Bo cau hoi on tap thi van dap BH PDF

Title Bo cau hoi on tap thi van dap BH
Course bảo hiểm
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 61
File Size 1.4 MB
File Type PDF
Total Downloads 28
Total Views 161

Summary

BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP THI VẤN ĐÁP BẢO HIỂM(Lớp tín chỉ: TMA402 – 12h ngày 10/7/2020 – Phòng B104) PHẦN LÝ THUYẾT (87 CÂU) Chương I: Khái quát chung về bảo hiểm (10 câu) Chương II: Bảo hiểm hàng hải (46 câu) Chương III: Bảo hiểm hàng không (7 câu) Chương IV: Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt (12 c...


Description

BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP THI VẤN ĐÁP BẢO HIỂM (Lớp tín chỉ: TMA402.1 – 12h ngày 10/7/2020 – Phòng B104) PHẦN LÝ THUYẾT (87 CÂU) Chương I: Khái quát chung về bảo hiểm (10 câu) Chương II: Bảo hiểm hàng hải (46 câu) Chương III: Bảo hiểm hàng không (7 câu) Chương IV: Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt (12 câu) Chương V: Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt (12 câu) PHẦN BÀI TẬP (8 CÂU) Chương I: Khái quát chung về bảo hiểm (10 câu) Câu 1: Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm. Khái niệm: Bảo hiểm là một chế độ bồi thường về mặt kinh tế, trong đó người BH cam kết sẽ bồi thường cho người được BH những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do các rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được BH đã đóng một khoản tiền, gọi là phí BH cho đối tượng bảo hiểm và theo điều kiện bảo hiểm đã quy định. Bản chất: - Bảo hiểm là một hoạt động kinh doanh và đối tượng kinh doanh của bảo hiểm chính là rủi ro - Bảo hiểm là sự di chuyển rủi ro từ người được bảo hiểm sang cho người bảo hiểm nhưng về mặt bản chất đó là sự phân tán rủi ro, chia nhỏ tổn thất giữa những người tham gia bảo hiểm với nhau, tuân theo quy luật số đông - Bảo hiểm là một biện pháp kinh tế giải quyết hậu quả của rủi ro về mặt tài chính Câu 2: Phân loại bảo hiểm.  Căn cứ vào cơ chế hoạt động của bảo hiểm - Bảo hiểm xã hội: Là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội (Luật BHXH 2014) • Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc (Luật BHXH 2014): Ốm đau, Thai sản, Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, Hưu trí, Tử tuất • Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện (Luật BHXH 2014): Hưu trí, Tử tuất - Bảo hiểm thương mại (BHTM): là biện pháp chia nhỏ tổn thất của một hay một số ít người khi gặp một loại rủi ro dựa vào một quỹ chung bằng tiền được lập bởi sự đóng góp của nhiều người cùng có khả năng gặp rủi ro đó thông qua hoạt động của công ty bảo hiểm (GT Bảo hiểm – Đại học KTQD) So sánh điểm khác nhau giữa bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại?

Bảo hiểm xã hội Mục tiêu mang tính xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận. Là chế độ BH của nhà nước, của đoàn thể XH hoặc của các công ty nhằm trợ cấp cho các viên chức nhà nước, người làm công, … trong trường hợp ốm đau, bệnh tật, bị chết hoặc bị tai nạn trong khi làm việc về hưu Tính chất, - Là loại BH bắt buộc. đặc điểm - Không tính tới từng loại rủi ro, mà chỉ tính trên % lương, không tính đến mức độ chịu rủi ro của mọi người. - Có rất nhiều loại hình của BH xã hội. - BH thất nghiệp cũng là quỹ mọi người đóng góp vào, trả cho người bị thất nghiệp. BH thất nghiệp có trục lợi BH. Mục tiêu

Bảo hiểm thương mại Mang tính chất kinh doanh, kiếm lời, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận

- Là loại BH không bắt buộc. - Người tham gia BH tham gia vì lợi ích của họ.

