Báo cáo về thị trường trà và trà sữa tại Việt Nam - Kinh tế vi mô PDF

Title Báo cáo về thị trường trà và trà sữa tại Việt Nam - Kinh tế vi mô
Author Huy Vũ Đức
Course Marketing
Institution Đại học Hoa Sen
Pages 30
File Size 1.2 MB
File Type PDF
Total Downloads 132
Total Views 340

Summary

Download Báo cáo về thị trường trà và trà sữa tại Việt Nam - Kinh tế vi mô PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ

ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG TRÀ, TRÀ SỮA TẠI VIỆT NAM

STT Nhóm:

Nhóm 3

Thời gian thực hiện:

Học kỳ 20.1A

Giảng viên hướng dẫn:

Ths. Lê Hữu Đức

STT 1 2 3 4 5

MSSV 22014464 22013768 22000363 22010150 22012515

Họ và Tên Nguyễn Quang Huy Vũ Đức Huy Nguyễn Văn Hùng Lê Đỗ Khoa Lường Quang Kiệt

Đóng góp 100% 100% 100% 100% 100%

L ời ngỏ, Bài nghiên cứu “Thị trường trà, trà sữa tại Việt Nam” là một bài nghiên cứu được hoàn thành bởi công sức và tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhóm trong thời gian qua. Cùng với đó là tính đoàn kết và kỉ luật cao của mỗi cá nhân với tập thể để từ đó cho ra một bài nghiên cứu giúp cho chúng ta có cái nhìn cụ thể và khái quát hơn về thị trường tiềm năng này tại Việt Nam. Trước hết, tập thể chúng tôi cũng không quên những lời cảm ơn chân thành thầy Lê Hữu Đức, giảng viên trường Đại học Hoa Sen đã hỗ trợ và sự hướng dẫn nhiệt tình trong thời gian qua. Bên cạch đó, chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn những tác giả, tổ chức đã cung cấp cho chúng tôi những thông tin, phân tích những số liệu một cách chi tiết và đầy đủ trên các trang báo, những trang chuyên phân tích trên Internet. Điều này giúp chúng tôi tiết kiệm thời gian hơn để từ đó giúp chúng tôi có nhiều thời gian để chỉnh chu trong từ chữ và từng lời nói trong bài nghiên cứu này. Vì thời gian làm bài, kinh phí có giới hạn cũng như thiếu sót về mặt kinh nghiệm nên báo cáo này sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót cũng như những hạn chế nhất định nhưng chúng tôi hy vọng sẽ giúp các bạn một phần nào đó có thêm những hiểu biết về thị trường vô cùng to lớn này tại Việt Nam.

Xin chân thành cảm ơn.

L ời mở đầu,

Để nói về thị trường trà sữa ở Việt Nam thì phải gọi đây là “mỏ vàng” cho các nhà đầu tư bởi vì lợi nhuận cao và doanh thu tốt mà nó đem đến.Theo đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, thị trường trà sữa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20% và đã đạt quy mô gần 300 triệu USD từ 2 năm trước. Ở tại cuộc khảo sát của một số công ty khác chỉ ra rằng: tại Việt Nam, trà sữa đang đứng thứ 2 về lượng người ưa chuộng sử dụng với 23% và hầu hết tập trung vào đối tượng là nữ giới (53%) và người trẻ từ 15 đến 22 tuổi (35%). Chính vì lẽ đó, mà thông qua báo cáo này nhóm chúng mình hy vọng có thể giúp mọi người có cái nhìn cụ thể và khách quan hơn về thị trường đầy to lớn và tiềm năng này.

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN  Mục tiêu thực hiện - Giới thiệu về thị trường trà sữa ở Việt Nam. - Mô tả hoạt động của 3 thương hiệu tiêu biểu : Phúc Long, GongCha, ToCoToCo. - Đưa ra nhận định, phân tích chung về thị trường và các thương hiệu. - Cung cấp cho người đọc có thêm thông tin về thị trường trà sữa.  Bảng phân công

Thành viên

Công việc

Nguyễn Văn Hùng

Thu thập thông tin về thương hiệu GongCha. Tổng hợp báo cáo.

