật HP - Trình bày về: cấu tạo, các đặc trưng về chất và lượng, các kiểu phán đoán đơn
Author Hiền Thu
Course Luật Kinh tế
Institution Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 13
File Size 297.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 169
Total Views 557

Summary

####### ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA LUẬT####### HỌC PHẦN LUẬT HIẾN PHÁPBÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲBẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONGTÌNH TRẠNG KHẨN CẤP DỊCH BỆNHGiảng viên: PGS. TS. Đặng Minh Tuấn Họ và tên: Nguyễn Thu Hiền Mã SV: 19050082 Lớp: Luật Kinh doanh KHà Nội, 2022MỤC LỤC CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Quyền ...


Description

MỤC LỤC CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1

1.1. Quyền con người

1

1.1.1. Khái niệm quyền con người

1

1.1.2. Phân loại quyền con người

2

1.2. Pháp luật về quyền con người và quyền con người trong tình trạng khẩn cấp 2 1.2.1. Theo Luật nhân quyền quốc tế

2

a. Nội dung cơ bản

2

b. Giới hạn quyền

3

c. Tạm đình chỉ quyền

4

1.2.2. Nhân quyền trong luật pháp Việt Nam

4

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO

11

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Quyền con người 1.1.1. Khái niệm quyền con người Tư tưởng về quyền con người (Human rights) đã được hình thành cùng với sự xuất hiện của những nền văn minh cổ đại mà không do bất kỳ chủ thể nào ban phát, hình thành. Trong lịch sử phát triển của quyền con người, năm 1945, sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Liên hợp quốc ra đời và thông qua “Hiến chương Liên Hợp Quốc”. Đến năm 1948, Liên Hợp Quốc công bố bản “Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền” được coi là văn bản xác nhận đầu tiên và chính thức về quyền con người. Nó nhanh chóng trở thành luật pháp quốc tế về quyền con người và là văn bản cơ sở cho các văn kiện quốc tế về nhân quyền sau này như “Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của các mạng tư sản Pháp” năm 1789, và “Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” năm 1776… Theo đó, trong bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ đã viết: “tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng… tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”[1] Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc đưa ra, “nhân quyền là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người.”[2] Bên cạnh đó, có một định nghĩa khác cũng thường được trích dẫn rằng quyền con người là những sự được pháp mà tất cả thành viên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo,

1

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2000. Tuyên ngôn độc lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 1776. Văn kiện quốc tế về quyền con người. United Nations High Commissioner for Human Rights (UNHCHR), 2006. Frequently asked questions on a Human rights-based approach to development cooperation. New York and Geneva. 2

1

địa vị xã hội… đều có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người. Có thể khái quát, quyền con người là các đặc quyền tự nhiên của tất cả mọi người, được cộng đồng quốc tế và quốc gia thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thông qua hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế. Nhờ có nhân quyền mà nhân loại được bảo vệ và có điều kiện phát triển đầy đủ năng lực cá nhân với tư cách là một con người. 1.1.2. Phân loại quyền con người Xét theo lĩnh vực điều chỉnh, quyền con người cơ bản gồm: (1) Quyền dân sự; (2) Quyền chính trị; (3) Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Xét theo chủ thể quyền con người, có hai nhóm: (1) Quyền cá nhân; (2) Quyền của nhóm người xã hội. Xét theo thế hệ quyền, có ba thế hệ được đưa ra bởi Karel Vasak năm 1977 gồm: (1) Các quyền dân sự, chính trị; (2) Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; (3) Các quyền tập thể. 1.2. Pháp luật về quyền con người và quyền con người trong tình trạng khẩn cấp 1.2.1. Theo Luật nhân quyền quốc tế a. Nội dung cơ bản Bộ Luật Nhân quyền quốc tế gồm bộ ba văn kiện do Liên Hợp Quốc soạn bao gồm: (1) Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền năm 1948; (2) Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966; (3) Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966. Theo đó, con người có ba nhóm quyền cơ bản gồm:

2

(1) Quyền dân sự: Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận là con người và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi; Quyền sống, tự do và an toàn thân thể, không bị bắt làm nô lệ; Quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng; Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo… (2) Quyền chính trị: Quyền có quốc tịch và không bị tước quốc tịch; Quyền bình đẳng tham gia công vụ trong nước; Quyền tìm nơi tị nạn và được hưởng quyền tị nạn tại các quốc gia khác khi bị đàn áp… (3) Quyền Kinh tế, xã hội và văn hóa: Quyền được làm việc, tự do lựa chọn việc làm, hưởng những điều kiện làm việc công bằng, thuận lợi và được bảo vệ chống thất nghiệp; Quyền được hưởng an sinh xã hội và đòi được hưởng những quyền kinh tế, văn hóa, xã hội cần thiết; Quyền được phổ cập giáo dục kỹ thuật, chuyên nghiệp và cao đẳng trên căn bản bình đẳng, lấy thành tích làm tiêu chuẩn… b. Giới hạn quyền Quyền con người không phải là một khái niệm tuyệt đối và trong một số trường hợp cần được hạn chế.[3] Một số quyền có thể bị giới hạn với lý do bảo vệ an ninh trật tự quốc gia, sức khỏe, quyền và tự do của người khác… Ví dụ, theo điều 12 Công ước quốc tế về các quyền Dân sự chính trị 1966, “bất kỳ ai cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của một quốc gia đều có quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Mọi người đều có quyền tự do rời khỏi bất cứ quốc gia nào cả kể nước mình. Những quyền trên sẽ không chịu bất kỳ hạn chế nào, trừ những hạn chế do luật định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe, đạo đức xã hội hoặc quyền tự do của người khác, và phải phù hợp với những quyền khác được Công ước này công

Nguyễn Văn Quân, 2019. Tiêu chí hạn chế quyền con người vì lý do trật tự công cộng trong pháp luật một số nước. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 14 (390), tháng 7/2019. 3

3

nhận. Không ai bị tước đoạt một cách tùy tiện quyền được trở về quốc gia của mình.” c. Tạm đình chỉ quyền Trong những trường hợp tình trạng đe dọa sự sống còn của quốc gia (state of emergency), quốc gia có thể tạm đình chỉ hoặc tạm dừng một số quyền con người trong một thời gian nhất định. Việc tạm đình chỉ được coi là hình thức hạn chế ở mức độ cao so với trường hợp bối cảnh thông thường.Ví dụ, tình trạng khẩn cấp được tuyên bố khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc chiến tranh… Các tình trạng này xảy ra gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người sinh sống một phạm vi nhất định. Các biện pháp thực hiện tạm đình chỉ quyền có thể kể đến như thiết quân luật trong phạm vi một khu vực, địa phương hoặc trên cả nước, cấm tụ tập, cấm hoặc hạn chế hoạt động ra vào, xuất nhập cảnh,... Việc giới hạn quyền được đặt ra nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn cộng đồng, bảo vệ sức khỏe hoặc đạo đức của cộng đồng, quyền và tự do của hợp pháp của người khác. Theo khuyến nghị của Luật nhân quyền quốc tế, việc công bố tình trạng khẩn cấp và giới hạn, tạm đình chỉ quyền cần: (1) được quy định rõ trong Hiến pháp của các quốc gia và/hoặc luật pháp để ngăn ngừa sự lạm dụng và tùy tiện; (2) không được trái với bản chất với quyền bị hạn chế, giới hạn; (3) chỉ khi thực sự cần thiết đối với một xã hội dân chủ, với mục tiêu thúc đẩy phúc lợi cộng đồng; (4) không áp dụng với các quyền tuyệt đối (thường được đồng nhất với quyền không thể bị tạm đình chỉ) như quyền sống, quyền không bị bắt giam làm nô lệ, quyền được coi là con người trước pháp luật.... 1.2.2. Nhân quyền trong luật pháp Việt Nam Việt Nam có 5 bản Hiến pháp với những giá trị lớn lao về nhân quyền, quyền con người và quyền công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt 4

Nam luôn được hiến định. Tuy nhiên, các bản Hiến pháp trước đó đã bộc lộ nhiều thiếu sót, cho đến khi bản Hiến pháp 2013 hiện hành ra đời được coi là phù hợp với thực tiễn với điểm sáng về nhân quyền. Với 11 chương và 120 điều, Hiến pháp 2013 dành riêng chương II về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” là chương có nhiều điều luật nhất, tiếp tục thừa nhận quyền con người cần phải được tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm. Quyền con người quy định trong bản Hiến pháp 2013 được xây dựng trên cơ sở việc sửa đổi, bổ sung chương V “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” của Hiến pháp 1992 và chuyển vị trí lên chương II, ngay sau chương I về chế độ chính trị, không chỉ thể hiện đơn thuần về sự thay đổi bố cục mà còn sự thay đổi về nhận thức, khẳng định tầm quan trọng và sự tôn trọng, bảo vệ quyền con người của thể chế nhà nước Việt Nam coi nhân dân là chủ thể tối cao của Nhà nước. Đặc biệt, tại bản Hiến pháp 2013 đã có sự phân định rõ ràng giữa quyền con người và quyền công dân, đồng thời khẳng định chủ thể rộng nhất của quyền con người là mọi cá nhân, mọi người đều được hưởng. Tại điều 14 quy định “Quyền con người chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng” nhằm đảm bảo nhân quyền một cách công bằng, minh bạch giữa lợi ích cá nhân và Nhà nước, đồng thời phù hợp với các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam ký kết. Hiến pháp 13 đã bổ sung thêm 5 quyền cơ bản của con người với mong muốn con người được sống, được phát triển toàn diện, bình đẳng cùng phát triển. Quyền con người đối với nhà nước Việt Nam được thể hiện thông qua các khía cạnh: (1) Quyền con người là khát vọng, là giá trị chung của nhân loại. Nó có tính phổ biến nhưng cần phải có cách thức áp dụng phù hợp tại mỗi quốc gia; (2) Chủ quyền quốc gia, quyền tự quyết của dân tộc, quyền con người có mối liên hệ mật thiết và thống nhất; (3) Quyền con người là sự thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ mỗi cá nhân, giữa quyền, lợi ích của các nhân và cộng đồng; (4) Quyền con 5