 Căn cứ vào quy định của pháp luật - Bảo hiểm bắt buộc: Là loại hình BH do nhà nước quy định về ĐKBH, mức phí BH và STBH tối thiểu mà người tham gia BH và người BH bắt buộc phải thực hiện  Áp dụng với các loại BH nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội (Luật KDBH 2000): - BHTNDS của chủ xe cơ giới - BHTNDS của HHK đối với hành khách - BNTN nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật - BHTN nghề nghiệp của DN môi giới bảo hiểm - BH cháy, nổ - Bảo hiểm tự nguyện: Là những loại hình BH trong đó, Nhà nước không quy định về ĐKBH, mức phí BH và số tiền BH tối thiểu của HĐBH  là loại BH không mang tích chất bắt buộc  Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm: - BH tài sản (property) : đối tượng BH là tài sản, của tập thể hay cá nhân bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ có giá. - BH con người (life) (BH con người nhân thọ và BH con người phi nhân thọ) : đối tượng BH là con người hay các bộ phận của cơ thể con người hay các vấn đề liên quan. - BH trách nhiệm (liability) : đối tượng BH là trách nhiệm dân sự của Người được BH đối với Người thứ ba hay đối với sản phẩm,…  Căn cứ vào phạm vi hoạt động: BH đối nội và BH đối ngoại  Căn cứ vào tính chất của bảo hiểm: - Bảo hiểm nhân thọ: BH cho trường hợp người được BH sống hoặc chết  Bảo hiểm sinh kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.  Bảo hiểm tử kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết trong một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.  Bảo hiểm hỗn hợp là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ.  Bảo hiểm trọn đời là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó.  Bảo hiểm trả tiền định kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. - Bảo hiểm phi nhân thọ: BH tài sản, TNDS và các nghiệp vụ BH không thuộc BHNT +BH hàng không +BH sức khỏe và tai nạn con người… Câu 3: Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm? Trị giá bảo hiểm và số tiền bảo hiểm có quan hệ với nhau như thế nào? - Trị giá bảo hiểm (Insurance Value - V): Là trị giá bằng tiền của tài sản , thường được xác định bằng giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm ký kết HĐBH, có thể bao gồm cả phí BH TS mới: V = giá mua + CP liên quan (nếu có) V hàng hóa = C+I+F = CIF Giá trị BH của hàng hóa là GT hàng hóa ghi trên hóa đơn ở nơi bốc hàng hoặc giá trị thị trường ở nơi và thời điểm bốc hàng cộng với chi phí BH, tiền cước VC và có thể cả tiền lãi ước tính Cách tính

