Btlms- Nguyễn Minh Tâm - Lecture notes 1.3 PDF

Title Btlms- Nguyễn Minh Tâm - Lecture notes 1.3
Author Tâm Nguyễn
Course Microeconomics - UEH
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 32
File Size 1.1 MB
File Type PDF
Total Downloads 1
Total Views 165

Summary

ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH UEHKHOA NGÂN HÀNGBÀI TẬP LMS MÔN:MARKETING CĂN BẢNMã lớp HP : 21C1MARGiảng viên hướng dẫn: TSKH. Ngô Công ThànhSinh viên thực hiện : Nguyễn Minh TâmMSSV : 31201024824- THỰC HIỆN NĂM 2021 -Câu 1 :a) Marketing là gì? Tầm quan trọng của nó? Marketing là tiếp t...


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH UEH KHOA NGÂN HÀNG 

BÀI TẬP LMS MÔN:

MARKETING CĂN BẢN

Mã lớp HP

: 21C1MAR50300119

Giảng viên hướng dẫn: TSKH. Ngô Công Thành Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Minh Tâm

MSSV

: 31201024824

- THỰC HIỆN NĂM 2021 -

Câu 1: a) Marketing là gì? Tầm quan trọng của nó?  Marketing là tiếp thị - một hình thức phổ biến giúp kết nối với khách hàng, gồm tất cả những việc cần thực hiện để thu hút khách hàng đến với thương hiệu và duy trì mối quan hệ với họ.  Vai trò và tầm quan trọng của Marketing:  Đối với doanh nghiệp: - Marketing giúp phát triển doanh nghiệp: Các hoạt động nghiên cứu marketing giúp doanh nghiệp hiểu rõ môi trường kinh doanh, hiểu rõ đối thủ cạnh tranh. Từ đó xác định được những chiến lược marketing hỗn hợp, có những phương hướng hoạt động hiệu quả, tạo nên lợi thế cạnh tranh cao. - Giúp tăng doanh thu:Điều kiện tiên quyết trong các hoạt động Marketing là tạo ra lợi nhuận, nhanh chóng đưa sản phẩm mới ra thị trường để tiếp cận với khách hang, giúp cho doanh nghiệp tồn tại và có chỗ đứng trên thị trường. - Xây dựng mối quan hệ khách hàng: Giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng của mình, xác định được khách hàng của doanh nghiệp là ai, những đặc điểm của khách hàng, nhu cầu, mong muốn của khách hàng đối với doanh nghiệp. Từ đó làm cho hình ảnh thương hiệu được khắc sâu trong tâm trí khách hàng. - Tương tác nhanh và tìm kiếm khách hàng: Sự kết hợp giữa marketing và mạng xã hội đã mở rộng được phạm vi khách hàng; giúp kết nối, tương tác trực tiếp với khách hàng nhanh chóng và dễ dàng hơn nhờ vào sự phát triển không ngừng của mạng xã hội và các phương tiện truyền thông.  Đối với người tiêu dùng: Marketing giúp sáng tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới làm thỏa mãn, nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng. Thông qua hoạt động marketing, khách hàng có thể nắm bắt được nhiều thông tin và có sự so sánh giữa các mặt hành với nhau để đưa ra lựa chọn tốt nhất. Đồng thời, người tiêu dùng còn có thể trực tiếp phản hồi, góp ý về hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp để cải thiện sản phẩm tốt hơn.  Đối với xã hội:  Ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ ra đời phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.  Nâng cao hiệu quả của các khâu phân phối, đưa sản phẩm ra thị trường; tiết kiệm được thời gian, chi phí cho doanh nghiệp và khách hàng.  Theo kịp được tiến bộ khoa học, công nghệ hiện nay.

b) Hãy liệt kê tất cả các từ gắn liền với marketing? (Ví dụ: Marketing quốc tế, toàn cầu, du lịch...) Marketing quốc tế, Marketing truyền thống, Marketing tập trung, Marketing truyền miệng, Marketing online, Marketing toàn cầu, Marketing du lịch, Marketing sale, Marketing dịch vụ, Marketing hỗn hợp, Marketing xanh, Marketing xã hội, Marketing chiến lược, Marketing vô thức, Marketing ngược, Marketing nội địa,...

