[65 Final] Lý luận NNPL - Trình bày về: cấu tạo, các đặc trưng về chất và lượng, các kiểu phán đoán đơn PDF

Title [65 Final] Lý luận NNPL - Trình bày về: cấu tạo, các đặc trưng về chất và lượng, các kiểu phán đoán đơn
Author Hiền Thu
Course Luật Kinh tế
Institution Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 22
File Size 491.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 178
Total Views 532

Summary

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA LUẬT\HỌC PHẦN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC & PHÁP LUẬTBÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲGiảng viên: GS. Hoàng Thị Kim QuếHọ và tên: Nguyễn Thu HiềnMã SV: 19050082Lớp: Luật Kinh doanh KHà Nội, 2022ĐỀ BÀI (CHỦ ĐỀ 2)Câu 1. 1. Trình bày trách nhiệm nhà nước nói chung, các cơ quan chính quyền địa ...


Description

ĐỀ BÀI (CHỦ ĐỀ 2) Câu 1. 1.1. Trình bày trách nhiệm nhà nước nói chung, các cơ quan chính quyền địa phương nói riêng nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, các điều kiện cần thiết để các cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật, liên hệ thực tiễn nước ta hiện nay. 1.2. Trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, liên hệ vào lĩnh vực phòng chống dịch COVID – 19 và thực hiện các mục tiêu kép phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội hiện nay ở Việt Nam. Câu 2. Trình bày vấn đề nguồn pháp luật: 2.1. Khái niệm, các loại nguồn pháp luật. 2.2. Tại sao cần áp dụng đa dạng các loại nguồn pháp luật, ưu điểm, hạn chế của mỗi loại nguồn pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp nói riêng và trong việc giải quyết các vụ việc, vấn đề xã hội – pháp lý, bảo vệ, bảo đảm các quyền, lợi ích của con người nói chung.

MỤC LỤC Câu 1.

1

1.1. Trách nhiệm nhà nước, cơ quan chính quyền địa phương nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả các điều kiện cần thiết để các cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật - liên hệ thực tiễn nước ta hiện nay. 1 1.1.1. Thực hiện pháp luật 1 1.1.2. Trách nhiệm Nhà nước và cơ quan chính quyền địa phương 1.1.2.1. Trách nhiệm trong xây dựng pháp luật 1.1.2.2. Trách nhiệm trong tổ chức thực hiện pháp luật 1.1.3. Liên hệ Việt Nam

1 2 2 3

1.2. Trách nhiệm người đứng đầu, cá nhân và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan Nhà nước - liên hệ lĩnh vực phòng chống dịch

Covid-19 và thực hiện mục tiêu kép phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội hiện nay tại Việt Nam. 5 1.2.1. Trách nhiệm người đứng đầu và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan Nhà nước 5 (1) Giải trình với cấp trên

6

(2) Giải trình với cấp dưới

6

(3) Giải trình với nhân dân

7

1.2.2. Liên hệ Việt Nam trong phòng chống dịch Covid-19 và thực hiện mục tiêu kép 7 Câu 2.

10

2.1. Khái niệm, các loại nguồn pháp luật

10

2.1.1. Khái niệm nguồn pháp luật

10

2.1.1.1. Quan điểm trên thế giới

10

2.1.1.2. Quan điểm tại Việt Nam 2.1.2. Các nguồn pháp luật

11 13

2.1.2.1. Văn bản quy phạm pháp luật 2.1.2.2. Tiền lệ pháp (án lệ)

13 14

2.1.2.3. Tập quán pháp

15

2.2. Tại sao cần áp dụng đa dạng các loại nguồn pháp luật - ưu điểm, hạn chế của mỗi loại nguồn pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp nói riêng và trong việc giải quyết các vụ việc, vấn đề xã hội – pháp lý, bảo vệ, bảo đảm các quyền, lợi ích của con người nói chung. 15 2.2.1. Cần áp dụng đa dạng các nguồn luật