- Giá trị BH của hàng hóa (V) = Giá trị hàng tại cảng đi (C = FOB) + Phí BH (I) + Cước phí VC (F) + Lãi dự tính (a%, nếu mua BH) V = C + I + F hay V = CIF + a% x CIF (a ≤ 10) - Các công ty BH thường tính GT BH theo công thức: V = (C + F) / (1 – R) hay V = [(C + F) / (1 – R)] * (1 + a%) TS đã qua sử dụng: + V = giá trị còn lại = nguyên giá – khấu hao + Với những tài sản không xác định được giá trị thị trường  V = giá trị đánh giá lại do Hội đồng thẩm định giá đưa ra. - Số tiền bảo hiểm (Insurance Amount - A): Là một khoản tiền (toàn bộ hay một phần giá trị bảo hiểm) do người được BH yêu cầu và được người BH chấp nhận, được ghi trong HĐBH, nhằm xác định giới hạn trách nhiệm của người BH trong bồi thường hoặc trả tiền BH Về mặt nguyên tắc A ≤ V A = V = (C + F)(1 + a) / (1 - R) A < V : số tiền bồi thường bằng giá trị tổn thất nhân với tỷ lệ A/V Trong hoạt động kinh doanh XNK, nếu số tiền bảo hiểm chỉ bằng trị giá hoá đơn hay giá FOB hoặc giá CFR của hàng hoá thì người được bảo hiểm chưa bảo hiểm đầy đủ giá trị hay bảo hiểm dưới giá trị (under insurance) Trong trường hợp bảo hiểm trùng ( mua bảo hiểm tại nhiều công ty khác nhau cho cùng một rủi ro, một giá trị bảo hiểm), nếu có sự kiện bảo hiểm xảy ra, thì:  Nếu các công ty bảo hiểm phát hiện: công ty bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết  Nếu các công ty bảo hiểm không phát hiện được : trục lợi bảo hiểm - Mối quan hệ giữa A và V: Số tiền bồi thường/ tiền trả BH ≤ A + BHTNDS và con người: A thỏa thuận giữa 2 bên + BH tài sản: A ≤ V - Bảo hiểm ngang/ đúng giá trị: A = V  STBT = GTTT ≤ V - Bảo hiểm dưới giá trị A < V  STBT = A/V x GTTT ≤ A - Bảo hiểm trên giá trị A > V  Trục lợi bảo hiểm (Cấm) Câu 4: Thế quyền trong bảo hiểm là gì? Tác dụng và điều kiện để thực hiện thế quyền. ND: Người BH, sau khi đã bồi thường, được phép thay mặt người được BH đi đòi người thứ ba bồi thường phần tổn thất thuộc trách nhiệm của người đó, trong phạm vi số tiền đã trả cho người được BH Tác dụng: - Đảm bảo nguyên tắc bồi thường được thực hiện - Chống lại hành vi rũ bỏ trách nhiệm của người thứ ba có lỗi Điều kiện thực hiện thế quyền: - Người được BH phải bảo lưu quyền khiếu nại người thứ ba cho người BH - Người BH phải đã thanh toán cho người được BH Ví dụ thực tế: nhà ông A có giá trị 100 000 USD, được mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm là 160 000 USD. Thợ điện điện đến sửa không may làm cháy nhà ông A toàn bộ. Khi đó, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho ông A 160 000 USD, với điều kiện là ông A phải cung cấp đầy đủ chứng từ, bằng chứng giúp công ty bảo hiểm có thể đòi bồi thường 160 000 USD từ thợ điện. Câu 5: Đối tượng bảo hiểm? Các loại đối tượng bảo hiểm? Đối tượng bảo hiểm: ĐTBH là đối tượng nằm trong tình trạng chịu sự đe dọa của rủi ro: tài sản, con người: tuổi thọ, sinh mạng, sức khỏe, tai nạn cá nhân, trách nhiệm dân sự: TNDS của một chủ thể là trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản hoặc về người của người thứ ba do lỗi của chủ thể đó gây ra.

Phân tích các loại đối tượng bảo hiểm - Tài sản: bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ có giá trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản. Các tổn thất của tài sản do hao mòn tự nhiên hoặc do nội tì của tài sản thường sẽ không được công ty bảo hiểm bồi thường, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. - Con người: đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp này là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người. Theo quy định của pháp luật VN, bên mua bảo hiểm chỉ được mua cho những người sau đây:  Bản thân bên mua bảo hiểm  Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm  Anh, chị, em, ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng  Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm - Trách nhiệm: là trách nhiệm dân sự, trách nhiệm nghề nghiệp, không phải trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này, công ty bảo hiểm chỉ phát sinh trách nhiệm nếu người thứ 3 yêu cầu người được bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra cho người thứ 3 trong thời hạn bảo hiểm. Người thứ 3 không có quyền trực tiếp yêu cầu công ty bảo hiểm trả tiền bồi thương. Câu 6: Nguyên tắc lợi ích BH. Lợi ích BH (quyền lợi có thể bảo hiểm): quyền lợi liên quan đến, gắn liền với hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của ĐTBH Người có lợi ích BH là người mà khi ĐTBH không an toàn sẽ dẫn họ đến một khoản thiệt hại về tài chính hoặc làm họ bị phát sinh một trách nhiệm pháp lý hoặc làm họ mất đi các quyền lợi được pháp luật công nhận. Nội dung của nguyên tắc lợi ích BH: - chỉ những người có lợi ích BH trong ĐTBH mới được ký kết HĐBH và HĐ đó mới có giá trị pháp lý. - Khi sự kiện BH xảy ra, muốn được bồi thường thì phải có lợi ích BH vào thời xảy ra tổn thất Lợi ích bảo hiểm có ý nghĩa to lớn trong bảo hiểm. Có lợi ích bảo hiểm mới được ký kết hợp đồng bảo hiểm. Trong bảo hiểm hàng hải, lợi ích bảo hiểm không nhất thiết phải có khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, nhưng nhất thiết phải có khi tổn thất xảy ra. Lợi ích cho người bảo hiểm : trên cơ sở thông tin mà người được bảo hiểm cung cấp, công ty bảo hiểm sẽ đánh giá mức độ rủi ro để quyết định có bảo hiểm hay khô ng hoặc nếu có bảo hiểm thì bảo hiểm với mức phí bào hiểm bao nhiêu. Lợi ích cho người được bảo hiểm : nếu như người được bảo hiểm trung thực tuyệt đối thì sẽ nhận được sự tư vấn của công ty bảo hiểm để giảm thiểu tối đa rủi ro xảy ra đối với tài sản. Ví dụ: công ty bảo hiểm sẽ tư vấn có nên thuê con tàu ABC nào đó để chở hàng hay không, cách đóng gói với loại hàng hóa X nào đó thì nên như thế nào là phù hợp…Nếu người được bảo hiểm không trung thực tuyệt đối thì sẽ không được bồi thường. Câu 7: Trình bày các biện pháp đối phó với rủi ro mà con người đã và đang áp dụng. Để đối phó với các rủi ro, con người thường áp dụng các biện pháp sau đây: a. Tránh rủi ro (risk avoidance) Tránh rủi ro là không làm một việc gì đó quá mạo hiểm, không chắc chắn. Nhược điểm: làm cho con người ta lúc nào cũng sợ sệt, không dám làm gì => không thu được kết quả gì. Đồng thời, biện pháp này không làm rủi ro biến mất (có thể tránh được rủi ro ở lĩnh vực này nhưng có thể gặp rủi ro ở lĩnh vực khác) b. Ngăn ngừa, hạn chế rủi ro (risk prevention) Ngăn ngửa, hạn chế rủi ro nghĩa là các công ty, cá nhân, tổ chức dùng những biện pháp để phòng, ngăn ngừa, hạn chế rủi ro và hậu quả của nó. Ví dụ như sử dụng hệ thông phòng cháy chữa cháy, hệ thống bảo vệ chống trộm cắp, các biện pháp bảo hộ lao động,... Nhược điểm: các biện pháp ngăn ngừa không phải lúc nào cũng hiệu quả, và cũng không làm rủi ro biến mất. c. Tự khác phục rủi ro (risk assumption)