Nguyễn Quang Huy

Thu thập thông tin về thương hiệu Phúc Long. Viết kết luận.

Lê Đỗ Khoa

Tổng hợp báo cáo . Phân tích, so sánh các thương hiệu. Thu thập thông tin về thương hiệu ToCoToCo.

Vũ Đức Huy Lường Quang Kiệt

Thu thập thông tin về quân sự, tình hình kinh doanh của các thương hiệu.

MỤC LỤC: L ời ngỏ,...............................................................................................................2 L ời mở đầu,........................................................................................................3 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN................................................................................4 I.

Giới thiệu quá trình chọn đề tài................................................................6 1.

Lí do chọn đề tài.....................................................................................6

2.

Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................6

3.

Đối tương nghiên cứu.............................................................................6

II. Tổng quan về thị trường............................................................................7 1.

Giới thiệu tổng quan về thị trường.......................................................7

2.

Thói quen của người tiêu dùng.............................................................8

3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường trà, trà sữa tại Việt Nam......10

III. Phân tích các thương hiệu chủ chốt.......................................................11 1.

Phuc Long Coffee & Tea......................................................................11 1.1 Tổng quan về công ty..........................................................................11 1.2 Marketing mix (4P).............................................................................11 1.3 Phân thích mô hình S.W.O.T............................................................13

2.

3.

IV.

V.

GongCha 貢茶......................................................................................15 2.1

Tổng quan về công ty.....................................................................15

2.2

Marketing mix (4P)........................................................................15

2.3

Phân tích mô hình S.W.O.T..........................................................16

TocoToco Tea.........................................................................................17 3.1

Tổng quan về công ty.....................................................................17

3.2

Marketing mix (4P)........................................................................18

3.3

Phân tích mô hình S.W.O.T..........................................................21

Phân thích chiến lược Marketing của 3 thương hiệu...........................22

1.

Về chất lượng sản phẩm......................................................................22

2.

Về giá của sản phẩm............................................................................22

3.

Về chính sách chiêu thị........................................................................23 Kết luận:....................................................................................................29

I.

Giới thiệu quá trình chọn đề tài 1. Lí do chọn đề tài - Trong 5 năm trở lại, có thể thấy được sự bùng nổ của ngành trà, trà sữa tại Việt Nam. Đây là một thị trường tiềm năng và được đánh giá là ngày một phát triển và có giá trị đầu tư vô cùng lớn. Để có thể tìm kiếm một không gian có đầy đủ sự sôi động chó những cuộc gặp gỡ bạn bè hoặc có thể là một nơi lí tưởng để bàn công việc cũng như là học tập thì những quán trà sữa là lựa chọn vô cùng thích hợp. Nắm được nhu cầu trên nên các quán trà sữa liên tục mở rộng, phát triển để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng cũng như có sự tham gia vào của các thương hiệu ngoại nhập đã khiến cho thị trường trà, trà sữa ở nước ta thêm phần náo nhiệt. - Thông qua bài báo cáo này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp mọi người hiểu thêm về thị trường cũng như cách thức vận hành nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng của các thương hiệu trong và ngoài nước.

2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định và nghiên cứu về thị trường trà, trà sữa tại Việt Nam. - Thông tin thị trường, thông tin về giá, marketing,… của từng thương hiệu.

3. Đối tương nghiên cứu -Về phía mục tiêu nghiên cứu lần này chúng tôi tập trung về những thương hiệu trà sữa tầm trung mà cuối cùng cụ thể là 3 thương hiệu Phúc Long, Koi Thé và TocoToco.

II.