2

c) Người ta nói marketing là 4P đúng hay sai? Tại sao? Đúng. Vì 4P là 4 chữ cái đầu tiên để phát triển một chiến lược kinh doanh cốt lõi. Mô hình 4P trong Marketing mix (phối thức marketing) bao gồm: Product (sản phẩm hoặc dịch vụ), Price (giá), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến hay còn gọi là chiêu thị). Marketing 4P là một trong những mô hình marketing căn bản và nổi tiếng nhất, nó sẽ giúp bạn xác định những lựa chọn trong marketing về sản phẩm, kênh phân phối, giá cả và tiếp thị nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu mà còn giúp tăng cường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

d) Marketing- Mix là gì? Cho ví dụ minh họa?  Marketing mix (Marketing hỗn hợp) là cụm từ được đặt ra bởi E.Jerome McCarthy, dùng để chỉ tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường.  Marketing mix vốn được phân loại theo mô hình 4P gồm có: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến) được sử dụng trong hoạt động Marketing hàng hóa.  Với sự phức tạp và cải tiến của marketing hiện đại mà theo thời gian thì Marketing mix đã được phát triển thành Marketing 7Ps. Hiện nay, các chuyên gia marketing đã bổ sung thêm mô hình 3P gồm Process (quy trình), People (con người), và Physical Evidence (bằng chứng vật lý) để tăng cường sức mạnh cho hoạt động Marketing. Ví dụ: Chiến lược Marketing Mix của Coca Cola:  Coca Cola có hệ thống sản phẩm đa dạng (hơn 3500 sản phẩm) → Product.  Coca Cola hoạt động ở khắp nơi trên thế giới (42 nước trên toàn thế giới) → Place.  Chiến lược về giá của Coca Cola hết sức khôn ngoan, trở thành một trong những đối thủ cạnh tranh đáng gờm → Price.  Coca Cola có chiến lược quảng cảo thành công vang dội khắp thế giới cùng hoạt động CSR vô cùng mạnh mẽ → Promotion. e) Mã vạch hàng hóa các nước?  893 GS1 Việt Nam  000 – 019 GS1 Mỹ (United States) USA  030 – 039 GS1 Mỹ (United States)  050 – 059 Coupons  060 – 139 GS1 Mỹ (United States)  300 – 379 GS1 Pháp (France)  400 – 440 GS1 Đức (Germany)  450 – 459 và 490 – 499 GS1 Nhật Bản  90 – 695 GS1 Trung Quốc  760 – 769 GS1 Thụy Sĩ  880 GS1 Hàn Quốc  885 GS1 Thái Lan (Thailand) 3



930 – 939 GS1 Úc (Australia)

f) Giải thích định nghĩa marketing chính là C-C-D-C:  C (create) : sự sáng tạo và khác biệt  C (communicate) : giao tiếp cực kì giỏi  D (deliver) : mang đến giá trị thật sự  C (customer) : người tiêu dung Câu 2: a) Ý nghĩa cờ của các nước: TÊN QUỐC GIA

QUỐC KỲ

Ý NGHĨA QUỐC KỲ 50 ngôi sao tượng trưng cho 50 tiểu bang, phần chính gồm 7 sọc đỏ và 6 sọc trắng, tượng trưng cho 13 tiểu bang sơ khai. Ý nghĩa màu đỏ đại diện cho lòng dũng cảm và nhiệt huyết, màu trắng nói lên niềm hy vọng trong sang, nét tinh khiết của cuộc sống và tinh thần kỷ luật, trong khi màu xanh là hiện thân của màu sắc thiên đàng, biểu tượng của Thượng đế, lòng trung thành, niềm chân thành, công lý, và chân lý.

Hoa Kỳ

Chữ thập ở giữa là cờ của Anh (England)– biểu tượng của thánh George. Dấu chéo trắng và nền xanh là cờ của Scotland – biểu tượng của thánh Andrew. Còn dấu chéo đỏ là cờ của Ireland – biểu tượng của thánh Patrick.

Vương quốc Anh

Ý nghĩa lá cờ thể hiện trong nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho Dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh, cùng đoàn kết.

Việt Nam

4

Nền trắng tượng trưng cho ánh sáng, sự tinh khiết và tình yêu hòa bình. Thái cực lưỡng nghi ở trung tâm lá cờ Hàn Quốc, vòng tròn với 2 nửa hình bán nguyệt đối xứng gồm màu đỏ và màu xanh là hình ảnh trang trí mà người dân Hàn Quốc đã sử dụng từ xa xưa. Màu đỏ là cực dương thể hiện sự tôn quý, màu xanh là cực âm thể hiện sự hy vọng. vòng tròn xoáy mang ý nghĩa tương hỗ, hình thái cực còn là sự tuần hoàn vĩnh cửu. Bốn quẻ trên quốc kỳ mang ý nghĩa chung là thể hiện sự vận động, phát triển liên tục.