Tự khác phục rủi ro nghĩa là các công ty, cá nhân dự trữ một khoản tiền nhất định để khi có rủi ro xảy ra thì dùng khoản tiền đó bù đắp khắc phục hậu quả. Nhược điểm: không phải ai cũng có sẵn tiền để dự trữ; tiền dự trữ không thể bù đắp được những rủi ro, tổn thất mang tính thảm họa; dự trữ có thể gây đọng vốn lớn trong xã hội nếu ai cũng dự trữ như vậy. d. Chuyển nhượng rủi ro (risk transfer) Chuyển nhượng rủi ro nghĩa là một cá nhân, công ty sẽ tìm cách chuyển nhượng rủi ro cho các công ty khác. Khi gặp rủi ro, các công ty khác đó phải bồi thường những thiệt hại do rủi ro đã thỏa thuận gây ra, còn người chuyển nhượng rủi ro phải trả một khoản tiền. Ưu điểm: không gây đọng vốn trong xã hội; phạm vi bù đắp rộng lớn; có thể bù đắp những rủi ro có tính chất thảm họa...và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay. Câu 8: Các nguyên tắc của bảo hiểm. a. Nguyên tắc bảo hiểm chỉ bảo hiểm một rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc chắn Rủi ro được bảo hiểm phải thỏa mãn các điều kiện sau: - xảy ra ngẫu nhiên, bất ngờ - Rủi ro có tính quy mô - Không phải rủi ro đầu cơ - Rủi ro không mang tính chất thảm họa - Rủi ro không trái với những chuẩn mực đạo đức và các quy tắc của xã hội - rủi ro được bảo hiểm phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tổn thất. b. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối Cả người BH lẫn người tham gia BH đều phải tuyệt đối trung thực, chân thành và tin tưởng lẫn nhau để tiến tới ký kết và thực hiện HĐBH. Nếu một trong hai bên vi phạm nguyên tắc này thì HĐBH đã ký vô hiệu  Xem điều 18,19,21,22 Luật KDBH 2000 (quy định TN và nghĩa vụ của hai bên nhằm thực hiện nguyên tắc tín nhiệm) c. Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm Lợi ích BH (quyền lợi có thể bảo hiểm): quyền lợi liên quan đến, gắn liền với hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của ĐTBH Người có lợi ích BH là người mà khi ĐTBH không an toàn sẽ dẫn họ đến một khoản thiệt hại về tài chính hoặc làm họ bị phát sinh một trách nhiệm pháp lý hoặc làm họ mất đi các quyền lợi được pháp luật công nhận. Nội dung của nguyên tắc lợi ích BH: - chỉ những người có lợi ích BH trong ĐTBH mới được ký kết HĐBH và HĐ đó mới có giá trị pháp lý. - Khi sự kiện BH xảy ra, muốn được bồi thường thì phải có lợi ích BH vào thời xảy ra tổn thất d. Nguyên tắc bồi thường • Không áp dụng cho BHNT v& BH tai nạn cá nhân Đội tượng trong BHNT và BH tai nạn cá nhân là con người. Tuổi thọ là sinh mạng của con người -> Không áp dụng NT bồi thường mà việc thanh toán, chi trả quyền lợi bảo hiểm được thực hiện theo NT khoán. Đối với các loại hình bảo hiểm khác như BH tài sản, BH trách nhiệm dân sự thì việc bồi thường sẽ được áp dụng theo NT bồi thường. Khi tổn thất xảy ra, DN bảo hiểm sẽ phải bồi thường một cách đầy đủ và kịp thời cho người được BH • Mục đích của bồi thường: Khôi phục tình trạng tài chính ban đầu cho người được bảo hiểm, không tốt hơn hoặc không kém hơn so với trước khi xảy ra tổn thất -> Đó là lý do tại sao BH có tác dụng làm triệt tiêu tổn thất, mang lại tình trạng TC ban đầu cho người được BH, nhưng người được BH cũng phải mất 1 khoản tiền phí BH để được BH của công ty BH. • Cơ sở bồi thường: giá trị tổn thất thực tế trong sự kiện BH  Xác định GTTT thực tế? Giá trị thị trường tại nơi và tại thời điểm xảy ra tổn thất (điều 46 Luật KDBH 2000)  Xác định STBT trên cơ sở đảm bảo tuân thủ các điều khoản và các nguyên tắc khác của HĐBH  Bồi thường đầy đủ: khôi phục lại cho người được BH tình trạng tài chính như ngay trước khi rủi ro xảy ra, nhưng đảm bảo tuân thủ các điều khoản và các nguyên tắc khác của HĐBH