Tổng quan về thị trường 1. Giới thiệu tổng quan về thị trường Tại Việt Nam, thị trường trà, trà sữa đang trên đà phát triển mạnh với tốc độ chóng mặt, số lượng cửa hàng tăng nhanh những năm gần đây. Vào năm 2017, mức tăng trưởng của thị trường trà sửa đạt ngưỡng 200%. Sau thời gian phát triển mạnh mẽ, thị trường trà sữa đang đi dần vào ổn định. Mới đây, theo đánh giá của Euromonitor: “thị trường đang có hơn 100 thương hiệu cùng nhau phân chia miếng bánh trị giá gần 300 triệu USD với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20%.” Dẫu cho sự cạnh tranh khốc liệt, một số thương hiệu vẫn không ngừng củng cố, mở rộng và phát triển thương hiệu tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội như: DingTea, ToCoToCo, GongCha, Phúc Long…

2. Thói quen của người tiêu dùng

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường trà, trà sữa tại Việt Nam - Chính sách của chính phủ. - Mức độ phát triển của các sản phẩm thay thế (bia, sữa chua, cà phê). - Ảnh hưởng của công nghệ nếu không biết kịp xu thế( Delivery).

III. Phân tích các thương hiệu chủ chốt 1. Phuc Long Coffee & Tea 1.1 Tổng quan về công ty

Ra đời vào năm 1968 tại cao nguyên chè Bảo Lộc (Lâm Đồng) với phương châm mang tới khách hàng những sản phẩm chất lượng. Hoạt động với phương châm “Chất lượng khởi nguồn từ đam mê”, hiện tại Phúc Long đã có khoảng hơn 70 cửa hàng và đang có định hướng phát triển trải dài từ Nam ra Bắc

1.2 Marketing mix (4P) 1.2.1 Sản phẩm (Product)  Xuất khẩu các loại sản phẩm về trà và cà phê.  Tại cửa hàng, kinh doanh đa dạng các loại sản phẩm từ bánh ngọt, bánh mặn cho tới các loại thức uống  Thực đơn phong phú cho khách hàng chọn lựa với hơn 63 vị trà sữa. Về cà phê cũng có những sản phẩm nổi bật như coffee caramel, cappuccino, vanilla,…  Ngoài ra, ngoài dòng sản phẩm về trà và cà phê, Phúc Long cũng có những dòng sản phẩm khác được giới trẻ yêu thích: Đá cay và hồng trà.

1.2.2 Giá cả (Price)  Dựa trên điểm mạnh là trà và cà phê, Phúc Long xây dựng mức giá hợp lý. Hướng tới tất cả mọi người, từ người đi làm cho tới du khách , học sinh và sinh viên nên mức giá của hãng phải ở mức tầm trung, hợp với túi tiền của đa số mọi người.  Sản phẩm Phúc Long có giá dao động từ 30k tới 65k. Menu nêu rõ giá theo kích cỡ nên người mua có thể chủ động trong việc chọn lựa để phù hợp với nhu cầu và thu nhập của từng người.

1.2.3 Địa điểm (Place)  Trải qua hơn 50 năm phát triển, Phúc Long có khoảng 50 cửa hàng tại 6 tỉnh, thành khắp cả nước. Các cửa hàng phần lớn tập trung ở Sài Gòn và Hà Nội.  Tại Sài Gòn, không quá khó để bắt gặp các cửa hàng Phúc Long, vì các chi nhánh của Phúc Long được phân chia đều từ các quận xô bồ, sầm uất như quận 1,3…đến các quận nhỏ lẻ trong thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu cho mọi người có thể dễ đi lại và thỏa thích niềm đam mê với Phúc Long.  Ở các quận như Tân Bình, Tân Phú thì Phúc Long cũng có những cửa hàng ở những trung tâm tấp nập người qua lại.

1.2.4 Chiêu thị (Promotion)  Tận dụng hoàn toàn social media: Trang của Phúc Long trên FB là Phuc Long Coffee & Tea đã gần đạt được 400.000 lượt thích, là nhân tố quan trọng trong việc quản bá thương hiệu Phúc Long.  Khai thác công nghệ phát triển: Marketing trên những ứng dụng giao hàng bằng các thường xuyên giảm giá sản phẩm và tặng voucher online.

