Bản cuối cùng TKUD - Grade: 8.5 PDF

Title Bản cuối cùng TKUD - Grade: 8.5
Author Hong Khuyen Tran
Course Xác suất thống kê
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 27
File Size 1.3 MB
File Type PDF
Total Downloads 93
Total Views 479

Summary

ĐẠI HỌC UEHKHOA TÀI CHÍNHTIỂU LUẬNBỘ MÔN THỐNG KÊ - ỨNG DỤNGCHỦ ĐỀ: KHẢO SÁT VỀ NHU CẦU LỰA CHỌN VÀ SỬDỤNG SÀN ĐIỆN TỬ THƯƠNG MẠI CỦA GIỚI TRẺGiảng viên: Hà Văn SơnMã lớp học phần: 21C1STASinh viên: Hồ Bùi Ngọc VânPhạm Thị Thảo VânTrần Bùi Hồng KhuyênKhóa – Lớp: K47 – FNCTP Hồ Chí Minh, ngày 22 thán...


Description

ĐẠI HỌC UEH KHOA TÀI CHÍNH

TIỂU LUẬN BỘ MÔN THỐNG KÊ - ỨNG DỤNG CHỦ ĐỀ: KHẢO SÁT VỀ NHU CẦU LỰA CHỌN VÀ SỬ

DỤNG SÀN ĐIỆN TỬ THƯƠNG MẠI CỦA GIỚI TRẺ Giảng viên: Hà Văn Sơn Mã lớp học phần: 21C1STA50800538 Sinh viên: Hồ Bùi Ngọc Vân Phạm Thị Thảo Vân Trần Bùi Hồng Khuyên Khóa – Lớp: K47 – FNC04

TP Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 2021

LỜI CẢM ƠN Để thực hiện được dự án “Khảo sát về nhu cầu lựa chọn và sử dụng sàn thương mại điện tử về giới trẻ”, chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy Hà Văn Sơn - Giảng viên bộ môn Thống kê Ứng dụng trong Kinh tế & Kinh doanh, đã hết lòng tận tâm hướng dẫn, giúp chúng em sửa lỗi và rút ra kinh nghiệm để nhóm có thể hoàn thành báo cáo này một cách hoàn hảo nhất. Ngoài ra, chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn, các anh/ chị đã dành ra chút ít thời gian để giúp nhóm chúng em hoàn thành dự án này một cách rõ ràng và khách quan nhất. LỜI CAM KẾT Nhóm chúng mình xin cam kết trong quá trình làm bài khảo sát này, thông tin cá nhân của mọi người sẽ được bảo mật. Đồng thời, những số liệu và kết quả nghiên cứu được sử dụng trong dự án này là trung thực, hoàn toàn được thu nhận từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng, là thông tin đáng tin cậy và không sao chép của bất kỳ dự án nào khác. MỤC LỤC Lời cảm ơn……………………………………………………………………………………...2 Lời cam kết……………………………………………………………………………………..2 Danh mục bảng biểu…………………………………………………………………………...2 Danh sách thành viên …..………………………………………………………………...…...4 Phần I: Thông tin nghiên cứu I. Sơ lược về thương mại điện tử ở Việt Nam:……………………………………….4 1. Thương mại điện tử là gì? …………………………………………………………….….4 2. Sàn thương mại điện tử tại Việt Nam……………………………………………….……5 2.1. Xu hướng phát triển THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Việt Nam………………………….5 2.2. Các sàn thương mại điện tử chính tại Việt Nam……………………………………..6 II. Giới thiệu đề tài…………………..……………………………………………….…7 1. Mục tiêu đề tài ……………………………………………………………………….......7 2. Ý nghĩa đề tài ……………………………………………………………………….....…8 3. Phương pháp nghiên cứu: …………………………………………………………….….8 3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp…………………………………………….…..8 3.2. Phương pháp thống kê dùng để phân tích dữ liệu....……………..………………..…8 4. Cơ sở lý thuyết…………………………………………………………………………....8 Phần II: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 1. 2. 3. 4.

Độ tuổi…………………………………………………………………………..………..9 Giới tính………………………………………………..………………………….….....10 Mức thu nhập……………………………………………………………………….…...10 Nơi ở và việc mua hàng online…………………………………………………………11 2

5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14.