15

2.2.1.1. Pháp luật cần thay đổi phù hợp với đời sống thực tiễn 2.2.1.2. Hạn chế những khoảng trống trong luật pháp

15 16

2.2.1.3. Khắc phục nhược điểm về tính kịp thời 2.2.1.4. Đảm bảo công bằng và thể hiện ý chí của toàn dân

16 16

2.2.2. Ưu điểm, hạn chế của các nguồn pháp luật cơ bản TÀI LIỆU THAM KHẢO

17 18

Câu 1. 1.1. Trách nhiệm nhà nước, cơ quan chính quyền địa phương nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả các điều kiện cần thiết để các cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật - liên hệ thực tiễn nước ta hiện nay. 1.1.1. Thực hiện pháp luật Thực hiện pháp luật hành vi của chủ thể được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật. Đó có thể là một hành vi mang tính chủ động hoặc thụ động. Thực hiện pháp luật là nghĩa vụ pháp lý và đạo đức của mỗi công dân trong nhà nước pháp quyền dân chủ. 1.1.2. Trách nhiệm Nhà nước và cơ quan chính quyền địa phương Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sử chung do Nhà nước đặt ra, ban hành, thừa nhận và mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện. Quy định pháp luật không thể tự động thực hiện hay hay đơn thuần dựa vào sự áp chế từ các chế tài pháp luật. Chính vì vậy, là tổ chức thực hiện quyền lực công, Nhà nước và các cơ quan chính quyền địa phương hay các cơ quan, cá nhân công quyền đều có trách nhiệm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện pháp luật thông qua các điều kiện cần thiết của công dân. Việc thực hiện pháp luật của mỗi các nhân, tổ chức là trách nhiệm, nhưng đồng thời nó phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó có một phần lớn đến từ hoạt động của Nhà nước và chính quyền địa phương. Đối với một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, việc đảm bảo pháp luật được thực hiện là một trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm chính trị và pháp lý đối với toàn bộ bộ máy Nhà nước và các cơ quan chính quyền địa phương. Điều này là vấn đề mang tính nguyên tắc và là một trong những đặc điểm và tiêu chí nhận diện nhà nước pháp quyền, nhận diện tính hiện thực của các quyền và lợi ích con người. 1

Trách nhiệm của Nhà nước và cơ quan chính quyền địa phương trong việc đảm bảo thực hiện pháp luật của các cá nhân, tổ chức được thể hiện qua các lĩnh vực hoạt động: (1) xây dựng chính sách, pháp luật; (2) tổ chức thực hiện pháp luật thông qua các hoạt động áp dụng pháp luật, kiểm tra, giám sát, quản lý quá trình và phát triển hệ thống pháp luật quốc gia. 1.1.2.1. Trách nhiệm trong xây dựng pháp luật Việc xây dựng vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để thực hiện pháp luật. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả thực hiện pháp luật của các cá nhân, tổ chức. Trong vấn đề này, trách nhiệm của Nhà nước là đảm bảo tính minh bạch, công khai, tính dân chủ, tính thống nhất, hài hòa, nhất quán và cân bằng các lợi ích. Cùng với việc các chế tài cần đủ sức răn đe, tính chất hợp lý và khả thi cũng cần được đảm bảo. Theo đó, văn bản pháp luật vần thể hiện rõ đối tượng có trách nhiệm thực hiện; cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện, cơ quan áp dụng chế tài, cơ quan giải quyết tranh chấp, cơ quan giám sát và đánh giá, cơ quan ban hành văn bản dưới luật, cơ quan duy trì trật tự văn bản. Ngoài ra, yếu tố cân bằng và hài hòa lợi ích là một yếu tố cơ bản. Nó tác động đến ý thức và hành động của chủ thể thực hiện pháp luật, dẫn dắt họ thực hiện pháp luật một cách tối ưu nhất. Trách nhiệm khác của Nhà nước trong việc xây dựng pháp luật là phải khiến cho hệ thống pháp luật trở nên đơn giản, gọn nhẹ và khắc phục được những sự rườm rà, phức tạp, khó hiểu, khó tiếp cận, khó áp dụng và kiểm soát của hệ thống pháp luật. 1.1.2.2. Trách nhiệm trong tổ chức thực hiện pháp luật Thứ nhất, Nhà nước và chính quyền địa phương có nghĩa vụ tổ chức phổ biến và giáo dục pháp luật phù hợp với nhóm đối tượng xã hội trong các lĩnh vực quan hệ xã hội. Việc phổ cập các quy phạm pháp luật tạo nên sự hiểu biết và tôn trọng pháp luật của mỗi cá nhân, tổ chức, là cơ sở hình thành nên ý thức và lối sống, hoạt động tuân theo pháp luật. Luật pháp muốn hiệu quả thì ngoài sức mạnh 2

