Báo cáo thực tập cơ sở ngành QTVP PDF

Title Báo cáo thực tập cơ sở ngành QTVP
Course Báo cáo
Institution Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Pages 30
File Size 741.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 391
Total Views 699

Summary

Download Báo cáo thực tập cơ sở ngành QTVP PDF


Description

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 Phần 1. QUÁT CHUNG VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ AN SƠN ................... 2 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ủy ban nhân dân xã An Sơn ............... 2 1.1.1. Giới thiệu khái quát về Ủy ban nhân dân xã An Sơn ................................. 2 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ủy ban nhân dân xã An Sơn ............ 2 1.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản .................................................................... 3 1.2. Nhiệm vụ chính và nhiệm vụ khác của Ủy ban nhân dân xã An Sơn ........... 4 1.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ ........................................................................... 4 1.2.2. Các hoạt động chính ................................................................................... 5 1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Ủy ban nhan dân xã An Sơn. ............... 6 1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy ................................................................................. 6 1.3.2. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận. ................................. 7 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác văn phòng tại Ủy ban nhân dân xã An Sơn. ................................................................................................................................ 11 1.4.1. Yếu tố bên trong ....................................................................................... 11 1.4.2. Yếu tố bên ngoài ....................................................................................... 12 Phần 2. CÁC NGHIỆP VỤ VĂN PHÒNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ AN SƠN ............................................................................................................................... 14 2.1. Đặc điểm của văn phòng tại Ủy ban nhân dân xã An Sơn .......................... 14 2.1.1. Cơ sở lý luận về đặc điểm của văn phòng tại Ủy ban nhân dân xã An Sơn ....................................................................................................................................... 14 2.1.2. Thực trạng về đặc điểm của văn phòng tại Ủy ban nhân dân xã An Sơn.15 2.2. Đặc điểm nhân sự văn phòng tại Ủy ban nhân dân xã An Sơn ................... 17 2.3. Quy trình giải quyết công việc văn phòng .................................................. 18 2.3.1. Cơ sở lý luận về giải quyết công việc văn phòng ..................................... 19 2.3.2. Thực trạng về giải quyết công việc văn phòng ........................................ 19 2.4. Tổ chức hội họp ........................................................................................... 19 2.4.1. Cơ sở lý luận về tổ chức hội họp .............................................................. 19 2.4.2. Thực trạng về tổ chức hội họp .................................................................. 20 2.5. Tổ chức các chuyến đi công tác cho lãnh đạo tại Ủy ban nhân dân xã An Sơn. ................................................................................................................................ 21 2.5.1. Lập kế hoạch chuyến đi công tác ............................................................. 21 2.5.2. Chuẩn bị cụ thể cho chuyến đi công tác ................................................... 22 2.5.3. Kết quả thực hiện kế hoạch công tác ........................................................ 22

2.6. Đón tiếp khách, nghe điện thoại và giải đáp thắc mắc tại Ủy ban nhân dân xã An Sơn. ..................................................................................................................... 23 2.6.1. Hoạt động đón tiếp khách tại cơ quan ...................................................... 23 2.6.2. Tiếp khách qua điện thoại ........................................................................ 23 2.6.3. Giải đáp thắc mắc của khách .................................................................... 23 2.7. Quản lý hồ sơ tài liệu tại Ủy ban nhân dân xã An Sơn ............................... 23 2.7.1. Nguyên tắc quản lý hồ sơ, tài liệu ............................................................ 23 2.7.2. Tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu ................................................................. 23 2.7.3. Tổ chức giải quyết quản lý hồ sơ ............................................................. 24 2.8. Đánh giá hiệu quả hoạt động văn phòng của Ủy ban nhân dân xã An Sơn 24 2.8.1. Thực hiện việc xử lý phàn nàn và khiếu nại............................................. 24 2.8.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng ..................................................... 24 Phần 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN ......................... 26 3.1. Đánh giá chung ............................................................................................ 26 3.1.1. Những ưu điểm trong các nghiệp vụ văn phòng tại Ủy ban nhân dân xã An Sơn. .......................................................................................................................... 26 3.1.2. Những hạn chế trong các nghiệp vụ văn phòng tại UBND xã An Sơn .... 26 3.2. Các đề xuất hoàn thiện ................................................................................ 26 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 28

LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay,cho dù quy mô của cơ quan, tổ chức lớn hay nhỏ, loại hình doanh nghiệp trong hay ngoài nước, đơn vị kinh tế hay hành chính sự nghiệp thì hành chính văn phòng vẫn là bộ phận mà các cơ quan, tổ chức nào cũng cần đến. Vì vậy, đối với các cơ quan, doanh nghiệp từ lâu Quản trị văn phòng đã rất được coi trọng và được áp dụng phổ biến trong các lĩnh vực như quản lý hành chính, quản trị nhân sự…Vì thế, nhân lực về văn phòng trở thành một nhu cầu tất yếu. Nhằm giúp sinh viên hiểu rõ về ngành học của mình cũng như áp dụng những lý thuyết đã học vào thực tiễn, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và Khoa Quản lý kinh doanh đã đề ra kế hoạch thực tập cơ sở nghành Quản trị văn phòng tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Đó cũng là dịp để cho sinh viên củng cố, tổng hợp lại kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức của một quản trị viên, là cơ hội cho sinh viên đúc rút những kinh nghiệm, giao tiếp phục vụ cho công tác sau này. Nội dung của bản báo cáo kiến tập được chia làm ba phần chính:  Phần 1: Khái quát chung về đơn vị thực tập  Phần 2: Các nghiệp vụ văn phòng tại đơn vị thực tập  Phần 3: Đánh giá chung và các đề xuất hoàn thiện Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cô, chú cán bộ tại Ủy ban nhân dân xã An Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tTrong quá trình thực tập cơ sở ngành tại Ủy ban nhân dân xã An Sơn, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, chú cán bộ tại đây cùng với sự chỉ bảo tận tình của cô Bùi Thị Kim Cúc - giảng viên trường Đại Học Công nghiệp Hà Nội đã giúp em có điều kiện thu thập các thông tin và số liệu cần thiết để hoàn thành tốt báo cáo kiến tập. Vì thời gian nghiên cứu có hạn, trình độ còn hạn chế nên bản báo cáo rất khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của mọi người để bài viết của em được hoàn thiện trong lần báo cáo sau. Em xin chân thành cảm ơn!

PHẦN 1. QUÁT CHUNG VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ AN SƠN 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ủy ban nhân dân xã An Sơn 1.1.1. Giới thiệu khái quát về Ủy ban nhân dân xã An Sơn - Tên đơn vị thực tập: Ủy ban nhân dân xã An Sơn. - Địa chỉ UBND: xã An Sơn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. - Vị trí địa lý: An Sơn là một xã nằm ở phía tây huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Xã có diện tích khoảng 5,38 km², dân số đến tháng 9 năm 2020 là 10.288 người. Nơi đây có địa hình tương đối bằng phẳng, ao hồ, sông ngòi quanh co chằng chịt, phía tây bắc là sông Thái Bình với 1,9 km đê cao tạo nên đường giao thông thủy lợi thuận l ợi từ Thành phố Hải Dương đi Lục Đầu Giang. Đường bộ liên xã nối liền các xã với trung tâm huyện, tạo cho An Sơn có vị trí quan trọng về kinh tế, quân sự. Xã An Sơn được chia thành 5 thôn: An Giới, Cõi, Quan Sơn, Hưng Sơn, Nhuế Sơn. Đến hết năm 2016 cả 5 thôn đều được công nhận danh hiệu Làng Văn Hóa, mỗi thôn đều có nhà văn hóa được xây dựng khang trang, s ạch đẹp. Hiện nay, trên địa bàn xã An Sơn có 3 trường học thuộc 3 cấp học, 1 trạm y tế đạt chuẩn, 1 bưu điện văn hóa xã. Những năm trước kia, An Sơn là một xã nông nghiệp thuần túy, tuy nhiên trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước và với lợi thế tiếp giáp đường 5 và các khu công nghiệp lân cận, một bộ phận lao động đã chuyển dần từ lao động sản xuất nông nghiệp sang lao động sản xuất t ại các khu công nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, đời sống nhân dân được cải thiện. Bộ mặt xã có nhiều thay đổi rõ nét, nhiều nhà cao tầng được xây dựng, đường giao thông nông thôn được bê tông hóa. Đặc biệt, trong 5 năm trở lại đây cùng với phong trào xây dựng Nông thôn mới trong cả nước, các lớp cán bộ và nhân dân xã An Sơn đã tích cực xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí. UBND xã An Sơn nằm tại thôn Cõi là trung tâm của xã, nằm ở phía tây huyện Nam Sách, cách trung tâm huyện 13km, cách trung tâm tỉnh Hải Dương 15 k m, có vị trí địa lý như sau: - Phía bắc giáp xã Hiệp Cát - Phía nam giáp xã Nam Hồng - Phía đông giáp xã Nam Chính, Nam Trung - Phía tây giáp Thành phố Hải Dương - Phía tây bắc giáp sông Thái Bình. Trên địa bàn có 2 tuyến giao thông huyết mạch chạy qua:là Tỉnh lộ 390B và đường liên xã An Sơn – Nam Hồng, cùng với hệ thống đường thủy nội địa, liên thôn hoàn thiện là điều kiện thuận lợi để nhân dân mở rộng giao lưu, phát triển kinh t ế, văn hóa- xã hội với các địa phương khác. - Quy mô hiện t ại: UBND xã An Sơn đạt diện tích khoảng 1000m2 với dãy nhà 2 tầng đảm bảo đầy đủ các phòng làm việc và hội trường sinh hoạt xã. Bên cạnh đó, hiện nay xã đang tiến hành xây dựng thêm khu nhà làm việc mới. 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ủy ban nhân dân xã An Sơn - Từ năm 1975 đến tháng 11/1997: thuộc xã An Sơn, huyện Nam Thanh, t ỉnh Hải Hưng. 2

