Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư và ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật giá trị thặng dư PDF

Title Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư và ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật giá trị thặng dư
Course Kinh tế chính trị
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 14
File Size 219.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 53
Total Views 244

Summary

M c L cụ ụ PHẦN I: Mở đầu thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật giá trị thặng dư PHẦN II: Lí luận giá trị thặng dư – Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư và ý nghĩa I, Định nghĩa giá trị thặng dư II, Đặc điểm quy luật sản xuất giá trị thặng dư III, Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư........


Description

Mục Lục PHẦN I: Mở đầu

2

PHẦN II: Lí luận giá trị thặng dư – Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư và ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật giá trị thặng dư 3 I, Định nghĩa giá trị thặng dư 3 II, Đặc điểm quy luật sản xuất giá trị thặng dư

4

III, Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư.................................................................5 IV, Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư…………………………………………….7 V, Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật giá trị thặng dư..............................10 PHẦN III: Kết luận………………………………………………………………………13 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….............13

1

PHẦN I : MỞ ĐẦU

Theo danh giá của VI LêNin thì lý luận giá trị thặng dư là hòn đá tảng của học thuyết kinh tế của C.Mac. Các nhà tư bản để đạt được mục đích tối đa của mình họ đã mua sức lao động của người công nhân kết hợp với tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm và thu về giá trị thặng dư. Các nhà kinh tế học thường cho rằng mọi công cụ lao động, mọi tư liệu sản xuất đều là tư bản. Thực ra bản thân tư liệu sản xuất không phải là tư bản, nó chỉ là yếu tố cơ bản của sản xuất trong bất cứ xã hội nào. Tư liệu sản xuất chỉ trở thành tư bản khi nó trở thành tài sản của các nhà tư bản và được dùng để bót lột lao động làm thuê. Ta có thể định nghĩa chính xác tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. Giá trị thặng dư , phần giá trị do lao động của công nhân làm thuê sáng tạo ra ngoài sức lao động và tư bản chiếm không. Chính vì vậy mà sản xuất giá trị thặng dư tối đa cho nhà tư bản là nội dung chính của quy luật thặng dư. Nó quyết định đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự thay thế nó bằng một xã hội khác cao hơn là quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Việc nghiên cứu phạm trù giá trị thặng dư có vai trò rất quan trọng , nó có ý nghĩa rất quan trọng trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vì vậy mà tôi đã chọn đề tài “Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư và ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật giá trị thặng dư.” cho bài tiểu luận của mình.

2

PHẦN II: LÍ LUẬN GIÁ TRỊ THẶNG DƯ – CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU QUY LUẬT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ I. Định nghĩa giá trị thặng dư: Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Giá trị thặng dư được Mác xem là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và số tiền nhà tư bản bỏ ra trong kinh doanh. Nhà tư bản bỏ ra tư bản dưới hình thức tư liệu sản xuất gọi là tư bản bất biến và bỏ ra tư bản để thuê mướn lao động gọi là tư bản khả biến. Tuy nhiên, người lao động sẽ đưa vào hàng hoá một lượng giá trị lớn hơn số tư bản khả biến mà nhà tư bản trả cho người lao động. Phần dư ra được gọi là giá trị thặng dư, tức là số lượng của hàng hoá mà người lao động làm ra có giá trị cao hơn phần tiền mà nhà tư bản trả cho công nhân và mức chênh lệch đó là giá trị thặng dư. Có thể lấy một ví dụ sau để giải thích: Giả sử một người lao động có trong tay nguyên vật liệu la 1000đồng. Trên cơ sở sức lao động đã bỏ ra, người lao động đó sẽ làm được sản phẩm mới có giá trị 1100đ. Số tiền 100đ chênh lệch đó là giá trị thặng dư sức lao động. Tuy nhiên, nhà tư bản chỉ trả cho anh ta 50đ, có nghĩa là 50đ còn lại là phần nhà tư bản chiếm không của người lao động. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư: -