Hàn Quốc

 Quẻ Càn thể hiện hình ảnh của trời, mùa xuân, phương Đông và lòng nhân từ.  Quẻ Khôn thể hiện hình ảnh đất, mùa hè, phương Tây và sự thẳng thắn, hào hiệp.  Quẻ Khảm thể hiện hình ảnh mặt trăng, mùa đông, phương Bắc và sự thông thái.  Quẻ Ly thể hiện hình ảnh mặt trời, mùa thu, phương Nam và lễ nghĩa. Màu đỏ trên lá cờ tượng trưng cho máu của đã hy sinh cho độc lập, còn màu xanh tượng trưng cho sự thịnh vượng của đất nước. Hình tròn trắng tượng trưng cho sự thống nhất đất nước.

Lào

Nhật Bản

Mặt trời đỏ là biểu tượng cho nữ thần Amaterasu, vị thần mặt trời khai phá ra nước Nhật trong truyền thuyết và là tổ tiên của các 5

Thiên hoàng theo thần thoại Nhật. Màu trắng của nền cờ biểu tượng cho sự trung thực và ngay thẳng của người Nhật.

Indonesia

Quốc kỳ Indonesia, là lá cờ có hai tạo thành hai băng ngang bằng nhau. Băng màu đỏ ở trên, băng màu trắng ở dưới. Màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm. Màu trắng tượng trưng cho tinh thần. Tỷ lệ các chiều của lá cờ là 2:3.

Đức

3 màu (đen, đỏ, vàng) này có ý nghĩa: “Ra khỏi bóng tối (đen) nô lệ nhờ các trận chiến đẫm máu(đỏ) để đến ánh sáng hoàng kim(vàng) của tự do”.

Singapore

Quốc kỳ Singapore, có ý nghĩa: màu đỏ tượng trưng cho "thế giới đại đồng và bình đẳng của con người", màu trắng tượng trưng cho "thuần khiết và mỹ đức phổ quát và vĩnh viễn". Trăng lưỡi liềm "tượng trưng cho một quốc gia trẻ đang lên". Năm sao tượng trưng cho "các lý tưởng quốc gia về dân chủ, hòa bình, tiến bộ, công chính, và bình đẳng".

Austra

Quốc kỳ Austra, có ý nghĩa: màu đỏ được sử dụng trên cờ áo biểu thị cho sức mạnh và lòng dũng cảm. Màu trắng tượng trưng cho chân lý và sự trung thực. Chữ “Y” biểu tượng cho sự đoàn kết, thống nhất. Màu đen đại diện cho nhân dân, màu xanh lá cây nói lên sự màu mỡ của đất, màu vàng tượng trưng cho khoáng sản, màu đỏ, trắng, xanh dương lấy từ màu của những người nhập cư Boer.

Cộng hòa Nam Phi

Algeria

Quốc kỳ Algeria có ý nghĩa: gồm hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao màu đỏ trên nền xanh và trắng. 6

Trăng lưỡi liềm và ngôi sao là dấu hiệu của các nước Hồi giáo. Màu lục trên nền cờ tượng trưng cho sự hy vọng. Màu trắng biểu thị sự thuần khiết và hòa bình. Màu đỏ của trăng lưỡi liềm và ngôi sao tượng trưng cho tinh thần cách mạng và hiến thân.

Ai Cập

Quốc kỳ Ai Cập có ý nghĩa: Hình ảnh con chim ưng ngẩng đầu đứng thẳng tượng trưng cho sự dũng cảm và thắng lợi. Màu đỏ tượng trưng cho giai đoạn trước Cách mạng đưa một nhóm sĩ quan quân đội lên nắm quyền lực đảo chính lật đổ (đổ máu), vua Ai Cập. Đây là khoảng thời gian đấu tranh chống lại sự đô hộ của đối với quốc gia này.Màu trắng tượng trưng cho sự kiện cách mạng 1952 chấm dứt chế độ quân chủ nhưng không gây đổ máu. Màu đen tượng trưng cho việc kết thúc đàn áp nhân dân Ai Cập của chế độ quân chủ và chế độ dân Anh.