Lý do mua hàng online…………………………………………………………...…….12 Sàn thương mại điện tử giới trẻ hay dùng nhất………………………...………………12 Lý do chọn sàn thương mại điện tử đó……………..…………………………………..13 Mặt hàng thường mua………………………………………………………………......14 Chi phí sẵn lòng trả……………………………………………………………………..14 Số lần mua hàng trong một tháng…………………………………………………...….15 Sự hài lòng đối với sàn thương mại điện tử………………………………………….....16 Đánh giá về giá tiền…………………………………………………………………….17 Đánh giá về chất lượng sản phẩm………………………………………………............17 Đánh giá về mặt chăm sóc khách hàng…………………………………………………18

Phần III: KẾT LUẬN 1. Khuyến nghị cho doanh nghiệp…………………………………………………………19 2. Kết luận và đánh giá…………………………………………………………………… 20 2.1. Kết luận chung ……………………………………………………………………...20 2.2. Đánh giá thuận lợi và khó khăn……………………………………………………..21 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………22 PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………...22

3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ NHIỆM VỤ Họ tên

Nhiệm vụ

Mức độ tham gia dự án

Hồ Bùi Ngọc Vân

Phân tích dữ liệu, làm phần mở đầu, khuyến nghị, thu thập dữ liệu

33%

Phạm Ngọc Thảo Vân

Phân tích dữ liệu, làm phần mở đầu, hạn chế, thu thập dữ liệu

33%

Trần Bùi Hồng Khuyên

Phân tích dữ liệu, làm phần kết luận, form câu hỏi, thu thập dữ liệu, tổng hợp bài

34%

PHẦN I: THÔNG TIN NGHIÊN CỨU 3. Sơ lược về thương mại điện tử ở Việt Nam: Trong những năm gần đây, mua sắm theo hình thức online đang ngày càng trở nên phổ biến và gần gũi tại các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Ngoài ra, với sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 cùng những yêu cầu phải giãn cách, người tiêu dùng lại càng quan tâm hơn tới mua sắm trực tuyến. Trong đó, các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,... là những cái tên cực kỳ quen thuộc với các bạn trẻ hiện nay. Sự xuất hiện của các trang web mua sắm này đã mang lại rất nhiều tiện ích và thuận lợi tới người tiêu dùng, tuy nhiên chúng ta cũng không thể tránh khỏi những rủi ro khi mua sắm quá nhiều. Vì thế, để mang lại sự an tâm và thoải mái cho người mua khi dùng các trang mua sắm online này, chúng em đã làm ra đề tài này. Đồng thời khảo sát và đưa ra những kết luận về nhu cầu mua sắm online của những bạn đã và đang dùng nó. 1. Thương mại điện tử là gì?  Thương mại điện tử là gì? Một cách dễ hiểu hơn thì nó là việc mua bán sản phẩm hay dịch vụ qua Internet và các phương tiện điện tử khác, là một kênh bán hàng trực tuyến được nhiều chủ shop bán hàng hay các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm hàng hóa. Các giao dịch này gồm tất cả các hoạt động như: giao dịch, mua bán, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng,...  Thế giới ngày càng bùng nổ về mạng máy tính, con người có thể nhanh chóng giao tiếp và kết nối với nhau dễ dàng hơn thông qua nhiều loại dich vụ Internet. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực Thương mại điện tử ngày càng phát triển hơn. Thương mại điện tử có khả năng giúp ích rất nhiều cho những doanh nghiệp lớn nhỏ và người hưởng lợi nhất là khách hàng. Họ sẽ mua được sản phẩm rẻ hơn, nhanh hơn, hiệu quả và thuận lợi hơn, còn doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm của mình đến với thị trường một cách nhanh nhất, bán hàng thuận lợi hơn. 4