1.3 Phân thích mô hình S.W.O.T

1.3.1 Điểm mạnh (S)  Tuy xuất hiện sau các ‘ đàn anh ‘ như Starbucks hay Coffee Bean nhưng Phúc Long vẫn kịp đuổi theo các anh lớn. Hiện nay Phúc Long đã có 6/10 cửa hàng ở quận 1- quần sầm uất và được mọi người ưa chuộng chọn làm nơi để vui chơi và khám phá. Mọi người có thể bắt gặp các cửa hàng Phúc Long song với các anh lớn nhưng giá cả lại phải chăng hơn các đàn anh, đánh vào tất cả thể loại mọi người có thể đến thưởng thức.  Việt Nam xưa nay nổi tiếng là 1 trong những nước sản xuất trà và cà phê nhiều nhất thế giới. Và người Việt cũng có sở thích và thói quen dùng trà, cà phê mỗi sáng. Do đó, khi từ mới ra mới, Phúc Long đã thu hút được sự chú ý lớn và sự yêu thích của khách hàng trong nước.

 Là thương hiệu lâu đời, tuy nhiên Phúc Long vẫn biết phá cách để đáp ứng nhu cầu cho giới trẻ hiện nay. Phúc Long luôn tìm hiểu về vấn đề ngày nay mà mọi người mong muốn nên Phúc Long đã luôn luôn tìm ra những loại thức uống chứa những thành phần làm đẹp cho da và sức khỏe.

1.3.2 Điểm yếu (W)  Có mặt ở những địa điểm tấp nập ở thành phố cũng vô tình làm Phúc Long phải chịu những khoản chi đắt đỏ.  Vì là một Brand coffee nội địa nên vẫn còn hạn chế sự phát triển vươn ra tầm quốc tế, với các nước bạn…

1.3.3 Cơ hội (O)  Về giá cả: Phúc Long đã nhạy bén khi đưa ra mức giá khéo léo để đánh vào tất cả mọi người có thể thưởng thức được.  Menu đa dạng gồm có cả thức uống và đồ ăn nên thuận tiện cho mọi khách hàng có thể thưởng thức  Là thương hiệu nội địa nên sẽ được nhiều người trong nước chú ý và quan tâm đến hơn .  Các chi nhánh được trải đều khắp các quận nên mọi người có thể dễ dàng tìm thấy một cách nhanh chóng.  Giờ giấc, Không gian.. phù hợp cho mọi người có thể vui chơi, làm việc hay cần một khoảng lặng để thư giản sau một ngày dài mệt mỏi.

1.3.4 Thách thức (T)  Là thương hiệu nội địa đang phát triển, tuy nhiên đang có nhiều thương hiệu trà, trà sữa của nước ngoài xâm nhập vào để đánh vào sở thích của giới trẻ ngày nay.  Phúc Long được biết đến với thế mạnh là về trà. Tuy nhiên nếu chỉ vòng quanh mãi một sản phẩm thì giới trẻ ngày càng ngày sẽ nhạt dần sau khi đã có một trải nghiệm dài về sản phẩm đó. Thách thức với Phúc Long là phải đưa ra nhiều sản phẩm đa dạng đến với khách hàng và đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