người có mối quan hệ mật thiết với hòa bình, an ninh, phát triển; (5) Đảm bảo quyền con người là trách nhiệm, quyền hạn của quốc gia. CHƯƠNG II: THỰC TIỄN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM Đại dịch Covid-19 đã tạo ra cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trên toàn thế giới. Và cũng chính cuộc khủng hoảng này là phép thử sự vững chắc của chế độ cầm quyền trong việc tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo quyền con người cho mọi người dân của đất nước mình. Quyền con người luôn được quan tâm, và đặc biệt được tôn trọng, quan tâm hơn trong tình trạng khẩn cấp, cấp bách khi dịch bệnh xảy ra. Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm đặc biệt nguy hiểm ở mức độ toàn cầu với khả năng lây truyền nhanh, phát tán rộng, có tỷ lệ tử vong cao, chưa rõ nguồn bệnh và virus có tốc độ biến thể nhanh. Ngày càng có chủng mới xuất hiện và chưa có biện pháp điều trị dứt điểm đã và đang tạo nên thách thức cho các quốc gia trên toàn cầu, đặc biệt là nước có nền kinh tế phát triển. Dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và quyền con người. Để bảo vệ được quyền con người, các quốc gia phải phân phối và ứng phó phù hợp trong mọi phương diện của cuộc sống, phải chấp nhận hy sinh kinh tế để đảm bảo tốt quyền con người, sức khỏe, an sinh xã hội cho mỗi một người dân. Với Việt Nam, con người vẫn luôn được coi vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, của mọi trương, chính sách và pháp luật. Đặc biệt với Covid-19, công cuộc bảo vệ quyền con người càng được thể hiện rõ nét hơn. Kể từ khi dịch bệnh xảy ra cho đến nay, Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những quốc gia xử lý đại dịch thành công nhất. Toàn Đảng, Nhà nước và nhân dân đã cố gắng hết sức trong đảm bảo quyền cho con người Việt Nam cả trong và ngoài nước.

6

Ngay khi dịch mới bắt đầu bùng phát những tháng đầu năm 2020, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Công văn số 79-CT/TW về phòng chống dịch bệnh Corona xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong việc kiểm soát, không để dịch lây lan và đảm bảo giữ vững phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, sức khỏe cho mọi người dân. Nhờ đó, nước ta đã kịp thời khống chế và cơ bản kiểm soát, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh đến mức tối đa, hạn chế những tổn thất về người và của cải. Có thể thấy, việc nhìn nhận đúng đắn, kịp thời về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh ngay từ khi có những mầm mống đầu tiên đã giúp cho Việt Nam có được những thành tựu lớn. PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đã từng nói rằng “Sự khác biệt của Việt Nam với thế giới trong phòng chống dịch Covid-19 là ở sự lãnh đạo tài tình của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.” Trải qua bốn đợt sóng dịch bệnh, với tốc độ lây nhiễm nhanh và sự xuất hiện của chủng mới Delta, Omicron…, mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” đã cho thấy sự đúng đắn trong phương pháp lãnh đạo của Việt Nam. Trong cuộc chiến cam go chống lại dịch Covid-19 vài năm vừa qua, nhà nước đã chứng minh với người dân Việt Nam và thế giới về tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, về sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng, về khả năng quản trị của nhà nước Việt Nam. Vấn đề dịch bệnh và phát triển quốc gia không chỉ là vấn đề cấp bách, là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm lớn lao đối với Nhà nước. Điều 7 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định các cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống truyền nhiễm dịch bệnh và phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau khi dịch xảy ra, đồng thời tuân thủ và chấp hành nghiêm sự chỉ đạo, điều hành của ban chỉ đạo. Theo đó, để chiến đấu với đại dịch Covid-19, Nhà nước đã huy động mọi nguồn lực và hệ thống chính trị, thông qua hàng các văn bản chỉ đạo, phương án, 7