Năng suất lao động

-

Thời gian lao động

-

Cường độ lao động

-

Công nghệ sản xuất

-

Trình độ quản lí

3

II. Đặc điểm quy luật sản xuất giá trị thặng dư: Quy luật sản xuất giá trị thặng dư là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Nội dung quy luật này là sản xuất nhiều và ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư bằng cách tăng cường độ bóc lột công nhân làm thuê. Nếu quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá là quy luật giá trị thì quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là quy luật giá trị thặng dư. Có thể thấy, vì giá trị thặng dư là cội nguồn sinh ra sự giàu có sung túc vì xuất hiện giá trị mới, nên để duy trì và phát triển sự giàu có dôi dư này, giai cấp tư sản có xu hướng không ngừng sản xuất với quy mô ngày càng lớn hơn trước. Những tiền bạc thu được đều được đưa vào tái đầu tư, tái sản xuất, thuê mua nguyên vật liệu nhà xưởng để vận hành tạo giá trị thặng dư. Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của CNTB vì theo kinh tế chính trị Mác nó quy định bản chất của nền sản xuất TBCN, chi phối mọi mặt đời sống kinh tế của xã hội tư bản. Không có sản xuất giá trị thặng dư thì không có CNTB.Theo Mác, chế tạo ra giá trị thặng dư- đó là quy luật kinh tế tuyệt đối của phương thức sản xuất TBCN. Ở đâu có giá trị thặng dư thì ở đó có CNTB, ngược lại ở đâu có chủ nghĩa tư bản thì ở đó có giá trị thặng dư. Sản xuất nhiều và ngày càng nhiều giá trị thặng dư là mục đích là động lực thường xuyên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, là nhân tố đảm bảo sự tồn tại và thúc đẩy sự vận động phát triển của chủ nghĩa tư bản, đồng thời nó làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc. => Quy luật giá trị thặng dư là nguồn gốc mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản: + Mâu thuẫn của tư bản và lao động. + Mâu thuẫn giữa giai cấp tư bản và giai cấp công nhân. Quy luật giá trị thặng dư đứng đằng sau cạnh tranh tư bản chủ nghĩa với mục đích thu được ngày càng nhiều giá trị thặng dư. Các nhà tư bản cạnh tranh với nhau, tiêu diệt lẫn nhau để có được quy mô giá trị thặng dư lớn hơn, tỉ suất giá trị thặng dư cao hơn. 4

Để sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản ra sức áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật cải tiến sản xuất. Từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, nền sản xuất có tính xã hội hoá ngày càng cao, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt.

III. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư: Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa, do vậy mà các nhà tư bản dùng nhiều phương pháp để tăng khối lượng giá trị thặng dư. Những phương pháp cơ bản để đạt được mục đích đó là tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối và tạo ra giá trị thặng dư tương đối. 1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ thuật còn thấp thì phương pháp chủ yếu mà các nhà tư bản thường dùng để tăng giá trị thặng dư đó là kéo dài ngày lao động của công nhân , trong điều kiện thời gian lao động là tất yếu không thay đổi. Giả sử thời gian lao động là 8 giờ trong đó 4 giờ là thơi gian lao động cần thiết và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư khi đó trình độ bóc lột của nhà tư bản là 100%. Giá trị ngày lao động kéo dài thêm 2 giờ trong khi thời gian lao động cần thiết không đổi thì thời gian lao động thặng dư tăng lên một cách tuyệt đối , vì thế giá trị thặng dư cũng tăng lên , trình độ bóc lột tăng lên đạt 200%(m’=200%). Các nhà tư bản tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động và phương pháp bóc lột này đem lại hiệu quả rất cao cho các nhà tư bản. Nhưng dưới chủ nghĩa tư bản mặc dù sức lao động của công nhân là hàng hoá , nhưng nó tồn tại trong cơ thể sống con người vì vậy mà người công nhân cần có thời gian để ăn ngủ nghỉ ngơi giải trí để phục hồi sức khoẻ nhằm tái sản xuất sức lao động. Mặt khác , sức lao động là thứ hàng hoá đặc biệt vì vậy ngoài yếu tố vật chất người công nhân đòi hỏi phải có thời gian cho nhu cầu sinh hoạt về tinh thần , vật chất , tôn giáo của mình. Như vậy , về mặt kinh tế , ngày lao động phải dài hạn 5