 Đi theo cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại thì đây còn gọi là một hình thức kinh doanh online phổ biến nhất hiện nay.Các sàn thương mại điện tử ra đời như một giải pháp hữu ích và thiết thực cho người tiêu dùng. Tạo môi trường kinh doanh và buôn bán trực tuyến tiện lợi cho cả bên bán và bên mua. Các sàn giao dịch thương mại điện tử này đã trở nên phổ biến tại nhiều nước hiện tại như Mỹ, Anh, Pháp và bắt đầu trở nên rầm rộ ở các nước Đông Nam Á những năm gần đây.  Vai trò của sàn thương mại điện tử là gì? Sàn thương mại điện tử đóng một vai trò như cầu nối liên kết nhiều cửa hàng cung cấp mọi sản phẩm, các công ty, doanh nghiệp đến với khách hàng đa dạng và rộng rãi và được truy cập thường xuyên trên các trang thương mại điện tử để tìm kiếm sản phẩm.Những sàn thương mại điện tử lớn trên thế giới: Amazon, Taobao, Ebay, Alibaba, Walmart, Best Buy. Top sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam: Lazada, Shopee, Sendo, Tiki Ví dụ về 1 số trang thương mại điện tử nổi tiếng:

2. Sàn thương mại điện tử tại Việt Nam 3.1. Xu hướng phát triển THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Việt Nam

5

Nguồn: Statista 

Các ngành hàng tăng trưởng mạnh trên THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ bao gồm thời trang, điện tử, đồ chơi, nội thất, thiết bị và chăm sóc cá nhân…



Độ tuổi có nhu cầu mua sắm trên E-commerce nhiều nhất là 25-34, nhưng hiện nay đang có xu hướng kéo giãn (16-36)



Trong những người đang sử dụng THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, nữ giới chiếm 50.5% và nam giới chiếm 49.5%.



Về thu nhập, người ở mọi mức thu nhập (thấp, trung bình, cao) đều tham gia mua sắm trên Ecommerce. 2.2. Các sàn thương mại điện tử chính tại Việt Nam Mặc dù sân chơi hiện nay có sự tham gia của rất nhiều sàn lớn nhỏ, nhưng có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường và người tiêu dùng vẫn là 4 cái tên: Tiki, Shopee, Lazada, Sendo. TIKI  Thành lập vào tháng 3/2010  Hệ sinh thái Tiki đang vận hành bao gồm: TikiNOW Smart Logistics; Ticketbox; Tiki Trading  Nhà đầu tư chính: Sea, TenaJD.com, Vinagame Corporation, STICcent  Hình thức kinh doanh: E-Marketplace; E-commerce sales website (thông qua Tiki Trading) SENDO  Thành lập vào tháng 9/2012  Công ty mẹ: Tập đoàn FPT 6

 Đầu năm 2020, có nhiều nguồn tin cho rằng Tiki và Sendo sẽ xáp nhập để tăng lợi thế cạnh tranh với 2 đối thủ đáng gờm còn lại. Tuy nhiên, thương vụ này dường như không thành do không đạt được một số thỏa thuận và cả 2 vẫn phát triển riêng lẻ. SHOPEE  Thành lập từ 2015  Có mặt tại 7 quốc gia: Singapore, Indonesia, Malaysia, Thailand, Taiwan, Việt Nam và Philippines.  Nhà đầu tư chính: Sea, Tencent  Hình thức kinh doanh: E-Marketplace; E-commerce sales website. LAZADA  Thành lập từ 2012 (trực thuộc tập đoàn Rocket Internet)  Có mặt ở 6 quốc gia Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, the Philippines, Singapore, Thailand và Việt Nam.  2016, chính thức được mua lại và trực thuộc Alibaba Group  Nhà đầu tư chính: Alibaba Group  Dạng thức kinh doanh: E-Marketplace; E-commerce sales website Các sàn thương mại điện tử đều đang tham gia cuộc chiến “đốt tiền” để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, dịch vụ cũng như những chiến dịch marketing. Các thương hiệu và sellers kinh doanh trên sàn có thể tiết kiệm được nhiều công sức, chi phí hơn so với tự vận hành shop riêng và chạy marketing cho doanh nghiệp. III. Giới thiệu đề tài 1. Mục tiêu đề tài: Tìm hiểu về các nhu cầu và thói quen sử dụng sàn thương mại điện tử để mua sắm của người trẻ Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn sàn thương mại điện tử của người trẻ. Đưa ra những khuyến nghị cho doanh nghiệp kinh doanh dưới hình thức thương mại điện tử. Áp dụng các lý thuyết, công thức và phương pháp thống kê đã được học trong bộ môn Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh vào thực tiễn 2. Ý nghĩa đề tài: Đối với nhóm nghiên cứu: dự án nghiên cứu này sẽ là căn cứ để đánh giá quá trình học tập và những kiến thức chúng em đã thu hoạch được từ môn Thống kê ứng dụng dụng trong kinh tế và kinh doanh Đánh giá được thực trạng mua sắm và các yếu tố tác động đến trải nghiệm khi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử của giới trẻ. Qua đó, rút ra được các điểm mạnh và điểm yếu của các sàn 7