biện pháp từ nhắc nhở về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, đến việc tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức của mọi người dân, kêu gọi sự đồng thuận, ủng hộ từ chính quyền và nhân dân. Các Ban chỉ đạo được thành lập từ cấp quốc gia đến các cấp, các ngành Trung ương và địa phương đã kịp thời điều hành có hiệu quả hoạt động phòng chống dịch bệnh. Cùng với ngành y tế, nhiều ngành khác như quân đội, ngoại giao, tư pháp, cơ quan thông tấn, báo chí… cùng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao từ Đảng và Chính phủ, đưa “mỗi gia đình thành một pháo đài, mỗi người dân thành một chiến sĩ” trực tiếp tham gia chống dịch, đồng thời chủ động hưởng ứng mạnh mẽ các hoạt động phục hồi kinh tế, ổn định an ninh xã hội và đảm bảo đời sống. Việt Nam đã có những khung pháp lý (Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 1008, các văn bản hướng dẫn thi hành…) và thể chế (phương châm 4 tại chỗ, dân biết - dân hiểu - dân tin - dân theo - dân làm, yêu cầu 5K…) rõ ràng, minh bạch và hiệu quả. Cùng với đó, những khuôn khổ và chế tài xử lý vi phạm được đưa ra sau Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 1/4/2020 công bố dịch trên cả nước đã tạo nên những thói quen tốt cho người dân trong nước về đối phó với dịch bệnh. Nhiều chỉ thị, quy định kịp thời, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương đã đem lại hiệu quả cao như yêu cầu thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, quyết định tạm dừng cấp thị thực cho người nhập cảnh vào Việt Nam, Chỉ thị 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách cách ly toàn xã hội trong 15 ngày… Có thể thấy việc yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang và hạn chế, cấm tụ tập, đi lại… lần đầu tiên được đưa ra áp dụng trong lịch sử và mới chỉ xuất hiện khi đại dịch hoành hành, là phương thức hạn chế và tạm đình chỉ quyền con người vì mục tiêu đảm bảo an toàn cho cộng đồng và quốc gia. Dù bị hạn chế, tạm đình chỉ một số quyền cơ bản như quyền tự do đi lại nhưng với sự rõ ràng trong thông tin, những thành công trong sự chỉ đạo, Nhà nước đã nhận được sự ủng hộ, thực hiện của phần lớn người dân. Tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận không thực hiện nghiêm túc, lợi dụng dịch 8

bệnh, lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xuyên tạc về vấn đề nhân quyền nhằm chống phá Nhà nước. Các trường hợp này đều được xử lý theo quy định của pháp luật. Thực tế không chỉ tại Việt Nam mà ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, những hành vi làm lây lan dịch bệnh, chống đối, cản trở công tác phòng chống dịch bệnh đều bị nghiêm trị. Tại Anh, những người tham gia bữa tiệc có hơn 15 người trở lên bị phạt lần đầu là 800 bảng và tối đa 6400 bảng nếu tái phạm. Hay Hàn Quốc đã thông qua đạo luật ngăn chặn dịch bệnh lây lan, trong đó có điều khoản phạt tối đa 1 năm tù hoặc 10 triệu won đối với người vi phạm quy định về cách ly. Nhà nước cũng đã bố trí nhiều chuyến bay đưa người Việt từ nước ngoài trở về quê hương, đồng thời cũng đã đưa ra nhiều gói hỗ trợ người dân, công nhân doanh nghiệp trong việc phòng chống dịch và đảm bảo, ổn định sản xuất, ổn định cuộc sống như giảm thuế VAT; miễn giảm thuế, phí, lệ phí; trợ cấp, phụ cấp; hỗ trợ chi phí cách ly, xét nghiệm; trích 30.000 tỷ đồng từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người lao động; gói hỗ trợ viễn thông 10.000 tỷ đồng của Bộ Thông tin và Truyền thông… Nhiều biện pháp hỗ trợ cũng được ban hành và đưa vào thực tiễn cuộc sống với nhiều sáng kiến hay như cây ATM gạo cho người nghèo, bánh mì thanh long là nguồn đầu ra tốt cho nông sản đang ùn ứ… Kết hợp với đó là công tác triển khai tiêm phòng trong phạm vi cả nước sau những chuyến công du ngoại giao vaccine. Theo Bộ Y tế, Việt Nam là 1 trong 6 quốc gia có tỷ lệ bao phủ vaccine cao nhất thế giới, về đích trước 6 tháng so với mục tiêu trên 70% dân số tiêm đủ liều cơ bản do WHO khuyến cáo. Mọi thông tin về tình hình dịch bệnh luôn được đảm bảo công bố và cập nhật đầy đủ, chính xác, nhanh chóng đến toàn bộ người dân không chỉ giúp tăng nhận thức, ý thức mỗi người về dịch bệnh, về việc ngăn chặn sự lây lan của virus, mà còn gây dựng niềm tin, tạo sự đồng thuận cao trong lòng nhân dân. Điều đó được thể hiện qua kết quả cuộc khảo sát toàn cầu do Blackbox Research Singapore và công ty Toluna - tập đoàn ITWP thực hiện khi Việt Nam đạt 77 điểm, xếp thứ 2 9