thời gian lao động tất yếu , nhưng không thể vượt qua giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động. Vì thời gian lao động quá dài , do vậy mà đã dẫn đến phong trào giai cấp vô sản đấu tranh đòi giai cấp tư sản phải rút ngắn thời gian lao động trong ngày. Chính vì vậy mà giai cấp tư sản phải chuyển sang một phương pháp bóc lột mới tinh vi hơn , đó là phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối. 2. Phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối: Bóc lột giá trị thặng dư tương đối được tiến hành bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết để trên cơ sở đó kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư, trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi. Giả sử ngày lao động 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư , trình độ bóc lột 100%.Giả thiết rằng công nhân chỉ cần 2 giờ lao động đã tạo ra được một giá trị bằng giá trị sức lao động của mình. Do đó mà tỷ lệ phân chia ngày lao động thành thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động giá trị thặng dư trong trường hợp đó cũng không thay đổi. Khi đó thời gian lao động cần thiết là 2 giờ, thời gian lao động thặng dư là 6 giờ, trình độ bóc lột của nhà tư bản lúc này là 300%(m’=300%). Như vậy để có thể giảm thời gian lao động cần thiết để từ đó gia tăng tương ứng phần thời gian lao động thặng dư thì các nhà tư bản cần tìm mọi biện pháp để tăng năng suất lao động trong những nghành sản xuất tư liệu sinh hoạt. Đồng thời nâng cao năng suất lao động xã hội trong những nghành, những lĩnh vực sản xuất ra vật phẩm tiêu dùng để nuôi sống người công nhân. Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối chiếm ưu thế, thì đến giai đoạn sau khi mà kỹ thuật phát triển, sản xuất giá trị thặng dư tương đối đã chiếm ưu thế. Hai phương pháp trên đã được các nhà tư bản sư dụng kết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản. 6

IV. Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư: 1. Lợi nhuận thương nghiệp:

Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhượng cho tư bản thương nghiệp, để tư bản thương nghiệp bán hàng hoá thay cho mình.Thực chất, lợi nhuận thương nghiệp chỉ là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư nên nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp chính là một bộ phận laođộng của công nhân không được trả công.

- Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp: Tư bản công nghiệp nhượng một phần giá trị thặng dư cho tư bản thương nghiệp bằng cách bán hàng hoá thấp hơn giá trị của nó, để rồi tư bản thương nghiệp bán hàng hoá theo đúng giá trị sẽ thu được khoản chênh lệch (hoa hồng).

Tư bản công nghiệp

Bán H

( Giá cả < Giá trị )

Tư bản thương nghiệp

-

Bán H

Người tiêu dùng

(Giá cả = Giá trị) = Ptn

7

Việc nhượng giá trị thặng dư giữa nhà tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp cũng diễn ra theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân. Nghĩa là, tư bản thương nghiệp cũng tham gia vào cạnh tranh giữa các ngành để thu được lợi nhuận bình quân cho mình.

2. Lợi tức và tỷ suất - Lợi tức chính là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay trả cho nhà tư bản cho vay về quyền sở hữu tư bản để được quyền sử dụng tư bản trong một thời gian nhất định. Ký hiệu là z. Nguồn gốc của lợi tức cũng chính là từ giá trị thặng dư do công nhân làm thuê sáng tạo ra từ trong lĩnh vực sản xuất. Vì vậy,có thể khẳng định tư bản cho vay cũng gián tiếp bót lột công nhân làm thuê thông qua nhà tư bản đi vay. - Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ cho vay trong một thời gian nhất định. Ký hiệu z’ z'=

z x 100 % Kcv

Tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận bình quân và quan hệ cung cầu về tư bản cho vay. Thông thường giới hạn vận động của tỷ suất lợi tức là: 0 < z’ < p’ 3. Địa tô: a) Bản chất của địa tô: Trong nông nghiệp, nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp cũng phải thu được lợi nhuận bình quân như các ngành khác, nhưng họ phải thuê ruộng đất của địa chủ để kinh doanh, do vậy ngoài lợi nhuận bình quân họ phải thu được phần lợi nhuận siêu ngạch để trả cho nhà tư bản dưới hình thức địa tô. Phần lợi nhuận siêu ngạch phải ổn định và lâu dài.