Bostwana

Quốc kỳ Botswana có ý nghĩa: gồm có 5 dải màu. Dải màu ở giữa có màu đen với hai đường viền trắng bao quanh, tượng trưng cho chủng tộc thực của người dân Botswana. Hai màu sắc đen và trắng này cũng được liên tưởng đến hình ảnh con ngựa vằn, loài vật biểu trưng trên quốc huy của Botswana. Hai phần màu lam nhạt có kích thước lớn tượng trưng mang theo nguồn nước quý đến cho đất đai khô hạn.

Nepal

Là quốc kỳ duy nhất không phải hình chữ nhật mà là 2 hình tam giác chồng lên nhau. Quốc kỳ này tượng trưng cho Ấn độ giáo và Phật giáo. Màu đỏ đại diện cho đỗ quyên, quốc hoa của 7

Nepal, đồng thời nó còn là ký hiệu của chiến thắng và hòa hợp. Mặt trăng nói về sự thanh thản và thời tiết mát mẻ trên dãy núi Himalaya, trong khi mặt trời là hiện thân của sức nóng của các khu vực thấp ở Nepal. Hiếm có quốc gia nào lại để hình ảnh vũ khí trên quốc kỳ. Tuy nhiên, cờ của Mozambique có hình ảnh súng trường AK-47 tượng trưng cho an ninh và quốc phòng. Cuốn sách mở tượng trưng cho tầm quan trọng của giáo dục và chiếc cuốc đại diện cho nền nông nghiệp.

Cộng hòa Mozambique

 Tại sao cờ EU chỉ có 12 sao? Vì theo truyền thống ở các nước phương tây, 12 là con số tượng trưng cho sự trọn vẹn ngoài ra còn là tượng trưng cho 12 tháng của 1 năm, 12 số đồng hồ. Với mục tiêu trọn vẹn hoàn hảo nên họ đã để là 12 ngôi sao vàng chứ không phải là 28 lá cờ các nước. b) Tiền các nước? Nước nào sử dụng đồng đô la? Có 180 loại tiền tệ chính thức được lưu hành trên thế giới thuộc 193 quốc gia là thành viên của Liên Hiệp Quốc, 2 nhà nước quan sát viên của LIên Hiệp Quốc, 9 vùng lãnh thổ độc lập trên thực tế và 33 vùng lãnh thổ phụ thuộc (lãnh thổ hải ngoại). Trong đó có một số quốc gia sử dụng cùng lúc nhiều loại tiền tệ, trong đó có một loại tiền tệ chính thức và một số loại tiền tệ được neo và công nhận. Ví dụ: QUỐC GIA

ĐƠN VỊ TIỀN

Việt Nam

Đồng

Hàn Quốc

Won

Đài Loan

Tân đài tệ

8

HÌNH ẢNH

Singapore

Dollar

Lào

Kip

Indonesia

Rupia

Cambodia

Riel

Thái Lan

Baht Thái

Myanmar

Kyat

Ả rập xê út

Riyal saudi

Trung Quốc

Nhân dân tệ

Canada

Dollar

Palau

Dollar

Quần đảo Solomo

Dollar

Đức

Euro

9

Thụy Sĩ

Franc Thụy Sĩ

Bồ Đào Nha

Euro

Tây Ban Nha

Euro

 Các quốc gia sử dụng đồng Dollar: Hoa Kỳ, Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh, Quần đảo Virgin thuộc Anh, Đông Timor, Zimbabwe, Ecuador, El Salvador, Quần đảo Marshall, Micronesia, Palau, Panama, Quần đảo Turks và Caicos, và Vùng quốc hải Hoa Kỳ. c) Mã vạch các nước:  000 - 019 GS1 Mỹ (United States) USA  030 - 039 GS1 Mỹ (United States)  060 - 139 GS1 Mỹ (United States)  300 - 379 GS1 Pháp (France)  380 GS1 Bulgaria  383 GS1 Slovenia  385 GS1 Croatia  387 GS1 BIH (Bosnia-Herzegovina)  400 - 440 GS1 Đức (Germany)  450 - 459 & 490 - 499 GS1 Nhật Bản (Japan)  460 - 469 GS1 Nga (Russia)  470 GS1 Kurdistan  471 GS1 Đài Loan (Taiwan)  474 GS1 Estonia  475 GS1 Latvia  476 GS1 Azerbaijan  477 GS1 Lithuania  489 GS1 Hong Kong  560 GS1 Bồ Đào Nha (Portugal)