cưỡng chế, cần có cả sức mạnh tinh thần, tư tưởng, được mọi công dân nhận thức, đồng thời phải tạo dựng niềm tin và tôn trọng pháp luật. Thứ hai, Nhà nước và chính quyền địa phương đảm bảo tôn trọng các quyền của con người, công dân, công bằng và bình đẳng, nhất quán và nghiêm minh. Điều này phụ thuộc lớn vào ý thức đạo đức, kỉ luật và văn hóa pháp luật của các cán bộ, công chức. Thứ ba, trách nhiệm tạo dựng môi trường xã hội, môi trường pháp lý nhằm khuyến khích những hành vi hợp pháp, đấu tranh chống tiêu cực, coi thường và bất chấp pháp luật. Tính ổn định, phù hợp, công khai, minh bạch của pháp luật là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo trách nhiệm này. Đồng thời việc tạo dư luận xã hội cũng là một yếu tố tích cực tạo điều kiện cho những hành vi hợp đạo đức, hợp pháp và lên án những hành vi vi phạm, trái với đạo đức, pháp luật. 1.1.3. Liên hệ Việt Nam Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, có trách nhiệm quản lý xã hội bằng pháp luật, trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Cùng với trách nhiệm tổ chức thực hiện, đảm bảo thực hiện có hiệu quả, hiệu lực pháp luật, Nhà nước và bản thân các cơ quan chính quyền địa phương cũng phải tuyệt đối tuân thủ quy định pháp luật. Để có thể thực hiện tốt trách nhiệm này, Nhà nước và cơ quan chính quyền địa phương nước ta cần đảm bảo các điều kiện: (1) Đảm bảo tính công khai, minh bạch. Thực tế cho thấy nhiều trường hợp thiếu thông tin và hiểu biết về pháp luật đã tạo ra những cản trở nhất định đối với việc thực hiện pháp luật của các cá nhân, tổ chức. Theo kết quả của Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) năm 2007, việc thiếu hiểu biết về Luật Doanh nghiệp khiến cho việc thực hiện luật gặp nhiều hạn chế. Sau 8 năm áp dụng Luật Doanh nghiệp, vẫn có hơn 73% cơ quan quản lý Nhà nước, các chuyên gia kinh tế cho rằng cần tiếp tục tuyên truyền về luật do vẫn có nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ và làm đúng quy định của luật. 3