- Từ tháng 11 năm 1997 : Tái lập UBND xã An Sơn, huyện Nam Sách. - Tháng 12 năm 1997: Nhận đơn vị lực lương anh hùng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới. - Tháng 1 năm 2018: Đón xã chuẩn về nông thôn mới. - Tháng 1 năm 2019: Xây dựng thêm khu nhà làm việc mới của UBND xã. - Từ năm 2019 đến nay: Thực hiện các hoạt động của UBND xã. Hình 1: Trụ sở UBND xã An Sơn

(Nguồn: Trang thông tin điện tử xã An Sơn-Nam Sách-Hải Dương)

1.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản Bảng 1. Một số chi tiêu cơ bản

So sánh TT

CHỈ TIÊU

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 20182019

20192020

Doanh thu các hoạt động Lợi nhuận Số công nhân viên: - Số lượng - Trình độ ( Nguồn: Theo báo cáo kế toán của UBND xã An Sơn năm 2020 )

3

1.2. Nhiệm vụ chính và nhiệm vụ khác của Ủy ban nhân dân xã An Sơn 1.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ * Trong lĩnh vực kinh tế Hàng năm UBND xã An Sơn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch đó. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước, và các công trình văn hóa theo quy định của pháp luật; Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luậ *Trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi và tiểu thủ công nghiệp Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình,kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi; Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều trên địa bàn xã. Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng tài nguyên nguồn nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát triển các ngành, nghề mới. * Trong lĩnh vực xây dựng, qiao thông vận tải Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo phân cấp; Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định. Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm lòng, lề đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật. Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật. 4

* Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội,văn hoá và thể dục thể thao Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ, phổ cập giáo dục cho những người trong độ tuổi. Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên quản lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn. Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng,chống các dịch bệnh. Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật. Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật. Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa. Tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương theo quy định của pháp luật. Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở địa phương. * Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương. Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự,an toàn xã hội; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh. Thực hiện biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương. Quản lý hộ khẩu, tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người nước ngoài ở địa phương. * Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật. Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền. Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. 1.2.2. Các hoạt động chính - Hoạt động đón tiếp dân tại cơ quan - Tiếp khách, tiếp dân qua điện thoại - Giải đáp và giải quyết thắc mắc, khiếu nại, phàn nàn của dân 5

- Tiếp nhận, phân loại, giải quyết, quản lý và lưu trữ các hồ sơ, tài liệu, văn bản đến và văn bản đi. - Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã. - Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền. - Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương. - Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã. - Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã.

1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Ủy ban nhan dân xã An Sơn. 1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Bảng 1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của UBND xã An Sơn

6

1.3.2. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận. * Chủ tịch UBND xã - Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủ y ban nhân dân xã; - Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật; - Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật; - Giải quyết khiếu nại, t ố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật; - Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; - Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật; - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền * Phó chủ tịch UBND xã - Phó Chủ tịch UBND thị xã được Chủ tịch UBND thị xã phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác, chỉ đạo một số cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc UBND thị xã và UBND xã , phường. - Phó Chủ tịch UBND thị xã chịu trách nhiệm cá nhân về công tác của mình trước UBND, Chủ tịch UBND thị xã; đồng thời cùng các thành viên khác của UBND thị xã chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND thị xã trước HĐND thị xã và UBND tỉnh. - Trong lĩnh vực công tác được phân công, Phó Chủ tịch UBND thị xã có nhiệm vụ, quyền hạn: + Chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách phù hợp với Nghị quyết của HĐND thị xã, Quyết định, Chỉ thị của UBND thị xã, quy hoạch ngành, quy hoạch tổng thể của các cơ quan Nhà nước cấp trên và đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. + Được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch UBND thị xã trong việc quyết định, giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về quyết định đó. + Báo cáo và đề xuất với Chủ tịch UBND thị xã xem xét, quyết định xử lý kịp thời công việc liên quan đến lĩnh vực được phân công phụ trách đã phối hợp xử lý nhưng ý kiến chưa thống nhất. - Phó Chủ tịch UBND thị xã ngoài việc thực hiện trách nhiệm và phạm...


Similar Free PDFs