chỉ sau Trung Quốc, tương ứng với 94% người dân đặt trọn niềm tin vào Chính phủ. Các hoạt động kêu gọi ủng hộ của Chính phủ đều được người dân hưởng ứng nhiệt tình, chung tay, đồng lòng cùng đất nước đẩy lùi dịch bệnh. Cùng với tất cả các biện pháp đưa ra, vấn đề giải trình của Nhà nước được tiến hành trong nội bộ và với xã hội được nêu rõ thông qua các văn bản chỉ đạo như Chỉ thị 19/CT-TTg về trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật của người đứng đầu trong công tác thực hiện các biện pháp chống dịch. Theo đó, công tác chịu trách nhiệm trước Chính phủ, giải trình với Chính phủ và Thủ tướng về các vấn đề trong quá trình phòng chống dịch của các cơ quan được thực hiện nghiêm túc và rõ ràng. Ngoài ra, trách nhiệm giải trình còn thể hiện trong cách xử lý các vi phạm của các cá nhân đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong cuộc chiến chống Covid. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến vụ việc khởi tố Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Bắc Giang trong vi phạm trong tổ chức đấu thầu mua kit xét nghiệm Covid do công ty Việt Á sản xuất; điều tra và khởi tố Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội do sai phạm trong quá trình mua hệ thống Real Time PCR tự động xét nghiệm Covid… Có thể thấy, việc bộ máy Nhà nước thực hiện tốt trách nhiệm giải trình với xã hội trong thời gian phòng chống dịch bệnh, các biện pháp mới chưa từng có như giãn cách xã hội, cách ly khu vực… đều đã được giải thích rõ ràng, đầy đủ, cặn kẽ cho người dân và nhận được sự đồng tình, tuân thủ nghiêm túc của hầu hết người dân. Dịch bệnh đặt con người trước thử thách sinh tử, khi đó cách tốt nhất để có thể đảm bảo cho người dân thụ hưởng đầy đủ các quyền con người là phải giữa cho xã hội an toàn trước dịch bệnh. Trong thời gian hơn 2 năm chiến đấu với dịch bệnh, các giải pháp của Nhà nước đã chứng minh rõ mục tiêu tối thượng là đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên tất cả mọi lợi ích khác. Đại dịch Covid-19 cũng chính là bằng chứng sinh động khẳng định tính đúng đắn và ưu việt của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa. 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiến pháp 2013. 2. United Nations High Commissioner for Human Rights (UNHCHR), 2006. Frequently asked questions on a Human rights-based approach to development cooperation. New York and Geneva. 3. Nguyễn Văn Quân, 2019. Tiêu chí hạn chế quyền con người vì lý do trật tự công cộng trong pháp luật một số nước. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 14 (390), tháng 7/2019. 4. Nguyễn Minh Tâm. Pháp luật về quyền con người trong tình trạng khẩn cấp ở Trung Quốc và những giá trị tham khảo cho Việt Nam. Viện Luật, Đại học Sư phạm Hồ Nam (Trung Quốc). 5. Hoàng Hải, 2021. Đảng lãnh đạo bảo đảm quyền con người - nhìn từ đại dịch COVID-19 (kỳ 2). Tạp chí Xây dựng Đảng - Tạp chí Nghiên cứu, hướng dẫn công tác tổ chức xây dựng Đảng của Ban Tổ chức Trung ương, chuyên mục Nhân quyền và cuộc sống. 6. Nguyễn Khánh, 2020. Nhận thức của Đảng về bảo đảm quyền con người trong đại dịch Covid...


Similar Free PDFs