(2) Đảm bảo tính độc lập của cơ quan tư pháp. Sự độc lập này là điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tiếp cận với công lý. Các hành vi lạm quyền, vi phạm quyền có thể bị khởi kiện theo thủ tục độc lập, rõ ràng. Ở phía Tòa án, ta có thể học tập những quốc gia khác trên thế giới trong việc đề cao thẩm quyền tài phán, hoạt động độc lập của Tòa án, Tòa án có quyền từ chối không áp dụng những văn bản dưới luật mà có mâu thuẫn với văn bản pháp luật. Chằng hạn, một đạo luật được Quốc hội ban hành ghi nhận cho công dân quyền đầu tư vào một lĩnh vực nào đó nhất định, cơ quan tổ chức thực hiện từ chối thực hiện do chưa có đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện của cơ quan hành pháp, có thể bị khởi kiện lên Tòa án. (3) Hệ thống hóa, rõ ràng các văn bản quy phạm pháp luật. Hiện nay, tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định, văn bản pháp luật, quá nhiều hướng dẫn thi hành văn bản pháp luật bất cập, việc chậm trễ trong ban hành hướng dẫn thi hành hoặc thói quen chờ đợi văn bản hướng dẫn của cơ quan thực hiện… gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện pháp luật của các cá nhân, tổ chức. Điều này dẫn đến sự coi thường và mất niềm tin vào quy định pháp luật trong người dân, là nguyên nhân của những vi phạm pháp luật ngoài vòng xử lý. Nhằm giải quyết vấn đề này, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 đã được ban hành với mục tiêu đánh giá tác động của dự thảo văn bản. Tuy nhiên, việc thực hiện Luật này vẫn chưa đem lại những kết quả, hiệu quả như mong muốn khi đề ra. (4) Đảm bảo hiệu quả hoạt động của cơ quan tổ chức thực hiện. Điều này thể hiện trong hành vi của các công chức, viên chức trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ trong cơ quan tổ chức thực hiện. Trong luật của nước ta hiện nay quy định “Bộ Tài chính quy định việc thực hiện…” và coi Bộ Tài chính như một chủ thể riêng biệt. Trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc coi một tổ chức là chủ thể riêng lẻ không đem lại hiệu quả phù hợp bởi hành vi chung của tổ chức được thể hiện qua hành vi của các thành viên. Hành vi của các thành viên là công chức, viên chức được xác định qua các yếu tố gồm: quy trình làm việc, năng lực 4

làm việc và lợi ích. Nhà nước và chính quyền địa phương cần quan tâm và có những quy định rõ ràng hơn trong việc điều chỉnh hành vi của các thành viên các cơ quan tổ chức thực thi pháp luật. 1.2. Trách nhiệm người đứng đầu, cá nhân và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan Nhà nước - liên hệ lĩnh vực phòng chống dịch Covid-19 và thực hiện mục tiêu kép phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội hiện nay tại Việt Nam. 1.2.1. Trách nhiệm người đứng đầu và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan Nhà nước Khái niệm về cá nhân người đứng đầu hiện chưa được định nghĩa cụ thể, tuy nhiên thông qua các văn kiện của Đảng và Nhà nước, có thể hiểu người đứng đầu cơ quan, đơn vị là người có địa vị pháp lý cao nhất trong mỗi cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị. Họ thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức này, đồng thời có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cao nhất đối các hoạt động do mình quản lý và lãnh đạo. Về trách nhiệm của người đứng đầu, từ góc độ quản lý nhà nước, đó là những việc mà người đứng đầu cơ quan Nhà nước nên làm, phải làm, được làm với kết quả tốt, nếu kết quả không tốt người đứng đầu sẽ phải gánh chịu phần hậu quả tương xứng với tính chất, mức độ sự việc trước pháp luật hoặc cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cao hơn. Theo đó, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan Nhà nước là chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thời gian và chất được giao; thực hiện đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn thi hành công vụ; thực hiện tổ chức thực hiện phòng chống quan liêu, tham nhũng; quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định. Trách nhiệm giải trình cũng là một trong những trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu cơ quan Nhà nước. Trách nhiệm giải trình được hiểu trên hai bình diện gồm: (1) trách nhiệm giải trình của Nhà nước nói chung; (2) trách nhiệm giải trình của cán bộ công, công chức có thẩm quyền thực thi công vụ. Theo GS. TSKH Đào Trí Úc, “trách nhiệm giải trình được hiểu là nghĩa vụ báo cáo và chịu trách 5