- Các điều khoản đó là gì? Nếu tham gia BH ngang giá trị với A = V thì công ty BH họ sẽ bồi thường đầy đủ giá trị tổn thất phát sinh, STBT = GTTT. Nếu tham gia bảo hiểm dưới giá trị với A < V thì STBH = A/V . GTTT. Ta có A < V -> A/V A/V. GTTT < GTTT -> Công ty BH sẽ bồi thường số tiền nhỏ hơn giá trị tổn thất thực tế.  Điều khoản của HĐBH ngăn cản người BH thực hiện bồi thường đầy đủ: Khi mua BH A < V có nghĩa là chỉ trả phí BH (I = A.r) cho số tiền BH A < V, tức là chỉ mua BH tới A, không mua tới V, khoản chênh lệch V – A là người được BH tự bảo hiểm cùng với CT BH. Công ty BH chỉ chịu trách nhiệm < A. Nếu phí BH công ty bảo hiệm nhận được dựa trên số tiền BH A thì công ty BH vẫn thực hiện nghĩa vụ bồi thường đầy đủ.  Mức miễn thường: là một số tiền nhất định hay một tỷ lệ phần trăm của trị giá bảo hiểm V mà nếu tổn thất xảy ra nhỏ hơn mức miễn thường thì người được BH sẽ phải tự gánh chịu mà công ty BH sẽ không bồi thường. Công ty BH sẽ chỉ bồi thường khi tổn thất vượt quá mức miễn thường. VD: BH thân máy bay hay áp dụng mức miễn thường. Vietnam Airline ký với Bảo Minh hợp đồng BH thân máy bay cho máy bay Boeing 747 trị giá V=170 triệu USD. Mức miễn thường trong hợp đồng đó quy định là 5%V. Nếu tai nạn xảy ra, chiếc máy bay bị hư hỏng, chi phí sửa chữa phát sinh nhỏ hơn 5%V thì Vietnam Airline sẽ phải tự gánh chịu, Bảo Minh không bồi thường. Bảo Minh sẽ chỉ bồi thường khi giá trị tổn thất phát sinh lớn hơn 5%V  Phương pháp bồi thường: + MMT có khấu trừ: Khi tổn thất xảy ra và lớn hơn MMT, công ty BH sẽ bồi thường cho người được BH, nhưng số tiền bồi thường (STBT) đó không phải là giá trị tổn thất phát sinh mà là phần chênh lệch giữa GTTT phát sinh trừ đi MMT. + MMT không khấu trừ: Khi tổn thất xảy ra và lớn hơn MMT, công ty BH sẽ bồi thường đầy đủ giá trị tổn thất mà không khấu trừ MMT. Tại sao quy định MMT? + Nhằm mục đích tránh tổn thất phát sinh quá nhỏ, chi phí đòi bồi thường vượt quá TT phát sinh, việc bồi thường không hiệu quả. + Nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm của người được BH trong việc áp dụng các biện pháp ngăn ngừa rủi ro, đề phòng, hạn chế tổn thất. • Hình thức bồi thường: - bằng tiền - Sửa chữa tài sản bị thiệt hại - Bằng hiện vật (Thay thế tài sản bị thiệt hại) • Áp dụng hình thức bồi thường nào phụ thuộc quy định của: - HĐBH - Nguồn luật điều chỉnh - Tập quán bảo hiểm e. Nguyên tắc thế quyền ND: Người BH, sau khi đã bồi thường, được phép thay mặt người được BH đi đòi người thứ ba bồi thường phần tổn thất thuộc trách nhiệm của người đó, trong phạm vi số tiền đã trả cho người được BH Tác dụng: - Đảm bảo nguyên tắc bồi thường được thực hiện - Chống lại hành vi rũ bỏ trách nhiệm của người thứ ba có lỗi Điều kiện thực hiện thế quyền: - Người được BH phải bảo lưu quyền khiếu nại người thứ ba cho người BH - Người BH phải đã thanh toán cho người được BH Câu 9: Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại? Giống nhau: - Có tham gia đóng góp bảo hiểm thì mới được hưởng quyền lợi, không đóng góp thì không được đòi hỏi quyền lợi.