 870 - 879 GS1 Hà Lan (Netherlands)  880 GS1 Hàn Quốc (South Korea)  884 GS1 Cambodia  885 GS1 Thailand  888 GS1 Singapore  890 GS1 India  893 GS1 Việt Nam  899 GS1 Indonesia  900 - 919 GS1 Áo (Austria)  930 - 939 GS1 Úc (Australia)  940 - 949 GS1 New Zealand  950 GS1 Global Office  955 GS1 Malaysia  958 GS1 Macau  622 GS1 Ai Cập (Egypt)  750 GS1 Mexico  850 GS1 Cuba

10

d) GDP và GDP trên đầu người? Nợ của các nước?  GDP: là từ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh "Gross Domestic Product" được hiểu là tổng sản phẩm quốc nội (tổng sản phẩm nội địa). Xét về bản chất, GDP chính là tổng giá trị thị trường của tất cả các sản phẩm và dịch vụ thành phẩm của tất cả các đơn vị tập trung trong nền kinh tế của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định cụ thể.  GDP bình quân đầu người (GDP per capita): chính là chỉ tiêu thống kê kinh tế thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh tính bình quân trên đầu người của một đất nước trong một năm. Để tính được GDP bình quân đầu người của một quốc gia tại một thời điểm cụ thể, ta sẽ chia GDP của quốc gia tại thời điểm đó cho tổng số dân của quốc gia cũng tại thời điểm đó.  Nợ quốc gia (national debt): là số tiền mà chính phủ của một quốc gia nợ những người cho vay (chủ nợ) trong nước và nước ngoài. Nợ quốc gia xuất hiện khi chính phủ chi tiêu nhiều hơn số. e) Phong tục các nước? Ví dụ Halal là gì?  Tục đeo vòng cổ kỳ lạ của Bộ lạc Kayan ở Myanmar: khi các bé gái lên 5 chúng bắt đầu phải đeo vòng cổ, những người phụ nữ Kayan có thể đeo tới 25 chiếc vòng cổ. Những chiếc vòng sẽ lần lượt được đeo chồng lên nhau khiến cho cổ các cô ngày càng dài ra. Vì vậy phụ nữ bộ tộc Kayan thường được gọi là “những người phụ nữ hươu cao cổ”.  Tục uống rượu cần: có ở khắp các dân tộc trên cả nước nhưng có chủ yếu ở dân tộc Mường và Thái Việt Nam. Vào những ngày lễ hội rượu được để trong bình lớn cắm nhiều vòi nhỏ và dài. Mọi người ngồi theo vòng và lần lượt từng người uống một. Khi rượu trong bình lớn vơi đi sẽ được đổ thêm nước vào nên lúc đầu rượu có nồng độ cao hơn và càng về sau càng giảm dần.  Tục sẻ chia vợ ở Nepal: Ở Nepal có một hủ tục vô cùng lạ lùng mà có lẽ là độc nhất vô nhị. Đó là việc con trai trong nhà cưới vợ thì người vợ này sẽ được chia sẻ với cả những người anh em độc thân còn lại trong gia đình. Nhiệm vụ của người phụ nữ này là phải sắp xếp thời gian để phục vụ hết tất cả các thành viên đó. Đây là một phong tục không được nhiều người hoan nghênh nhưng lại vẫn đang tồn tại.  Tục hẹn giờ kiểu Tây Ban Nha: Bình thường khi bạn hẹn hò với ai đó, nếu họ trễ 15, 20 phút thì sẽ vô cùng khó chịu và người đến muộn sẽ phải xin lỗi và giải thích. Nhưng ở Tây Ban Nha thì không, cho dù bạn có đến muộn 55 phút đi nữa cũng không sao cả. Bởi vì họ cho rằng thời gian hẹn chỉ là dự kiến, việc chậm trễ không bị coi là không lịch sự, mà chỉ đơn giản nghĩ thoáng là do sự khó khăn của cuộc sống.  Xin lỗi ở Nhật Bản: Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi tại Nhật Bản người ta thường thể hiện nghi thức Dogeza (quỳ xuống cúi đầu) để thể hiện một lời xin lỗi. Đây là một nét văn hóa lâu đời tại Nhật, họ cho rằng lời xin lỗi phải được thể hiện lòng thành bằng cả hành động như vậy mới xứng đáng. Điều này xảy ra phổ biến trong cung cách xin lỗi tại các nhà hàng Nhật Bản.  Điểu táng tại Tây Tạng: Có lẽ không nơi đâu lại có tục mai táng như ở Tây Tạng. Người chết ở đây được mang lên đỉnh núi, nơi tập trung vô cùng nhiều loài chim kền kền, những con chim này có nhiệm vụ tiêu hủy những xác chết đó. Người Tây Tạng cho rằng 11