8

Vậy: Địa tô TBCN là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân của tư bản kinh doanh trong nông nghiệp do công nhân nông nghiệp tạo ra, mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ với tư cách là kẻ sở hữu ruộng đất. Bản chất của địa tô TBCN là mối quan hệ bóc lột giá trị thặng dư giữa 3 giai cấp trong đó, giai cấp tư sản và giai cấp địa chủ cùng tham gia bóc lột giai cấp công nhân làm thuê trong nông nghiệp.

a) Các hình thức địa tô TBCN: - Địa tô chêch lệch: Trong kinh doanh nông nghiệp, giá cả của hàng hoá nông phẩm được hình thành trên cơ sở điều kiện sản xuất xấu nhất (độ màu mỡ xấu nhất, vị trí địa lý khó khăn nhất...), chứ không phải ở điều kiện trung bình như trong công nghiệp.Vì thế, nếu kinh doanh trên đất tốt hoặc trung bình sẽ có lợi nhuận siêu ngạch.Phần lợi nhuận siêu ngạch này tồn tại thường xuyên, tương đối ổn định và nó thuộc về người chủ ruộng đất (nhà tư bản phải trả cho địa chủ) gọi là địa tô chêch lệch. Vậy: Địa tô chêch lệch là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân thu được trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chêch lệch giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình. Địa tô chêch lệch có hai loại: Địa tô chêch lệch I và địa tô chêch lệch II. + Địa tô chêch lệch I: là loại địa tô thu được trên những ruộng đất có những điều kiện tự nhiên thuận lợi, tức là có độ màu mỡ hay vị trí thuận lợi hơn. + Địa tô chêch lệch II :là loại địa tô thu được gắn liền với thâm canh tăng năng suất, là kết quả của tư bản đầu tư thêm trên cùng một đơn vị diện tích. Trong thời hạn hợp đồng, lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh đem lại thuộc nhà tư bản kinh doanh ruộng đất. Nhưng khi hết hợp đồng, địa chủ sẽ tìm cách nâng giá thuê ruộng đất lên, tức là biến địa 9

tô chêch lêch II thành địa tô chêch lêch I. Tình trạng này dẫn đến mâu thuẫn: Nhà tư bản muốn kéo dài thời hạn thuê ruộng đất, ngược lại, địa chủ lại chỉ muốn cho thuê trong thời hạn ngắn. Vì vậy trong thời hạn thuê đất nhà tư bản tìm mọi cách quay vòng sản xuất, tận dụng và vắt kiệt độ màu mỡ của đất đai. Mác cho rằng lối kinh doanh TBCN trong nông nghiệp dẫn đến quy luật màu mỡ đất đai ngày càng giảm xuống. - Địa tô tuyệt đối: + Địa tô tuyệt đối là số lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, hình thành bởi sự chêch lệch giữa giá trị nông sản và giá cả sản xuất chung. Đây là loại địa tô mà nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp tuyệt đối phải nộp cho địa chủ, bất kể ruộng đất tốt hay xấu. + Cơ sở của địa tô tuyệt đối là do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp. + Nguyên nhân tồn tại của địa tô tuyệt đối là do chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất đã ngăn cản nông nghiệp tham gia cạnh tranh để hình thành lợi nhuận bình quân. Vậy: Địa tô tuyệt đối là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, được hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp luôn thấp hơn cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp, nó là số chênh lệch giữa giá trị nông sản phẩm và giá cả sản suất chung.

V. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật giá trị thặng dư: 1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư: Việc nghiên cứu 2 phương pháp nói trên, khi gạt bỏ mục đích và tính chất của chủ nghĩa tư bản thì các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, nhất là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch có thể vận dụng trong các doanh nghiệp ở nước ta nhằm kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, sử dụng kỹ thuật mới, cải tiến tổ chức quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất.