nhiệm về công việc, hoạt động của chủ thể quyền lực cho ai đó, cơ quan nào đó”. Tại đây, chúng ta chủ yếu nói đến trách nhiệm giải trình của cá nhân người đứng đầu cơ quan Nhà nước. Trong thời kỳ hội nhập kỷ nguyên số và thế giới phẳng, mọi hành vi của các cá nhân cán bộ đứng đầu đều được kiểm tra, giám sát, kiểm tra bởi Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân cũng như các chủ thể phi nhà nước khác. Điều này đòi hỏi người đứng đầu không chỉ nhận thức rõ ràng, đầy đủ vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của bản thân mà còn phải thực hiện nghĩa vụ giải trình minh bạch mọi hoạt động thuộc thẩm quyền. Theo đó, trách nhiệm giải trình được thực hiện theo ba hướng cơ bản gồm: (1) Giải trình với cấp trên Thực hiện trách nhiệm giải trình với cấp trên, những cá nhân, tổ chức có thẩm quyền cao hơn, là cách giúp người đứng đầu thể hiện năng lực, khả năng và bản lĩnh trong điều hành, quản lý đơn vị, tổ chức, cơ quan. Cá nhân người đứng đầu cơ quan Nhà nước phải dựa vào các quy định pháp luật, tuân thủ các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên để làm rõ nguyên nhân sự thành hoặc bại của nhiệm vụ, công việc được giao phó phụ trách. Việc giải trình này gắn trách nhiệm cá nhân đối với kết quả công tác của cơ quan, đơn vị, tổ chức và được tiến hành theo quy định. (2) Giải trình với cấp dưới Để có thể hoàn thành được nhiệm vụ được giao, người đứng đầu cơ quan phải cần có khả năng giải trình với cấp dưới. Trách nhiệm này được diễn ra trong suốt quá trình làm việc từ khi chuẩn bị đến khi thực hiện và hoàn thành công việc nhằm mục tiêu giúp cấp dưới nắm được mục tiêu, yêu cầu đề ra, nắm rõ nhiệm vụ của từng từng các nhân, nhận thức những thuận lợi, khó khăn, rủi ro có thể gặp phải. Đồng thời, việc giải trình cũng là nguồn động lực, động viên to lớn khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của các cá nhân trong quá trình thực hiện công vụ. Khi 6

kết thúc hoàn thành, giải trình nhằm giúp cơ quan, tổ chức tự phân tích và đánh giá quá trình, kết quả, những ưu điểm, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm. (3) Giải trình với nhân dân Trên tinh thần “cán bộ là đầy tớ của nhân dân”, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, đây là công việc cực kỳ khó khăn bởi tâm lý chung là người đầy tớ luôn cảm thấy áp lực trước việc phải giải trình hoạt động với chủ nhân. Cùng với đó, nhân dân là một nhóm nhiều giai tầng xã hội với những nhận thức, trình độ, cách nhìn… khác nhau trước một hay nhiều vấn đề, đặc biệt là những vấn đề đó liên quan trực tiếp đến đời sống của họ. Trong đó, có nhiều vấn đề rất khó để có thể giải trình rõ ràng, cụ thể trước toàn dân như những quy định nội bộ, vấn đề an ninh - quốc phòng, chính trị… khiến việc giải trình với nhân dân của người đứng đầu cơ quan nhà nước gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trách nhiệm giải trình vẫn là một trách nhiệm cần được thực hiện, phải làm cho dân thấu hiểu, bởi suy cho cùng mọi hoạt động của Nhà nước đều hướng đến một mục đích chung là “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.” 1.2.2. Liên hệ Việt Nam trong phòng chống dịch Covid-19 và thực hiện mục tiêu kép Trong cuộc chiến cam go chống lại dịch Covid-19 vài năm vừa qua, nhà nước đã chứng minh với người dân Việt Nam và thế giới về tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, về sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng, về khả năng quản trị của nhà nước Việt Nam. Vấn đề dịch bệnh và phát triển quốc gia không chỉ là vấn đề cấp bách, là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm lớn lao đối với Nhà nước. Điều 7 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định các cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống truyền nhiễm dịch bệnh và phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau khi dịch xảy ra, đồng thời tuân thủ và chấp hành nghiêm sự chỉ đạo, điều hành của ban chỉ đạo.