thương mại điện tử ở Việt Nam mà giới trẻ quan tâm. Từ đó, đưa ra các giải pháp và phương án phù hợp cho các doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử khi nhắm đến phân khúc khách hàng là người trẻ 3. Phương pháp nghiên cứu: 3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp  Đối tượng khảo sát: những người có độ tuổi từ 16 - 24 tuổi  Thời gian khảo sát: 1/12/2021 – 14/12/2021  Số lượng mẫu khảo sát: 103  Công cụ thu thập dữ liệu: Google Form  Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu phi xác suất, tiện lợi.  Khu vực khảo sát: Những người trong độ tuổi khảo sát sinh sống ở TP. Hồ Chí Minh và những vùng lân cận. 3.2. Phương pháp thống kê dùng để phân tích dữ liệu:  Thiết kế phiếu khảo sát bằng bảng câu hỏi  Dùng thống kê mô tả mẫu  Bảng thống kê và các biểu đồ  Thống kê suy diễn để đưa ra kết quả và mối tương quan 4. Cơ sở lý thuyết.  Thị trường Thương mại điện tử ở Việt Nam là có tốc độ phát triển khá nhanh và vượt trội so với những nước khác trong Đông Nam Á. Việt Nam đang trở thành một “miếng bánh ngon” được các nhãn hàng, nhà bán lẻ, nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến. Để làm hài lòng khách hàng không phải là điều mà các doanh nghiệp giỏi dễ dàng đạt được bởi có những khách hàng rất khó tính. Sự hài lòng của khách hàng còn phụ thuộc vào sự kỳ vọng ban đầu của họ đối với dịch vụ. Sự kỳ vọng là một khái niệm thể hiện nhu cầu mong muốn của khách hàng trước khi sử dụng một nghiệp vụ nào đó, họ sẽ đánh giá và so sánh với chất lượng dịch vụ thực tế nhận được sau khi sử dụng. Nếu như chất lượng dịch vụ cao hơn kỳ vọng ban đầu: họ sẽ hài lòng và có xu hướng trong những lần tiếp theo họ sẽ nâng kỳ vọng lên một mức mới theo hướng tích cực và ngược lại khi chất lượng dịch vụ thấp. Suy ra, đối với một doanh nghiệp nên giúp khách hàng duy trì mức kỳ vọng để khách hàng có thể nâng cao giá trị cảm nhận và chất lượng dịch vụ.

8

Sự hài lòng của khách hàng là yếu tố quyết định tới sự tồn tại của bất kì hoạt động kinh doanh nào. => Giao diện kênh người bán, giá thành sản phẩm, chế độ chăm sóc-ưu đãi, giao hàng nhanh tiện lợi và chất lượng sản phẩm ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng và kỳ vọng của khách hàng. Phần II: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 1. Độ tuổi Bảng phân phối về độ tuổi Độ tuổi

Tần số

Tần suất

Tần suất phần trăm

16-18

19

0.18

18.45

18-26

83

0.81

80.58

Khác

1

0.01

0.97

Tổng

103

1.00

100

Theo kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng 103 mẫu điều tra, có 19 người ở độ tuổi 16 - 18 đã sử dụng các trang thương mại điện tử, chiếm khoảng 18% tổng số mẫu. Khoảng 83 trên 103 người ở trong độ tuổi từ 18 đến 26, chiếm đại đa số trong tổng số mẫu đã thu về được. Và như trên biểu đồ tròn cũng đã thể hiện, hầu như chỉ có 1 người trong độ tuổi khác đã mua sắm online. Những con số này tuy không được chính xác nhưng cũng đã phản ánh được một số thông tin cơ bản của đặc điểm của mẫu đã điều tra. Các trang mua sắm online hướ ng tới thị trường của những người trẻ và đặc biệt chú trọng việc phát triển những mặt hàng dành cho những người trong độ tuổi dưới 26, do nhu cầu cần phải thay đổi về gia dụng, mỹ phẩm, thời trang, phụ kiện công nghệ,.... Và hơn nữa cũng vì những người trong độ tuổi từ dưới 26 là những người còn khá trẻ, sẽ có xu hướng cập nhật nhiều thông 9