10

Đối với quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân của nước ta, việc nghiên cứu sản xuất giá trị thặng dư gợi mở cho các nhà hoạch định chính sách phương thức làm tăng của cải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện điểm xuất phát của nước ta còn thấp, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần tận dụng triệt để các nguồn lực, nhất là lao động và sản xuất kinh doanh. Về cơ bản lâu dài, cần phải coi trọng việc tăng năng suất lao động xã hội, coi đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là là giải pháp cơ bản để tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

2. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu quy luật giá trị thặng dư trong quản lý các doanh nghiệp nước ta hiện nay khi chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. a) Điều kiện nước ta: Quy luật giá trị thặng dư đã phát huy vai trò to lớn của nó, đem lại những tiến bộ vượt bậc và thành tựu đáng kinh ngạc cho chủ nghĩa tư bản. Nước ta nói riêng và các nước xã hội chủ nghĩa nói chung đang nỗ lực không ngừng trên con đường của mình để xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Riêng với nước ta, chúng ta đang trong giai đoạn quá độ lên xã hội chủ nghĩa từ chế độ phong kiến, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, xuất phát điểm là một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, chủ yếu là dựa vào nông nghiệp. Yêu cầu đặt ra là phải từng bước xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, chúng ta phải học tập những thành tựu mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được, trong đó quan tâm đặc biệt đến quy luật kinh tế cơ bản của nó là quy luật giá trị thặng dư, sửa chữa quan niệm sai lầm trước kia xây dựng nền kinh tế tự cấp khép kín, kế hoạch hoá tập trung. Ngày nay chúng ta thực hiện chính sách kinh tế mới: chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy nên hiểu như thế nào cho đúng? b) Hiểu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

11

Thuật ngữ được sử dụng là kinh tế hàng hóa: nền kinh tế hàng hóa là một nền kinh tế mà trong đó hầu hết các quan hệ kinh tế được thực hiện trên thị trường dưới hình thái hàng hoá. Chúng ta đã xoá bỏ chế độ bao cấp, tem phiếu. Ngày nay, quan hệ trên thị trường Việt Nam là quan hệ trao đổi hàng hoá-tiền tệ. Việt Nam đã mở cửa nền kinh tế, cho phép cơ chế thị trường hoạt động. Cơ chế thị trường là những nhân tố, biện pháp, quan hệ, công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động đến nền kinh tế thị trường để nó vận động theo những quy luật vốn có của nó nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội trong từng thời kì nhất định. Trong cơ chế thị trường mọi quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hoá. Trước đây, sự hoạt động của nền kinh tế chịu sự quản lí, điều tiết của nhà nước từ vĩ mô đến vi mô, nhiều chính sách không phù hợp với quy luật vận động của nền kinh tế đã làm cho kinh tế trì trệ, chậm phát triển. Công nhận cơ chế thị trường và ủng hộ cho kinh tế phát triển tự do theo những quy luật vốn có của nó thì mới có thể phát triển được kinh tế. Tuy nhiên, nếu để cơ chế thị trường tự do hoạt động thì sẽ làm chệch hướng phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta vì cơ chế này bên cạnh tính ưu việt của nó thì còn nhiều hạn chế gây ảnh hưởng xấu. Phương châm của ta là xây dựng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghĩa là nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Phải có sự điều tiết của nhà nước thì mới đảm bảo phát triển kinh tế hàng hoá vì mục đích phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

12

PHẦN III: KẾT LUẬN

Đề tài giúp nâng cao tư duy nhận thức và trình độ lí luận về học thuyết kinh tế cũng như chủ nghĩa Mác, nó giúp chúng ta hiểu sâu hơn quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản là quy luật giá trị thặng dư, nhận thấy vai trò quan trọng của nó trong phát triển kinh tế. Việt nam hiện nay đang phát triển kinh tế thị trường, nền kinh tế mở cửa, vì vậy đã có quy luật giá trị thặng dư hoạt động. Nhận thức về quy luật trang bị cho các nhà kinh tế những hiểu biết trong quản lí và sản xuất kinh doanh. Hiểu được quy luật này thì sẽ nắm được sự vận động của các quy luật khác: quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị.... vì quy luật giá trị thặng dư là quy luật trung tâm. Từ đó các nhà kinh tế có biện pháp tối ưu hơn, phù hợp quy luật để tạo hiệu quả kinh doanh cao nhất. Đề tài thực sự có ý nghĩa thực tiễn và giá trị vận dụng trong phương thức sản xuất và nền sản xuất ở Việt Nam hiện nay. Một yêu cầu trong phát t...


Similar Free PDFs