việc điểu táng này là một sự công bằng với thiên nhiên, thể hiện sự hào phóng của con người, cung cấp thức ăn cho động vật cũng như việc chúng là nguồn thức ăn cho ta trong suốt cuộc đời vừa qua vậy.  Sự kính trọng ở Iran: Tại một số nơi ở Iran, thể hiện sự kính trọng là vô cùng quan trọng. Có bao giờ bạn bất ngờ khi mua hàng ở Iran mà người bán hàng lại từ chối nhận tiền của khách không? Đó là vì nếu người khách đó được coi là có địa vị cao trong xã hội. Tuy nhiên, người mua sẽ kiên quyết trả tiền, người bán tiếp tục từ chối nhiều lần trước khi chấp nhận điều này.  Thuật ngữ Halal đặc biệt liên quan đến luật ăn kiêng Hồi giáo, và đặc biệt là thịt được chế biến và chuẩn bị theo các yêu cầu đó. Halal bằng tiếng Ả Rập, được sử dụng như một cách đánh dấu trực quan cho người Hồi giáo tại các nhà hàng, cửa hàng và trên các sản phẩm. g) Marketing trong giai đoạn công nghệ 4.0 có đặc điểm gì? Marketing trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang những đặc điểm sau: - Khách hàng trong thương mại điện tử được liên kết với nhau qua mạng xã hội, do đó, doanh nghiệp không thể tiếp cận người dùng một cách trực tiếp như marketing 1.0 truyền thống, mà buộc phải được sự chấp nhận của khách hàng. Tính kết nối trong mạng xã hội giúp khách hàng có quyền chia sẻ và đánh giá dễ dàng về hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp không thể tự định vị thương hiệu của mình như các cách tiếp cận marketing trước đây, mà quyền định vị thương hiệu của doanh nghiệp đã chuyển dịch dần sang phía khách hàng.  Marketing trong thời kì này không chỉ là marketing dưới góc nhìn của doanh nghiệp (mô hình 4P phát triển lên mô hình 5P, 6P, 7P truyền thống) mà còn là marketing dưới góc nhìn của khách hàng (mô hình 4C hiện đại: Co-creation - cùng thiết kê, currency - chi phí, communal activation - lan truyền trong cộng đồng, conversation – đối thoại với khách hàng).  Khách hàng trong marketing 4.0 có quyền tham gia vào tất cả các khâu, từ thiết kế sản phẩm cho tới định giá và truyền thông cho chính sản phẩm. - Khác với các cách tiếp cận marketing trước đây, dịch vụ chăm sóc khách hàng đã có sự thay đổi đáng kể. Doanh nghiệp cho phép người dùng tham gia vào quá trình chăm sóc khách hàng, sử dụng kết nối để chia sẻ với người dùng khác trong quá trình hậu mãi.  Khách hàng trong giai đoạn marketing 4.0 không chỉ đơn giản là mua sản phẩm để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, mà còn để củng cố giá trị và cái tôi của bản thân. h) Ví dụ thực tiễn về Marketing trên thị trường Việt Nam:  Chiến lược “Lấy dịch vụ làm trọng tâm”: The Coffee House là một ví dụ tiêu biểu cho chiến lược marketing điển hình của người đến sau. Giữa thị trường quán cafe – đồ uống đã trở nên bão hòa, The Coffee House cần phải có cách tiếp cận mới để có thể tồn tại và trở thành một tên tuổi có số má trong lòng người tiêu dùng mục tiêu. Thấu hiểu điều này, The Coffee House không chỉ bán cà phê hay đồ uống thuần túy như nhiều quán khác. Họ đánh vào thị trường ngách, tức là vào dịch vụ. Ở thời kỳ công nghiệp hóa, người ta đến quán cà phê, không phải để uống cà phê. 12

Họ muốn bỏ một số tiền vừa phải để mua không gian sang trọng và chỗ ngồi làm việc lý tưởng. Điều này Starbucks đã làm khá tốt ở thị trường quốc tế với mô hình “nơi thứ ba lý tưởng”. Vậy mà, tại sao nhiều chủ doanh nghiệp đánh vào thị trường ngách này, như...


Similar Free PDFs