tin mới và cũng như biết nhiều về công nghệ ngày nay hơn so với những người trong độ tuổi từ 26 trở lên. 2. Theo giới tính: Bảng phân phối về giới tính

Giới tính

Tần số

Tần suất

Tần suất phần trăm

Nam

40

0.39

39.22

Nữ

62

0.61

60.78

Khác

0

0.00

0.00

1.00

100

TỔNG 102

0

39.22 60.78

Trong tổng số 102 câu trả lời đã nhận được, số lượng Nam Nữ Khác nữ là 62 ngườ i, chiếm khoảng 61% và số lượng nam là 40 người, chiếm khoảng 39% trong tổng số mẫu điều tra. Số lượng nữ giới chiếm khoảng lớn hơn một nửa trong tổng số mẫu đã điều tra. Điều này phản ánh khá đúng một thực tế trong xã hội đó chính là nữ giới sẽ có hứng thú trong việc mua sắm hơn là nam giới. Tuy nhiên, không phải vì thế mà nam giới sẽ không sử dụng các trang thương mại điện tử. Nam giới vẫn sẽ sử dụng các trang thương mại điện tử vì nó có thể đem đến nhiều tiện ích cho họ. Chúng ta sẽ khảo sát lí do vì sao cả nữ giới lẫn nam giới lại thích sử dụng Shopee ở những phần tiếp theo sau. 3. Mức thu nhập cá nhân: Bảng phân phối thu nhập Tần số

Tần suất

Tần suất %

< 500.000

41

0.40

40.20

500.000 – 1triệu

29

0.28

28.43

1 triệu - 2 triệu

11

0.11

10.78

> 2 triệu

21

0.20

20.59

TỔNG

102

1.00

100.0

Qua khảo sát, ta thấy 40.20% sinh viên có thu nhập (kể cả phần trợ cấp của bố mẹ) là dưới 500.000 một tháng chiếm tỉ lệ khá cao.

4. Nơi ở và việc mua hàng online

10

Bảng chéo tần số nơi ở và việc mua hàng online Nơi ở Bạn từng mua hàng online chưa ? Thành phố

Thị trấn, trung tâm huyện (không Nông thôn trực thuộc tỉnh)

TỔNG

14

19

95

Có ý định nhưng chưa 1 mua

1

4

6

Chưa từng

0

1

0

1

64

16

23

102

63

Đã từng

TỔNG

Bảng chéo tần suất nơi ở và việc mua hàng online (theo hàng dọc) Nơi ở Bạn từng mua hàng online chưa ?

Thành phố 98.44%

Thị trấn, trung tâm huyện (không Nông thôn trực thuộc tỉnh) 87.5%

82.61%

Có ý định nhưng chưa 1.56% mua

6.25%

17.39%

Chưa từng

0.0%

6.25%

0.0%

100%

100%

100%

Đã từng

TỔNG

Dựa vào bảng chéo theo hàng dọc, có thể thấy được người trẻ ở cả 3 khu vực “Thành phố”, “Thị trấn, trung tâm huyện (không trực thuộc tỉnh)” và “Nông thôn” đều có số phần trăm người đã từng mua hàng online chiếm cao nhất. Những người không phải ở thành phố lớn tuy điều kiện về đường sá và tiếp cận công nghệ chưa được tốt nhưng cũng đa số cũng quen thuộc với việc mua sắm online. Điều này có thể chứng tỏ được sự bùng nổ và phổ biến của các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam.