7

Theo đó, để chiến đấu với đại dịch Covid-19, Nhà nước đã huy động mọi nguồn lực và hệ thống chính trị, thông qua hàng các văn bản chỉ đạo, phương án, biện pháp từ nhắc nhở về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, đến việc tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức của mọi người dân, kêu gọi sự đồng thuận, ủng hộ từ chính quyền và nhân dân. Các Ban chỉ đạo được thành lập từ cấp quốc gia đến các cấp, các ngành Trung ương và địa phương đã kịp thời điều hành có hiệu quả hoạt động phòng chống dịch bệnh. Cùng với ngành y tế, nhiều ngành khác như quân đội, ngoại giao, tư pháp, cơ quan thông tấn, báo chí… cùng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao từ Đảng và Chính phủ, đưa “mỗi gia đình thành một pháo đài, mỗi người dân thành một chiến sĩ” trực tiếp tham gia chống dịch, đồng thời chủ động hưởng ứng mạnh mẽ các hoạt động phục hồi kinh tế, ổn định an ninh xã hội và đảm bảo đời sống. Việt Nam đã có những khung pháp lý (Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 1008, các văn bản hướng dẫn thi hành…) và thể chế (phương châm 4 tại chỗ, dân biết - dân hiểu - dân tin - dân theo - dân làm, yêu cầu 5K…) rõ ràng, minh bạch và hiệu quả. Cùng với đó, những khuôn khổ và chế tài xử lý vi phạm được đưa ra sau Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 1/4/2020 công bố dịch trên cả nước đã tạo nên những thói quen tốt cho người dân trong nước về đối phó với dịch bệnh. Nhiều chỉ thị, quy định kịp thời, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương đã đem lại hiệu quả cao như yêu cầu thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, quyết định tạm dừng cấp thị thực cho người nhập cảnh vào Việt Nam, Chỉ thị 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách cách ly toàn xã hội trong 15 ngày… Nhà nước cũng đã bố trí nhiều chuyến bay đưa người Việt từ nước ngoài trở về quê hương, đồng thời cũng đã đưa ra nhiều gói hỗ trợ người dân, công nhân doanh nghiệp trong việc phòng chống dịch và đảm bảo, ổn định sản xuất, ổn định cuộc sống như giảm thuế VAT; miễn giảm thuế, phí, lệ phí; trợ cấp, phụ cấp; hỗ trợ chi phí cách ly, xét nghiệm; trích 30.000 tỷ đồng từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người lao động; gói hỗ trợ viễn thông 10.000 tỷ đồng của Bộ Thông tin và Truyền thông… Nhiều biện pháp hỗ trợ cũng được ban hành và đưa vào thực tiễn 8

cuộc sống với nhiều sáng kiến hay như cây ATM gạo cho người nghèo, bánh mì thanh long là nguồn đầu ra tốt cho nông sản đang ùn ứ… Kết hợp với đó là công tác triển khai tiêm phòng trong phạm vi cả nước sau những chuyến công du ngoại giao vaccine. Theo Bộ Y tế, Việt Nam là 1 trong 6 quốc gia có tỷ lệ bao phủ vaccine cao nhất thế giới, về đích trước 6 tháng so với mục tiêu trên 70% dân số tiêm đủ liều cơ bản do WHO khuyến cáo. Mọi thông tin về tình hình dịch bệnh luôn được đảm bảo công bố và cập nhật đầy đủ, chính xác, nhanh chóng đến toàn bộ người dân không chỉ giúp tăng nhận thức, ý thức mỗi người về dịch bệnh, về việc ngăn chặn sự lây lan của virus, mà còn gây dựng niềm tin, tạo sự đồng thuận cao trong lòng nhân dân. Điều đó được thể hiện qua kết quả cuộc khảo sát toàn cầu do Blackbox Research Singapore và công ty Toluna - tập đoàn ITWP thực hiện khi Việt Nam đạt 77 điểm, xếp thứ 2 chỉ sau Trung Quốc, tương ứng với 94% người dân đặt trọn niềm tin vào Chính phủ. Các hoạt động kêu gọi ủng hộ của Chính phủ đều được người dân hưởng ứng nhiệt tình, chung tay, đồng lòng cùng đất nước đẩy lùi dịch bệnh. Cùng với tất cả các biện pháp đưa ra, trách nhiệm giải trình của Nhà nước được tiến hành trong nội bộ và với xã hội được nêu rõ thông qua các văn bản chỉ đạo như Chỉ thị 19/CT-TTg về trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật của người đứng đầu trong công tác thực hiện các biện pháp chống dịch. Theo đó, công tác chịu t...


Similar Free PDFs