2. GongCha 貢茶 2.1 Tổng quan về công ty - Tên gọi GongCha xuất phát từ tiếng Hoa có ý nghĩa là Trà cung đình. Ngày xưa, các loại trà tốt nhất được các vị hoàng thân thưởng thức. Ngày nay, GongCha mong muốn phục vụ đến khách hàng những loại trà tốt nhất, cũng như chính cái tên Gongcha. Thành lập năm 2006 tại Đài Loan, GongCha đã phát triển thành chuỗi cửa hàng với 1500 cửa hàng trên khắp 19 quốc gia và con số vẫn không ngừng tăng nhanh. Qua nhiều nở lực không ngừng nghỉ, GongCha đã trở thành 1 thương hiệu phổ biến ở nhiều quốc gia và trở thành thương hiệu đáng tin cậy hàng đầu trên thế giới. - 11/10/2014, GongCha được công ty TNHH Golden Trust chính thức đưa vào hoạt động tại Việt Nam. Qua hơn 5 năm vận hành, công ty TNHH Golden Trust – đơn vị nhượng quyền của GongCha tại Việt Nam, đưa thương hiệu trở thành một trong những điểm đến ưu thích của các bạn trẻ yêu thích trà sữa, bên cạnh mong muốn được thưởng thức các sản phậm -uy tín và chất lượng. Đến hiện nay, GongCha đã có khoảng 45 chi nhánh trên toàn quốc.

2.2 Marketing mix (4P) 2.2.1 Sản phẩm (Product)  Hương vị: Có thể nói GongCha là một trong những thương hiệu có menu ấn tượng nhất với muôn vàn các loại trà sữa

trên thị trường. Bên cạnh các vị trà sữa quen thuộc, GongCha còn sáng tạo thêm nhiều hương vị mới: bí đao, cà phê, trà xanh, trà alisan, trà đen, Oolong, Earl Grey.  Topping: Cũng giống như hương vị, phần topping cũng rất đa dạng và phong phú cho chúng ta thỏa sức chọn lựa.

2.2.2 Giá cả (Price) Giá cả phù hợp cho mức sống của các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội. Hơi cao ở những tỉnh thành khác. Nhưng nhìn chung giá cả cũng nằm ở mức hợp lí vì sản phẩm chất lượng. Bên cạnh đó, GongCha cũng thường xuyên giảm giá cho các sản phẩm.

2.2.3 Địa điểm (Place)  Tới nay GongCha có khoảng 45 cửa hàng trên toàn quốc.  Không chỉ xuất hiện ở những trung tâm thương mại, trung tâm thành phố. Ở những thành phố lớn, GongCha phân bố rộng khắp địa bàn thành phố.

2.2.4 Chiêu thị (Promotion) Bên cạnh trang web bán hàng, GongCha cũng lên nhiều chiến dịch quảng bá hình ảnh:  Giảm giá các sản phẩm để khách hàng mới có cơ hội tiếp cận.  Mời các ngôi sao “hạng A” làm đại sứ thương hiệu.  Quảng cáo trực tiếp trên các nền tảng giải trí và mạng xã hội.

2.3 Phân tích mô hình S.W.O.T 2.3.1 Điểm mạnh (S)

 Là thương hiệu trà uy tín hàng đầu, có sẵn tiếng tăn trên thế giới.  Xâm nhập vào thị trường Việt Nam khá sớm, trước Koi lẫn TenRen.  Menu đa dạng với nhiều loại vị trà sữa, topping từ truyền thống cho tới mới mẻ.  Nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Đài Loan.  Ứng dụng công nghệ tốt (Các ứng dụng delivery).  Đội ngủ nhân viên trẻ, than thiện và niềm nở với khách hàng. Bên cạnh đó là thái độ làm việc nhanh (Dù khách đông nhưng vẫn trả hàng cho khách sớm nhất có thể, thường là 20 phút).  Dịch vụ giữ xe chuyên nghiệp, khách không mất tiền giữ xe.

2.3.2 Điểm yếu (W)

 Chưa kiểm soát tốt chất lượng của hệ thống nhượng quyền thương hiệu.

 Giá cả khá cao ở những tỉnh khác ngoài thành phố.

2.3.3 Cơ hội (O)

 Thu nhập người dân ngày càng được cải thiện, đồng nghĩa với việc đối tượng khách hàng sẽ ngoài càng phong phú.  Có nguồn vốn mạnh từ công ty, cộng với hệ thống nhượng quyền thương hiệu. GongCha có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường.  Xu hướng sử dụng trà sữa tăng và ngành trà sữa càng ngày phát triển.