11

5. Lí do chọn mua hàng online

Dựa vào biểu đồ, ta thấy: Với 85/102 người tham gia khảo sát từ 16-24 tuổi cho thấy lý do tiện lợi, dễ sử dụng là cao nhất, chiếm 83.33% số lượng người tham gia khảo sát. Đứng thứ 2 và thứ 3 lần lượt là vì đa dạng hàng hóa và vì không có thời gian (Đa dạng hàng hóa 72.5% và không có thời gian 46.1%). Và những lý do ít phổ biến hơn là vì không bán gần khu vực ở (40.2%), vì ảnh hưởng từ những người xung quanh (11.8%) và một số lý do khác (4%). - Việc mua sắm trên trên các trang thương mại điện tử là phù hợp với điều kiện của nhiều người. Mua hàng online mang lại những trải nghiệm an toàn, dễ dàng, tiện lợi. Các ứng dụng mua hàng online luôn biết cách để thu hút khách hàng bởi những ưu đãi và khuyến mãi tốt nhất trong thế giới mua sắm trực tuyến đa dạng và sôi động. Các chính sách ưu đãi làm giá thành của những món đồ giảm đi nhiều nhưng chất lượng và độ đẹp mắt của chúng thì vẫn giữ vững phong độ. 6. Sàn thương mại điện tử người trẻ hay dùng

-

Thời đại 4.0 cùng với sự phát triển như vũ bão của internet, xu hướng kinh doanh trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử đang được rất nhiều doanh nghiệp, các nhà bán lẻ nhắm đến. Đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay, tuy nhiều biến động kinh tế đã xảy ra nhưng cũng đã góp phần làm cho các sàn thương mại điện tử tăng trưởng bứt phá. Vậy ở Việt Nam, đâu là sàn thương mại điện tử được những người trẻ tuổi thường xuyên sử dụng nhất ? Qua khảo sát ta thu được số liệu sau đây:

12

Dựa vào biểu đồ, rõ ràng Tiki, Shopee, Lazada và Facebook, instagram chính là 4 sàn thương mại điện tử được giới trẻ Việt Nam tin dùng nhiều nhất. Trong đó, Shopee có lượt chọn cao nhất chiếm tới 89 lượt, tiếp đó là Tiki với 41 lượt, Facebook, instagram với 34 lượt và cuối cùng là Lazada với 34 lượt chọn. Điều này là hợp lý bởi vì 4 sàn thương mại điện tử này cũng là những sàn giao dịch được đánh giá là có lượt truy cập nhiều nhất và là những thương hiệu nổi tiếng được nhiều người biết đến. Ngoài ra, người trẻ tuổi ở Việt Nam còn sử dụng các sàn thương mại điện tử khác như Sendo, Fahasa, Shein, Gearvn hay thậm chí là các sàn thương mại điện tử nước ngoài như Mercari, Amazon,.. 7. Lý do chọn sàn thương mại điện tử đó

Có thể thấy những người trẻ không chỉ dựa vào 1 yếu tố để quyết dịnh mua hàng online. Đa phần người mua sắm ở độ tuổi 16-24 đều chọn “Đa dạng mặt hàng” làm yếu tố đầu tiên khi mua hàng online, điều này cho thấy sự linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng của sàn thương mại điện tử. Tiếp theo đó chính là mục “Giá cả hợp lý” với 68 lượt chọn thể hiện giá cả trên các 13

nền tảng này phải chăng hay thậm chí là thấp hơn thị trường với những đợt khuyến mãi, giảm giá lớn thường xuyên. “Nhiều người dùng, có thể tham khảo ý kiến người mua trước” có lượt chọn cũng khá cao với 63 lượt chọn vì rõ ràng điều này mang lại cho ngườ i sử dụng niềm tin khi giao dịch và mua sắm trên sàn thương mại điện tử đó. Trong các lựa chọn thì 3 yếu tố “Đa dạng hình thức thanh toán- Giao hàng nhanh – Chất lượ ng sản phẩm ổn định” cũng nhận được những lượt chọn gần bằng nhau. 8. Mặt hàng người từ độ tuổi 16-24 tuổi thường chọn khi mua sắm online

Từ biểu đồ thanh, ta có thể thấy “Thời trang” và văn phòng phẩm chính là mặt hàng phổ biến nhất với người trẻ khi lựa chọn mu...


Similar Free PDFs