-

Bù đắp tài chính cho các đối tượng tham gia bảo hiểm khi họ gặp phải những rủi ro gây ra thiệt hại trong khuôn khổ bảo hiểm đang tham gia. - Lấy số đông bù số ít" tức là dùng số tiền đóng góp của số đông người tham gia để bù đắp, chia sẻ cho một số ít người gặp phải biến cố rủi ro gây ra tổn thất. (bản chất của bảo hiểm-the law of large number) Khác nhau: Bảo hiểm thương mại Bảo hiểm xã hội Mục tiêu Mang tính chất kinh doanh, hoạt động vì Phi lợi nhuận với mục đích an mục tiêu lợi nhuận sinh xã hội Phạm vi hoạt động Hoạt động bảo hiểm thương mại không chỉ Chỉ diễn ra trong phạm vi quốc diễn ra trong từng quốc gia mà còn trải gia rộng xuyên quốc gia Phạm vi hoạt động của bảo hiểm Kinh doanh có mặt ở tất cả các lĩnh vực của xã hội chỉ gói gọn trong sự đời sống kinh tế - xã hội như giao thông, nghiệp an sinh xã hội, điều ngân hàng...bao gồm cả bảo hiểm nhân thọ chỉnh trực tiếp đến người lao và bảo hiểm phi nhân thọ. động và các thân nhân Bắt buộc Tính chất, đặc điểm Không mang tính bắt buộc Tuân theo thỏa thuận giữa người bảo hiểm Theo luật lệ cụ thể Không tính đến rủi ro cụ thể và người được bảo hiểm Có tính đến rủi ro cụ thể Cách tính phí bảo hiểm Dựa trên khả năng xảy ra rủi ro của đối Xác định dựa trên tiên lương tượng bảo hiểm của người lao động Đơn vị quản lý Bộ Tài chính Bộ LĐTBXH Câu 10: Phí bảo hiểm? Phí bảo hiểm (Insurance Premium - I): Là khoản tiền mà người tham gia BH phải trả để nhận được sự bảo đảm trước các ...


Similar Free PDFs