2.3.4 Thách thức (T)  Nhiều đối thủ khác nhau : Ở Sài Gòn, hơn 2000 cửa hàng trà sữa lớn nhỏ cạnh tranh và con số đang không ngừng tăng nhanh.  Hình ảnh ngành bị đe dọa: nhiều cửa hàng bị phát hiện sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc.  Hình ảnh thương hiệu bị đe dọa: Chưa quản lí tốt các cửa hàng nhượng quyền, có thể làm thay đổi cách nhìn của nhiều khách hàng với thương hiệu.  Thị yếu của ngành trà, trà sữa thay đổi liên tục.

3. TocoToco Tea 3.1 Tổng quan về công ty

Với khát vọng xây dựng một thương hiệu trà sữa thuần Việt, TocoToco đã mở cửa lần đầu vào năm 2013 với phương châm sử dụng nguồn nguyên liệu việt và chế biến ra những thức uống ngon, an toàn. Được pha chế từ trà Mộc Châu, trân châu từ sắn dây Nghệ An hay mứt dâu tằm từ Đà Lạt sẽ tạo ra những trải nghiệm mới lạ và thú vị nhất cho những vị khách của mình.

Từ sự mới lạ và khác biệt đó, thương hiệu TocoToco đã có các bước chuyển mình nhanh chóng và dần dần chiếm lĩnh thị trường trà sữa với trên dưới 200 cửa hàng trải dài khắp Việt Nam. Năm 2018 là cột mốc đáng nhớ khi ước mơ vươn xa ra nước ngoài của thương hiệu TocoToco đã chính thức trở thành hiện thực trên nước Mỹ và tiếp nối thành công tại Nhật Bản, Úc, Singapore, Hàn Quốc,…  CÔNG TY CP TM & DV TACO VIỆT NAM  Địa chỉ: Tầng 2 tòa nhà T10, Times City Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội.    

Giấy phép kinh doanh: 0106341306 Ngày hoạt động: 22/10/2013 Ngày cấp lần thứ 14: 16/03/2017 Nơi cấp: Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội

 Slogan Với slogan “Fresh is Attitude”, mọi thức uống của thương hiệu TocoToco đều được chế biến từ các nguyên vật liệu tự nhiên, có chất lượng, tươi ngon và đảm bảo hợp vệ sinh.

 Logo Biểu tượng ngôi sao mỉm cười có ý nghĩa biểu hiện cảm xúc, tâm trạng của khách hàng khi được thưởng thức ly trà sữa thơm ngon. Hình ngôi sao mỉm cười được tạo nên từ 63 ngôi sao nhỏ tập trung xung quanh tượng trưng cho 63 tỉnh thành trên khắp đất nước Việt Nam, mong muốn đem đến những thức uống thơm ngon nhất cho mọi khách hàng trên cả nước.

3.2 Marketing mix (4P) 3.2.1 Sản phẩm (Product) Các sản phẩm của TocoToco không chỉ có các loại trà sữa mà còn được mở rộng thêm các loại đồ uống mới như trà hoa quả, macchiato, yakult, đá xay và đặc biệt là món chè Đài Loan Xueshan, chỉ có duy nhất ở TocoToco.

3.2.2 Giá cả (Price) - Chính sách giá của TocoToco phải chịu nhiều sự tác động, bao gồm các chi phí cố định và chi phí biến đổi: chi phí nguyên vật liệu, chi phí máy móc thiết bị, chi phí nhân sự, chi phí mặt bằng, thuế và các chi phí khác.

60,000 50,000 40,000 30,000 48,000 20,000

40,000

42,000

42,000

45,000

Yakult

Đá xay

Chè Xueshan

35,000

10,000 0 Trà s ữa

Trà hoa quả

Macchiato

- Các sản phẩm trà sữa của TocoToco được bán với giá trung bình là 40.000 đồng/ly, cao hơn so với trà hoa quả và thấp hơn so với các sản phẩm còn lại. Mức giá này có thể ...


Similar Free PDFs